• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021 Bồi

dưỡng Toán Tiết 3: ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập các bảng chia đã học ( Bảng chia 2, 3, 4, 5 ). Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 ( Phép chia hết ).

- HS biết vận dụng kiến thức được học để chơi trò chơi

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát. HS tích cực học, chăm chỉ, yêu thích môn toán và làm bài cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: TBPHTM: Máy tính,

- HS: SGK, thước kẻ, bút chì, vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(2)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1. Hoạt động mở đầu ( 3 phút) - Trò chơi: Thi nối nhanh

( ND: Nối KQ với phép tính đúng)

- Đọc phép tính và KQ vừa nối được?

- Nhận xét, tuyên dương những em làm đúng và nhanh nhất.

- GV giới thiệu bài mới và ghi tên bài 2. HĐ luyện tập, thực hành ( 20 phút)

Bài 1

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yc HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

- GV sử dụng mô hình đồng hồ, yêu cầu HS nêu giờ đúng ở đồng hồ tương ứng.

- GV nhận xét, chữa bài.

- GV củng cố cho HS cách xem đồng hồ.

Bài 2:

- Gọi HS đọc bài toán.

- GV giúp HS phân tích dữ kiện của bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yc HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- Yc HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

- GV và HS nhận xét, chữa bài.

? Muốn biết 6 thuyền có bao nhiêu người ta làm như thế nào?

- GV củng cố cho HS giải bài toán có liên quan đến bảng nhân.

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

24 : 3 4 x 7 32 : 4 28 21 8

16 : 2 24 + 4

3 x 7

Bài 1

- Viết vào chỗ chấm theo mẫu.

- HS làm bài vào vở a, 6 giờ 15 phút.

b, 2 giờ 30 phút (2 giờ rưỡi ) c, 9 giờ kém 15 phút.

Bài giải

Số cốc trong mỗi hộp là:

24 : 6 = 4( cốc) Đáp số: 6 cái cốc Bài 2:

- Giải toán Tóm tắt:

1 thuyền có: 4 người 6 thuyền có: …người?

- Hs trả lời.

- Hs nêu bài toán.

- HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

Bài giải

Sáu thuyền có số người là:

4 x 6 = 24 (người)

Đáp số: 24 người.

(3)

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm:

(10 phút) Bài 3:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài toán.

- Yc HS làm bài.

- GV chữa bài.

- Để điền đúng ta phải làm như thế nào?

- GV nhận xét, chữa bài.

* Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học

Bài 3

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- Tính kết quả rồi mới điền dấu.

a, 3 x 5 < 3 x 6 b, 3 x 5 = 5 x 3 3 x 5 > 3 x 4 4 x 6 = 6 x 4

c, 20 : 4 > 20 : 5 20 : 4 < 20 : 2

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2021 Bồi

dưỡng Tiếng Việt

Tiết 3: ÔN TẬP VỀ SO SÁNH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- . Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó. Ôn luyện về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm

- Rèn kỹ năng sử dụng câu và sử dụng dấu câu.

- Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích các hỉnh ảnh đẹp, yêu thích môn học;

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ mở đầu (3 phút) - Cho lớp hát

+ Nêu nội dung bài hát?

- Hs hát - HS nêu

(4)

- GV kết nối bài học - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

2. HĐ Luyện tập – Thực hành (20 phút)

Bài 1

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài bằng cách dùng bút chì gạch chân dưới các hình ảnh so sánh.

- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần của bài.

- GV chữa bài và nhận xét các HS vừa lên bảng làm bài.

Bài 2

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Gọi 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh, HS nào làm đúng cả 4 ý và nhanh nhất là người thắng cuộc. Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở.

- Luyện tập thêm (với HS khá) GV ghi trên bảng lớp:

+ Trăng tròn như…

+ Cánh diều cao lượn như…

Yêu cầu HS tìm hình ảnh so sánh điền vào chỗ trống.

- Chữa bài và tuyên dương HS làm bài đúng và nhanh nhất.

Bài 3

- Gọi1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.

- Hướng dẫn: Dấu chấm được đặt ở cuối

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.

- Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ câu văn.

- HS dưới lớp suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- 4 HS lên bảng làm bài. Lời giải đúng là:

a) Mắt hiền sáng tựa vì sao.

b) Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm.

c) Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời là cái bếp lò nung.

d) Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- Hãy ghi lại từ chỉ sự so sánh trong các câu trên.

- HS làm bài. Lời giải đúng:

a) tựa b) như c, d) là

- HS trao đổi trong nhóm tìm hình ảnh phù hợp. Đại diện nhóm lên bảng ghi vào chỗ trống.

Ví dụ: Trăng tròn như chiếc mâm vàng.

Cánh diều chao lượn như cánh chim.

- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.

- 1 HS đọc trước lớp.

(5)

câu, mỗi câu cần nói trọn một ý. Để làm đúng bài tập, các em cần đọc kĩ đoạn văn, có thể chú ý các chỗ ngắt giọng và suy nghĩ xem chỗ ấy có cần đặt dấu chấm câu không vì chúng ta thường ngắt giọng khi đọc hết 1 câu.

- Nhận xét, chữa bài HS.

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm : (10 phút)

- Cho học sinh chơi trò chơi « Ai nhanh, ai đúng » với nội dung : Đặt 1 câu có sử dụng nghệ thuật so sánh.

- GV nhận xét, khen ngợi.

* Củng cố- dặn dò

- Tổng kết giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Gia đình; ôn tập câu: Ai là gì?

- Nghe giảng và làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. Lời giải đúng:

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.

- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- HS nối tiếp nhau nêu câu đã đặt có sử dụng nghệ thuật so sánh.

- Ví dụ: Qủa cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

--- Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Chủ điểm tháng 9 : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM Tiết 3 MỜI BẠN ĐẾN THĂM TRƯỜNG TÔI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết giới thiệu về trường, lớp của mình .

- HS tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường ,lớp.

- HS tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới. NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(6)

- GV: Các tài liệu về trường, lớp , thầy cô giáo và học sinh nhà trường. Ảnh chụp quang cảnh lớp trường trong những ngày lễ hay các buổi sinh hoạt tập thể…Kịch bản : “ Mời bạn đến thăm trường tôi".

- HS: vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu ( 3 phút)

- Hát tập thể bài : Lớp chúng ta kết đoàn.

- Nêu lý do, giới thiệu chương trình hoạt động.

2. Tìm hiểu về ngôi trường của mình ( 10 phút)

- Trước khi vào tuần 1 , GV phổ biến cho học sinh nắm được kế hoạt hoạt động , cung cấp cho HS một số tư liệu về trường , lớp, thầy cô giáo và học sinh trong trường , yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung giới thiệu về mái trường, thầy cô, bạn bè .

- HS tự đọc tư liêụ và sưu tầm , tìm hiểu các thông tin và chuẩn bị thi hùng biện

- Đănng kí dự thi với GV/ ban tổ chức .

- Nhóm kịch chuẩn bị tiểu phẩm “ Mời bạn đến thăm trường tôi “ 3. HĐ Luyện tập – Thực hành (10 phút)

- Thi giới thiệu “ Mời bạn đến thăm trường tôi"

- HS tập một bài hát về trường , ( nếu có bài hát truyền thống thì càng tốt ) - GV người dẫn chương trình giới

thiệu ý nghĩa và yêu cầu cuộc thi . - Giới thiệu ban giám khảo.

- Lần lượt giới thiệu học sinh lên trình bày ( mỗi bài thi không quá 5 phút )

- HS hát

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- Các nhóm đăng kí - Nhóm kịch chuẩn bị

- HS tập một số bài hát - HS lắng nghe

- HS lên trình bày.

- HS nêu

(7)

- Y/cầu học sinh nêu được các nét đặc trưng của lớp , thành tích đạt được,

3. Hoạt động vận dụng (15 phút ) - Cuối mỗi phần trình bày Bốc thể đặt

câu hỏi cho thí sinh trả lời . - Tổng kết trao giải

- Công bố kết quả .

- Trao giải thưởng cho thí sinh có phần giới thiệu hay nhất

- GV nhận xét chung và nhắc nhở học sinh phải biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường, lớp .

* Củng cố , dặn dò: để chuẩn bị cho hoạt động 2 , cần chuẩn bị : bút chì , màu vẽ, giấy A4 chú ý học sinh phải nêu được ý nghĩa tranh mình đã vẽ ,…

- Gv nhận xét tiết học.

- HS theo dõi

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.. - Nhận xét, đánh giá tiết học. Dấu chấm, dấu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ti vi, máy tính.. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ti vi, máy tính.. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.. HĐ CỦA THẦY

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Điền vào chỗ trống âchoặc ât : a) Cau đứng làm thước.. Đo tháng

Kĩ năng: Phân biệt dấu dấu hỏi, dấu nặng với các dấu thanh khác 3: Thái độ: yêu thích môn học, chịu khó tìm đọc bài.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.Thái độ: Tự giác làm bài tập và yêu thích bộ môn III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU dấu ngoặc đơn, điền vào chỗ trống:.. - Gọi Hs đọc yêu

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói... CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:?. Hoạt động của GV Hoạt động