• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trường Đại học Kinh tế Huế

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Trường Đại học Kinh tế Huế"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG 2. KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI – ĐO LƯỜNG, GHI NHẬN VÀ TRÌNH BÀY TRÊN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1. Kế toán xuất khẩu trực tiếp 2.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng

Để hạch toán ban đầu hàng hoá xuất khẩu, kế toán cần có đầy đủ các chứng từ liên quan, từ các chứng từ mua hàng trong nước (hợp đồng mua hàng, phiếu xuất kho, hoá đơn, vận đơn, phiếu nhập kho...); chứng từ thanh toán hàng mua trong nước (phiếu chi, giấy báo Nợ...) đến các chứng từ trong xuất khẩu hàng hoá (bộ chứng từ thanh toán, các chứng từ ngân hàng, chứng từ xuất hàng...).

2.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng

Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trực tiếp, kế toán sử dụng các TK như:

+ Tài khoản 157 "Hàng gửi đi bán"

+ Tài khoản 156 "Hàng hoá"

+ Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán"

+ Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ"

+ Tài khoản 131 "Phải thu của khách hàng"....

2.1.3. Trình tự hạch toán

(1). Khi xuất kho hàng chuyển đi xuất khẩu, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi:

Nợ TK157: Trị giá thực tế của hàng gửi đi xuất khẩu

Có TK156(1561): Trị giá thực tế của hàng xuất kho

Trường hợp hàng mua được chuyển thẳng đi xuất khẩu, không qua kho, kế toán ghi:

Nợ TK157: Giá mua chưa thuế GTGT của hàng chuyển thẳng đi xuất khẩu Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào đựơc khấu trừ

Có TK111, 112, 331...: Tổng giá thanh toán của hàng mua

(2). Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu, doanh nghiệp lập Hoá đơn GTGT và căn cứ vào đó kế toán ghi các bút toán sau:

- Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

Nợ TK1112, 1122, 131: Tổng số tiền hàng xuất khẩu đã thu hay còn phải thu theo tỷ giá thực tế

Có TK511: Doanh thu hàng xuất khẩu theo tỷ giá thực tế

Trường hợp tiền hàng xuất khẩu đã thu bằng ngoại tệ, kế toán sẽ đồng thời ghi:

Nợ TK007: Số nguyên tệ thực nhận

- Phản ánh trị giá mua của hàng đã hoàn thành việc xuất khẩu:

Nợ TK632: Trị giá vốn của hàng xuất khẩu

Có TK157: Trị giá hàng chuyển đi đã hoàn thành xuất khẩu - Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp:

Nợ TK511(5111): Ghi giảm doanh thu

Có TK333(3333 - Thuế xuất khẩu): Số thuế xuất khẩu phải nộp Khi nộp thuế xuất khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK333(3333 - Thuế xuất khẩu): Số thuế xuất khẩu đã nộp Có TK1111, 1121, 311...: Số tiền đã chi nộp thuế

(3). Trường hợp phát sinh các chi phí trong quá trình xuất khẩu, kế toán sẽ ghi nhận vào chi phí bán hàng. Cụ thể:

- Nếu chi phí đã chi bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK641: Ghi tăng chi phí bán hàng theo tỷ giá thực tế

Có TK1112, 1122, 331...: Số ngoại tệ đã chi theo tỷ giá ghi sổ Có TK515(hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh Đồng thời ghi nhận số nguyên tệ đã chi dùng:

Có TK007: Số nguyên tệ đã xuất dùng

- Nếu chi phí đã chi bằng tiền Việt Nam, kế toán ghi:

Nợ TK641: Ghi tăng chi phí bán hàng

Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK1111, 1121, 331...: Số tiền đã chi Thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu là 0%

2.1.4. Ví dụ minh họa

Doanh nghiệp A xuất hàng gửi ra cảng chờ xuất khẩu, giá xuất kho 9.000.000đ, giá bán chưa thuế là 1000USD/FOB.HCM, sau đó hàng đã giao lên tàu cho doanh nghiệp B đúng hẹn, tiền chưa thanh toán, thuế xuất khẩu 2% trên giá xuất tại cửa khẩu, các chi phí kiểm nghiệm, bốc dỡ trả bằng tiền mặt 1.000.000đ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Vài ngày sau, doanh nghiệp A nhận được GBC của ngân hàng về khoản tiền do doanh nghiệp B trả 1.000USD với nội dung: “Ghi tăng TK TGNH của doanh nghiệp A 990USD, trừ thủ tục phí nhân hàng 10USD”.

Biết rằng tỷ giá thực tế ngày giao hàng lên tàu để xuất khẩu là 19.800VND/USD, tỷ giá thực tế tại ngày khách hàng thanh toán 20.000VND/USD

- Khi xuất hàng gửi ra cảng chờ xuất khẩu:

Nợ TK 157 9.000.000

Có TK 156 9.000.000

- Khi giao hàng lên tàu cho doanh nghiệp B:

Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu

Nợ TK 131 (doanh nghiệp B) 1000 x 19.800 = 19.800.000

Có TK 511 19.800.000

Phản ánh trị giá vốn hàng xuất khẩu Nợ TK 632 9.000.000

Có TK 157 9.000.000 Phản ánh thuế XK phải nộp

Nợ TK 511 2% x 19.800.000 = 396.000

Có TK 3333 396.000

- Chi phí kiểm nghiệm, bốc dỡ

Nợ TK 641 1.000.000

Có TK 111 1.000.000 - Khi nhận GBC của ngân hàng

Nợ TK 1122 990 x 20.000 = 19.800.000 Nợ TK 641 10 x 20.000 = 200.000

Có TK 131 (doanh nghiệp B) 1000 x 19.800 = 19.800.000 Có TK 515 200.000

Nợ TK 007 990USD

2.2. Kế toán xuất khẩu ủy thác 2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng

Theo chế độ hiện hành, bên uỷ thác xuất khẩu khi giao hàng cho bên nhận uỷ thác phải lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ. Khi hàng hoá đã thực xuất khẩu, có xác nhận của Hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, bên uỷ thác xuất khẩu lập hoá đơn GTGT cho số hàng hoá xuất khẩu với thuế suất 0% giao cho bên nhận uỷ thác. Đồng thời, bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải xuất hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác xuất khẩu với thuế suất 10%. Căn cứ vào hoá đơn này, bên uỷ thác được ghi nhận số thuế tính trên hoa hồng uỷ thác vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, còn bên nhận uỷ thác sẽ ghi vào số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Ngoài ra, khi thực hiện xong dịch vụ xuất khẩu ủy thác, bên nhận uỷ thác còn phải chuyển cho bên uỷ thác các chứng từ sau:

- Bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (1 bản chính).

- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) xuất cho nước ngoài (1 bản sao) - Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận thực xuất và đóng dấu của cơ quan Hải quan cửa khẩu (1 bản sao).

Các bản sao phải được bên nhận uỷ thác sao và ký, đóng dấu.Trường hợp bên nhận uỷ thác cùng 1 lúc xuất khẩu hàng hoá uỷ thác cho nhiều đơn vị, không có hoá đơn xuất hàng và tờ khai hải quan riêng cho từng đơn vị thì vẫn gửi bản sao cho các đơn vị uỷ thác nhưng phải kèm theo bảng kê chi tiết tên hàng hoá, số lượng, đơn giá và doanh thu hàng đã xuất cho từng đơn vị.

2.2.2. Các bên tham gia vào xuất khẩu ủy thác

Bên giao ủy thác XK Bên nhận ủy thác XK Bên nhập khẩu Người bán Người mua / Người bán Người mua - Đối với bên nhận ủy thác XK phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân để xuất hàng, chịu trách nhiệm chi phí đã ghi trên hợp đồng và được hưởng hoa hồng ủy thác XK.

- Đối với bên giao ủy thác XK phải chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí, thuế XK để xuất hàng đã ghi trên hợp đồng

2.2.3. Kế toán tại bên nhận ủy thác XK - Tài khoản kế toán sử dụng

Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác, kế toán tại đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu sử dụng các tài khoản cơ bản sau:

- Tài khoản 131: phản ánh tình hình thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác xuất khẩu với bên giao uỷ thác.

- Tài khoản 331: phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng XK với bên giao uỷ thác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

- Tài khoản 1388: phản ánh khoản phải thu về các khoản chi phí đã chi hộ cho bên giao ủy thác

- Tài khoản 3388: phản ánh các khoản thuế phải nộp của hàng xuất khẩu uỷ thác.

- Tài khoản 003: phản ánh trị giá hàng nhận ủy thác xuất khẩu - Tài khoản 1122,1112,007,....

- Trình tự hạch toán

(1). Hàng nhận của bên giao uỷ thác không phải là hàng hoá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên khi nhận hàng do bên uỷ thác giao để xuất khẩu uỷ thác, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi nhận giá trị hàng nhận uỷ thác xuất khẩu theo giá bán bằng bút toán ghi đơn như sau:

Nợ TK003: Trị giá bán của hàng nhận uỷ thác xuất khẩu theo tỷ giá thực tế (2). Khi đã hoàn thành việc xuất khẩu, dựa vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau:

+ Phản ánh tổng số tiền hàng xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao uỷ thác:

Nợ TK1112, 1122, 131(bên nhập khẩu):TGTT Có TK331 (bên giao uỷ thác): TGTT

Nếu đã thu bằng ngoại tệ thì kế toán sẽ đồng thời ghi nhận bút toán sau:

Nợ TK007: Số nguyên tệ đã thu

+ Phản ánh trị giá của số hàng nhận uỷ thác đã hoàn thành xuất khẩu, kế toán ghi:

Có TK003: Trị giá bán của số hàng đã hoàn thành xuất khẩu theo tỷ giá ghi sổ + Phản ánh số thuế xuất khẩu của hàng xuất khẩu uỷ thác phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK331 (bên giao uỷ thác) Có TK3388

Khi nộp hộ thuế của hàng xuất khẩu cho bên giao uỷ thác, kế toán ghi:

Nợ TK 3388

Có TK111, 112

(3). Căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu uỷ thác về tỷ lệ hoa hồng được hưởng, kế toán sẽ lập Hoá đơn GTGT và gửi cho bên giao uỷ thác. Khi được bên giao uỷ thác thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán khoản hoa hồng uỷ thác xuất khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK111, 112, 131(bên giao uỷ thác) Có TK 5113: TGTT

Có TK 33311

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

(4). Trong quá trình xuất khẩu hàng hoá uỷ thác sẽ phát sinh một số chi phí như: phí ngân hàng, phí giám định hàng hoá xuất khẩu, chi phí vận chuyển, bốc xếp... kế toán sẽ phản ánh như sau:

+ Nếu chi phí do bên giao uỷ thác chịu và bên nhận uỷ thác đã chi hộ, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 1388

Có TK111, 112...

+ Nếu chi phí do bên nhận uỷ thác chịu, kế toán sẽ ghi tăng chi phí bán hàng:

Nợ TK 641 Nợ TK 1331

Có TK111, 112...

(5). Khi kết thúc thương vụ xuất khẩu uỷ thác, kế toán tiến hành thanh toán bù trừ giữa các khoản phải thu bên giao uỷ thác với số tiền hàng xuất khẩu phải trả cho bên giao uỷ thác để xác định số tiền hàng còn phải trả cho bên giao uỷ thác, kế toán ghi:

Nợ TK331(bên giao uỷ thác): TGGS

Có TK131 (bên giao uỷ thác): Bù trừ số hoa hồng uỷ thác XK phải thu Có TK1388: Bù trừ các khoản đã chi hộ

(6). Khi thanh toán số tiền hàng còn lại cho đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK 331 (bên giao uỷ thác): Số tiền hàng xuất khẩu còn lại đã thanh toán cho bên giao uỷ thác theo tỷ giá ghi sổ

Có TK1112, 1122: Số ngoại tệ đã chi trả theo tỷ giá ghi sổ

Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh Đồng thời, kế toán ghi:

Có TK007: Số nguyên tệ đã chi trả 2.2.4. Kế toán tại bên giao ủy thác XK - Tài khoản kế toán sử dụng

Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác, kế toán tại bên giao uỷ thác xuất khẩu sử dụng các tài khoản cơ bản sau:

- Tài khoản 131: phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng với bên nhận ủy thác XK - Tài khoản 3388: phản ánh tình hình thanh toán hoa hồng uỷ thác xuất khẩu và các khoản chi hộ với đơn vị nhận uỷ thác

- Tài khoản 157, 511, 632, 641, 515, 635, 007, 1112, 1122,....

- Trình tự hạch toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

(1). Khi xuất kho hàng hóa chuyển cho bên nhận ủy thác, kế toán ghi:

Nợ TK157

Có TK1561

Trường hợp hàng mua không nhập vào kho mà được chuyển giao thẳng cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán phản ánh trị giá mua của hàng chuyển giao như sau:

Nợ TK157 Nợ TK1331

Có TK111, 112, 331...

(2). Khi bên nhận uỷ thác đã hoàn thành việc xuất khẩu hàng hoá, căn cứ vào Hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau:

+ Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu uỷ thác:

Nợ TK131 (bên nhận uỷ thác): TGTT Có TK511: TGTT

+ Phản ánh trị giá vốn của hàng đã xuất khẩu:

Nợ TK632

Có TK157

+ Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp của hàng xuất khẩu:

Nợ TK 5111

Có TK3333

(3). Khi nhận được các chứng từ liên quan đến số thuế xuất khẩu, thuế TTĐB của hàng xuất khẩu đã được bên nhận uỷ thác nộp hộ vào Ngân sách Nhà nước, kế toán ghi:

Nợ TK 3333

Có TK 3388 (bên nhận uỷ thác)

Khi trả tiền nộp hộ các khoản thuế của hàng xuất khẩu uỷ thác cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK3388(bên nhận uỷ thác) Có TK111, 112

(4). Phản ánh số tiền phải trả cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản chi phí đã chi hộ liên quan đến hàng xuất khẩu uỷ thác, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK641 Nợ TK1331

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

Có TK3388 (bên nhận uỷ thác)

(5). Khi chấp nhận hoá đơn GTGT về hoa hồng uỷ thác do bên nhận uỷ thác chuyển giao, kế toán tiến hành ghi nhận khoản hoa hồng uỷ thác xuất khẩu phải trả cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu như sau:

Nợ TK641: TGTT Nợ TK1331

Có TK3388(bên nhận uỷ thác)

(6). Khi kết thúc hợp đồng ủy thác XK, kế toán tiến hành bù trừ số tiền phải thu về hàng xuất khẩu với các khoản phải trả cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu như: hoa hồng uỷ thác, các khoản chi hộ... để xác định số tiền còn phải thu của bên nhận uỷ thác, kế toán ghi:

Nợ TK3388 (bên nhận uỷ thác): Bù trừ số hoa hồng uỷ thác xuất khẩu và các khoản chi hộ còn phải trả

Có TK131( bên nhận uỷ thác): Ghi giảm số tiền hàng phải thu ở đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu theo tỷ giá ghi sổ

(7). Khi đơn vị nhận uỷ thác thanh toán số tiền hàng còn lại, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh như sau:

Nợ TK111(1112), 112(1122): TGTT

Có TK131(bên nhận uỷ thác): TGGS Có TK515(hoặc Nợ TK635)

Đồng thời, ghi:

Nợ TK007: Số nguyên tệ thực nhận 2.2.5. Ví dụ minh họa

Doanh nghiệp B nhờ doanh nghiệp A xuất khẩu ủy thác lô hàng cho khách hàng C, giá xuất kho 11.000.000đ, giá bán 1.000USD/FOB.HCM. Theo quy định của hợp đồng, doanh nghiệp B giao hàng trực tiếp cho khách hàng C tại cảng; hàng đã lên tàu, khách hàng chưa thanh toán tiền, tỷ giá thực tế 19.700VND/USD.

Doanh nghiệp A chi hộ cho doanh nghiệp B chi phí kiểm nghiệm bốc dở hàng bằng tiền mặt 500.000đ và nhận giấy báo tính thuế XK của hải quan với thuế suất 2%

trên giá xuất tại cửa. Doanh nghiệp A chuyển tiền gửi ngân hàng trả thuế XK thay cho doanh nghiệp B.

Vài ngày sau, doanh nghiệp A nhận được GBC của ngân hàng với nội dung: “Ghi tăng TK TGNH của doanh nghiệp A 950USD, trừ thủ tục phí ngân hàng 50USD (khoản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

thủ tục phí này doanh nghiệp A chi hộ cho doanh nghiệp B). Tỷ giá ngày giao dịch 19.800VND/USD.

Doanh nghiệp A được hưởng hoa hồng xuất khẩu ủy thác 4% trên giá trị hàng xuất khẩu, thuế GTGT của hoa hồng là 10%. Tỷ giá ngày giao dịch 19.700VND/USD.

Sau khi bù trừ những khoản chi phí đã chi hộ (chi phí kiểm nghiệm, bốc dở và thủ tục phí ngân hàng) và hoa hồng ủy thác XK , số ngoại tệ còn lại doanh nghiệp A chuyển khoản cho doanh nghiệp B kèm các chứng từ chi phí có liên quan.

Hợp đồng ủy thác xuất khẩu đã được thanh lý.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế tại doanh nghiệp A và doanh nghiệp B.

Biết rằng: Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B tính thuế GTGT khấu trừ. Doanh nghiệp A có số dư ngoại tệ đầu kỳ ở ngân hàng là 500USD, tỷ giá ghi sổ: 19.650VND/USD, tỷ giá xuất ngoại tệ xác định theo phương pháp nhập trước - xuất trước.

Kế toán tại bên nhận ủy thác XK (doanh nghiệp A):

- Khi doanh nghiệp B đã giao hàng lên tàu cho khách hàng C Nợ TK 131(khách hàng C) 1.000 x 19.700 = 19.700.000 Có TK331 (doanh nghiệp B) 19.700.000 - Khi nhận giấy báo thuế XK của hải quan

Nợ TK331 (doanh nghiệp B) 1.000 x 19.700 x 2% = 394.000

Có TK3388 394.000

- Chuyển TGNH trả thuế XK thay cho doanh nghiệp B Nợ TK 3388 394.000

Có TK 112 394.000

- Chi phí kiểm nghiệm, bốc dở hàng đã chi hộ cho doanh nghiệp B Nợ TK 1388 (doanh nghiệp B) 500.000

Có TK111 500.000

- Khi doanh nghiệp A nhận được GBC của ngân hàng

Nợ TK 1122 950 x 19.800 = 18.810.000

Nợ TK 1388(doanh nghiệp B) 50 x 19.800 = 990.000 Có TK 131 (khách hàng C) 1.000 x 19.700 = 19.700.000

Có TK 515 100.000

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

- Căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu uỷ thác về tỷ lệ hoa hồng được hưởng, doanh nghiệp A ghi nhận doanh thu hoa hồng

Nợ TK 131(doanh nghiệp B) 866.800

Có TK 5113 1.000 x 19.700 x 4% = 788.000 Có TK 33311 78.800

- Khi tiến hành thanh toán bù trừ:

Nợ TK 331(doanh nghiệp B) 2.356.800 Có TK131 (doanh nghiệp B) 866.800

Có TK1388 500.000 + 990.000 = 1.490.000 - Khi thanh toán số tiền hàng còn lại cho doanh nghiệp B

Nợ TK 331 (doanh nghiệp B) 860,62*19.700 = 16.954.214

Nợ TK 635 11.062

Có TK 1122 500 x 19.650 + 360,62 x 19.800 = 16.965.276 Kế toán tại bên giao ủy thác XK (doanh nghiệp B):

- Khi xuất kho hàng hóa chuyển hàng ra cảng chờ xuất khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK157 11.000.000

Có TK1561 11.000.000

- Khi giao hàng cho khách hàng C, theo dõi thu tiền doanh nghiệp A + Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu uỷ thác:

Nợ TK131 (doanh nghiệp A): 1.000 x 19.700 = 19.700.000 Có TK5111 19.700.000

+ Phản ánh trị giá vốn của hàng đã xuất khẩu:

Nợ TK 632 11.000.000

Có TK157 11.000.000

+ Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp của hàng xuất khẩu:

Nợ TK 5111 19.700.000 x 2% = 394.000

Có TK3333 394.000

- Khi nhận được chứng từ liên quan đến số thuế XK đã được doanh nghiệp A nộp hộ:

Nợ TK 3333 394.000

Có TK 3388 (doanh nghiệp A) 394.000

- Phản ánh số tiền phải trả cho doanh nghiệp A về các khoản chi phí đã chi hộ: chi phí kiểm nghiệm, bốc dỡ; thủ tục phí ngân hàng

Nợ TK 641 500.000 + 990.000 = 1.490.000

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Có TK3388 (doanh nghiệp A) 1.490.000

- Phản ánh số tiền hoa hồng phải trả cho doanh nghiệp A như sau:

Nợ TK641 1.000 x 4% x 19.700 = 788.000 Nợ TK1331 78.800

Có TK3388(doanh nghiệp A) 866.800 - Khi tiến hành thanh toán bù trừ

Nợ TK3388 (doanh nghiệp A) 866.800 + 1.490.000 + 394.000 = 2.750.800 Có TK131( doanh nghiệp A) 2.750.800

- Khi doanh nghiệp A thanh toán số tiền hàng còn lại Nợ TK 1122 860,62 x 19.700 = 16.954.214 Có TK131(doanh nghiệp A) 16.954.214 Đồng thời, ghi:

Nợ TK 007 860,62 USD

2.3. Trình bày thông tin về hàng xuất khẩu trên báo cáo tài chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Theo quan điểm này tác giả xác định nội dung của KTQTCP bao gồm: (1) Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí; (2) Nhận diện và xác định các trung tâm chi phí; (3)

Với quan điểm phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất

Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành xuất khẩu dăm gỗ là một lợi thế lớn đối với công ty trong việc phản ứng nhanh nhạy với các biến động của thị trường cũng

Cần có cách chính sách quan tâm hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong địa bàn Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh

Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: tự nghiên cứu và phát triển, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…Tuy nhiên,

Tuy nhiên, có 2 nhân tố vẫn chưa phản ánh được mức độ ảnh hưởng đã đưa ra trong nghiên cứu như: Cơ hội đào tạo - thăng tiến và đồng nghiệp tới sự hài lòng công việc của

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp và báo cáo khẩn tới Bộ Y tế (Cục Quản lý dược). Các cơ sở kinh doanh, pha chế, cấp phát thuốc hướng tâm thần

 Tra cứu thông tin sáng chế nhằm xác định (các) sáng chế giải quyết vấn đề kỹ thuật đặt ra bằng cách tra cứu cơ sở dữ liệu sáng chế QUỐC TẾ.  Tra cứu được (các)