• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/3/20201

Ngày giảng: 15/3/2021 Tiết: 100,101 Tập làm văn

LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phương pháp làm một bài văn tả người

- Cách trình bày miệng một đoạn (bài văn) miêu tả: nói dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.

2. Kỹ năng:

- Sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.

- Làm quen với việc trình bày trước tập thể: nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm - Trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin.

3. Thái độ:

Có ý thức tích cực khi tạo lập văn bản MT.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức .

+ Giao tiếp: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.

+ Giải quyết vấn đề: Tìm những vấn đề còn khúc mắc và trao đổi.

+ Hợp tác: hoạt động nhóm

+ Sử dụng CNTT: Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.

+ Sử dụng ngôn ngữ: trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO.

Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

- Yêu quê hương, đất nước, con người.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan;

soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP/KT

(2)

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

1. Ổn định lớp (1 phút).

Ngày giảng Lớp Sĩ số

6A1 6A2 2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)

Câu hỏi Đáp án- biểu điểm

Muốn tả người ta phải làm gì? Bố cục bài văn tả người gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần?

* Yêu cầu:

- Xác định đối tượng MT

- Quan sát, lựa chon h/a tiêu biểu

- Trình bày những điều quan sát theo một thứ tự nhất định.

3. Bài mới. (33 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Việc học các tác phẩm văn chương là rất quan trọng và cần thiết, việc vận dụng những kiến thức trong văn chương đặc biệt miêu tả nhân vật trong tác phẩm và nói trước tập thể là quan trọng hơn cả. Để có năng khiếu nói trước lớp chúng ta cùng tìm hiểu bài.

Hoạt động Thầy – Trò Nội dung

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động 1: Những yêu cầu của bài luyện nói.

I. Những yêu cầu của bài luyện nói

(3)

- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích.

- Kĩ thuật : hỏi và trả lời

- Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

Yêu cầu hs nhắc lại: Những yêu cầu của bài luyện nói

- Bám sát nội dung, yêu cầu trong SGK

- Thái độ tự tin, mạnh dạn, đĩnh đạc, nhìn vào người nghe, giọng nói vừa phải.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( )

Hoạt động 2: Luyện tập

Phương pháp: định hướng, vấn đáp, đánh giá...

Kĩ thuật: động não, trình bày, ...

Năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học...

II. Luyện tập:

Lập dàn ý cho các đề bài sau?

- Học sinh đọc bài tập 1 -> nêu yêu cầu của bài.

H. Đoạn văn trên tả cảnh gì?

- GV hướng dẫn làm dàn bài trên bảng

- Học sinh chuẩn bị bài theo nhóm -> trình bày ý kiến trước lớp (nói- ko đọc)

- GV ghi những ý chính lên bảng -> chốt lại + Quang cảnh: Yên tĩnh, trang nghiêm.

+ Thầy Hamen: Trang phục đẹp, chuẩn bị sẵn những từ mẫu mới tinh có dùng chứ Pháp, Andát, treo trước bàn học.

+ Cả lớp: Chăm chú nhìn lên bảng (các cụ già, trẻ em -> miêu tả gương mặt, đôi mắt…)

-> Im phăng phắc chỉ nghe thấy tiếng sột soạt trên giấy.

+ Thỉnh thoảng những con bọ dừa đen xì, bay vào lớp nhưng chẳng ai để ý.

+ Bên ngoài lớp: Trên cành cây những con chim bồ câu trắng, xinh xắn đang gật gù thật khẽ như đang nuối tiếc và hôm nay là buổi học cuối cùng.

- Lưu ý: Học sinh dùng biện pháp so sánh, nhân

1. Bài tập 1:

Đoạn văn tả quang cảnh sân trường trong buổi học cuối cùng.

(4)

hoá khi miêu tả.

- Học sinh đọc bài tập 2 -> nêu yêu cầu của bài tập

- GV cùng HS xây dựng dàn ý lên bảng.

- Học sinh nói theo nhóm -> cử 2 HS đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ xung.

- Học sinh nói thành thạo những ý chính đã chuẩn bị.

2. Bài tập 2

+ Miêu tả thầy Hamen trong buổi học cuối cùng.

- Thầy Hamen trong buổi học cuối cùng là người thầy đáng kính.

- Thầy ăn mặc trang trọng khác thường: áo Rơ đanh gốt…

- Giọng nói: Xúc động nghẹn ngào, Thầy dạy: Hãy trau dồi và giữ gìn tiếng nói của dân tộc.

- Thái độ: Dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn.

- Phút cuối: Người thầy tái nhợt, nghẹn ngào…dồn sức viết “Nước Pháp…)

-> Dựa đầu vào tường…giơ tay ra hiệu -> Xúc động đến cực điểm.

* Lập dàn ý

A/ Mở bài: Nêu cảm xúc khi gặp lại thầy giáo cũ

B/ Thân bài:

- Miêu tả hình dáng, cách ăn mặc, mái tóc, nụ cười

- Giọng nói

- Thái độ của thầy khi gặp lại học sinh.

C/ Kết bài

Cảm nghĩ của em

3. Bài tập 3

+ Tả lại hình ảnh thầy giáo cũ.

GV nói mẫu một đoạn.

- HS luyện nói trước tổ, nhóm

- GV chọn một số HS nói tốt, nói trước lớp.

- Chọn một số HS chưa nói được tập nói trước tập thể.

- GV cho điểm những HS nói tốt

*Luyện nói:

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

(5)

? Hãy đóng vai anh đội viên mà miêu tả lại hình ảnh Bác Hồ cho các bạn cùng nghe theo các đặc điểm sau: Ngoại hình, cử chỉ, hành động, giọng nói, tâm trạng

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )

?Viết một đoạn văn khoảng 10 câu miêu tả người thân mà em yêu quý. Trong khi tả sử dụng phép ẩn dụ

4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút) - Học sinh học lại cách làm văn tả người - Luyện nói thêm ở nhà

- Chuẩn bị: Văn bản Lượm

+ Kết hợp SGK trả lời các câu hỏi trong bài

--- Ngày soạn: 12/3/20201

Ngày giảng: 15/3/2021 Tiết: 102 ÔN TẬP

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Ôn tập kiến thức các văn bản truyện, kí đã học - Khái quát kiến thức tiếng Việt đã học.

- Ôn tập văn miêu tả 2. Kỹ năng:

- Tổng hợp, vận dụng làm bài tập - Tạo lập văn bản: văn miêu tả 3. Thái độ:

Có ý thức tích cực khi tạo lập văn bản MT.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức .

+ Giao tiếp: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.

+ Giải quyết vấn đề: Tìm những vấn đề còn khúc mắc và trao đổi.

+ Hợp tác: hoạt động nhóm B. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên,

(6)

hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan;

soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP/KT

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong giờ ôn tập 3. Bài mới:

Phần I: Văn bản

1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài - Giá trị nội dung

• Bức chân dung tự họa của Dế Mèn còn là biểu tượng cho tuổi trẻ, cho sự nông nổi xốc nổi của bản thân khi chưa thực sự trưởng thành.

• Từ sai lầm của Dế Mèn chúng ta còn rút ra bài học cho chính bản thân mình:

phải luôn quan tâm, giúp đỡ người xung quanh, không được có thói kiêu căng tự phụ, xốc nổi không chỉ gây ảnh hưởng đến chính mình mà còn làm hại những người khác.

- Giá trị nghệ thuật

• Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…

• Cách kể chuyện hấp dẫn theo ngôi thứ nhất, vốn ngôn từ phong phú, sinh động, lối nói dân dã “nghèo sức quá” “nói thẳng thừng” …

• Miêu tả tài tình, mượn câu chuyện về loài vật để gửi gắm bài học loài người.

2. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi

- Giá trị nội dung: Đoàn Giỏi đã xây dựng lên một bức tranh thiên nhiên nơi sông nước Cà Mau với vẻ đẹp phóng khoáng, hùng vĩ, hoang sơ, rộng lớn của

(7)

vùng đất lắm sông nhiều kênh rạch, tên gọi những địa danh gắn liền với đặc trưng độc đáo của vùng đó vô cùng giản dị, tự nhiên, độc đáo. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.

- Giá trị nghệ thuật:

• Ngôi kể chuyện thứ nhất xưng "tôi" giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực.

• Vận dụng linh hoạt mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.

• Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh...

nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm.

3. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

- Giá trị nội dung: Vẻ đẹp của cô em gái Kiều Phương và sự thức tỉnh của người anh nhắn nhủ chúng ta rằng hãy tự nhìn lại bản thân những bài học ý nghĩa:

• Lòng nhỏ nhen, ích kỉ, ghen tị, đố kị là một thói xấu cần loại bỏ trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt trước mỗi thành công hay tài năng của người khác, ta cần có cách ứng xử đúng đắn để nhận được sự trân trọng và niềm hạnh phúc chân thật.

• Lòng nhân hậu và sự độ lượng của người khác cũng là một liều thuốc tinh thần quý giá giúp chúng ta tự nhận thức được những thiếu sót của bản thân và tự biết vươn lên hoàn thiện nhân cách.

- Giá trị nghệ thuật:

• Ngôi kể thứ nhất → giọng điệu hồn nhiên, chân thực.

• Lối kể hồn nhiên này đã góp phần tạo độ tin cậy và tính chân thực cho người đọc. Đặc biệt trong truyện tác giả đã miêu tả rất tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật. Người đọc như được hóa thân thành nhân vật qua từng câu chữ của tác giả.

4. Vượt thác – Võ Quảng

- Giá trị nội dung: Từ hành trình vượt thác gian nan, tác giã đã khắc họa ra bức tranh thiên nhiên nơi vùng sông nước rộng lớn, hùng vĩ, bao la, bát ngát.

Nhưng rồi dưới ngòi bút của tác giả, hình ảnh con người nổi bật trong khung cảnh sông nước khắc nghiệt từ đó ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp phóng khoáng,

(8)

khỏe mạnh, dũng cảm, thông minh, lại vô cùng khiêm nhường của con người, nổi bật ở đây là hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư.

⇒ Trân trọng, ngợi ca tính cách, phẩm chất của con người lao động Việt Nam nói chung.

- Giá trị nghệ thuật:

• Nghệ thuật miêu tả kết hợp với các biện pháp so sánh, nhân hóa, cách thay đổi điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động, trí tưởng tượng phong phú,….

• Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc miêu tả cảnh vật và hành động của con người.

5. Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê

- Giá trị nội dung: Buổi học cuối cùng này, không chỉ đơn thuần là buổi học tiếng Pháp cuối ở mảnh đất An-dát mà đúng hơn nó là một buổi học đầy ý nghĩa và cảm động về lòng yêu và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, đồng thời là tấm lòng tự tôn, yêu hòa bình nước nước thiết tha mà thầy Ha-men muốn truyền thụ cho học trò của mình. Sự thức tỉnh của nhân vật Phrăng chính là minh chứng cho sự thấu hiểu sâu sắc về ý nghĩa của ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân Pháp, cũng như niềm tin vào một tương lai nước Pháp lại thống nhất mà tác giả muốn truyền tải đến độc giả.

- Giá trị nghệ thuật:

• Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

• Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.

• Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.

6. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ

- Giá trị nội dung: Qua bài thơ ta không chỉ thấy tấm lòng yêu thương, kính trọng của anh đội viên đối với Bác. Mà còn thấy được chân dung sáng ngời của vị lãnh tụ vĩ đại với tấm lòng quan tâm, yêu thương sâu sắc nhân dân, bộ đội.

- Giá trị nghệ thuật:

(9)

• Thể thơ năm chữ, cách gieo vần phù hợp với lối tự sự, kết hợp hài hòa giữa miêu tả, kể và biểu cảm.

• Sử dụng linh hoạt biện pháp tu từ so sánh, kết hợp với nhiều từ láy, từ tượng hình.

• Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.

Phần II: Tiếng Việt 1. Phó từ

- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

- Phó từ gồm có hai loại lớn:

• Phó từ đứng trước động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, nêu ở động từ hoặc tính từ như: Quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

• Phó từ đứng sau động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa như: Mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

2. So sánh (Khái niệm, cấu tạo, các kiểu so sánh, tác dụng)

- So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

• Vế A (nếu lên sự vật, sự việc được so sánh)

• Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A).

• Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

• Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là so sánh)

- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều: Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

- Có hai kiểu so sánh:

• So sánh ngang bằng.

(10)

• So sánh không ngang bằng.

- Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

3. Nhân hóa (Khái niệm, các kiểu nhân hóa, tác dụng)

- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,...

trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

- Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là :

• Dùng những từ vốn có gọi người để gọi vật.

• Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

• Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

4. Ẩn dụ (Khái niệm, các kiểu ẩn dụ, tác dụng)

- Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:

• Ẩn dụ hình thức

• Ẩn dụ cách thức

• Ẩn dụ phẩm chất

• Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Phần III: Tập làm văn

1. Văn tả cảnh

DÀN Ý

a. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

b. Thân bài:

(11)

*. Tả bao quát:

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

*. Tả chi tiết:

- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

c. Kết luận: Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

2. Văn tả người

DÀN Ý a. Mở bài:

- Giới thiệu về mẹ

- Tình cảm chung về mẹ b. Thân bài:

* Giới thiệu bao quát - Biểu cảm về ngoại hình

• Mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt

• Nước da mẹ không trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình

(12)

* Biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc

• Mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người

• Khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở

*Kỉ niệm giữa mình và mẹ

* Biểu cảm trực tiếp c. Kết bài:

- Cảm nghĩ, tình cảm về mẹ - Lời hứa hẹn

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh

- Thời gian: ( )

? Nội dung, ý nghĩa văn bản Đêm nay Bác không ngủ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )

?Viết một đoạn văn khoảng 10 câu miêu tả Bác Hồ. Trong khi tả sử dụng phép so sánh

4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút) - Học sinh học lại cách làm văn tả người - Luyện nói thêm ở nhà

- Chuẩn bị ôn tập tốt kiểm tra giữa kì 2

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh