• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

Ngày soạn: 10/11/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 11năm 2018(5A) KHOA HỌC

TIẾT 17: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỂM HIV/AIDS I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.

- HIV Lây qua 3 con đường: Máu, QH tình dục, mẹ truyền sang con.

2. Kĩ năng: Biết cách phòng tránh.

3. Thái độ: Có thái độ không phân biệt đối sử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.

* QTE: Trẻ em có quyền khám chữa bệnh và chăm sóc khi mắc bệnh.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- kĩ năng xđ giá trị, tự tin, ứng xử, giao tiếp phù hợp, kỹ năng thể hiện cảm thông.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ thẻ các hành vi (lây nhiễm và không lây nhiễm HIV) như trong SGK; Bảng các hành vi có nguy cơ lây nhiễm và không lây nhiễm HIV.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

+ HIV có thể lây truyền qua những đường nào?

+ Nêu cách phòng tránh HIV/AIDS?

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua qua....” (13’)

* Mục tiêu: HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.

* Cách tiến hành:

- GV phát thẻ các hành vi cho 2 tổ.

- Treo 2 bảng các hành vi có nguy cơ lây nhiễm hoặc không lây nhiễm HIV.

- GV nhận xét, đánh giá.. Đội nào gắn xong phiếu trước và đúng là thắng cuộc.

- Gv gọi một số HS giải thích đối với một số hành vi.

*Đáp án:

+ Các hành vi lây nhiễm HIV: Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng; xăm mình chung dụng

- 2, 3 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Mỗi tổ 10 HS chơi.

- HS trong tổ tiếp sức gắn phiếu tương ứng cột.

- Hs giải thích một số hành vi.

Bảng “HIV lây truyền hoặc

(2)

cụ không khử trùng; nghịch kim tiêm đã sử dụng;

băng bó vết thơng chảy máu không dùng găng tay bảo vệ; dùng chung dao cạo (nguy cơ lây nhiễm thấp); truyền máu (không rõ nguồn gốc máu).

+ Các hành vi không lây nhiễm HIV: Bơi ở bể bơi công cộng; bị muỗi đốt; cầm tay; ngồi học cùng bàn; khoác vai; dùng chung khăn tắm; mặc chung áo; nói chuyện; ôm; cùng chơi bi; uống chung li nước; ăn cơm cùng mâm; nằm ngủ bên cạnh; sử dụng chung nhà vệ sinh.

- Gv gọi hs đọc bài làm đã hoàn thiện.

- GV kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, nói chuyện, cùng ăn cơm,...

Hoạt động 2: Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV” (14’)

* Mục tiêu: Biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng.

Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV.

* Cách tiến hành:

- GV mời 5 HS đóng vai

+ Người thứ nhất: Trong vai người bị nhiễm HIV, là HS mới chuyển đến.

+ Người thứ 2: Tỏ ra ân cần khi chưa biết, sau đó thay đổi thái độ.

+ Người thứ 3: Đến gần định làm quen. Khi biết bạn bị nhiễm HIV cũng thay đổi thái độ vì sợ.

+ Người thứ 4: Đóng vai GV. Sau khi đọc xong tờ giấy nói: “Nhất định là em đã tiêm chích ma tuý rồi. Tôi sẽ đề nghị chuyển em đi lớp khác”, sau đó đi ra khỏi phòng.

+ Người thứ 5: Thể hiện thái độ hỗ trợ, cảm thông.

- Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử trên

- Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống?

- Gv nhận xét.

Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. (5’)

* Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS quan sát các hình (Tr.36, 37).

- Nói về nội dung từng hình?

- Theo em các bạn ở trong hình nào có cách ứng

không lây truyền qua...”

Các hành vi có nguy cơ lây

nhiễm HIV.

Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV

... ...

- HS đọc bảng đã hoàn thiện.

- HS lắng nghe.

- 5 HS chuẩn bị.

- Hs Thực hành đóng vai.

- Lớp theo dõi. Thảo luận xem cách ứng xử nào nên, cách nào không nên.

- Đại diện các nhóm nêu ý kiến.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hs quan sát các hình/36,37 sgk và nêu nội dung từng hình.

(3)

xử đúng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ?

- Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của bạn, bạn sẽ đối xử với họ như thế nào? Tại sao?

- GV nhận xét, kết luận: HIV không lây qua tiếp xúc xã hội thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống, thông cảm và chăm sóc. Không nên xa lánh, phân biệt đối xử.

Điều đó đối với những người nhiễm HIV rất quan trọng vì họ đã được nâng đỡ về mặt tinh thần, họ cảm thấy được động viên, an ủi, được chấp nhận.

3. Củng cố – dặn dò(3’)

- Trẻ em có thể làm gì để tham gia phòng tránh HIV/AIDS?

- Trẻ en có quyền gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu học bài và chuẩn bị bài: Phòng tránh bị xâm hại.

- Hs trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- Quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ, quyền được sống còn và phát triển - Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn: 11/10/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2018(5B) Thứ năm ngày 15 tháng 11năm 2018(5C) Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018(5A)

KĨ THUẬT

TIẾT 10: BÀY DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách bày dọn bữa ăn ở gia đình.

2. Kĩ năng: Liên hệ được với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình.

3. Thái độ: Ý thức giữ gìn vệ sinh, ăn uống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh, ảnh một số kiểu bày món ăn. Phiếu đánh giá học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (Ổn định tổ chức)(2’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Em hãy trình bày cách rán đậu phụ ở gia đình em?

- Muốn đậu rán đạt yêu cầu cần chú ý điều gì?

- Gv nx.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài(1’)

- 2 học sinh trả bài

(4)

b. Giảng bài

Hoạt động1: Làm việc cả lớp.(10’) Mục tiêu: Tìm hiểu cách trình bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.

Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 Sgk?

? Em hãy nêu mục đích của việc bày món ăn?

? Dựa vào hình Sgk, em hãy nêu cách trình bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn ở gia đình?

- Ở gia đình em thường hay bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn như thế nào?

- Gv nhận xét, kết luận,

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm(10’) Mục tiêu: Học sinh hiểu được cách thu dọn sau bữa ăn.

Cách tiến hành:

Gv nói: thu dọn sau khi rán đậu phụ là công việc nhiều học sinh đã tham gia.

- Trình bày cách thu dọn sau bữa ăn của gia đình em?

- Em hãy so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em với cách thu dọn sau bữa ăn ở Sgk?

- Gv bổ sung thêm và hướng dẫn các em về nhà giúp đỡ gia đình bày dọn thức ăn?

Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập(7’)

Mục tiêu: HS nắm được bài qua phiếu học tập.

Cách tiến hành:

? Em hãy nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.

? Em hãy kể tên những công việc em có thể giúp đỡ gia đình trước và sau bữa ăn.

4. Củng cố và dặn dò(3’) - Gv nhận xét tiết học.

Chuẩn bị: Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

- Làm cho bữa ăn phải hợp lý, hấp dẫn thuận tiện hợp vệ sinh.

- Sắp đủ dụng cụ ăn như bát ăn cơm, đũa, thìa.

- Dùng khăn sạch lau khô.

- Sắp xếp món ăn ở mâm bàn sao cho đẹp tiện cho mọi người khi ăn.

- Hs kể việc thu dọn bữa ăn của gia đình.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

(5)

Ngày soạn: 12/11/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 15 tháng 11năm 2018(5A) ĐỊA LÍ TIẾT 10 : NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp , chăn nuôi đang ngày càng phát triển.

- HS biết nước ta trồng nhiều loại cây , trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.

2.Kĩ năng: HS nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng , vật nuôi chính ở nước ta.

3.Thái độ: Yêu quý, chăm sóc, bảo vệ vật nuôi , cây trồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ kinh tế Việt Nam.

- Tranh ảnh về các vùng lúa , cây công nghiệp , cây ăn quả ở ta.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đâu ? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ?

- Phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới (30') - Giới thiệu bài (1’)

*Ngành trồng trọt(15’) HĐ1( làm việc cả lớp )

- GV nêu câu hỏi: Dựa vào mục 1 trong SGK suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:

+ Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ?

- GV kết luận.

HĐ2( làm việc theo cặp )

-Yêu cầu HS quan sát hình 1 và thảo luận các câu hỏi:

+ Kể tên một số cây trồng ở nước ta?

+Loại cây nào được trồng nhiều hơn cả? Trồng nhiều ở đâu?

Kết luận: Nuớc ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các

- 2 HS trả lời.HS khác nhận xét.

+Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp

+ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.

- Thảo luận theo cặp.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Lúa, cây ăn quả, cà phê, chè...

- Cây lúa nhiều hơn.Trồng (cấy )nhiều ở đồng bằng.

(6)

cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.

+Vì sao nước ta chủ yếu là cây xứ nóng

+ Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo

- GV tóm tắt:Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới ( chỉ đứng sau Thái Lan )

HĐ3 ( làm việc cá nhân )

- Yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK , kết hợp với vốn hiểu biết của mình, cho biết cây lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm ( chè, cà phê, cao su,..) được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng.

- GV treo bản đồ Kinh tế Việt Nam trên bảng.

- GV kết hợp vừa chỉ bản đồ vừa kết luận:

+Tổ chức cho HS thi kể về các loại cây trồng ở địa phương mình.

- GV nhận xét tuyên dương.

* Ngành chăn nuôi (10’) HĐ4( làm việc cả lớp )

-Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?

- Dựa vào hình 1, em hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng?

GV liên hệ: Gia đình em nuôi các con vật nào? Các con vật đó có ích lợi gì? Em đã chăm sóc chúng như thế nào?

- Qua bài học này, em biết được những điều gì về nông nghiệp của nước ta?

3. Củng cố, dặn dò(5')

- Tổ chức chơi trò chơi: Phóng viên.

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới.

- Xuất khẩu lúa gạo đứng nhất nhì thế giới.

- HS quan sát hình1.Trình bày kết quả.

- HS quan sát , lắng nghe.

- 1 số HS thi kể về các loại cây trồng ở địa phương mình.

+ Do nhu cầu của người tiêu dùng, khoa học kĩ thuật ngày càng cao,…..

+Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi.

+ Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.

- HS trả lời và tự liên hệ ở gia đình.

- HS trả lời và rút ra kết luận SGK.

- HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học .VD:

+ Theo bạn, ngành nào là ngành có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp?

+ Hãy kể tên một số cây trồng ở nước ta...

(7)

- GV nhận xét và kết luận.

- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- Chuẩn bị bài: Lâm nghiệp và thuỷ sản.

--- Ngày soạn : 13/11/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018(5A) KHOA HỌC

TIẾT 20: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.

2. Kĩ năng: Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A ; nhiễm HIV/AIDS.

3. Thái độ: GD học sinh thêm yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trang 42-43 SGK.

- Giấy vẽ, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Em hãy kể một số quy định đường bộ đối với người đi bộ và điều khiển xe thô sơ ? - Nhận xét

2. Bài mới(30')

- Giới thiệu bài. GV nêu mục đích y/c của tiết học.

HĐ1. Làm việc với SGK(8’)

* Mục tiêu: Ôn lại một số kiến thức trong bài:

Nam hay nữ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì * Cách tiến hành.:

Bước 1: Làm việc cá nhân.

- HS đọc kĩ thông tin SGK và làm bài tập 1,2,3 trang 42 SGK.

Bước 2 : Làm việc cả lớp.

- Gọi hs đọc bài làm.

- Một số HS nêu.

- HS đọc và tìm hiểu nội dung câu hỏi.

- Một số HS trả lời:

1. Tuổi dậy thì ở nữ: 10-15 tuổi Tuổi dậy thì ở nam: 13- 17 tuổi.

2. Tuổi dậy thì là tuổi mà cơ thể

(8)

- GV giảng và kết luận.

HĐ2: Trò chơi " Ai nhanh. Ai đúng "(15’) * Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học.

* Cách tiến hành:

Bước 1. :Làm việc theo nhóm.

- GV YC cả lớp quan sát VD SGK và thảo luận nhóm.

N1: Vẽ sơ đồ hoặc viết cách phòng tránh bệnh sốt rét?

N2: Vẽ sơ đồ hoặc viết cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?

N3: Vẽ sơ đồ hoặc viết cách phòng tránh bệnh viêm não?

N4: Vẽ sơ đồ hoặc viết cách phòng tránh nhiễm HIV/ AIDS

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Các nhóm treo sản phẩm và cử người trình bầy.

- Các nhóm khác nhận xét, góp ý và có thể nêu ý tưởng mới.

- GV chốt lại kiến thức mà HS cần ghi nhớ ở mỗi ND.

3. Củng cố, dặn dò(5')

- Bài hôm nay ôn tập về những nội dung gì?

Em đang ở giai đoạn phát triển nào? Giai đoạn này có đặc điểm gì?

- Nhận xét chung tiết học.Nhắc HS thực hiện ND bài học. Chuẩn bị bài: Ôn tập (tiếp theo)

có nhiều biến đổi về mặt thể chất và tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.

3. Mang thai và cho con bú.

- Các nhóm thảo luận, nhóm trưởng điều khiển nhóm.

- Các nhóm trưởng bày sản phẩm và thuyết trình bài của nhóm mình.

--- Ngày soạn : 13/11/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16tháng 11 năm 2018(5A) LỊCH SỬ

TIẾT 9: CÁCH MẠNG MÙA THU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình ( Hà Nội ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2-9 trở thành ngày quốc khánh của nước ta.

(9)

2. Kĩ năng:Trình bày lại được không khí tưng bừng của buổi lễ tuyên bố độc lập.

3. Thái độ: Biết ơn Bác và làm theo lời Bác dạy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: ảnh tư liệu, phiếu học tập.

- GV+ HS: Hình trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Tại sao ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta ?

- Thắng lợi của CMT8 có ý nghĩa ntn đối với DT ta?

- Gv nx.

2. Bài mới (30')

a).Giới thiệu bài: GV dùng ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

b).Bài giảng:

*HĐ 1: Quang cảnh HN ngày 2/9/1945 (5')

- HS đọc ND SGK và quan sát tranh miêu tả quang cảnh HN ngày 2/9/1945?

*HĐ2: Diễn biến buổi lễ Tuyên bố Độc lập (10')

+ Buổi lễ tuyên bố độc lập diễn ra ntn?

+ Buổi lễ kết thúc ra sao ?

*HĐ3: Nội dung, ýnghĩa của bản Tuyên ngôn (5')

- 2 HS đọc đoạn trích bản Tuyên SGK, trao đổi với nhau để tìm ND chính của bản Tuyên ngôn

- Nêu ý nghĩa của sự kiện 2 -9 - 1945 ?.

- 2 HS trả lời.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS trao đổi theo cặp và nêu: HN tưng bừng cờ hoa, thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình... Đồng bào HN không kể già trẻ, trai , gái đều xuống đường hướng về Ba Đình.

- HS trao đổi theo nhóm bàn

- Đúng 14 giờ Bác Hồ và các vị chính phủ lâm thời bước lên lễ đài, chào nhân dân.

- Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lâp.

- Các thành viên chính phủ lâm thời ra mắt và tuyên thệ trước đồng bào.

- Buổi lễ kết thúc nhưng giọng nói Bác Hồ và những lời khẳng định trong bản tuyên ngôn còn vang vọng mãi ...

- Bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN.

- Khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập

(10)

- Gọi HS đọc kết luận SGK . 3. Củng cố, dặn dò(5')

- Ngày 2/9 là ngày kỷ niệm gì của DT ta?

+ Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong buổi lễ tuyên bố độc lập.

- Liên hệ thực tiễn về ngày quốc khánh (ở địa phương, ở trường em đã làm gì để kỉ niệm ngày 2-9).

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp

ấy.

- Khẳng định quyền độc lập của nhân dân ta với toàn thế giới, cho thế giới thấy rằng : ở Việt Nam đã có 1 chế độ mới ra đời thay thế cho chế độ thực dân pk.

- HS đọc SGK

- Là ngày quốc khánh.

- Bác Hồ là người quan tâm đến dân, yêu thương, hết lòng vì nhân dân….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục trẻ động vật nuôi trong gia đình rất có ích vì thế các con phải chăm sóc cho chúng ăn, yêu quý và bảo vệ chúng

Kiến thức: - Biết được những việc của trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.. - Biết được vì sao mọi người trong gia đình

- Hiểu ý chính của đoạn, nội dung bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học. Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập.. *)QTE:

-Thái độ: Giáo dục HS có tình cảm đối với người thân. Có ý thức trong học tập... *GD quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được tham gia viết thư và

Thái độ: Cảm nhận vẻ đẹp của hoa lá, có ý thức chăm sóc bảo vệ cây, thêm yêu thiên

- Có thái độ biết bảo vệ, chăm sóc các loài động vật.. * GDBVMT: Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các

- Có thái độ biết bảo vệ, chăm sóc các loài động vật.. * GDBVMT: Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các

được chăm sóc che chở và mọi người trong mọi người trong gia đình cần yêu thương chăm sóc lẫn nhau, gia đình cần yêu thương chăm sóc lẫn nhau,. em có quyền được sống chung với