• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/9/2020 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG Tiết: 6 Ngày giảng: 26/9/2020

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Ôn lại thế nào là hai đường thẳng song song (lớp 6)

- Cụng nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng a, b sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thỡ a // b.

2. Kỹ năng

- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.

- Biết sử dụng ê ke và thước thẳng hoặc chỉ dùng êke để vẽ hai đường thẳng song song.

3. Tư duy

- Bước đầu tập suy luận 4. Thái độ

- Rèn thái độ biết ôn tập kiến thức cũ, cẩn thận, nghiêm túc.

- Biết hợp tác, đoàn kết trong hoạt động nhóm.

5. Năng lực phát triển

-Năng lực tự học -Năng lực ngụn ngữ

-Năng lực hợp tác -Năng lực tính toán

-Năng lực giải quyết vấn đề -Năng lực tư duy sáng tạo II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, thước đo góc, ê ke 2. Học sinh:

- Học và làm bài tập về nhà, đọc trước bài mới.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp

- Quan sát trực quan

- Nêu và giải quyết vấn đề - Đàm thoại, vấn đáp - Hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật hỏi - trả lời - Kĩ thuật chia nhóm - Kĩ thuật giao nhiệm vụ

IV. Tiến trỡnh dạy học- Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp (1') 2. Kiểm tra bài cũ (5')

(2)

?HS: Nêu tính chất các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng?

Làm bài tập 20 (SBT/105) 3. Bài mới:

Hoạt động1 Nhắc lại kiến thức lớp 6 - Mục tiêu:HS nhớ lại khái niệm hai đường thẳng song song.

- Thời gian: 7 phút

- Hỡnh thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi - trả lời - PPDH: Vấn đáp.

- Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: Cho HS củng cố lại kiến thức lớp 6:

?Nêu vị trí của hai đường thẳng phân biệt có thể xảy ra trong mặt phẳng ? - HS trả lời

GV: Thế nào là hai đường thẳng song song?

GV: Hai đường thẳng phân biệt có thể có mấy trường hợp xảy ra?

GV: Cho HS nêu nhận xét SGK HS: 1 HS đọc nội dung nhận xét GV: Cho hai đường thẳng a, b muốn biết a có song song b không ta làm thế nào?

- HS trả lời: Ta có thể ước lượng bằng mắt: nếu a không cắt b thì chúng song song.

Có thể kéo dài mới hai đường thẳng mà chúng không cắt nhau thì chúng song song.

GV nhận xét: Cách làm trên rất khó thực hiện và chưa chắc đó chính xác.

Vậy có cách nào dễ hơn không?

1. Nhắc lại kiến thức lớp 6

-Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.

- Hai đường thẳng phân biệt thìhoặc cắt nhau thì hoặc song song.

Hoạt động 2 Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song

(3)

900

a

b

c d

e

g

m n

p

600

600 450

450

800

c)

a) b)

- Mục tiêu:HS nhận biết được dấu hiệu hai đường thẳng song song. Dự đoán được hai đường thẳng song song thông qua quan sát.

- Thời gian: 15 phút

- Hỡnh thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi - trả lời - PPDH: Vấn đáp, luyện tập.

- Năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề , sử dụng ngôn ngữ.

GV: Cho cả lớp làm ?1 trong sgk HS: Suy nghĩ làm?1

?Nhận xét vị trí và số đo của mỗi góc trong các hình

HS đứng tại chỗ quan sát hình và trả lời:

Hình:

a) Cặp góc so le trong bằng nhau và bằng 450

b) góc so le trong không bằng nhau c) Cặp góc đồng vị bằng nhau và bằng 600

? Hình nào có hai đường thẳng song song?

- Hình a, c

? Qua bài toán trên, ta thấy khi nào thì hai đường thẳng song song ? - Hai góc so le trong bằng nhau GV nhận xét: Như vậy theo bài toán trên thì nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng khác tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau thì chúng song song nhau.

Đó chính là dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

HS: Lắng nghe

GV: Nêu tính chất, yêu cầu 1 HS đọc lại

HS: Đọc lại tính chất

GV: Giới thiệu ký hiệu hai đường thẳng song song

HS: Quan sát và ghi bài

?Hãy nêu các cách diễn đạt đường thẳng a song song đường thẳng b?

- HS: Suy nghĩ trả lời:

2. Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song

?1

a) + đường thẳng a song song vớiđường thẳng b

b) + đường thẳng m song song với đường thẳng n

- Tính chất: (Sgk/90)

Hai đường thẳng a, b song song nhau kí hiệu là: a//b

c a

b

(4)

D

x y

y’

A B

C

+ Đường thẳng a song song đường thẳng b

+ Đường thẳng b song song đường thẳng a

+ Hai đường thẳng a và b song song với nhau.

+ a và b không có điểm chung.

Hoạt động 3

- Mục tiêu:HS biết dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để vẽ hai đường thẳng song song . Sử dụng được thành thạo êke và thước để vẽ hình

- Thời gian: 15 phút

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi - trả lời - PPDH: Thực hành luyện tập.

- Năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề , sử dụng ngôn ngữ.

GV đặt vấn đề: Muốn vẽ 2 đường thẳng song song ta làm thế nào?

Yêu cầu HS làm ?2 hình 18,19.

Nêu trình tự vẽ bằng lời?

- HS: Làm ?2 theo nhóm

GV: Để vẽ ta dùng dụng cụ đo là ê ke GV: HS lên bảng vẽ, cả lớp cùng vẽ vào vở của mình

Giới thiệu hai đoạn thẳng song song, hai tia song song :

Nếu hai đường thẳng song song thì ta núi mỗi đoạn thẳng (mỗi tia) của đường thẳng này song song mỗi đoạnthẳng (mỗi tia) của đường thẳng kia.

Nếu xy // x’y’ thì: AB//CD; Ax//Cx’;

Ay//Dy’…

3.Vẽ 2 đường thẳng song song

?2

A b

a B

x’

(5)

4. Củng cố (5')

- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 24 (sgk)

? Thế nào là 2 đường thẳng song song - HS: Nêu định nghĩa

GV: Nêu bài tập:

Bài tập: Điền Đ hoặc S

a. Hai đoạn thẳng song song là hai đoạn thẳng không có điểm chung b. Hai đoạn thẳng song song là hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song

c. Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng chứa hai đoạn thẳng song song

Bài 24 (SGK/91)

a) Hai đường thẳng a, b song song được kí hiệu là a // b

b) Cho đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b song song và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a và b song song với nhau.

Bài tập bổ sung:

a) S

b) Đ

c) Đ

5. Hướng dẫn về nhà(2')

- Nắm chắc dấu hiệu hai đường thẳng song song - Bài tập 25, 26 (SGK/91)

- Bài tập 21, 22, 23, 24, 25, 26 (SBT/ 77-78).

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập để giờ sau luyện tập.

- Bài tập 26(SGK): Hướng dẫn HS bằng hìnhvẽ: (Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY.

………

…...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: " Nếu một đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng

DẠNG 2: CÁCH NHẬN BIẾT HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VÀ GIẢI CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN. Định nghĩa: Hai đường thẳng vuông góc là hai đường thẳng cắt nhau và một trong các

Cho đoạn thẳng AB đường thẳng d đi qua trung điểm của AB và vuông góc với AB (hình vẽ trên) thì ta nói d là đường trung trực của AB.. Dấu hiệu nhận

Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau

- Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy. Khi đó, ta cũng nói: Hai điểm A, B

- Hai đường thẳng đó cắt một đường thẳng thứ ba và tạo thành một cặp góc ở vị trí so le trong, so le ngoài hay đồng vị bằng nhau. - Hai đường thẳng đó cùng song

- Qua ba điểm cho trước không phải lúc nào cũng xác định được một đường thẳng (chỉ xác định được đường thẳng khi ba điểm đó thẳng hàng). a) Hai đường thẳng không có

Bước 2: Lấy điểm E nằm ngoài đường thẳng MN. Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng MN. Lấy điểm F thuộc đường thẳng vừa vẽ. Ta được đường