• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18

Ngày soạn: 4/1/2019

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 7 tháng 1 năm 2019 Toán

ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG

I. MỤC TIÊU

Giúp hs:

1. Kiến thức: Nhận biết được “Điểm”, “Đoạn thẳng”.

2. Kĩ năng: Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm. Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG

- Phấn màu, thước kẻ dài, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Đọc thuộc lòng bảng cộng trừ trong phạm vi 10?

- Gv nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Giới thiệu đoạn thẳng: (6phút)

- Giáo viên dùng phấn chấm lên bảng và hỏi: “Đây là gì?”

- Gv nêu: đây là điểm.

- Gv viết tiếp chữ A và nói: Điểm này cô đặt tên là điểm A.

- Tương tự như vậy gv cho học sinh viết thêm các điểm như: B, C, D…

- Cho hs đọc tên các điểm a, b, c, d, e…

- Gv dùng thước nối 2 điểm lại với nhau được đoạn thẳng AB.

c. Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng: (5phút) - Để vẽ được 1 đoạn thẳng ta cần dụng cụ nào?

- Gv giới thiệu thước kẻ thẳng.

- Hướng dẫn hs cách vẽ đoạn thẳng:

+ Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm một điểm nữa, đặt tên cho từng điểm.

+ Đặt mép thước qua 2 điểm vừa vẽ, dùng tay trái giữ thước cố định, tay phải cầm bút tựa vào mép thước cho đầu bút đi nhẹ trên mặt giấy từ điểm nọ đến điểm kia (Kẻ từ trái sang phải).

+ Nhấc bút lên trước rồi nhấc nhẹ thước ra, ta có 1

- 2 HS đọc - Hs quan sát.

- Hs đọc: Điểm A.

- HS nghe, nhớ - Hs tự viết và đọc.

- Hs quan sát.

- Hs giơ thước của mình lên để kiểm tra.

- Hs theo dõi.

- 2 hs lên kẻ đoạn thẳng.

- Học sinh kẻ đoạn thẳng ra nháp.

(2)

đoạn thẳng. A B

- Cho hs đọc tên các đoạn thẳng: AB, CD, DE...

c. Thực hành: (20 phút)

Bài 1: Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng:

- Cho hs đọc tên các điểm trước rồi đọc đoạn thẳng sau.

- Gọi hs lên chữa bài tập.

Bài 2: Dùng thước thẳng và bút để nối thành: 3 đoạn thẳng; 4 đoạn thẳng.

- Cho hs quan sát hình giáo viên hướng dẫn cách làm bài.

- Cho hs làm bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

Bài 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?

M G H

A B H I K

D C N P - Cho hs đếm số đoạn thẳng ở mỗi hình rối viết số dưới mỗi hình.

- Gọi hs nêu kết quả.

- Cho hs nhận xét.

- Hs đọc tên đoạn thẳng.

- Hs đọc theo cặp.

- Hs đọc trước lớp.

- Hs tự nối và viết tên các điểm vào hình b.

- Cho hs kiểm tra chéo.

- Hs tự làm bài.

- Hs đọc kết quả.

- Hs nêu nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò: (3phút)

- Muốn vẽ được đoạn thẳng ta phải làm như thế nào ? - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập ra vở toán ô li ở nhà.

_______________________________

Tập viết

THANH KIẾM, ÂU YẾM, AO CHUÔM, BÁNH NGỌT, THẬT THÀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs viết đúng các chữ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà.. …. kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một 2. Kĩ năng: Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng. Viết đúng cỡ chữ.

3. Thái độ: Rèn ý thức luyện chữ, giữ vở cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ viết mẫu

(3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Cho hs viết: mầm non, chôm chôm - Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1phút)

b. Hướng dẫn cách viết:(12 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà.

- Giáo viên viết mẫu lần 1

- Nêu độ cao, khoảng cách của từng chữ?

- Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ Thanh kiếm: Viết chữ ghi âm th nối liền mạch sang chữ ghi vần anh; chữ kiếm viết chữ ghi âm k nối liền mạch sang chữ ghi vần iêm có dấu sắc trên ê.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ còn lại c. Hướng dẫn viết vào vở:(18phút)

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- Đánh giá nhận xét một số bài về chữ viết và cách trình bày của học sinh.

- 2 hs viết bảng.

- Lớp viết bảng con

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát

- HS nêu

- Nhận xét - bổ sung

- Hs nhắc lại cách viết - Hs viết vào bảng con

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

3. Củng cố- dặn dò:(4phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

_________________________________

Tập viết

XAY BỘT, NÉT CHỮ, KẾT BẠN, CHIM CÚT, THỜI TIẾT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs viết đúng các chữ: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết. …. kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một

2. Kĩ năng: Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng. Viết đúng cỡ chữ.

3. Thái độ: Rèn ý thức luyện chữ, giữ vở cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(4)

- Chữ viết mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Cho hs viết: bãi cát, thật thà

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1phút)

b. Hướng dẫn cách viết:(12 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.

- Giáo viên viết mẫu lần 1

- Nêu độ cao, khoảng cách của từng chữ?

- Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ Xay bột: Viết chữ ghi âm X nối liền mạch sang chữ ghi vần ay; chữ bột viết chữ ghi âm b nối liền mạch sang chữ ghi vần ôt có dấu nặng dưới con chữ ô.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ còn lại c. Hướng dẫn viết vào vở:(18phút)

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- - Đánh giá nhận xét một số bài về chữ viết và cách trình bày của học sinh.

- 2 hs viết bảng.

- Lớp viết bảng con

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát

- HS nêu

- Nhận xét - bổ sung

- Hs nhắc lại cách viết - Hs viết vào bảng con

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

3. Củng cố- dặn dò:(4phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- VN luyện viết lại những chữ viết chưa đúng mẫu.

_____________________________________

Thể dục

BÀI 18: ÔN TẬP HỌC KỲ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Sơ kết học kỳ I.

(5)

2. Kỹ năng: HS hệ thống được những kiến thức, kỹ năng đã học, ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục.

3. Thái độ: - Qua bài học học sinh biết được những ưu, khuyết điểm của mình để cố gắng hơn trong học kì II.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

- Trên sân trường hoặc trong lớp học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.

- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm.

- Khởi động: Xoay cổ tay, chân, hông, gối ……

2. Phần cơ bản:

- Sơ kết học kì I

GV cùng hs nhắc lại những kiến thức đã học, kĩ năng đã học về:

ĐHĐN, thể dục RLTTCB và trò chơi vận động. Xen kẻ, gv gọi một vài HS lên làm mẫu các động tác.

GV đánh giá kết quả học tập của HS. Tuyên dương một vài tổ và cá nhân. Nhắc nhở chung một số tồn tại và hướng khắc phục trong HKII.

Trò chơi: Chạy tiếp sức.

- GV nêu tên trò chơi, sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi, làm mẫu sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi.

- Tổ chức chơi thử.

- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi

- Nhận xét

9 – 10’

1 lần 1 lần

23-26’

12-14’

1 lần

2-3 lần

11-12’

1 lân

1 lần 2-3 lần

- Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số và

Thực hiện theo yêu cầu của GV







GV



HS quan sát Gv hướng dẫn cách chơi và luật để tham gia trò chơi một cách chủ động 3. Phần kết thúc:

- Thả lỏng: HS đi thường theo nhịp và hát .

- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm

3 – 4’

3-4 lần –Lớp tập trung 2 -4 hàng ngang, thả lỏng các cơ .

(6)

tiết học.

- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.

HS lắng nghe và ghi nhớ.

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 5/1/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 8 tháng 1 năm 2019 Toán

ÔN TẬP CUỐI KÌ 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Rèn cho hs về phép cộng, trừ trong phạm vi 10 2. Kĩ năng: Viết được phép tính thích hợp

3. Thái độ: Hs chú ý nghe giảng và làm được bài

II. CHUẨN BỊ

- SGK - VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức(1phút) 2. Thực hành(35 phút) Bài 1: Tính

- Yêu cầu Hs nêu cách thực hiện phép tính . 5 + 3 = ...., 10 -2 = .... , 9 – 6 = ....

4 10 10 3

+ - - +

5 6 1 5

- Yêu cầu Hs lên bảng

- G bao quát lớp và hướng dẫn Hs - G nhận xét và đưa ra kết quả đúng.

Bài 2: Viết các số 8, 2, 6, 10, 4 - Theo thứ tự từ bé đến lớn - Theo thứ tự từ lớn đến bé - Yêu cầu Hs tự làm bài

- G bao quát và hướng dẫn Hs - Gọi Hs báo cáo kết quả

- Gv nhận xét và chốt kết quả đúng Bài 3: >, <, =

- Yêu cầu Hs quan sát và nêu cách làm bài - Yêu cầu Hs tự làm bài

- G bao quát lớp

- Gọi Hs báo cáo kết quả.

- Tại sao con laị điền dấu lớn, dấu bé, dấu bằng vào chỗ chấm?

- Lớp làm vào vở - 3 HS lên bảng làm - Hs nhận xét

- Hs tự đánh vần và làm theo yêu cầu.

- 3 HS báo cáo

- Hs quan sát và nêu cách làm bài - Hs tự làm bài

- Hs báo cáo kết quả - Hs trả lời

(7)

- Gv nhận xét và nêu kết quả đúng.

Bài 4: Viết phép tính thích hợp - Cho hs quan sát mẫu.

- Có mấy con gà

- Thêm mấy con gà nữa?

- Có tất cả có bao nhiêu con gà?

- Vậy có thể viết phép tính gì?

- Gv nhận xét – đánh giá.

3. Củng cố – Dặn dò (4 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học

- Dặn Hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

- Hs quan sát - Có 4 con gà - Thêm 4 con gà - 2 Hs trả lời

- 1 Hs trả lời 4 + 4 = 8 - Hs khác nhận xét - Hs nghe

______________________________________

Tiếng việt ÔN TẬP CUỐI KÌ 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp h/s củng cố các vần đã học có t cuối vần.

2. Kĩ năng: Đọc, viết đúng và chắc chắn tiếng, từ chứa vần đã học. Điền đúng vần ot, ôt, ơt. Viết được đúng câu: Trái nhót như ngọn đèn..

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Vở TH TViệt- toán, bảng phụ:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Giới thiệu bài: (1 phút)

2. Hướng dẫn HS ôn tập (35 phút) Bài 1: Điền vần, tiếng có vần ot, ôt, ơt:

- Bài yêu cầu gì?

- Gv yêu cầu Hs tự đọc từ, làm bài.

=> Kquả: cái thớt, cột điện, lá nốt, giọt sương, quả ớt, cà rốt

- GV nghe - sửa phát âm - GV nhận xét – đánh giá

Bài 2. Đọc: Chim Sâu và Rau Cải - Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu lớp đọc thầm - Bài có mấy câu?

- Đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 câu - Gv nhận xét – tuyên dương.

- Đọc toàn bài

Bài 3.Viết: Trái nhót như ngọn đèn

- Bài yêu cầu điền vần, tiếng có vần ot, ôt, ơt

- Hs tự đọc từ thiếu rồi điền vần - 3 HS đọc từ vừa điền

- Đồng thanh

- 1 Hs nêu yêu cầu đọc - Hs đọc thầm 2 lần - Bài có 8 câu

- 7 Hs đọc/ lần( đọc 2 lần) - lớp nhận xét

- 5 Hs đọc, lớp đọc đồng thanh.

- Viết câu: Trái nhót như ngọn đèn.

(8)

- Bài yêu cầu gì?

- HD: Tô chữ hoa T và viết câu - Chú ý viết liền mạch chữ Trái - Quan sát HD Hs .

=> Chấm bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: (4 phút) - GV nêu tóm tắt ND bài - Nhận xét giờ học

- VN ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.

- HS viết bài

______________________________________

Đạo đức

TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp. Nêu được lợi ích của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.

2. Kĩ năng: Thực hiện giữ trật tự khi nghe giảng và khi ra, vào lớp.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học.

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa cho bài tập 3, bài tập 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài (1 phút) 2. Bài mới:

a. Hoạt động 1: (10 phút) Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận:

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận về việc ngồi học trong lớp của các bạn trong tranh.

- Cho đại diện nhóm trình bày.

- Cho cả lớp trao đổi, thảo luận.

Kết luận: Học sinh cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.

b. Hoạt động 2: ( 10phút) Quan sát bài tập 4:

- Gọi hs chỉ xem bạn nào đã giữ trật tự trong giờ học và bạn nào chưa giữ trật tự?

- Chúng ta có nên học tập bạn ấy không? Vì sao?

Kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học.

c. Hoạt động 3: (10phút) Học sinh làm bài tập 5 - Cho học sinh làm bài tập 5. cả lớp thảo luận : + Cô giáo đang làm gì? Hai bạn ngồi phía sau đang làm gì?

- Hs thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày - Cả lớp trao đổi và thảo luận.

- 3 hs thực hiện.

- 4 hs nêu.

- Hs nêu yêu cầu của bài tập

- 4 hs nêu.

- Học sinh nêu.

(9)

+ Các bạn đó có trật tự không? Vì sao?

+ Việc làm của hai bạn đó đúng hay sai? Vì sao?

+ Mất trật tự trong lớp sẽ có hại gì?

Kết luận: - Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học.

- Tác hại của mất trật tự trong giờ học:

+ Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài.

+ Làm mất thời gian của cô giáo.

+ Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.

d. Cho học sinh đọc ghi nhớ cuối bài (4 phút) KL: Trật tự trong trường học giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.

- Học sinh nêu.

- Học sinh nêu.

- Hs đọc câu thơ cuối bài

3. Củng cố- dặn dò: (5phút) Giáo viên kết luận chung

- Khi ra vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn xô đẩy, đùa nghịch trong hàng. Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài, không đùa nghịch, không làm việc riêng. Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.

- Nhận xét chung giờ học

- Dặn hs luôn nhớ để thực hiện hàng ngày.

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 6/1/2019

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 9 tháng 1 năm 2019

(10)

Học vần ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76 2. Kĩ năng: HS viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 1 đến bài 76. Nói được từ 2 - 4 câu theo các chủ đề đã học.

3. Thái độ: Hăng say học tập môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng có ghi sẵn các vần có kết thúc bằng âm n, m, ng, nh, c, ch, t, tiếng, từ có chứa âm đó.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đọc bài: 76. - Đọc SGK.

- Viết: thác nước, chúc mừng, ích lợi.

- Nhận xét – đánh giá

- Viết bảng con.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Ôn tập (60 phút)

- Treo bảng phụ gọi HS lên đọc các vần trên bảng bất kì.

- Lần lượt từng học sinh lên bảng đọc

- Gọi HS nhận xét cho bạn. - Theo dõi nhận xét bạn và lần lượt lên bảng đọc.

- Tập trung rèn cho HS yếu. - Luyện đọc cá nhân.

- Các tiếng, từ có chữa vần đang ôn cũng luyện đọc tương tự.

- Luyện đọc tiếng, từ.

- Còn thời gian cho HS đọc bài trong SGK. - Đọc bài mà GV yêu cầu.

- Sau đoc GV đọc cho HS viết vở các vần, tiếng từ : on, ong, am, ac, at, ach, iêng, uôt, ươc, it, ich, anh, êt, êm, êch, rau non, dòng sông, âu yếm, chuột nhắt, vở kịch, đông nghịt, cành chanh, cây bàng, bài hát, bác sĩ, mắc áo, bắt tay, nhấc chân, giải nhất.

- HS viết vở.

- Thu và chấm một số vở. - Còn lại các em đổi vở - chấm.

3. Củng cố - dặn dò (4phút).

- Chơi tìm tiếng có vần đang ôn.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà đọc lại các bài đã ôn.

_____________________________________

Thực hành kiến thức Tiếng việt TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

(11)

1. Kiến thức: Củng cố cách đọc vần it, iêt, yêt và tiếng, từ chứa vần it, iêt, yêt

2. Kĩ năng: Nối chữ với chữ được từ, câu đúng. Viết đúng vần- từ, câu đẹp, sạch.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở THT&TV, bảng phụ, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Giới thiệu bài (1 phút) Ôn tập:

2. HD làm vở THT&TV/ 120 (35 phút) Bài 1:Tiếng nào có vần it, iêt, yêt

- Bài yêu cầu làm gì?

- Quan sát giúp đỡ HS làm bài.

- Nhận xét - chữa bài

=>Kquả: + it: con vịt, đông nghịt, ríu rít, trĩu trịt + iêt: mải miết, viết chữ

+ yêt: niêm yết

Bài 2: Đọc : Không biết mình còn mệt tới đâu - GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp câu

- GV quan sát uốn nắn - sửa phát âm - Tìm tiếng có vần it, iêt, yêt ? (mít, biết, ) + Khi Gấu ngủ Thỏ làm gì?

+ Gấu giận Thỏ Gấu đã làm gì?

+ Khi chạy mệt Gấu đã nghĩ gì?

- GV nhận xét – tuyên dương

Bài 3: Viết: Bé viết chữ rất nắn nót.

- GV giới thiệu chữ mẫu.

- GV HD cách viết: Lưu ý khoảng cách giữa các chữ.

- GV quan sát, uốn nắn HS 3. Củng cố, dặn dò (4 phút) - Gv chỉ bài trên bảng - Gv nhận xét giờ học

- Vn ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs nêu Y/C: Tiếng nào có vần it, iêt, yêt

- Hs đọc thầm tiếng, 3 Hs đọc - Hs làm bài, đổi bài kiểm tra.

- 2 Hs đọc tiếng có it, iêt, yêt

- 2 HS đọc trơn cá nhân - HS đọc nối tiếp câu - Lớp đọc đồng thanh - HS tìm – báo cáo kết quả

+ Thỏ đã lấy nhựa mít dính vào áo của Gấu

+ ...đuổi Thỏ

+ May mà mình đuổi nó chứ nó mà đuổi mình thì không biết mình còn mệt tới đâu nữa?

- HS quan sát - HS viết vào vở

- 2 h/s đọc trơn cá nhân Toán

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết chắc chắn 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.

2. Kĩ năng: Nắm chắc được các số trên tia số là số tăng dần.

3. Thái độ: Có ý thức tự giác học tập. Trình bày sạch, đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

(12)

- Bảng phụ, TH TViệt & toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Kiểm tra:(5 phút)

+ Hãy nhận biết đâu là tia số?

0 1 2 3 4 5 6 7 - Gv nhận xét

2. Ôn tập

a. Giới thiệu bài: (1 phút)

b.HD Hs làm bài tập TH tiết 2/126 (30 phút) Bài 1: Khoanh vào 1 chục quả:

+ Nêu yêu cầu bài tập?

+ Một chục quả = mấy quả?

- Gv yêu cầu Hs tự làm bài - Gv HD Hs học chậm làm bài - Gv chấm 10 bài, nhận xét .

Bài 2. Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số:

+ Nêu yêu cầu ?

- GV quan sát giúp đỡ HS - Gv nhận xét

+ Các số được viết theo thứ tự nào?

+ Những số nào được viết bằng một chữ số?

+ Số nào viết bằng hai chữ số?

Bài 3. Thực hành đo:

- Bài yêu cầu gì?

- Gv yêu cầu Hs thực hành đo theo nhóm 4 các cạnh của bàn học của mình bằng gang tay, đo chiều ngang phòng học bằng bước chân rồi báo cáo số đo.

- Gv đi từng nhóm HD

- Gv nhận xét

=>Kl: gang tay, bước chân là đơn vị đo chưa chuẩn 3. Củng cố- dặn dò (4 phút)

- Thu toàn bài, chấm 11 bài, nhận xét, chữa bài - Nhận xét giờ học

- Về đọc thuộc các phép cộng ...10.

- - 1 Hs lên chỉ -

- Hs nhận xét

- - Khoanh vào 1 chục quả.

+ Một chục quả = 10 quả - Hs làm bài

- - Đổi bài kiểm tra -

+ 1 Hs nêu yêu cầu - Hs làm bài

- 2 Hs đếm số trong tia số - - Lớp nhận xét

+ theo thứ tự từ bé đến lớn.

+ Số 0, 1, 2, ...9.

+ số 10.

+ yêu cầu thực hành đo

- Hs 2 bàn Hs ngồi quay mặt vào nhau rồi thực hành đo cạnh bàn - 4 Hs đo nêu số đo cho nhau

nghe

- - Đại diện nhóm báo số đo - Hs nhận xét

-

_________________________________

(13)

Thực hành kiến thức Tiếng việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cách đọc vần it, iêt, yêt và tiếng, từ chứa vần it, iêt, yêt

2. Kĩ năng: Nối chữ với chữ được từ, câu đúng. Viết đúng vần- từ, câu đẹp, sạch.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở THT&TV, bảng phụ, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Giới thiệu bài (1 phút) Ôn tập:

2. HD làm vở THT&TV/ 120 (35 phút) Bài 1:Tiếng nào có vần it, iêt, yêt

- Bài yêu cầu làm gì?

- Quan sát giúp đỡ HS làm bài.

- Nhận xét - chữa bài

=>Kquả: + it: con vịt, đông nghịt, ríu rít, trĩu trịt + iêt: mải miết, viết chữ

+ yêt: niêm yết

Bài 2: Đọc : Không biết mình còn mệt tới đâu - GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp câu

- GV quan sát uốn nắn - sửa phát âm - Tìm tiếng có vần it, iêt, yêt ? (mít, biết, ) + Khi Gấu ngủ Thỏ làm gì?

+ Gấu giận Thỏ Gấu đã làm gì?

+ Khi chạy mệt Gấu đã nghĩ gì?

- GV nhận xét – tuyên dương

Bài 3: Viết: Bé viết chữ rất nắn nót.

- GV giới thiệu chữ mẫu.

- GV HD cách viết: Lưu ý khoảng cách giữa các chữ.

- GV quan sát, uốn nắn HS 3. Củng cố, dặn dò (4 phút) - Gv chỉ bài trên bảng - Gv nhận xét giờ học

- Vn ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs nêu Y/C: Tiếng nào có vần it, iêt, yêt

- Hs đọc thầm tiếng, 3 Hs đọc - Hs làm bài, đổi bài kiểm tra.

- 2 Hs đọc tiếng có it, iêt, yêt

- 2 HS đọc trơn cá nhân - HS đọc nối tiếp câu - Lớp đọc đồng thanh - HS tìm – báo cáo kết quả

+ Thỏ đã lấy nhựa mít dính vào áo của Gấu

+ ...đuổi Thỏ

+ May mà mình đuổi nó chứ nó mà đuổi mình thì không biết mình còn mệt tới đâu nữa?

- HS quan sát - HS viết vào vở

- 2 h/s đọc trơn cá nhân

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá