• Không có kết quả nào được tìm thấy

(Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2.0 điểm)

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2.0 điểm)"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD&ÐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG LẦN 1 NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn Lịch Sử 11 Thời gian làm bài: 150 phút.

(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2.0 điểm). Cho bảng dữ liệu sau:

Thời gian Sự kiện

Năm 938 Ngô Quyền giành chiến thắng Bạch Đằng.

Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long.

Năm 1054 Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu thành Đại Việt.

Năm 1075 - 1077 Nhà Lý đánh bại quân Tống xâm lược.

Thế kỉ XIII Nhà Trần ba lần đánh tan quân Mông Nguyên.

Năm 1427 Lê Lợi đánh bại nhà Minh xâm lược, lập ra nhà Minh.

Năm 1460 Lê Thánh Tông tiến hành cải cách, chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao.

Năm 1785 Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Xiêm xâm lược.

Năm 1789 Vua Quang Trung lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Thanh.

Năm 1832 Vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính.

a. Từ bảng dữ liệu hãy rút ra quy luật phát triển của lịch sử dân tộc thời kì phong kiến độc lập.

b. Hãy đưa ra những đề xuất của bản thân để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm).

Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản phải đối mặt với những khó khăn, thử thách nào?

Những khó khăn, thử thách đó đã được giải quyết ra sao? Việt Nam học được bài học gì từ cách giải quyết khó khăn của Nhật Bản?

Câu 3 (3.0 điểm).

Khái quát sự ra đời của Đảng quốc đại và phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1885 đến năm 1908. Dưới sự lãnh đạo của Đảng quốc đại phong trào dân tộc ở Ấn Độ có điểm gì mới?

--- HẾT ---

(2)

SỞ GD&ÐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 ------

(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

LỚP 11 NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN Lịch Sử

------

Câu 1 (2 điểm).

Nội dung Điểm

a. Quy luật phát triển của lịch sử dân tộc thời kì phong kiến độc lập:

quá trình dựng nước gắn liền với quá trình chống ngoại xâm giữ nước.

b. Những đề xuất của bản thân để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Học sinh có thể diễn đạt theo quan điểm của bản thân nhưng phải đảm bảo một số ý cơ bản sau:

- Phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Luôn có ý thức cầu tiến, học hỏi để đảm bảo thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.

- Nâng cao tinh thần dám nghĩ, dám làm.

- Luôn đề cao chủ quyền dân tộc lên hàng đầu.

0.5

0.5

0.5

0.25 0.25

Câu 2 (5 điểm).

Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản phải đối mặt với những khó khăn, thử thách nào?

Những khó khăn, thử thách đó đã được giải quyết ra sao? Việt Nam học được bài học gì từ cách giải quyết khó khăn của Nhật Bản?

Nội dung Điểm

* Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản phải đối mặt với hai khó khăn thử thách lớn

- Chế độ Mạc Phủ Tô-cư-ga-oa lầm vào khủng hoảng toàn diện và trầm trọng, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở lên gay gắt.

- Nhật Bản bị các nước phương Tây, đi đầu là Mĩ dùng áp lực quân sự, ép Nhật Bản phải mở cửa và kí các hiệp ước bất bình đẳng. Nguy cơ trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ngày càng đến gần.

* Những khó khăn thử thách đó được giải quyết:

- Những năm 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc Phủ dâng cao. Chế độ Mạc Phủ sụp đổ.

- 1/1868: Sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:

+ Về chính trị : thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chính phủ mới, xác lập

0.5 0.5

0.25 0.25

(3)

quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...

+ Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

+ Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

 Tác động của cuộc cải cách : Cuộc cải cách đã giải quyết vấn đề số một của Nhật Bản là thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa. Đồng thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.

* Việt Nam có thể học tập từ cách giải quyết của Nhật Bản:

Học sinh có thể diễn đạt theo quan điểm của bản thân nhưng phải đảm bảo một số ý cơ bản sau:

- Cải cách đất nước phải được tiến hành đồng bộ và toàn diện. Trong đó, đặt cải cách giáo dục lên hàng đầu, coi như chìa khóa của sự thành công của công cuộc cải cách.

- Luôn thích ứng với những thay đổi của tình hình thế giới. Sẵn sàng tiến hành cải cách đất nước theo hướng tiến bộ.

- Chú trọng phát triển kinh tế đất nước, coi đó là nền tàng cho sự phát triển đất nước.

0.5

0.5 0.5

0.5 0.5

0.5

0.25

0.25

Câu 3 (3 điểm).

Khái quát sự ra đời của Đảng quốc đại và phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1885 đến năm 1908. Dưới sự lãnh đạo của Đảng quốc đại phong trào dân tộc ở Ấn Độ có điểm gì mới?

Nội dung Điểm

* Sự ra đời Đảng quốc đại:

- Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ. Họ bắt đầu vươn lên đòi tự do phát triển kinh tế và được tham gia chính quyền, nhưng lại bị thực dân Anh kìm hãm.

- Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong phong

0.25

0.5

(4)

trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

* Phong trào dân tộc ở Ấn Độ (1885 - 1908)

- Trong 20 năm đầu Đảng Quốc đại đấu tranh ôn hòa.

- Năm 1905” Đảng Quốc đại bị phân hoá thành hai phái : phái "ôn hoà" chủ trương thoả hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách, phái "cấp tiến" do Ti lắc cầm đầu thì có thái độ kiên quyết chống Anh.

+ Tháng 7 – 1905, chính quyền Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Bengan : miền Đông của người theo đạo Hồi, miền Tây của người theo đạo Hinđu. Hành động này khiến nhân dân Ấn Độ càng căm phẫn. Nhiều cuộc biểu tình rầm rộ đã nổ ra.

+ Tháng 6 – 1908, thực dân Anh bắt giam Tilắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án Tilắc đã thổi bùng lên đợt đấu tranh mới.

+ Tháng 7 – 1908, công nhân Bombay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến luỹ để chống quân Anh.

* Điểm mới của phong trào dân tộc 1885 - 1908 ở Ấn Độ:

- Cao trào này do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc.

- Giai cấp công nhân Ấn Độ đã tham gia tích cực vào phong trào dân tộc, thể hiện sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á đầu thế kỉ XX.

0.25 0.5

0.5

0.25

0.25

0.25

0.25

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

A. Đảng Dân chủ Việt Nam. Đảng Dân chủ Đông Dương. Đảng Lao động Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay là

Từ E kẻ tiếp tuyến thứ ba EM (M là tiếp điểm) với nửa đường tròn (O) cắt các tia tiếp tuyến Ax, By theo thứ tự ở C và D. a) Chứng minh rằng tứ giác BDMO nội tiếp..

Câu 13: Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện rõ.. s ự tiếp nối truyền thống yêu nước

Bài tập 4 trang 38 Vở bài tập Lịch sử 8: Lập niên biểu về phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX... - Kết

Câu 15: Trong mạch dao động LC l tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện t ch của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa

Sóng trong đó các phần tử c a môi trường dao động theo phương vuông góc với phương tru ền sóng gọi là sóng ngang.. K ho ng cách giữa hai điểm tr n cùng một phương

- Nhờ có sự tham gia tích cực chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc…..

Kiến thức : Kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh về phần nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII trọng tâm là : Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII,