• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 167, số 07, 2017

Tập 167, Số 07, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Môc lôc Trang

Nguyễn Đại Đồng - Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai dưới thời Gia Long và Minh Mệnh 3 Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 Trần Thị Nhung - Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện 15 Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn

ngôn văn học của Trần Đình Sử) 21

Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời

sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25

Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ

thuật tạo hình hiện đại 31

Trương Thị Phương - Giải pháp ứng dụng hiệu quả thông tin đồ họa trên báo điện tử 37 Phạm Thị Nhàn - Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại 43 Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in

năm 1745 và bản in năm 1932 49

Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 61

Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp

10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên 67

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa

học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào

tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85 Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập

chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 91 Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngôn

ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12

nâng cao 97

Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên

cứu khoa học xã hội 103

Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể

dục các trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc 109

Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện chuyên môn trong giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên 115

Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119

Journal of Science and Technology

167 (07)

N¨m

2017

(3)

Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Thái Nguyên 125

Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Như Tiến - Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học

Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 135 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn

đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp 141

Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147 Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 153

Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người

và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học 159

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên 165

Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp

doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình 171

Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến

đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 177 Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê,

huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 183 Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch

vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở

khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189

Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193

Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199

Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài

học cho Việt Nam 205

Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư

nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211

Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập mới 219

Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu

điển hình tại thành phố Thái Nguyên 225

Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 231

Ngô Thúy Hà - Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 237

Đoàn Quang Thiệu - Một số kết quả xây dựng mô hình học tập, thực hành về kế toán doanh nghiệp 243

(4)

Nguyễn Thị Thu Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 193 - 198

193 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Thu Thương*, Hoàng Ngọc Hiệp Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bài viết đánh giá thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này. Kết quả phân tích đã chỉ ra được những hạn chế trong việc quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: quy hoạch còn chồng chéo, sự gắn kết quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, sản phẩm chưa cao; công tác chuẩn bị đầu tư còn sơ sài chưa sát thực tế; kế hoạch vốn chưa đảm bảo dẫn đến đầu tư manh mún, dàn trải; chất lượng công tác đấu thầu chưa cao dẫn đến còn lựa chọn phải các nhà thầu xây lắp năng lực yếu không đảm bảo thi công theo kế hoạch.

Từ khóa: vốn ngân sách nhà nước, đầu tư phát triển, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, quản lý, Thông tư

GIỚI THIỆU *

Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội (KT-XH), việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp là một trong những vấn đề then chốt. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, đặc biệt được sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), các tổ chức quốc tế và nguồn huy động từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, công tác đầu tư phát triển (ĐTPT) cơ sở hạ tầng (CSHT) nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm cho diện mạo của tỉnh ngày một đổi mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được việc sử dụng vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn có những tồn tại và hạn chế như: Quy hoạch còn chồng chéo, sự gắn kết quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, sản phẩm chưa cao; công tác chuẩn bị đầu tư còn sơ sài chưa sát thực tế; kế hoạch vốn chưa đảm bảo dẫn đến đầu tư manh mún, dàn trải; chất lượng công tác đấu thầu chưa cao dẫn đến còn lựa chọn phải các nhà thầu xây lắp năng lực yếu không đảm bảo thi công theo kế hoạch; chất lượng công tác nghiệm thu chưa đáp ứng được yêu cầu;... dẫn đến việc ĐTPT CSHT nông nghiệp còn kém hiệu quả và làm thất thoát nguồn vốn NSNN.

*Tel: 0967 681643, Email: thuongtula.tueba@gmail.com

Vì vậy, bài viết được hình thành với mục tiêu phân tích thực trạng để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NSNN CHO ĐTPT CSHT NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

Chủ trương lập kế hoạch và ghi kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư

Việc lập kế hoạch được thực hiện theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên cơ sở căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về lập kế hoạch KT-XH và Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch. Việc lập kế hoạch thực hiện trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030; quy hoạch ngành Nông nghiệp; quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch thủy lợi,...

Lập dự án/ công trình đầu tư

Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế: Căn cứ vào chủ trương lập dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào kế hoạch vốn được giao chuyển bị đầu tư. Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành (Luật Đấu

(5)

Nguyễn Thị Thu Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 193 - 198

194

thầu, Luật Xây dựng và Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng [10]; Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên [12] v/v quy định về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý đấu thầu sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,...).

Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

Việc thẩm định dự án đầu tư theo phân cấp tại Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên [12].

Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương cân đối thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công được thẩm định và phê duyệt dự án dưới 8 tỷ đồng; các huyện còn lại được thẩm định và phê duyệt dự án dưới 5 tỷ đồng.

Qua bảng 1 cho thấy TMĐT của dự án do chủ đầu tư trình thẩm định so với TMĐT sau thẩm định có sự cắt giảm đáng kể, năm 2011 thẩm định 35 dự án cắt giảm 1,41 tỷ đồng, tỷ lệ cắt giảm là 1,70%; năm 2015 thẩm định

33 dự án cắt giảm 1,1 tỷ đồng, tỷ lệ cắt giảm là 1,18%. Điều đấy cho thấy trình độ năng lực của chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm tra và đơn vị thẩm định đã từng bước được nâng lên.

Giai đoạn thực hiện đầu tư Công tác đấu thầu và chỉ thầu

Công tác đấu thầu: Được thực hiện theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội [4], Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ. Công tác chỉ định thầu: Được thực hiện theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội, Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ [10], và các quy định hiện hành của pháp luật. Nhưng do các dự án có giá trị gói thầu nhỏ thuộc nguồn vốn Chương trình 135; nông thôn mới,... diễn ra ở các địa bàn vùng sâu vùng xa mà chủ đầu tư của các dự án này lại là UBND các xã, do vậy trình độ chuyên môn hạn chế, do vậy chỉ thầu có thể xảy ra nhiều tiêu cực.

Bảng 1. Kết quả thẩm định các dự án vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015

STT Nội dung ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

1 Tổng số dự án Dự án 35 27 21 18 33

2 Thuyết minh đầu tư (TMĐT)

chủ đầu tư trình Tỷ đồng 83,05 75,08 68,51 62,77 93,55 3 TMĐT kết quả thẩm định Tỷ đồng 81,64 73,82 67,37 61,85 92,45

4 Cắt giảm Tỷ đồng 1,41 1,26 1,14 0,92 1,1

5 Tỷ lệ cắt giảm % 1,70 1,68 1,66 1,47 1,18

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên Bảng 2. Kết quả thực hiện đấu thấu/ chỉ định thầu các dự án vốn NSNN Cho ĐTPT CSHT nông nghiệp

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015

STT Nội dung ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

I Đấu thầu

1 Tổng số gói thấu Gói 11,00 9,00 8,00 7,00 15

2 Tổng giá trị đấu thầu Tỷ đồng 56,42 51,73 44,92 40,78 68,41 3 Tổng giá trị trúng thầu Tỷ đồng 56,15 51,29 44,61 40,43 67,34

4 Chênh lệch Tỷ đồng 0,27 0,44 0,31 0,35 1,07

5 Tỷ lệ giảm giá % 0,48 0,85 0,69 0,86 1,56

II Chỉ thầu

1 Số gói thầu Gói 24,00 18,00 13,00 11,00 20

2 Tổng giá gói thầu Tỷ đồng 26,63 23,35 23,59 21,99 31,55 3 Tổng giá trị chỉ định thầu Tỷ đồng 26,63 23,35 23,59 21,99 31,55 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

(6)

Nguyễn Thị Thu Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 193 - 198

195 Qua bảng 2 ta thấy nếu làm tốt công tác đấu

thầu sẽ tiết kiệm được nguồn vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp. Năm 2011 tổng số gói thầu xây lắp đấu thầu là 11 gói, với tổng giá trị gói thầu là 56,42 tỷ đồng, kết quả trúng thầu là 56,15 tỷ đồng, tỷ lệ giảm giá là 0,48%;

đến năm 2015 tổng số gói thầu xây lắp đấu thầu là 15 gói, với tổng giá trị gói thầu là 68,41 tỷ đồng, kết quả trúng thầu là 67,34 tỷ đồng, tỷ lệ giảm giá là 1,56%. Điều đó cho thấy vai trò của chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn đấu thầu đã từng bước được nâng lên.

Công tác giải phóng mặt bằng

Quy trình thực hiện đền bù GPMB trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Trong thời gian qua công tác đền bù GPMB cơ bản thực hiện tốt, kịp thời bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án (quốc lộ III Hà Nội- Thái Nguyên;

Hồ Đồng Cẩu xã Hòa Bình; Hồ Bó Vàng;...).

Tuy nhiên việc thực hiện tái định cư còn chậm làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân vùng thực hiện dự án.

Công tác quản lý chi phí xây dựng và thanh toán khối lượng hoàn thành

Sau khi hợp đồng được ký kết, chủ đầu tư tạm ứng cho đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công xây lắp theo Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng [7]. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh hàng năm, việc bố trí kế hoạch cho thực hiện dự án theo thứ tự ưu tiên vốn

cho việc thực hiện các Đề án, chương trình đã được HĐND tỉnh phê duyệt, ưu tiên đối ứng dự án ODA, trả nợ các dự án hoàn thành có quyết toán, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, dự án chuyển tiếp, nếu còn mới xem xét bố trí cho dự án khởi công mới.

Việc thanh toán khối lượng hoàn thành giai đoạn của các dự án trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính [9]. Sau khi hoàn thành các hạng mục, đơn vị xây lắp làm hồ sơ thanh toán hoàn tạm ứng. Từ năm 2011 trở lại đây, do chính sách thắt chặt đầu tư công (theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu chính phủ) khối lượng thi công chỉ được làm theo kế hoạch vốn được giao.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, chủ đầu tư và đơn vị thi công xây lắp vẫn làm vượt kế hoạch vốn được giao, dẫn đến phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa dự án vào hoạt động

Quyết toán dự án hoàn thành

Sau khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư làm hồ sơ gửi Sở Tài chính thẩm định và ra quyết phê duyệt quyết toán đối với dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (KTKT) và thẩm định trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt quyết toán đối với các dự án có TMĐT từ 15 tỷ đồng trở lên.

Bảng 3. Kết quả thực hiện công tác quyết toán vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015

STT Nội dung ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

1 Số gói thấu được quyết toán Gói 24,00 27,00 34,00 41,00 47,00 2 Giá trị đề nghị quyết toán Tỷ đồng 102,30 115,76 126,41 137,00 153,36 3 Giá trị phê duyệt quyết toán Tỷ đồng 101,14 114,95 125,64 136,58 152,97 4 Chênh lệch quyết toán Tỷ đồng 1,16 0,81 0,77 0,42 0,39

5 Tỷ lệ giảm trừ % 1,13 0,70 0,61 0,31 0,25

Nguồn: Sở Tài chính, UBND huyện, thị xã, thành phố, UBND tỉnh Thái Nguyên

(7)

Nguyễn Thị Thu Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 193 - 198

196

Bảng 3 cho thấy công tác thẩm định phê duyệt quyết toán, đã tiết kiệm vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2011 số gói thầu xây lắp được quyết toán là 24 gói, giá trị đề nghị quyết toán là 102,30 tỷ đồng, giá trị phê duyệt quyết toán là 101,14 tỷ đồng, tỷ lệ giảm trừ là 1,13%; Đến năm 2015 số gói thầu xây lắp được quyết toán là 47 gói, giá trị đề nghị quyết toán là 153,36 tỷ đồng, giá trị phê duyệt quyết toán là 152,97 tỷ đồng, tỷ lệ giảm trừ là 0,25. Như vậy qua số liệu quyết toán cho thấy rằng việc lập dự toán của các dự án đã bám sát đơn giá và quy định hiện hành về ĐTPT CSHT nông nghiệp, đồng thời phản ánh sự chặt chẽ trong công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán của Sở Tài chính, UBND các địa phương.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát nguồn vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Công tác thanh tra, kiểm tra các dự án sử dụng vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp ngày càng được nâng cao về chất lượng, đội ngũ cán bộ thanh tra được đào tạo chuyên sâu, cơ bản trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng chuyên ngành. Do đó đã phát hiện được một số các gian lận, thất thoát trong lĩnh vực này.

Căn cứ theo Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư; Thông tư số 13/TT- BKHĐT ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư [8]. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện báo cáo giám sát đầu tư theo quy định (03 tháng, 06 tháng, cả năm). Qua việc thực hiện báo cáo giám sát đầu tư, kịp thời phát hiện nhưng sai sót, bổ sung, phát sinh, tiến độ thực hiện dự án, tỉnh hình giải ngân vốn đầu tư. Kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh chấn chỉnh, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN NSNN CHO ĐTPT CSHT NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

Thành tựu và hạn chế trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Thành tựu

- Việc thẩm định, phê duyệt dự án đã tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư XDCB (Nghị định 16/2005/NĐ-CP; số 112/2006/NĐ-CP; số 12/2009/NĐ-CP; số 112/2009/NĐ-CP [3]). Trong quá trình thẩm định các dự án đã căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030; quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các huyện, thị xã, thành phố; quy hoạch ngành nông nghiệp; quy hoạch thủy lợi;…

- Đã chú trọng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, quy trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư.

- Việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng CSHT nông nghiệp đã bán sát vào kế hoạch hàng năm và kế hoạch trung hạn 5 năm 2011-2015; việc bố trí kế hoạch vốn các dự án được thực hiện theo nguyên tắc phân bổ vốn theo Nghị quyết của HĐND tỉnh hàng năm.

Hạn chế

- Công tác quy hoạch còn hạn chế (chồng chéo, sự gắn kết quy hoạch giữa các ngành chưa cao,…), dẫn đến gây thất thoát lãng phí nguồn vốn NSNN.

- Công tác khảo sát thiết kế còn sơ sài, chưa sát thực tế dẫn đến thiết kế còn nhiều bất cập, đến khi triển khai thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế làm phát sinh TMĐT của dự án.

- Năng lực một số đơn vị tư vấn thẩm tra còn hạn chế dẫn đến khi thẩm tra dự án không phát hiện những sai sót, bất cập, áp sai đơn giá định mức.

Thành tựu và hạn chế trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Thành tựu

- Công tác quản lý và thực hiện dự án được thực hiện nghiêm minh đúng pháp luật, mặt khác được cấp ủy và chính quyền cơ sở vào cuộc một cách quyết liệt, bằng cách tuyên truyền thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí, tập trung ĐTPT CSHT nông nghiệp để thúc đấy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân.

- Trình độ năng lực của chủ đầu tư và các

(8)

Nguyễn Thị Thu Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 193 - 198

197 BQL dự án đã được nâng cao, công tác đấu

thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp được thực hiện theo Luật Đấu thầu và các văn bản pháp lý hiện hành.

- Công tác kiểm tra giám sát đã được các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên, liên tục. Thanh tra các Sở (Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra nhà nước,...) chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót trong hoạt động đầu tư xây dựng CSHT nông nghiệp.

Hạn chế

- Công tác đền bù GPMB mặc dù đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên công tác tác định cư chưa đảm bảo, một số khu tái định cư khi giao đất cho người dân chưa có hạ tầng đồng bộ gây khó khăn cho đời sống nhân dân trong vùng dự án chuyển sang khu tái định cư.

- Trong việc thực hiện đấu thầu vẫn còn hiện tượng quân xanh, quân đỏ.

- Công tác thi công chưa thực hiện theo đúng kế hoạch, vẫn còn hiện tượng tập trung khối lượng vào một số thời điểm nhạy cảm giá nguyên, nhiên vật liệu, nhân công tăng. Việc làm hồ sơ hoàn công của một số đơn vị xây lắp chưa đầy đủ, kịp thời.

- Chất lượng công tác nghiệm thu khối lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, nghiệm thu không đúng khối lượng, định mức,... còn phổ biến gây thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư của nhà nước.

Thành tựu và hạn chế trong giai đoạn kết thúc đầu tư bàn giao công trình đưa vào sử dụng Thành tựu

- Đơn vị xây lắp và chủ đầu tư đã chủ động phối hợp hoàn thiện hồ sơ hoàn công để chủ đầu tư trình kho bạc nhà nước các cấp để kiểm tra, kiểm soát hồ sơ tiến hành giải ngân thanh toán khối lượng.

- Chủ đầu tư đã chủ động hoàn chỉnh hồ sơ trình Sở Tài chính phê duyệt quyết toán (hoặc Sở Tài chính thẩm định trình UBND phê duyệt quyết toán) theo phân cấp.

- Công tác bảo hành công trình được thực hiện theo đúng quy định, trong thời gian bảo hành,

nếu công trình có hỏng hóc, thì chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị xây lắp thực hiện ngay công tác bảo hành công trình.

Hạn chế

- Còn hiện tượng chủ đầu tư chậm làm hồ sơ đề nghị phê duyệt quyết toán, dẫn đến có dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhiều năm mà vẫn chưa làm hồ sơ đề nghị phê duyệt quyết toán.

- Công tác bảo trì công trình tuy đã được thực hiện, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn NSNN cho công tác bảo trì công trình còn hạn chế, có dự án không được cân đối nguồn vốn để bảo trì công trình theo quy định, hoặc là có rất ít. Dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng và tuổi thọ của công trình.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đã thường xuyên, tuy nhiên trong quá trình thanh tra ít phát hiện ra những sai phạm, hoặc có phát hiện những sai phạm nhỏ.

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN NSNN CHO ĐTPT CSHT NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

- Hoàn thiện quy trình quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo hướng khoa học, hiện đại và hiệu quả.

- Áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các khâu trong quy trình quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

- Quản lý, tiến hành kiểm tra, sát hạch lại trình độ của cán bộ, công chức, cần có những quy định về tiêu chuẩn đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý trong tiêu chí đánh giá cán bộ của mình để tránh tham ô, lãng phí, thất thoát nguồn lực vốn.

KẾT LUẬN

ĐTPT CSHT nông nghiệp là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, triển khai thực hiện chính sách ĐTPT CSHT nông nghiệp góp phần quan trọng để ổn định cuộc sống về mặt vật chất và tinh thần cho nhân dân vùng nông thôn, đồng thời đảm bảo an toàn xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

(9)

Nguyễn Thị Thu Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 193 - 198

198

Bên cạnh việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, tỉnh Thái Nguyên ngày càng chú trọng tới công tác quản lý vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp nhằm nâng cao mức sống của người dân nông thôn nói riêng và toàn tỉnh nói chung, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động ĐTPT nói chung và hoạt động ĐTPT CSHT nông nghiệp nói riêng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng đã trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội.

Bài báo đã đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, chỉ ra những tồn tại trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả phân bổ các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.

2. Chính phủ (2013), Chỉ thị số 14/ CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn NSNN.

3. Chính phủ (2005), Nghị định 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

4. Quốc hội (2005) Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Chính phủ (2006), Nghị định 112/2006/NĐ- CP ngày 29/6/2006 của Chính Phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ V/v Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

6. Chính phủ (2009), Nghị định 112/2009/NĐ- CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

7. Chính phủ (2007), Thông tư 06/2007/TT-BXD, ngày 25 tháng 7 năm 2007. Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

8. Chính phủ (2010), Thông tư số 13/TT-BKHĐT ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

9. Chính phủ (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

10. Chính phủ (2009), Nghị định 85/2009/NĐ- CP ngày 15/10/2013 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng.

11. Chính phủ (2015), Nghị định 136/2015/NĐ- CP ngày 31/12/2015 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

12. Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 03/02/

2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v quy định về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý đấu thầu sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

13. Hồ Thị Hương Mai (2015), Đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội”, Luận án Tiến sỹ kinh tế.

Website Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên:

http://www.sokhdt.thainguyen.gov.vn SUMMARY

REALITY OF CAPITAL MANAGEMENT FROM STATE BUDGET FOR INVESTMENT IN AGRICULTURE INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT IN THAI NGUYEN PROVINCE

Nguyen Thi Thu Thuong*, Hoang Ngoc Hiep University of Economics and Business Administration – TNU The paper aimed to assess the reality of capital management from state budget for investment in agriculture infrastructure development in Thai Nguyen province to propose solutions, enhancing management effectiveness of this type of capital. Analytical results have showed the limitations of the management process such as overlap of planning, a lack of correlation with planning for socio- economic development, carelessness of sectoral and product planning, a lack of realiy at the investment preparation stage of investment and capital plan, fragmentation and spread of investment; low quality of bidding and construction contractors and not ensuring the planned construction.

Keywords: budget capital, development investment, agriculturre infrastructure, management, Government Circular.

Ngày nhận bài: 16/01/2017; Ngày phản biện: 07/3/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017

*Tel: 0967 681643, Email: thuongtula.tueba@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nguyễn Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Khánh Ly, Vũ Kiều Hạnh - Tăng cường sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động học tiếng Anh trong lớp học đông nhiều

Cũng đồng thời dựa trên mô hình SERQUALvà các đặc điểm cơ bản về chất lượng dịch vụ mạng di động, nhóm tác giả đã điều tra, nghiên cứu và đánh giá mức độ hài lòng

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh

Giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho học sinh lớp 6 Trường THCS Chu Văn An – thành phố Thái Nguyên 338 Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Thị Sen - Các yếu tố ảnh hưởng đến

Pham Thi Hong Nhung - Analyzing the image of Quang Yen tourist destination in order to improve competitiveness 45 Duong Quynh Phuong, Chu Thi Trang Nhung - Labor and