• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 167, số 07, 2017

Tập 167, Số 07, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Môc lôc Trang

Nguyễn Đại Đồng - Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai dưới thời Gia Long và Minh Mệnh 3 Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 Trần Thị Nhung - Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện 15 Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn

ngôn văn học của Trần Đình Sử) 21

Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời

sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25

Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ

thuật tạo hình hiện đại 31

Trương Thị Phương - Giải pháp ứng dụng hiệu quả thông tin đồ họa trên báo điện tử 37 Phạm Thị Nhàn - Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại 43 Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in

năm 1745 và bản in năm 1932 49

Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 61

Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp

10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên 67

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa

học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào

tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85 Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập

chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 91 Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngôn

ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12

nâng cao 97

Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên

cứu khoa học xã hội 103

Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể

dục các trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc 109

Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện chuyên môn trong giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên 115

Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119

Journal of Science and Technology

167 (07)

N¨m

2017

(3)

Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Thái Nguyên 125

Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Như Tiến - Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học

Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 135 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn

đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp 141

Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147 Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 153

Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người

và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học 159

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên 165

Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp

doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình 171

Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến

đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 177 Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê,

huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 183 Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch

vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở

khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189

Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193

Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199

Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài

học cho Việt Nam 205

Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư

nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211

Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập mới 219

Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu

điển hình tại thành phố Thái Nguyên 225

Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 231

Ngô Thúy Hà - Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 237

Đoàn Quang Thiệu - Một số kết quả xây dựng mô hình học tập, thực hành về kế toán doanh nghiệp 243

(4)

Phạm Thị Bích Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 91 - 96

91

LỰA CHỌN BÀI TẬP THỂ LỰC CHUYÊN MÔN NÂNG CAO

KẾT QUẢ HỌC TẬP CHẠY CỰ LY NGẮN CHO SINH VIÊN KHÓA 14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Phạm Thị Bích Thảo1*, Nguyễn Thành Trung2

1Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên,

2Trường Đại học sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong nghiên cứu khoa học Thể dục Thể thao (TDTT), đề tài đã đánh giá được thực trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên (ĐHKH-ĐHTN). Từ đó lựa chọn được 7 bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập chạy cự ly ngắn cho sinh viên Khóa 14 của Trường. Kết quả cho thấy các bài tập được lựa chọn đã nâng cao kết quả học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Từ khóa: Giáo dục thể chất, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, bài tập, thể lực

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, TDTT nước ta đã đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần tích cực trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. TDTT từng bước trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống xã hội.

Điền kinh được coi là môn chính nhằm phát triển các tố chất thể lực chung phục vụ cho việc học tập và lao động. Điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của đại hội thể thao Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa của nhân loại.

Chạy ngắn là 1 một nội dung của Điền kinh, chạy ngắn đòi hỏi phải hòi hội tụ nhiều yếu tố nên người tập phải phát huy tối đa sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, ý chí, tính kiên trì, sự quyết tâm cao. Thành tích của chạy ngắn là kết quả của quá trình chuẩn bị về mọi mặt: thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, ý chí, trong đó thể lực đóng vai trò quan trọng và là cơ sở để tiếp thu tốt kỹ thuật, chiến thuật thể thao cũng như phát huy tốt hiệu quả các yếu tố tâm lý. Hơn nữa chạy ngắn còn được coi là phương tiện để nâng cao hiệu quả các môn

*Tel: 0972823555; Email: phamthaodhkhtn@gmail.com

thể thao như Bóng đá, Bóng rổ... Vậy để có thành tích chạy ngắn tốt cần phải phát triển sức mạnh tốc độ, thể lực chuyên môn cho người chạy tức là phải sử dụng các bài tập một cách tích cực và có hiệu quả nhất.

Thực tiễn quan sát những buổi học của sinh viên Khóa 14, Trường ĐHKH- ĐHTN, chúng tôi thấy tình trạng thể lực sinh viên trong trường còn hạn chế như: sinh viên chưa chú trọng đến việc phát triển, nâng cao thể lực chuyên môn để đạt thành tích cao nhất, chưa có hệ thống bài tập phù hợp dẫn đến chất lượng học tập chưa cao. Để giúp đỡ sinh viên đạt được thành tích tốt hơn trong chạy ngắn thì điểm mấu chốt của chính là lựa chọn các bài tập thể lực chuyên môn.

Trên cơ sở xác định tính cấp thiết của vấn đề, chúng tôi nghiên cứu lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao kết quả học tập chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 trường ĐHKH- ĐHTN.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao kết quả học tập chạy cự ly ngắn (chạy 100m) cho sinh viên Khóa 14, Trường ĐHKH-ĐHTN.

Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; Phương pháp

(5)

Phạm Thị Bích Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 91 - 96

92

phỏng vấn, toạ đàm; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm;

Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng tập luyện các bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập chạy cự ly ngắn của sinh viên Khóa 14, Trường ĐHKH–ĐHTN

Từ những năm đầu tiên khi mới thành lập Trường ĐHKH-ĐHTN, môn Chạy ngắn đã được đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên của trường. Qua quan sát, theo dõi việc tập luyện các bài tập sức mạnh tốc độ, thể lực chuyên môn trong chạy ngắn của sinh viên Khóa 14 chúng tôi nhận thấy được một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, sinh viên còn hạn chế thời gian tập luyện, phong trào tập luyện chưa cao.

Theo quan sát sinh viên chưa tự hoạt động ngoại khóa nhiều, 1 số thì chơi các môn thể thao khác như Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông... Việc tập luyện các môn thể thao trên có tác động tốt đến thể lực nhưng lại ít ảnh hưởng đến thể lực chuyên môn trong chạy ngắn của sinh viên.

- Thứ 2, do sinh viên ít quan tâm đến việc phát triển thể lực chuyên môn trong chạy ngắn mà chỉ quan tâm đến thành tích chạy.

- Thứ 3, do sinh viên chưa tự tổ chức nhóm hoạt động tập luyện ngoại khóa. Chỉ tập khi gần đến kỳ thi nên không đạt được thành tích như ý muốn. Như vậy, việc tổ chức tập luyện thể lực chuyên môn để nâng cao kết quả học tập chạy cự ly ngắn cho sinh viên là rất cần thiêt, đòi hỏi phải có biện pháp tích cực thúc đẩy sinh viên thường xuyên luyện tập, phát triển thể lực chuyên môn để nâng cao kết quả học tập chạy cư ly ngắn.

Nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học để lựa chọn các bài tập

Trên cơ sở tổng hợp về lý luận cũng như thực trạng môn học học chạy cự ly ngắn của sinh viên Khóa 14, Trường ĐHKH-ĐHTN chúng tôi đã xác định khi xây dựng bài tập phát triển

thể lực nâng cao kết quả học tập cần phải dựa vào các căn cứ như:

- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên lứa tuổi 18-22;

- Căn cứ vào cơ sở lý luận về thể lực chuyên môn;

- Các bài tập được xây dựng phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích nhiệm vụ của quá trình giảng dạy và huấn luyện;

- Các bài tập được sử dụng một cách thích hợp để phát triển các tiền đề thành tích cần thiết nâng cao khả năng chịu đựng, lượng vận động phải phù hợp;

- Bài tập xây dựng trên cơ sở đặc điểm, trình độ, tình trạng sức khỏe, tâm sinh lý của đối tượng tập luyện.

- Xây dựng bài tập cần căn cứ vào cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy.

Thông qua những vấn đề đã nêu và quan sát thực tế, lấy phiếu phỏng vấn hỏi ý kiến giảng viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm giảng dạy chúng tôi đưa ra một số các bài tập giúp cho các em sinh viên nâng cao thể lực chuyên môn trong chạy cự ly ngắn. Bằng phương pháp này đề tài đã lựa chọn 1 số bài tập ứng dụng mà phần lớn các giảng viên, huấn luyện viên và những người có kinh nghiệm tán thành và được trình bày ở Bảng 1.

Đánh giá hiệu quả các bài tập trong giờ ngoại khóa để phát triển thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập chạy cự ly ngắn cho sinh viên Khóa 14, Trường ĐHKH-ĐHTN. Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy khi xét đến các bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao kết quả chạy cự ly ngắn cho sinh viên hầu hết tập trung vào các bài tập chiếm từ 80% số người tán thành trở lên để lựa chọn và đưa vào quá trình thực nghiệm đó là các bài tập.

Các bài tập được tán thành thông qua phương pháp phỏng vấn:

- Bài tập 1: Chạy đạp sau 30m - Bài tập 2: Chạy 80m tốc độ cao

- Bài tập 3: Chạy biến tốc 50m chậm, 50m nhanh

(6)

Phạm Thị Bích Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 91 - 96

93 - Bài tập 4: chạy nâng cao đùi tại chỗ (phút) di chuyển (30m)

- Bài tập 5: Chạy 200m tốc độ tối đa - Bài tập 9: Tại chỗ bật xa

- Bài tập 10: Chạy việt dã 2000m

Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao kết quả học tập chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường ĐH Khoa học

STT Bài tập Tán

thành

Không tán thành

% tán thành

1 Chạy đạp sau 30 m 20 0 100

2 Chạy 100m tốc độ tối đa 18 2 90

3 Chạy biến tốc 50m nhanh, 50 m chậm 20 0 100

4 Chạy nâng cao đùi tại chỗ (phút) di chuyển (30m) 19 1 95

5 Chạy 200m tốc độ tối đa 19 1 95

6 Nằm sấp chống đẩy 6 14 30

7 Bật cóc 4 16 20

8 Cơ lưng và cơ bụng 12 8 60

9 Tại chỗ bật xa 17 3 85

10 Chạy việt dã 2000m 16 4 80

Xây dựng kế hoạch tập luyện

Sau khi lựa chọn 1 số bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao kết quả học tập chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14, Trường ĐHKH- ĐHTN. Chúng tôi đã áp dụng bài tập đó cho nhóm thực nghiệm (16 sinh viên khóa 14) luyện tập trong 12 tuần, mỗi tuần 2 buổi, thời gian mỗi buổi tập là 2 tiết ngoại khóa. Tiến trình thực nghiệm được trình bày ở Bảng 2:

Bài tập 1: Chạy đạp sau 30m:

- Phương pháp lặp lại: 3 lần x 3 tổ - Thực hiện 30m chạy đạp sau - Nghỉ bằng cách đi ngược lại 30m - Thời gian nghỉ giữa mỗi tổ là 3-5 phút Bài tập 2: Chạy 100m tốc độ tối đa:

- Phương pháp lặp lại 3 lần

- Thời gian nghỉ giữa các lần là 3 phút - Thời gian mỗi lần thực hiện từ 17’’- 20’’

- Hình thức nghỉ: nghỉ ngơi tích cực

Bài tập 3: Chạy biến tốc 50m nhanh 50m chậm:

- Phương pháp lặp lại 2 lần x 200m - Thời gian nghỉ giữa các lần là 10-15 phút

- Hình thức nghỉ: nghỉ ngơi tích cực Bài tập 4: Chạy 200m tốc độ tối đa:

- Phương pháp lặp lại 2 lần x 2 tổ - Thời gian nghỉ giữa các lần 2-3 phút - Thời gian nghỉ giữa các tổ từ 10-15 phút - Thời gian mỗi lần thực hiện 35’’- 50’’

Bài tập 5: Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển:

- Phương pháp lặp lại 2 lần x 2 tổ - Thời gian nghỉ giữa các lần 3-5 phút - Thời gian nghỉ giữa các tổ từ 10-15 phút - Hình thức nghỉ: hít thở sâu

Bài tập 6: Chạy việt dã 2000m:

- Phương thức: 1 lần

- Thời gian thực hiện: 10 – 15 phút Bài tập 7: Bật xa tại chỗ:

- Phương pháp lặp lại 3 lần x 3 tổ - Thời gian nghỉ giữa các lần 2-3 phút - Thời gian nghỉ giữa các tổ từ 10-15 phút - Hình thức nghỉ: nghỉ ngơi tích cực

(7)

Phạm Thị Bích Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 91 - 96

94

Bảng 2. Tiến trình tập luyện Tuần

Bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Chạy đạp sau 30m x x x x x x x

Kiểm tra

Chạy 100m tốc độ tối đa x x x x

Chạy biến tốc 50m nhanh 50m chậm x x x x x

Chạy 200m tốc độ tối đa x x x x

Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển x x x x x

Chạy việt dã 2000m x x x

Bật xa tại chỗ x x x x x

Để khẳng định các bài tập đã lựa chọn tác dụng tới thể lực chuyên môn trong quá trình học Điền kinh của sinh viên Khóa 14, Trường ĐHKH- ĐHTN đề tài kiểm tra theo 2 nội dung quy định bằng test chạy 30m xuất phát cao và 100m xuất phát thấp và so sánh thành tích của 2 nhóm lựa chọn được trình bày ở Bảng 3.

Bảng 3. Kết quả so sánh thành tích 30m của 2 nhóm trước thực nghiệm

Nhóm Thông số

thống kê

Nhóm thực nghiệm (A= 16)

Nhóm đối chứng (B= 16)

(Giây) 4’’03 4’’08

0.04 0.03

0.03

Sc 0,17

Ttinh 0,476

tbảng 2,042

P 0,05

Bảng 3 ta thấy kết quả kiểm tra chạy 30m trước thực nghiệm của 2 nhóm là không có sự khác biệt, cụ thể ttính = 0,476 < tbảng = 2,042 ở ngưỡng xác xuất P>0,05 hay thành tích chạy 30m trước thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau. Vì vậy cũng cũng không có sự khác biệt thành tích chạy 30m giữa hai nhóm sinh viên.

So sánh thành tích chạy 100m của 2 nhóm trước thực nghiệm được trình bày ở bảng 4.

Qua Bảng 4 cho ta thấy kết quả kiểm tra thành tích ban đầu chạy 100m của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều cho kết quả Ttính < tbảng ở ngưỡng xác xuất P > 0,05. Chứng

tỏ thành tích chạy 100m ban đầu của 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau. Vì vậy không có sự khác biệt thành tích chạy 100m giữa 2 nhóm sinh viên.

Bảng 4. Kết quả so sánh thành tích chạy 100m của 2 nhóm trước thực nghiệm

Nhóm Thông số

thống kê

Nhóm thực nghiệm (A= 16)

Nhóm đối chứng (B= 16)

(Giây) 13’’48 13’’44

0.14 0.14

0.14

Sc 0,37

Ttính 0,49

tbảng 2,042

P 0,05

Bảng 5. Kết quả kiểm tra và so sánh thành tích chạy 30m của 2 nhóm sau 12 tuần tập luyện

Nhóm Thông số

thống kê

Nhóm thực nghiệm (A= 16)

Nhóm đối chứng (B= 16)

(Giây) 3’’83 3’’98

0.04 0.03

0.03

Sc 0,17

Ttính 2,38

tbảng 2,042

P 0,05

Qua bảng 5 cho thấy kết quả chạy 30m của 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 12 tuần tập luyện là khác biệt, có ý nghĩa thể hiện ở chỗ ttính =2,380 > tbảng = 2,042 ở ngưỡng xác xuất P < 0,05.

(8)

Phạm Thị Bích Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 91 - 96

95 Sau khi kiểm tra và so sánh thành tích chạy

30m của 2 nhóm sau tập luyện và so sánh thành tích chạy 100m của 2 nhóm. Kết quả kiểm tra và so sánh được trình bày ở bảng 6.

Bảng 6. Kết quả kiểm tra và so sánh thành tích chạy 100m của 2 nhóm sau 12 tuần tập luyện

Nhóm Thông số

thống kê

Nhóm thực nghiệm (A= 16)

Nhóm đối chứng (B= 16)

(Giây) 12’’88 13’’12

0.06 0.13

0.10

Sc 0,31

Ttinh 2,718

tbảng 2,042

P 0,05

Qua kết quả của Bảng 6 cho thấy thành tích chạy 100m của 2 nhóm sau 12 tuần thực hiện có sự khác biệt có ý nghĩa. Thể hiện Ttính >

tbảng. Tức là thành tích chạy ngắn của nhóm

thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng, chứng tỏ các bài tập thể lực chuyên môn mà chúng tôi lựa chọn trong giờ ngoại khóa đã có hiệu quả nâng cao kết quả học tập chạy cự ly ngắn cho sinh viên Khóa 14, Trường ĐHKH- ĐHTN.

KẾT LUẬN

- Việc tập luyện và thi đấu nội dung chạy ngắn, cụ thể là chạy 100m có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thành tích thể thao cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng đào tạo ở cơ sở giáo dục.

- Thực trạng tập luyện và thể lực của sinh viên Khóa 14 Trường ĐHKH-ĐHTN còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đạt yêu cầu.

- Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 7 bài tập phát triển thể lực trong chạy cự ly ngắn cho sinh viên Khóa 14, Trường ĐHKH- ĐHTN gồm:

- Bài tập 1: Chạy đạp sau 30m - Bài tập 2: Chạy 80m tốc độ cao

- Bài tập 3: Chạy biến tốc 50m chậm, 50m nhanh

- Bài tập 4: chạy nâng cao đùi tại chỗ (phút) di chuyển (30m)

- Bài tập 5: Chạy 200m tốc độ tối đa - Bài tập 6: Tại chỗ bật xa

- Bài tập 7: Chạy việt dã 2000m

Các bài tập được lựa chọn đã nâng cao thể lực thể lực, góp phần nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn cho sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đại Dương (2002), Chạy cự ly ngắn, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.

2. Nguyễn Đại Dương và cộng sự (2006), Giáo trình Điền kinh, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.

3. Lê Văn Lẫm (1992), “Lượng vận động trong tập luyện thể thao”, Tạp chí Giáo dục thể chất, Bộ GD& ĐT, Hà Nội.

4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp Thể dục thể thao, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong Thể dục thể thao, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.

(9)

Phạm Thị Bích Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 91 - 96

96

SUMMARY

CHOOSING ADVANCED PHYSICAL EXERCISE TO IMPROVE RESULTS OF SPRINTING FOR 14th COURSE STUDENTS AT UNIVERSITY OF SCIENCES – THAI NGUYEN UNIVERSITY

Pham Thi Bich Thao1*, Nguyen Thanh Trung2

1University of Sciences – TNU, 2University of Education - TNU

This study is based on the use of the common research methodologies on physical education and sports to evaluate the current physical strengths of the students at University of Sciences – Thai Nguyen University (TNUS). And then, 7 types of advanced physical excersise to improve the results of sprinting for 14th Course TNUS students are chosen. The results show that when the above types are applied into the lessons, they make a great contribution to improving TNUS students’ academic achievements and the quality of training.

Keywords: Physical education, University of Sciences - Thai Nguyen University, exercise, methods, sports, physical strengths.

Ngày nhận bài: 16/02/2017; Ngày phản biện: 13/03/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017

*Tel: 0972823555; Email: phamthaodhkhtn@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vũ Thúy Hằng, Đoàn Thị Hồng Nhung - Luận bàn về cách phân loại tín ngưỡng thờ Mẫu 25 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng, Nguyễn Thị Thu Hương - Đại học Thái

môi trường giáo dục tại trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên bằng bảng hỏi DREEM 57 Bùi Thị Minh Hà, Nguyễn Hữu Thọ - Nhận thức của nông hộ về biến đổi khí hậu

môi trường giáo dục tại trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên bằng bảng hỏi DREEM 57 Bùi Thị Minh Hà, Nguyễn Hữu Thọ - Nhận thức của nông hộ về biến đổi khí hậu

môi trường giáo dục tại trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên bằng bảng hỏi DREEM 57 Bùi Thị Minh Hà, Nguyễn Hữu Thọ - Nhận thức của nông hộ về biến đổi khí hậu

Nguyễn Thị Xuân Thu * , Phạm Ngọc Duy Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên Nghiên cứu này là một nghiên cứu hành động trong đó sơ đồ ngữ nghĩa

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và