• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng:6A,B………

Tiết 17

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TỪ CÁC TRUYỆN NGỤ NGÔN ĐÃ HỌC

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn.

- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết, cách sống, cách đánh giá nhìn nhận sự vật, sự việc.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.

- Kể lại được truyện.

* Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức giá trị tinh thần, trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân, tương ái trong cuộc sống. Cách đánh giá nhìn nhận sự vật, sự việc.

- Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Có cách đánh giá nhìn nhận sự vật, sự việc.

- Giao tiếp, phẩn hồi, lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cảm nhận của bản thân về bài học trong truyện.

3. Thái độ:

- Biết vận dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống: sống đoàn kết, khiêm tốn, chan hòa với mọi người trong tập thể, đánh giá nhìn nhận sự vật, sự việc một cách toàn diện.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung độ lượng.

+ Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

B. CHUẨN BỊ

(2)

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, tóm tắt tài liệu, phân tích.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Kể lại câu chuyện Thầy bói xem voi bằng lời văn của em?

* Định hướng

- H/s kể lại câu chuyện theo các ý sau:

- Câu chuyện kể về việc 5 ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau nhân buổi ế hàng.

Cả 5 ông đều mù. Ông nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi như thế nào.

Thế là khi nghe có voi đi qua, năm ông chung nhau liền biếu người quản voi xin cho voi dừng lại để cùng xem.

- Điều đặc biệt là cả 5 ông đều xem voi bằng “tay”. Người thì sờ vòi, người thì sờ ngà, người thì sờ tai, người thì sờ chân còn người thì lại sờ đuôi.

- Mỗi thầy chỉ “quan sát” một bộ phận của cơ thể con voi chứ không thể quan sát được toàn bộ cơ thể của nó.

- Vì quan sát bằng “tay” nên mỗi thầy đưa ra một nhận xét khác nhau về con voi.

- Kết quả: đánh nhau toạc đầu chảy máu.

III. Bài mới: (35’) * Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Các em đã được học và ôn tập các văn bản truyện ngụ ngôn. Để củng cố sâu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật các truyện ngụ ngôn đã học, chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

Hoạt động thầy - trò Nội dung

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s nắm được giá trị nội dung của các truyện ngụ ngôn.

* Hình thức tổ chức:

I.Giá trị nội dung của các truyện ngụ ngôn

(3)

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 17 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, tóm tắt tài liệu, phân tích.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn?

- HS trả lời.

- K/n truyện ngụ ngôn:

Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo, khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống.

? Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học?

- Ếch ngồi đáy giếng.

- Thầy bói xem voi.

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

? Nhân vật trong các truyện ngụ ngôn đã học là ai?

- Con Ếch.

- Thầy bói.

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

-> Qua các nhân vật này truyện ngụ ngôn đã để lại những bài học gì?

? Giá trị nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng?

- Phê phán: những kẻ hiểu biết nông cạn lại huênh hoang

- Khuyên răn: phải mở rộng tầm hiểu biết, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

? Truyện Thầy bói xem voi có giá trị nội dung gì?

- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

? Nội dung truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng?

Bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy mỗi người không thể sống đơn độc , tách ḿnh mà cần đoàn kết, gắn bó đề cùng tồn tại và phát triển.

* Thảo luận nhóm (3’)

* Văn bản Ếch ngồi đáy giếng - Phê phán: những kẻ hiểu biết nông cạn lại huênh hoang

- Khuyên răn: phải mở rộng tầm hiểu biết, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

* Văn bản Thầy bói xem voi

- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

* Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

- Bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy mỗi người không thể sống đơn độc , tách ḿình mà cần đoàn kết, gắn bó đề cùng tồn tại và phát triển.

(4)

? Qua các văn bản truyện ngụ ngôn muốn khuyên răn chúng ta những bài học nào?

- Các nhóm thảo luận-báo cáo.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Gv chốt

- Khuyên răn: phải mở rộng tầm hiểu biết, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

- Khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

- Mỗi người cần đoàn kết, gắn bó đề cùng tồn tại và phát triển.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s nắm được giá trị nghệ thuật của các truyện ngụ ngôn.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 17 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, tóm tắt tài liệu, phân tích.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Nghệ thuật đặc sắc của văn bản Ếch ngồi đáy giếng?

- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

- Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên mà sâu sắc.

- Cách kể bất ngờ, hài hước.

? Giá trị nghệ thuật văn bản Thầy bói xem voi - Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.

- Lặp lại các sự việc - Nghệ thuật phóng đại.

? Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sử dụng những nghệ thuật đặc sắc nào?

- Truyện sáng tạo bằng nhân hoá, ẩn dụ và tưởng tượng.

? Nhân vật trong các truyện ngụ ngôn đã học là ai?

- Con Ếch.

- Thầy bói.

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

II. Giá trị nghệ thuật của các truyện ngụ ngôn

* Văn bản Ếch ngồi đáy giếng - Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

- Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên mà sâu sắc.

- Cách kể bất ngờ, hài hước.

* Văn bản Thầy bói xem voi

- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.

- Lặp lại các sự việc - Nghệ thuật phóng đại.

* Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

- Truyện sáng tạo bằng nhân hoá, ẩn dụ và tưởng tượng.

(5)

? Để có những bài học ngụ ý răn đời truyện ngụ ngôn đã sử dụng nhũng nghệ thuật tiêu biểu nào?

- Nghệ thuật nhân hóa, tưởng tượng.

- Nghệ thuật ẩn dụ.

- Kể chuyện sáng tạo bất ngờ.

? Em rút ra được bài học gì qua các câu chuyện?

- HS tự bộc lộ.

- Gv nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung độ lượng.

+ Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

? Kể các câu chuyện ngụ ngôn em đã học?

? Rút ra đặc điểm truyện ngụ ngôn?

- Nhân vật: loài vật, con người.

- Ngụ ý kín đáo nhằm khuyên nhủ con người bài học nào đó trong cuộc sống.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình

- Nắm chắc định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên các truyện ngụ ngôn đã học.

- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.

- Chuẩn bị: Kiểm tra tổng kết chủ đề.

+ Ôn lại các kiến thức đã học trong chủ đề Các truyện ngụ ngôn.

+ Xem các dạng bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

============********=============

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

Lãnh đạo được xem như là linh hồn của doanh nghiệp, một nhà lãnh đạo xuất sắc không chỉ là người có năng lực mà còn hội tụ đầy đủ các yếu tố như phẩm chất, hành vi,

Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đóA. Là những từ đọc giống nhau