• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngân hàng câu hỏi môn hóa 8 hk2 năm học 2020 - 2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngân hàng câu hỏi môn hóa 8 hk2 năm học 2020 - 2021"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC

1. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Khí hiđro cháy trong không khí với ngọn lửa màu

A. xanh mờ. B. vàng nhạt. C. tím. D. đỏ.

Câu 2: Dẫn khí hiđro qua chất rắn X màu đen nung nóng, thu được chất rắn Y có màu đỏ. Hai chất X, Y lần lược là:

A. Cu, CuO. B. Cu2O, Cu. C. Cu, FeO. D. CuO, Cu.

Câu 3: Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm chứa CuO nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, hiện tượng quan sát được là:

A. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành.

B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành.

C. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước tạo thành.

D. Có tạo thành chất rắn màu đen, có hơi nước tạo thành.

Câu 4: Để có hỗn hợp nổ cần lấy H2 và O2 theo tỉ lệ thể tích H2 và O2 là bao nhiêu?

A. 2: 3. B. 1: 2. C. 1: 1. D. 2: 1.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hiđro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

B. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

C. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hiđro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

D. Hiđro cháy mãnh liệt trong oxi nên gây tiếng nổ mạnh.

Câu 6: Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy gây tiếng nổ vì:

A. Hiđro cháy mãnh liệt trong oxi.

B. Phản ứng này tỏa nhiều nhiệt.

C. Thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí, đó là tiếng nổ mà ta nghe được.

D. Hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hiđro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.

B. Hiđro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

C. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

D. Hiđro có thể tác dụng với tất cả các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

Câu 8: Về ứng dụng của hiđro, điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Hiđro dùng để sản xuất nhiên liệu. B. Hiđro dùng để nạp vào kinh khí cầu.

C. Hiđro dùng để sản xuất phân đạm. D. Hiđro dùng để sản xuất nước.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Hiđro ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng;

(2) Hiđro nhẹ hơn không khí 0,1 lần;

(3) Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị;

(4) Hiđro tan rất ít trong nước.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

2. Mức độ thông hiểu

Câu 10: Các phản ứng cho dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?

A. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.

B. CO2 + NaOH + H2O → NaHCO3.

(2)

C. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

D. H2 + CuO → H2O + Cu.

Câu 11: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaO + H2O Ca(OH)2. B. CaCO3

t CaO + CO2. C. CO2 + C t 2CO. D. Cu(OH)2

t CuO + H2O.

Câu 12: Các phản ứng cho dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử?

A. CO2NaOHNaHCO .3 B. CO2H O2 H CO .2 3 C.

to

CO22Mg2MgO C. D. CO2Ca(OH)2CaCO3H O.2 3. Mức độ vận dụng thấp

Câu 13: Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:

A. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím. B. H2O, giấy quỳ tím.

C. H2SO4, giấy quỳ tím. D. dung dịch HCl, giấy quỳ.

Câu 14: Có những chất rắn sau: CaO, P2O5, MgO, Na2SO4. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất rắn trên?

A. Axit và giấy quì tím. B. Axit H2SO4 và phenolphtalein.

C. Nước và giấy quì tím. D. Dung dịch NaOH.

Câu 15: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột màu trắng riêng biệt: CaO, Na2O, MgO và P2O5. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các lọ trên?

A. Dùng nước và dung dịch axit sunfuric.

B. Dùng dung dịch axit sunfuric và phenolphtalein.

C. Dùng trong nước và giấy quì tím.

D. Không có chất nào thử được.

Câu 16: Có 5 lọ hoá chất mất nhãn chứa các dung dịch: NaOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3, HCl. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên?

A. Dùng giấy quỳ tím và dung dịch BaCl2. B. Dùng giấy quỳ tím và dung dịch AgNO3. C. Dùng BaCl2 và phenolphtalein.

D. Dùng giấy quỳ tím, dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3.

Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau: Na  M  Cu  N M Cu M và N lần lượt là chất nào sau đây?

A. NaOH và Cu. B. H2 và CuO. C. Na2O và CuO. D. NaOH, CuO.

Câu 18: Cho các chất: H2, O2, Cl2, Al2O3, Fe, CuO. Số cặp chất có thể phản ứng được với nhau là

A. 8. B. 6. C. 7. D. 5.

4. Mức độ vận dụng cao

Câu 19: Khí H2 cháytrong khí O2 tạo nước theo phản ứng:

to

2 2 2

2H O 2H O. Muốn thu được 3,6 gam nước thì thể tích khí H2 (đktc)cần phải đốt là

A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.

Câu 20: Cho 48 gam CuO tác dụng hoàn toàn với khí H2 đun nóng. Thể tích khí H2 (đktc) cần dùng là A. 11,2 lít. B. 13,44 lít. C. 13,88 lít. D. 14,22 lít.

Câu 21: Cho 12 gam CuO tác dụng hoàn toàn với khí H2 đun nóng. Khối lượng đồng thu được là

A. 9,6 gam. B. 6,4 gam. C. 7,68 gam. D. 8,96 gam.

Câu 22: Khử 12 gam sắt(III) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng là A. 5,04 lít. B. 7,56 lít. C. 10,08 lít. D. 8,2 lít.

Câu 23: Khử 14,4 gam sắt(III) oxit bằng khí hiđro. Khối lượng sắt thu được là

(3)

A. 16,8 gam. B. 8,4 gam. C. 12,6 gam. D. 10,08 gam.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu - Phép chiếu vuông góc được dùng để vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể Câu 19.. -

- Rèn luyện kĩ năng biết cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.. - Biết ứng dụng của mỗi chất tuỳ theo tính

- Củng cố, nắm vững những kiến thức về tính chất hóa học của nước: Tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hidro.. Tác dụng với một số

 Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axit axetic.  Tính chất hóa học: Là một axit yếu, có tính chất chung của axit, tác dụng với ancol etylic

Dựng biểu đò cột biểu diễn tỉ số phần trắm các loại trường nói trên trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam... Gọi E là một điểm nằm

Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên..

Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 15kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đâyA. Thước nào thích hợp dùng để đo chiều dài

Đáp án : Qua đoạn trích , ta thấy tác giả vạch trần sự thật tội ác bằng những tư liệu phong phú, xác thực, với tấm lòng của một người yêu nước, thương nòi.Tuy khách