• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:………. Tiết 8 Ngày giang:……… Tiết 8

ÔN TẬP : NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN VÀ NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mô tả hiện thực về đời sống của những người dân lao động qua các bài hát than thân.

- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân và những câu hát châm biếm

- Vận dụng trong cuộc sống, trong bài viết.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Đọc – hiểu những câu hát than thân và những câu hát châm biếm.

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân , những câu hát châm biếm trong bài học.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tự nhận thức hiện thực về đời sống của người lao động dưới chế độ cũ; - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc thông cảm, chia sẻ với những người bất hạnh trong nhiều cảnh ngộ.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tình yêu thương, đồng cảm với nỗi khổ của những con người bất hạnh.

* GD đạo đức: Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhânHẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM

* Giáo dục môi trường: sưu tầm những bài ca dao về môi trường.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực tự học ,năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói .

II. Chuẩn bị:

- GV : Đọc, nghiên cứu tài liệu, soạn bài .

- Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu SGK, tìm những bài ca dao có cùng chủ đề.

III. Phương pháp:

- Phân tích, so sánh, giảng bình, đọc diễn cảm, nhóm, động não, cặp đôi chia sẻ IV. Tiến trình dạy học và giáo dục

1. Ổn định: (1’).

2. Kiểm tra bài cũ:(5’).

(2)

? Đọc thuộc lòng và phân tích bài ca dao 1- 4 trong chùm ca dao về tình yêu quê hương đất nước. Nêu cảm nhận của em qua 2 bài ca dao đó?

* Yêu cầu:

- HS đọc thuộc lòng 2 bài ca dao.

- Nêu cảm nhận: Hai bài ca dao nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa. Qua đó thể hiện tình yêu và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật : động não - Thời gian : 1 phút - Hình thức : cá nhân

Sống dưới chế độ cũ, chế độ phong kiến, chế độ thực dân nửa phong kiến, nhân dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề. Đặc biệt là những người nông dân, những người phụ nữ, bị lao động cực nhọc, đói rét, khổ cực. Có biết bao cuộc đời đầy bi kịch thương tâm. Chính vì thế mà ca dao, dân ca Việt Nam có rất nhiều câu hát than thân, ai oán xúc động về những cuộc đời cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập một số bài ca dao tiêu biểu thuộc đề tài này.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 2 : Giải quyết vấn đề - Mục tiêu: học sinh nhớ lại về thể loại - Phương pháp: vấn đáp, tái hiện - Kĩ thuật: động não.

- Thời gian : 15 phút - Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

HS: Đọc bài ca dao 2.

? Cảm xúc bộc lộ trong toàn bài ca dao là gì?

Dự kiến HS trả lời

- Bài ca dao diễn tả sự thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng, nỗi thống khổ nhiều bề của người dân lao động trong xã hội cũ. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến.

GV chốt và chuyển ý:

HS: Đọc bài ca dao 3.

? Bài ca dao được mở đầu bằng cụm từ nào?

Dự kiến HS trả lời - Cụm từ: Thân em.

I. Lý thuyết

1. Những câu hát than thân

a. Bài ca dao 2

(3)

? Em biết bài ca dao nào cũng được mở đầu bằng cụm từ đó? Hãy đọc cho cả lớp cùng nghe?

Dự kiến HS trả lời + Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

+ Thân em như tấm lụa đào.

Phất phơ trước gió biết vào tay ai?

+ Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

? Những bài ca dao mở đầu bằng cụm tù “ thân em” thường nói về ai? Về điều gì?

Dự kiến HS trả lời

- Thường nói về ngừơi phụ nữ (Cuộc đời của những ngừơi phụ nữ)

? Cuộc đời của ngừơi phụ nữ được so sánh với hình ảnh nào? Chỉ ra những từ ngữ miêu tả hình ảnh trái bần?

Dự kiến HS trả lời - Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

HS: Gió dập , sóng dồi : Sự xô đẩy, vùi dập tàn nhẫn của sóng gió mênh mông, không biết trôi về đâu, h/ả ẩn dụ gợi số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ trong XH phong kiến.

? Hình ảnh trái bần, việc so sánh cuộc đời người phụ nữ với trái bần gợi cho em suy nghĩ gì?

Dự kiến HS trả lời

- Bần: gợi sự liên tưởng-> cảnh nghèo khó, thân phận đau khổ đắng cay.

?Tại sao tác giả lại so sánh hình ảnh cuộc đời ngưòi phụ nữ trong xã hội xưa với hình ảnh traí bần?

Dự kiến HS trả lời

- Trái bần bé nhỏ bị gió dập sống dồi, quăng quật trên sông nước mênh mông, không biết tấp vào đâu. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh dênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

GV bình : Bài ca dao 3 là lời than trực tiếp của người phụ nữ. Bài ca dao đã diễn tả 1 cách xúc

Với hình ảnh ẩn dụ, điệp ngữ, bài ca dao diễn tả sự thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng, nỗi thống khổ nhiều bề của

người dân lao động trong xã hội cũ. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến.

b. Bài ca dao 3:

(4)

động những đắng cay của người phụ nữ trong XH xưa. Họ dù có xinh đẹp, tài hoa đến mấy thì số phận họ cũng chỉ như hạt mưa, cái giếng giữa đàng, trái bần trôi... vật vờ, may rủi, hp hay bất hạnh không lường trước được.

Sau này Hồ Xuân Hương đã sử dụng sáng tạo cụm từ thân em để bày tỏ sự thương cảm, chua xót cho số phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước...(Thân em vừa trắng lại vừa tròn ...)

? Như vậy ta có thể coi đây là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, họ than về điều gì?

Dự kiến HS trả lời

- Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ như trái bần bé nhỏ bị “gió dập, sóng dồi” phải chịu nhiều đau khổ. Người phụ nữ không có quyền quyết định cuộc đời mình, xã hội phong kiến luôn nhấn chìm họ.

GV chốt và chuyển ý:

? Bài ca dao nói về ai, về việc gì?

Dự kiến HS trả lời - giới thiệu chú tôi

- nói chuyện mai mối cho chú tôi.

? Bài ca châm biếm hạng người nào trong xã hội ?

Dự kiến HS trả lời - Nghiện ngập, lười biếng

GV: Hạng người này thời nào cũng có, nơi nào cũng có, cần phải phê phán châm biếm. Đó là những người lười biếng, thích hưởng thụ, sống ỷ vào người khác “ăn no rồi lại …xem”

? Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung tương tự?

Dự kiến HS trả lời - Há miệng chờ sung

- Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

* GV chuyển ý:

Gọi HS đọc bài 2

? Bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong xã hội. Nghệ thuật diễn đạt?

Dự kiến HS trả lời - 2 HS trình bày

Bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, bài ca dao diễn tả xúc động thân phận nhỏ bé đắng cay của người phụ nữ trong XHPK: họ bị lệ thuộc, vùi dập, không có quyền quyết định cuộc đời, hạnh phúc của chính mình.

1. Những câu hát châm biếm:

a. Bài ca dao 1

Bằng nghệ thuật đối lập, hình ảnh tượng trưng, cách nói ngược bài ca dao chế giễu, phê phán những người nghiện ngập, lười biếng.

b. Bài ca dao 2

Với cách nói phóng đại, nước đôi bài ca dao phê phán những kẻ hành nghề mê tín lừa bịp người

(5)

? Hãy tìm những bài ca dao có nội dung tương tự?

Dự kiến HS trả lời Tiền buộc dải yếm bo bo Đem cho thầy bói rước lo vào mình

- Tử vi xem số cho người Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

GV chốt và chuyển ý:

Hoạt động 4: Tổng kết và vận dụng - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm

- Kĩ thuật: động não - Thời gian : 5 phút

- Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

HS suy nghĩ – thuyết trình trong 1’

? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về cuộc đời của những người lao động nói chung, ngưòi phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến?

Dự kiến HS trả lời

- Phản ánh sinh động nỗi đau khổ, bất hạnh, cs vất vả lam lũ của người dân LĐ trong XH cũ.

- Lên án, tố cáo mạnh mẽ XHPK đầy áp bức, bất công. Người LĐ vẫn vượt lên nỗi đau khổ sống lạc quan, cất cao tiếng hát.

- XH cần có sự bình đẳng giai cấp, giải phóng phụ nữ...

? Liên hệ: Cuộc đời của ngừơi phụ nữ và ngừơi lao động trong xã hội ngày nay đã có những nét nào đổi khác?

Dự kiến HS trả lời HS: Tự liên hệ

- Không còn những số phận đau khổ bất hạnh như Thị Kính, Hồ Xuân Hương, Vũ Nương, chị Dậu ... Người phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi mặt...

- Đặc điểm của 2 bài CD về ND và NT?

khác để kiếm tiền; châm biếm những kẻ mù quáng, ít hiểu biết.

III. Luyện tập

Bài tập : Cuộc đời của người phụ nữ và người lao động trong xã hội ngày nay đã có những nét nào đổi khác?

- HS trình bày.

4. Củng cố (2’)

(6)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức - KT: động não

- PP: Khái quát hoá.

- Hình thức : cá nhân.

Gv hệ thống toàn bài.

? Đọc diễn cảm 2 bài ca dao? Em thích bài ca dao nào ? Vì sao?

Dự kiến HS trả lời - HS đọc diễn cảm.

- Đọc thêm về những câu hát than thân.

5. Hướng dẫn về nhà (5’)

- Thuộc lòng 2 bài CD, nắm chắc giá trị nội dung- nghệ thuật của mỗi bài.

- Sưu tầm, phân loại và học thuộc lòng một số bài ca dao than thân.

- Viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất.

- Chuẩn bị bài tiếp theo : Từ ghép.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh

- Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh