• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 29

Ngày soạn: 6.4.2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2018 Tập đọc

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, qua đó thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả với quê hương đất nước. Học thuộc lòng đoạn văn cuối bài.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ niềm vui sướng của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, tranh minh hoạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Đọc bài: Con sẻ và trả lời câu hỏi 2, 3 trong Sgk.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb:(1’ )

b. Luyện đọc:(10’)

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

b. Tìm hiểu bài:(12’)

- Đọc lướt bài và trả lời câu hỏi:

- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về bức tranh ấy ?

- Nêu điều em hình dung được ? Miêu tả khung cảnh Sa Pa ?

Gv tiểu kết chuyển ý

- Tại sao nói: Sa Pa chính là món quà kì diệu của thiên nhiên ?

- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả

- 2 học sinh lên trả bài.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh nối tiếp đọc đoạn(2 lần) - Học sinh đọc chú giải.

- Hs đọc theo cặp.

- 1 hs đọc cả bài.

- Học sinh đọc thầm cả bài.

- Những bông hoa chuối đỏ rực, những con ngựa ăn cỏ trong vườn ...

- Cảnh phố huyện thật đẹp và trầm tĩnh, khung cảnh thiên nhiên và con người hết sức nên thơ.

Cảnh đẹp trên đường tới Sa Pa - Sự đổi mùa trong ngày của Sa Pa rất lạ và hiếm có.

- Ngưỡng mộ, háo hức trước vẻ đẹp

(2)

với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào ? - Gv tiểu kết

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm thiết tha của tác giả với cảnh đẹp.

GDQBP

c. Đọc diễn cảm(:7’)

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.

- Yêu cầu hs nhận xét, nêu cách đọc từng đoạn.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc đoạn:

“Xe chúng tôi ... liễu rủ”.

- Nhận xét, tuyên dương hs.

3. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Em có cảm nhận như thế nào về cảnh vật của Sa Pa ?

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

của Sa Pa.

Cảnh đẹp Sa Pa

- 2 học sinh nêu nội dung chính của bài.

- Học sinh nối tiếp đọc bài.

- Học sinh nêu cách đọc từng đoạn.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh phát biểu.

- 2 học sinh đọc thể hiện.

Nhận xét, bình chọn - 1 hs trả lời

____________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Ôn tập về Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

3.Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận tự tin trong học toán

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Yêu cầu hs làm bài 2,3 - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới a. Gtb:(1’ ) b. Luyện tập

Bài tập 1:(6’)Viết tỉ số của a và b - Yêu cầu hs nhắc lại cách viết tỉ số của hai số.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 2: (6’)Viết số thích hợp vào ô trống.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh lên bảng viết bài.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh làm vào bảng phụ.

(3)

- Yêu cầu hs dựa vào cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó để làm bài.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 3:(6’)

- Yêu cầu hs nêu lại các bước giải bài toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Gọi hs đọc đề bài

- Yêu cầu hs nêu các bước giải

- Yêu cầu hs thực hiện giải bài toán trong nhóm đôi

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4:(6’) - Gọi hs đọc đề bài

- YC hs nêu các bước giải

- YC hs thực hiện vào vở

Bài tập 5:(6’)

- Yêu cầu học sinh nêu bài toán.

- Yêu cầu học sinh tóm tắt, suy nghĩ tìm cách giải.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc đề bài - Nêu các bước giải + Xác định tỉ số + Vẽ sơ đồ

+ Tìm tổng số phần bằng nhau + Tìm các số.

- Giải bài toán trong nhóm đôi Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng

7

1số thứ hai

Bài giải

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

1 + 7 = 8 (phần) Số thứ nhất là:

1080 : 8 = 135 Số thứ hai là:

1080 - 135 = 945 Đáp số: Số thứ nhất: 135 Số thứ hai: 945 - Nhận xét bài bạn.

- 1 hs đọc đề bài + Vẽ sơ đồ

+ Tìm tổng số phần bằng nhau + Tìm chiều rộng, chiều dài - Tự làm bài, 1 hs lên bảng giải

Bài giải

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

2 + 3 = 5 (phần)

Chiều rộng hình chữ nhật là:

125 : 5 x 2 = 50 (m) Chiều dài hình chữ nhật là:

125 - 50 = 75 (m) Đáp số: Chiều rộng 50 m Chiều dài: 75 m - Đổi vở nhau kiểm tra - 1 hs đọc yêu cầu bài tập.

- 1 học sinh làm vào bảng phụ.

(4)

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng, củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó ? - Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét.

- 1 hs trả lời

____________________________________________

Chính tả( Nghe- viết)

AI NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ

1, 2, 3, 4, ... ?

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: ch / tr…

2.Kĩ năng: Nghe và viết lại đúng chính tả bài: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 .. ? viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức luyện viết chữ và giữ vở sạch.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Gv đọc cho hs viết: sung sướng, sà xuống, xôn xao, sum họp.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb: (1’)

b. Hướng dẫn nghe - viết:(20’) - Gv đọc chính tả: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, .. ?

- Mẩu chuyện cho em biết điều gì ?

- Gv lưu ý hs cách trình bày bài. Lưu ý hs viết từ dễ viết sai.

A - rập, Bát - đa, ấn Độ, trị vì, rộng rãi.

- Gv đọc cho học sinh viết bài.

- Gv đọc soát bài cho học sinh.

- Gv thu chấm 5 bài.

- Gv nhận xét chung.

c. Hướng dẫn làm bài tập:(9’) Bài tập 2a

- Gv lưu ý hs có thể thêm dấu thanh để tạo thêm nhiều những tiếng có nghĩa.

- 2 hs lên bảng viết bài.

- Lớp nhận xét.

Lớp đọc thầm lại đoạn văn cần viết.

- Mẩu chuyện giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4, .. ? không phải do người A - rập nghĩ ra mà do một người thiên văn học người ấn Độ...

- 2 học sinh viết bảng.

- Học sinh gấp Sgk, viết bài.

Học sinh soát bài.

Học sinh đổi chéo bài, soát lỗi Lớp nhận xét.

1 hs đọc yêu cầu bài.

Học sinh làm việc cá nhân.

1 hs làm bảng phụ.

(5)

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3:Điền từ vào chỗ chấm - Yêu cầu hs đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3.Củng cố, dặn dò:(5’) - Lưu ý khi viết ch/tr - Nhận xét tiết học.

- Tuyên dương hs.

Lớp nhận xét chữa bài.

Đáp án: Trai, trại, trải, trạm, tràm, trám, tràn,

- Chai, chải, chãi, chan, chán, chầu, chấu, chậu, chăng, chặng, chân, chẩn.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

Học sinh suy nghĩ làm bài.

Nhận xét, chữa bài.

- 1 học sinh đọc đoạn văn hoàn chỉnh.

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH - THÁM HIỂM

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch – Thám hiểm 2.Kĩ năng: Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời trong trò chơi : Du lịch trên sông.

3.Thái độ: Hs có ý thức học tốt

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mảnh giấy nhỏ để viết các câu đố ở BT4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Thế nào là Du lịch? Thám hiểm?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b HD hs làm BT Bài 1(4’)

- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung

- Yêu cầu hs trao đổi, tìm câu trả lờiđúng.

- Gọi hs làm bài trên bảng

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng - Yêu cầu hs đặt câu với từ Du lịch Bài 2(4’):

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng, Thám hiểm: thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm

- Đặt câu với từ Thám hiểm

Ví dụ : Cô- lôm -ba là nhà thám hiểm tài ba.

- 1 hs trả lời.

- Hs nhận xét.

- Học sinh đọc

- Hoạt động nhóm 2 - 1 hs làm bảng

b, Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh

- 2 hs đặt câu

- 2 học sinh đọc yêu cầu và nội dung Hs trao đổi, tìm câu trả lời đúng

- Hoạt động nhóm 2, nêu ý kiến - 2 hs đặt câu

- Hs nêu câu mình đặt

(6)

Bài 3(6’)

- Em hiểu câu: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" nghĩa là như thế nào?

- Nhận xét, kết luận

- Yêu cầu hs nêu tình huống có thể sử dụng câu thành ngữ

* Bài 4(11’)

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: Du lịch trên sông bằng hình thức Hái hoa dân chủ

- Yêu cầu hs đọc thành tiếng các câu đố và trả lời.

- Nhận xét, tổng kết cuộc thi

GDBVMT: Em thấy thiên nhiên nước ta như thế nào? Chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ngày càng têm tươi đẹp?

3.Củng cố, dặn dò(4’) - Nhận xét tiết học.

- Tuyên dương hs.

- 1 hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập - Hs trao đổi

- Tiếp nối nhau trả lời - 2 hs nêu

- 1 Hs đọc yêu cầu

- Mỗi tổ cử 2 đại diện tham gia.

Từng hs sẽ hái hoa và trả lời câu hỏi.

Trả lời đúng được nhận 1 phần th- ưởng, sai mất lượt. Nhóm trả lời được nhiều câu hỏi sẽ thắng

a, Sông Hồng đ, S. Mã b, S. Cửu Long e, S. Đáy c, S. Cầu g, S. Tiền, Hậu d, S. Lam h, S. Bạch Đằng

_______________________________________

Đạo đức

TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 2

)

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Phải tôn trọng Luật giao thông, đó là cách bảo vệ mình và mọi người.

2.Kĩ năng: Có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật giao thông.

3.Thái độ: Biết tham gia giao thông an toàn.

GDQPAN: Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật GT, giữ gìn được tính mạng của bản thân và cộng đồng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.

- Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Một số biển báo hiệu giao thông

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Tôn trọng luật giao thông có ích lợi gì Em đã làm gì để thể hiện mình đã thực

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

(7)

hiện đúng Luật giao thông ? - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1(9’):Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông

- Gv chia lớp thành 5 nhóm. Phổ biến cách chơi. Học sinh có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. Nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.

- Gv điều khiển cuộc chơi.

- Gv cùng hs đánh giá kết quả.

GDATGT: Thực hiện tốt luật ATGT Hoạt động 2(8’):Làm bài tập 2

- Gv chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 5 em.

- Giao cho mỗi nhóm một tình huống thảo luận tìm cách giải quyết.

- Gv nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và kết luận:

a, Không tán thành và giải thích Luật giao thông cần được thực hiện mọi lúc mọi nơi.

b, Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài.

c, Can ngăn bạn không ném đá lên tàu.

d, Đề nghị bạn dừng lại giúp người bị nạn.

đ, Khuyên bạn không nên ra về.

GDQPAN: Giữ gìn được tính mạng của bản thân và cộng đồng chính là thể hiện tôn trọng Luật GT.

Hoạt động 3(8’): Bài tập 4

- Yêu cầu hs trình bày kết quả điều tra thực tiễn.

- Gv nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.

* Kết luận: Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Làm việc theo nhóm.

- Học sinh về vị trí nhóm.

- Học sinh lắng nghe luật chơi.

- Các nhóm tham gia chơi như hướng dẫn.

- Thảo luận nhóm.

- Học sinh về nhóm, bầu nhóm trưởng - Học sinh nhận tình huống.

- Học sinh thảo luận tình huống được giao viên giao.

- Từng nhóm báo cáo kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

(8)

*QTE: Em cần làm gì để chấp hành tốt Luật giao thông ?

- Gv nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

_______________________________________

Khoa học

THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG

?

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.

2.Kĩ năng: Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học,thích khám phá thế giới...ý thức BV cây xanh.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng làm việc nhóm.

- Kĩ năng quan sát, so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ - 5 lon sữa bò, các cây đậu xanh, thuốc đánh móng tay.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’):

- Cây cần những yếu tố nào để sống và phát triển bình thường ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’):

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1(11’):Cách tiến hành thí nghiệm

- Gv chia nhóm, yêu cầu các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị rồi đọc mục quan sát Sgk.

- Làm việc theo nhóm.

- Gv theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hiện.

- Làm việc cả lớp.

- Gv hướng dẫn học sinh theo dõi mẫu.

Phiếu theo dõi thí nghiệm.

Ngày Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 4 - Muốn biết thực vật cần gì để sống ta làm thí nghiệm như thế nào ?

* Kết luận: Sgk

- 2 học sinh trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh về vị trí nhóm đã chia.

- Nhóm trưởng phân công các bạn.

+ Đọc chỉ dẫn và thực hiện theo hướng dẫn.

+ Bôi keo 2 mặt lá của cây 2.

+ Viết nhãn + Ghi tóm tắt điều kiện sống của cây.

- Đại diện 2 hs nhắc lại các công việc mà các em đã làm.

- Học sinh tiếp tục chăm sóc cây đậu hằng ngày theo hướng dẫn.

- 2 học sinh trả lời. Lớp nhận xét.

(9)

Hoạt động 2(14’):Dự đoán kết quả thí nghiệm

- Gv phát phiếu theo mẫu sau.

ytố được c2

á/sáng K2 Nước Chất khoáng

Kq

Làm việc cả lớp.

- Trong 5 cây, cây nào sống và phát triển bình thường ? Vì sao ?

- Những cây khác sẽ như thế nào ?

- Nêu điều kiện sống và phát triển của cây ?

- Gv nhận xét, kết luận.

3. Củng cố, dặn dò(4’):

- Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường

- Nhận xét tiết học.

- Tuyên dương hs.

- Học sinh suy nghĩ, làm việc với phiếu học tập.

- Dựa vào kết quả phiếu cá nhân, học sinh trả lời câu hỏi của gv.

- Học sinh trả lời. Lớp nhận xét.

- Cây 4 vì cây được cung cấp đầy đủ các yếu tố: Đất màu, không khí, ánh sáng ...

- Còi cọc kém phát triển.

- 2 hs nhắc lại mục: Bạn cần biết.

____________________________________________________________________

Ngày soạn: 7.4. 2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2018 Toán

TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách giải bài toán dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

2.Kĩ năng: Học sinh vận dụng giải bài đúng.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’):

- Yêu cầu hs làm bài tập 1 - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Gtb(1’):

b. Hướng dẫn giải dạng toán(12’) Bài toán 1: Hiệu hai số là 24. Tỉ số của

hai số đó là 53. Tìm hai số đó ?

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh đọc thầm bài toán.

(10)

- Gv giới thiệu đây là dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

- Yêu cầu hs vẽ sơ đồ biểu thị bài toán.

- Yêu cầu 1 hs đứng tại chỗ làm bài.

- Gv nhận xét.

Bài toán 2: Hiệu hai số là 12m. Tỉ số của hai số đó là 47 . Tìm hai số đó ? - Yêu cầu hs tự giải bài.

B1: Vẽ sơ đồ.

B2: Tìm hiệu số phần bằng nhau.

B3: Tìm giá trị 1 phần.

B4: Tìm số lớn, số bé.

c.Thực hành:

Bài tập1(6’): - HS đọc yêu cầu bài toán và tóm tắt

- Bài toán đã cho biết gì ? Hỏi gì?

- Tỉ số đó có ý nghĩa gì (

5

2) dạng bài tập nào?

- HS làm bài theo BT mẫu. 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán và giải bài toán.

- Giáo viên nhận xét KQ

- Muốn kiểm tra kết quả có đúng không ta làm như thế nào?

- Học sinh vẽ sơ đồ biểu thị bài toán Giá trị một phần là: 24 2 = 12 - Học sinh trình bày bài giải.

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau:

5 - 3 = 2 (phần) Số bé là:24  2 3 = 36 Số lớn là:36 + 24 = 60

Đáp số: Số bé: 36 Số lớn : 60 - Hs nhận xét

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh suy nghĩ làm bài.

Bài giải:

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằngnhau 7 - 4 = 3 (phần)

Chiều dài là:

12  3  7 = 28 (m) Chiều rộng là:

28 -12 = 16 (m) Đáp số:Chiều dài: 28m Chiều rộng:16m - 1 hs đọc yêu cầu bài.

Học sinh tự làm bài.

Lớp đổi chéo bài kiểm tra.

Nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Tóm tắt Số bé:

Số Lớn:

Hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 2 = 3 (Phần)

Số bé là: 123 : 3 x 2 = 82 Số lớn là: 123 + 82 = 205

Đáp số: Số bé: 82 Số lớn:205 - Hs nhận xét

- 1 hs trả lời

?

? 123

(11)

Bài tập 2(6’)

- HS đọc bài toán và tóm tắt - Bài toám cho biết, hỏi gì?

- Dạng bài toán nào? tỉ số

7

2 có ý nghĩa như thế nào?

- Cả lớp làm bài. 1HS lên bảng chữa bài - HS khác nhận xét, GV chốt kết quả - Kiểm tra lại tuổi mẹ, tuổi con?

- Nêu các bước giải bài toán? HS đổi chéo để kiểm tra

Bài tập 3(6’)

- HS đọc đề bài và tự tóm tắt

- Cả lớp làm bài. 2 HS lên bảng thi giải toán nhanh

- HS khác nhận xét bài. Gv chốt kết qủa - Số lớn được tìm bằng cách nào?

- Bài toán gồm những bước giải nào - HS đọc to bài giải.

- Gv nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(4’):

- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ?

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

Tóm tắt:

Tuổi con:

Tuổi mẹ:

Hiệu số phần = nhau là: 7 - 2 = 5 (phần).

Tuổi con là: 25 : 5 x 2 = 10 (tuổi).

Tuổi mẹ là: 25 + 10 = 35 (tuổi) Đáp số:

- HS đọc đề bài và tự tóm tắt

- Cả lớp làm bài. 2 HS lên bảng thi giải toán nhanh

- HS khác nhận xét bài. Gv chốt kết qủa

- Số lớn được tìm bằng cách nào?

- Bài toán gồm những bước giải nào - HS đọc to bài giải.

- Hs nhận xét.

- 1 hs trả lời

_____________________________________

Kể chuyện

ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Phải mạnh dạn đi đó đây mới mở rộng thêm vốn hiểu biết.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ nămg nói: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, hs kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: Đôi cánh của ngựa trắng, có thể phối hợp lời kể với cử chỉ điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.

- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể truyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3.Thái độ: Yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’):

? tuổi 25 tuổi

(12)

- Hãy kể lại câu chuyện em được nghe, được đọc nói về lòng dũng cảm?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’):

b. Gv kể chuyện(5’):

- Gv kể chuyện lần 1.

- Gv kẻ lần 2 kết hợp chỉ tranh.

c. Hướng dẫn kể chuyện(25’):

- Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập.

- Gv yêu cầu hs quan sát các tranh nêu nội dung chính của từng tranh.

- Gv nhận xét, đánh giá.

- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm nối tiếp kể các đoạn của câu chuyện.

- Gv theo dõi, giúp đỡ uốn nắn học sinh.

- Thi kể chuyện trước lớp.

- Yêu cầu 3 học sinh thi kể cả câu chuyện.

+ Vì sao ngựa trắng xin mẹ được đi xa ? + Chuyến đi mang lại cho ngựa trắng điều gì ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò(4’).

- Có thể dùng câu tục ngữ nào minh hoạ cho chuyến di của Ngựa Trắng ?

*BVMT: GV liên hệ thực tế gdhs ý thứcBVMT...

- Nhận xét tiết học.

- 2 học sinh kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh lắng nghe kết hợp quan sát tranh.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát tranh.

- Học sinh nêu nội dung từng tranh.

Tr1: Hai mẹ con ngựa trắng quấn quýt bên nhau. Tr 2: Ngựa trắng ao ước có cánh như đại bàng. Tr 3:

Ngựa trắng xin mẹ đi xa cùng đại bàng. Tr 4: Sói ngáng đường ngựa trắng. Tr 5: Đại bàng lao xuống bổ mạnh vào đầu sói. Tr 6: Đại bàng sải cánh. Ngựa trắng thấy chân mình như bay lên.

- Học sinh kể chuyện trong nhóm.

- Học sinh mỗi em kể 2 - 3 tranh, sau đó từng em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- 2 tốp hs nối tiếp kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- 3 học sinh thi kể chuyện, nói về ý nghĩa câu chuyện.

+ Mơ ước có đôi cánh giống như đại bàng.

+ Hiểu biết làm cho ngựa trắng bạo dạn hơn, làm cho bốn vó của ngựa trắng thực sự như đôi cánh.

- Lớp nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất, người hiểu truyện nhất.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn

(13)

- Vn kể chuyện cho người thân nghe.

Ngày soạn: 8.4.2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán thuộc dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Chữa bài tập 3 . - Gv nhận xét - Gọi HS chữa bài.

- Gọi 1 số em nêu lại các bước giải bài toán khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?

- Nhận xét 2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’) Trực tiếp

b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Bài tập 1(7’)

- Gọi hs đọc bài toán.

+ Bài toán thuộc dạng toán nào? Vì sao em biết?

- Gọi 1 số em nêu lại các bước giải bài toán khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?

- Yêu cầu hs làm vở, 1 em làm bảng phụ.

- Gọi hs trình bày bài giải.

- 1 hs lên bảng làm bài.

Bài 3

Bài giải

... Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

9 - 5 = 4 ( phần) Số lớn là:

100 : 4 x 9 = 225 Số bé là:

225 - 100 = 125

Đáp số: Số lớn: 225 Số bé: 125 - 1 hs nêu

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 1 hs nêu

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

Bài giải

... Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng

(14)

- Nhận xét Bài tập 2(7’)

- Gọi hs đọc bài toán.

+ Bài toán thuộc dạng toán nào? Vì sao em biết?

- Yêu cầu hs làm vở, 1 em làm bảng phụ.

- Gọi hs trình bày bài giải.

- Nhận xét.

Bài tập 3:(8’)

- Gọi Hs đọc đề toán.

- Hướng dẫn hs phân tích đề, xác định dạng toán và cách làm.

- Yêu cầu hs làm vở.

- Nhận xét.

nhau là:

8 - 3 = 5 ( phần) Số bé là:

85 : 5 x 3 = 51 Số lớn là:

51 + 85 = 136

Đáp số: Số bé: 51 Số lớn: 136 - Hs nhận xét - 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

Bài giải

... Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

5 - 3 = 2 ( phần) Số bóng đèn màu là:

250 : 2 x 5 = 625 (bóng) Số bóng đèn trắng là:

625 - 250 = 375 (bóng)

Đáp số: Bóng đèn màu: 625 bóng Bóng đèn trắng: 375 bóng - Hs nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 học sinh tóm tắt bài, nêu cách giải.

- 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

- Báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

Bài giải

Số HS lớp 4A nhiều hơn lớp 4B là:

35 – 33 = 2 (em) Mỗi HS trồng số cây là:

10 : 2 = 5 (cây) Lớp 4A trồng số cây là:

35 x 5 = 175 (cây) Lớp 4B trồng số cây là:

33 x 5 = 165 (cây)

Đáp số: 4A: 175 cây 4B : 165 cây - Hs nhận xét.

(15)

Bài tập 4(7’)

- Gọi Hs đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn hs phân tích đề, xác định dạng toán và cách làm.

- Yêu cầu hs nêu bài toán và làm vào vở.

- Gọi 1 số em lần lượt chữa bài.

- Nhận xét.

3.Củng cố, dặn dò(5’)

- Gọi 1 số em nêu lại các bước giải bài toán khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?

- Tổng kết bài.

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

3.Củng cố, dặn dò(4’) - NX tiết học.

- Tuyên dương hs.

- Dăn VN: ôn kĩ kiến thức đã học

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 học sinh tóm tắt bài, nêu cách giải.

- 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

- Báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

Bài giải

... Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

9 - 5 = 4 ( phần) Số bé là:

72 : 4 x 5 = 90 Số lớn là:

90 + 72 = 162

Đáp số: Số bé: 90 Số lớn: 162 - Hs nhận xét.

- 2 học sinh trả lời.

_______________________________________

Tập đọc

TRĂNG ƠI … TỪ ĐÂU ĐẾN ?

I.MỤC TIÊU

- Đọc trôi chảy lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.

- Biết đọc diễn cảm bài với giọng tha thiết, đọc đúng những câu hỏi lặp đi lặp lại:

Trăng ơi ... từ đâu đến ? với giọng ngạc nhiên thể hiện sự ngưỡng mộ.

- Hiểu các từ ngữ trong bài: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Học thuộc lòng bài thơ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, tranh minh hoạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Yêu cầu hs đọc bài: Đường đi Sa Pa và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét.

- 2 hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

(16)

2. Bài mới:

a. Gtb: (1’)

b. Luyện đọc:(10’)

- Gv yêu cầu hs đọc nối tiếp các khổ thơ của bài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài:(12’)

- Yêu cầu hs đọc thầm hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì ? - Vì sao tác giả lại nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh ?

Gv tiểu kết, chuyển ý

Vầng trăng gắn với những đối tượng cụ thể đó là ai, là những gì ?

Những đối tượng đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?

- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương đất nước như thế nào ? Gv tiểu kết, chuyển ý

- Nội dung chính của bài thơ là gì ? Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.

c. Đọc diễn cảm:(7’)

- Yêu cầu học sinh nối tiếp học bài.

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu.

- Yêu cầu hs đọc trong nhóm.

- Yêu cầu hs đọc thầm, nhẩm thuộc bài - Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Bài thơ muốn nói về điều gì?

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs nối tiếp đọc bài.

- Hs đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ - Học sinh đọc theo cặp.

- 1 hs đọc cả bài.

- Học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ.

- cái đĩa...

- 2 học sinh trả lời.

Học sinh nối tiếp đọc các khổ thơ Học sinh nêu cách đọc.

học sinh thi đọc.

Học sinh đọc nhẩm thuộc bài t Học sinh thi đọc từng khổ thơ, Lớp nhận xét.

_____________________________________

Văn hóa giao thông

KHI NHÌN THẤY CÓ NGƯỜI QUA ĐƯỜNG SẮT TRONG KHI XE LỬA SẮP TỚI

I.MỤC TIÊU

- HS thực hiện việc giúp đỡ những người đang ở xung quanh đường ray tránh đi khi xe lửa sắp đến bằng nhiều cách: báo họ rời đi, giúp họ nhanh chóng rời khỏi đường ray, …

(17)

- HS biết tìm cách báo hiệu cho người đang chuẩn bị qua đường ray khi xe lửa sắp đến để rời đi an toàn.

- HS biết nhắc nhở mọi người giúp đỡ những người xung quanh đường ray tránh xa, rời đi nơi khác khi xe lửa sắp đến.

II. CHUẨN BỊ

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4 - Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động trải nghiệm( 5')

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về các tình huống khi nhìn thấy có người qua đường sắt trong khi xe lửa sắp tới.

+ Cô đố các em xe lửa là xe gì?

+ Em đã thấy xe lửa chưa?

+ Em nào đã được đi xe lửa rồi nào?

+ Em đã bao giờ thấy tai nạn đường sắt chưa? Tai nạn đó xảy ra như thế nào?

2. Hoạt động cơ bản: Đọc và tìm hiểu câu chuyện(10')

- Gọi 2 HS đọc câu chuyện “Chuyện nhỏ đừng để thành to” (SGK trang 28- 29)

+ Hạnh và Hùng đã đi đâu và thấy những gì?

- Nhận xét

+ Khi nhìn thấy một người đang đạp xe thật nhanh về phía đường ray, trong lúc xe lửa sắp đến, Hạnh cảm thấy thế nào?

+ Hùng và Hạnh đã làm gì để giúp bác ấy?

+ Việc làm của Hùng và Hạnh đã đem lại kết quả gì?

3. Hoạt động bày tỏ ý kiến(12')

- Sau khi tìm hiểu về câu chuyện, hs sẽ qua hoạt động bày tỏ ý kiến tìm hiểu

- HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.

+ Xe lửa là tàu lửa … + HS giơ tay

+ HS trả lời

+ HS chia sẻ về các tai nạn đường sắt mà các em thấy (có thể trên sách báo, ti vi, hoặc thực tế)

- Hạnh và Hùng đi mua quà sinh nhật tặng Quốc. Hai bạn thấy một người đang đạp xe thật nhanh về phía đường ray khi có xe lửa đang tới.

+ Hạnh hốt hoảng

+ Hai bạn chạy thật nhanh đến gần, cố sức la to: “Xe lửa, xe lửa đến bác ơi!”

Bác nghe thấy tiếng gọi lớn, liền giật mình dừng lại

+ Giúp bác ấy dừng lại đúng lúc để tránh tai nạn xảy ra.

(18)

về 3 tình huống để hs giải quyết các tình huống đó.

+ Tình huống 1: Hai bạn gái đang chơi trên đường ray lúc xe lửa đang chạy tới.

+ Tình huống 2: Một bà cụ đang đi qua đường ray xe lửa và không biết xe lửa đang chạy tới gần.

+ Tình huống 3: 3 Bạn trai đang chơi thả diều khi xe lửa đang chạy tới.

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4, đưa ra các cách xử lí tình huống phù hợp

+ Khi nhìn thấy có người muốn băng qua đường sắt lúc xe lửa sắp đến, chúng ta phải làm gì?

- GV nhận xét, kết luận: Khi thấy người đang qua đường ray, lúc xe lửa sắp đến chúng ta phải nhanh chóng báo cho người đó biết để rời đi khỏi đường ra hoặc dừng lại đúng lúc, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và cho người khác.

- Gọi hs đọc lại các câu thơ trong SGK

4. Hoạt động ứng dụng(5')

- GV chia lớp thành 4 nhóm, đưa ra tình huống trong SGK, Yêu cầu 4 nhóm đóng vai và đưa ra ý kiến để giúp Tâm và Bích..

- GV nhận xét về các cách giải quyết của các nhóm.

5. Củng cố - dặn dò(2')

- Khi nhìn thấy có người muốn băng qua đường sắt lúc xe lửa sắp đến, chúng ta phải làm gì?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò hs chú ý đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và người khác khi thấy xe lửa đang tới.

- HS lắng nghe

- Đại diện các nhóm trình

- HS trả lời theo ý kiến cá nhân

- Thấy người đang qua đường ray Xe lửa sắp đến chẳng hay biết gì Hãy mau giúp đỡ tức thì Báo cho người ấy rời đi an toàn - Các nhóm đóng vai

- HS lắng nghe

- Ta nên báo cho người đó biết dừng lại để đảm bảo an toàn.

___________________________________

(19)

Tập làm văn LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.

2.Kĩ năng: Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định.

3.Thái độ: Giáo dục Hs ý thức học tốt

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1 . Kiểm tra bài cũ(5’)

- Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối?

- Đọc đoạn kết bài mở rộng một loài cây mà em yêu thích

- Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn làm bài

* Tìm hiểu đề bài(12’) - Gv chép đề bài trên bảng:

Tả một cái cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.

- Gv gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.

- Gv treo một số tranh, ảnh về một số loài cây.

- Yêu cầu hs đọc các gợi ý.

- Gv nhắc nhở học sinh: Viết nhanh dàn ý theo các gợi ý trước để khi viết bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót các chi tiết.

- Gv theo dõi, uốn nắn học sinh lập dàn ý tạo lập từng đoạn, hoàn chỉnh bài văn.

*Thực hành viết bài(18’)

- Quan sát, giúp đỡ học sinh khi cần.

- Gv nhận xét, sửa sai cho học sinh.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Có những cách kết bài nào? Có những cách mở bài nào?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- 2 hs đọc bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 2 học sinh đọc đề bài.

- Học sinh quan sát tranh, ảnh, suy nghĩ lựa chọn loại cây mình tả.

- 1, 2 học sinh đọc gợi ý.

- 4, 5 học sinh phát biểu về cái cây mình định tả.

Hs lập dàn ý Đọc bài

- Học sinh tự làm bài.

- 5, 6 học sinh đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét.

- Mở rộng và không mở rộng.

- Gián tiếp và trực tiếp.

(20)

- Chuẩn bị bài sau.

________________________________________

Khoa học

NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.

2.Kĩ năng: Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng về thực tế của kiến thức có trong trồng trọt.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- HS sưu tầm tranh, ảnh, cây thật về những cây sống nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.

- Hình minh hoạ trang 116, 117 SGK.

- Giấy khổ to và bút dạ.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1.Kiểm tra bài cũ:(4’)

+ Thực vật cần gì để sống?

+ Hãy mô tả cách làm thí nghiệm để biết cây cần gì để sống?

- Nhận xét.

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:(1’)

Mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Nhu cầu nước của thưc vật”. GV ghi đề.

b. Tìm hiểu bài:

HĐ1:Mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau: (12’)

- Kiểm tra việc chuẩn bị tranh, ảnh, cây thật của HS.

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4.

- Phát giấy khổ to và bút dạ cho HS.

- Yêu cầu: Phân loại tranh, ảnh về các loại cây thành 4 nhóm: cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm, hướng dẫn HS chia giấy làm 3 cột và có tên của mỗi nhóm. Nếu HS viết thêm loài cây nào đó

- Thực vật cần ánh sáng, không khí,

…để sống.

+ HS mô tả thí nghiệm từ thực tiễn đã làm.

- Hs nhận xét.

- Lắng nghe.

1. Nhu cầu về nước của TV

- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.

- HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

- Cùng nhau phân loại cây trong tranh, ảnh và dựa vào những hiểu biết của mình để tìm thêm các loại cây khác.

+ Nhóm cây sống dưới nước: bèo, rong, rêu, tảo, khoai nước, đước, chàm, cây bụt mọc, vẹt, sú, rau

(21)

mà không sưu tầm được tranh, ảnh.

- Gọi đại diện HS trình bày yêu cầu các nhóm khác bổ sung.

- Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết, ham đọc sách để biết được những loài cây lạ.

+ Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây?

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 116 SGK.

- GV kết luận: Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. Cây sống ở nơi ưa ẩm hay khô hạn cũng đều phải hút nước có trong đất để nuôi cây, dù rằng lượng nước này rất ít ỏi, nhưng phù hợp với nhu cầu của nó.

Hoạt động 2: Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây:

(12’)

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 117, SGK và trả lời câu hỏi.

+ Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ?

muống, rau rút, …

+ Nhóm cây sống ở nơi khô hạn:

xương rồng, thầu dầu, dứa, hành, tỏi, thuốc bỏng, lúa nương, thông, phi lao, …

+ Nhóm cây ưa sống nơi ẩm ướt:

khoai môn, rau rệu, rau má, thài lài, bóng nước, ráy, rau cỏ bợ, cói, lá lốt, rêu, dương xỉ, …

+ Nhóm cây vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước: rau muống, dừa, cây lưỡi mác, cỏ, …

- Các nhóm dán phiếu lên bảng. Giới thiệu với cả lớp loài cây mà nhóm mình sưu tầm được. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau, có cây chịu được khô hạn, có cây ưa ẩm, có cây lại vừa sống được trên cạn, vừa sống được ở dưới nước.

+ HS quan sát tranh.

2. Từng giai đoạn phát triển của cây cần nhu cầu về nước khác nhau

- Quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Hình 2: Ruộng lúa vừa mới cấy, trên thửa ruộng bà con nông dân đang làm cỏ lúa. Bề mặt ruộng lúa chứa nhiều nước.

+ Hình 3: Lúa đã chín vàng, bà con nông dân đang gặt lúa. Bề mặt ruộng lúa khô.

+ Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới

(22)

+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?

+ Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng, cây lúa lại cần nhiều nước?

+ Em còn biết những loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau?

+ Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào?

- GV kết luận: Cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây cũng thay đổi. ....

3.Củng cố- dặn dò:(5’)

- Mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau như thế nào?

- Gọi 2 HS đọc lại mục Bạn cần biết trang 117, SGK.

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Dặn dò:

cấy đến lúc lúa bắt đầu uốn câu, vào hạt.

+ Giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt.

+ Cây ngô: Lúc ngô nẩy mầm đến lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến bắt đầu vào hạt thì không cần nước.

+ Cây rau cải: rau xà lách; su hào cần phải có nước thường xuyên.

+ Các loại cây ăn quả lúc còn non để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần tưới nước thường xuyên nhưng đến lúc quả chín, cây cần ít nước hơn.

+ Cây mía từ khi trồng ngọn cũng cần tưới nước thường xuyên, đến khi mía bắt đầu có đốt và lên luống thì không cần tưới nước nữa …

+ Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời nắng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng cần phải tưới nhiều nước cho cây.

- Lắng nghe.

- 1 hs trả lời.

- 2 hs đọc.

GĐ- BD Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Thực hiện được các phép tính với phân số.

2.Kĩ năng: Giải toán có lời văn.

3.Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, tự tin trong học toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

(23)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

8 6

7 x ; ; 43 : : 45 - Gv nhận xét.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Gtb(1’): Nêu yêu cầu tiết học.

b. Luyện tập.

Bài tập 1(8’): Tính.

a)5 - 43 ; b); b)45 + + 43 c) c) 71 : 4 d) : 4 d) 32 xx43 - Gv theo dõi, uốn nắn học sinh làm bài, - Cách thực hiện các phép tính với phân số Bài tập 2(7’):Tính

a)57 + + 43 x 2 b) x 2 b) 71 + + 53::43 - Nhận xét, chữa bài

- Gv củng cố tính giá trị của biểu thức.

Bài tập 3(8’): Một hình thoi có độ dài một đường chéo là 6cm. Độ dài đường chéo kia bằng 32 độ dài đường chéo thứ nhất . Tính độ dài đường chéo thứ nhất . Tính diện tích hình thoi

diện tích hình thoi

- Để tính được S hình thoi ta cần biết gì?

- Để tính được S hình thoi ta cần biết gì?

- Muốn tính diện tích hình thoi ta làm ntn?

Bài tập 4(6’):Tính bằng cách thuận tiện - 61 x x 45 + + 61 x x 43

- Chữa bài, củng cố về tính chất nhân một - Chữa bài, củng cố về tính chất nhân một số với 1 tổng

số với 1 tổng

3.Củng cố, dặn dò(4’):

- Muốn trừ, nhân, cộng, chia hai phân số ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs dưới lớp làm nháp.

- Hs nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 4 học sinh làm bảng . - Nhận xét, bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh làm bảng nhóm - Chữa bài

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Đồ dài đường chéo còn lại.

- Hs làm bài và báo cáo.

- Chữa bài Đọc yêu cầu Tự làm

__________________________________________________________________

Ngày soạn.10.4.2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 13 tháng 4 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Thực hiện được các phép tính về phân số.

- Biết tìm phân số và tính được diện tích hình bình hành.

(24)

- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tính và giải toán.

3.Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận tự tin trong học toán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ :(5’)

- Gọi 2hs chữa bài 2

- Gọi 1 số em nêu lại cách giải bài toán khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của 2 số đó.

- Gv nhận xét.

2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1’) b.Hướng dẫn làm bài.

Bài tập1:(6’) Tính - Gọi 1 hs đọc yêu cầu.

- Gọi hs nêu lại cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia các phân số; thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có chứa phân số.

- Yêu cầu hs làm vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài tập 2(6’)

- Gọi hs đọc bài toán.

- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?

- Yêu cầu hs làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài tập 3:(6’)

- 2 em lên bảng chữa bài.

- 1 số hs nêu.

- 1 hs đọc - 2 hs nhắc lại.

- Hs làm vào vở.

- 3Hs lên bảng chữa bài.

72 13 72 32 72 45 9 4 8

;5 20 23 20 11 20 12 20 11 5

3

14; 11 8 11 7 4 11 : 8 7

;4 4 3 3 4 16

9 x x

5 13 5 10 5 2 3 5 3 2 5 5 4 5 3 5 :2 5 4 5

3 x . - Hs nhận xét.

- 2 hs đọc bài toán - 1Hs nêu

- Hs làm vở, 1 hs lên bảng - Nhận xét, chốt bài làm đúng

Bài giải

Chiều cao hình bình hành là:

18 x 5

9 = 10 ( cm ) Diện tích hình bình hành là:

18 x 10 = 180 ( cm2 )

Đáp số: 180 cm2 . - 1 hs đọc

(25)

- Gọi hs đọc bài toán.

- Gv hướng dẫn làm -Yêu cầu lầm bài vào vở - Nhận xét, chốt bài làm đúng

Bài tập 4(6’)

- Gọi 1 hs đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán nào?

- Yêu cầu lớp làm vào vở, gọi 1hs lên bảng làm bài.

- Nhận xét củng cố bài.

Bài tập 5(5’)

- Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs suy nghĩ và làm bài.

- Gv nhận xét,chốt kiến thức.

3. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Cô cùng các em vừa luyện tập những dạng toán nào?

- Tổng kết bài.

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Lớp theo dõi

- hs làm vở, 1 hs lên bảng làm bài - 2 hs đọc bài làm của mình.

- Nhận xét.

Bài giải

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 5 = 7 ( phần) Số ô tô có trong gian hàng là:

63 : 7 X 5 = 45 (chiếc)

Đáp số: 45 chiếc ô tô - 1 Hs đọc

- 1 HS trả lời

- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

- Lớp làm vở, 1hs lên bảng chữa bài.

- Nhận xét

- 1 Hs đọc, lớp quan sát đọc thầm.

- Lần lượt từng hs xác định.

- Hs trao đổi làm bài - 1 số hs nêu kq - Lớp nhận xét Đáp án: B

- 2 HS nêu

__________________________________

Thực hành kiến thức toán LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán.

3.Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận tự tin trong học toán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(26)

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Yêu cầu hs nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của 2 số đó ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Gtb:(1’ ) b. Luyện tập

Bài tập 1:(6’)( VTH- 90): Viết tỉ số của a và b

- Yêu cầu hs nhắc lại cách viết tỉ số của hai số.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 2: (6’)( VTH- 90):

- Yêu cầu hs nêu lại các bước giải bài toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Gv nhận xét.

Bài tập 3:(6’)( VTH- 90):

- Yêu cầu hs nêu lại các bước giải bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

- Gọi hs đọc đề bài

- YC hs thực hiện giải bài toán trong nhóm đôi

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4:(6’)( VTH- 91):

- Gọi hs đọc đề bài

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng, củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu)và tỉ số của 2 số

- 1 học sinh nêu.

- Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh lên bảng viết bài.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh làm vào bảng phụ.

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc đề bài - Nêu các bước giải + Xác định tỉ số + Vẽ sơ đồ

+ Tìm hiệu số phần bằng nhau + Tìm các số.

- Giải bài toán trong nhóm đôi

Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng

7

1số thứ hai Bài giải:

Hiệu số phần bằng nhau là:

5 - 2 = 3 (phần) Số lớn là: 15 : 3 x 5= 25 Số bé là: 25 - 15 = 10 Đáp số: số lớn: 25 số bé: 10 - Nhận xét bài bạn.

- 1 hs đọc đề bài

- Hs tự làm bài và báo cáo.

- Nhận xét.

- 1 hs trả lời

(27)

đó ?

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

Tập làm văn

CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT.

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.

2.Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, tranh minh hoạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối Nhận xét, đánh giá

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Nhận xét(10’):

Bài tập 1:Đọc bài văn con mèo Hung:

Bài tập 2, 3:Phân đoạn bài văn, nội dung chính từng đoạn ?

- Gv đi lại giúp đỡ học sinh.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Mở bài(Đoạn 1): Giới thiệu con mèo được tả

Thân bài (Đoạn 2, 3): Tả hình dáng con mèo.

Kết bài (Đoạn 4): Nêu cảm nghĩ về con mèo.

- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật ?

*Phần ghi nhớ:

c. Luyện tập(20’): Lập dàn ý chi tiết một con vật quen thuộc (chó, gà, lợn, mèo,..

- Gv nhắc học sinh:

+ Nên chọn con vật gần gũi quen thuộc với em, để lại cho em nhiều ấn tượng.

- 1, 2 học sinh đọc bài.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh nối tiếp đọc bài văn.

- Lớp đọc thầm lại.

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh trao đổi, phát biểu ý kiến.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

3 phần

- 2 học sinh đọc ghi nhớ.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh tự lập dàn ý bài của bài.

- Lớp nhận xét.

Ví dụ: Dàn ý tả con gà trống Mở bài: Giới thiệu bài tả con mèo.

Thân bài: Tả hình dáng của con gà.

+ Đầu, mào, mỏ, mắt, ..

+ Mình, chân.

(28)

- Gv nhận xét, rút kinh nghiệm cho học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Trình bày cấu tạo bài văn miêu tả con vật ?

- Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh có ý thức tốt trong giờ học.

+ Màu lông.

- Tả thói quen sinh hoạt.

+ Khi kiếm ăn.

+ Khi được ăn.

- Tiếng gáy của gà trống.

+ Thường gáy vào lúc nào ? ở đâu ?

+ Tiếng gáy có tác dụng gì ?

Kết luận: Nêu cảm nghĩ về gà trống ?

- 1 hs trả lời.

Sinh hoạt( 20') NHẬN XÉT TUẦN 29

I. MỤC TIÊU

- Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua. Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét - ý kiến của các thành viên trong lớp.

2. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Đồng phục:...

*Học tập

...

...

...

...

*Các hoạt động khác

...

...

...

(29)

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học. Vệ sinh an toàn thực phẩm, Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công.

SINH HOẠT ĐỘI( 20')

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua, thực hiện sinh hoạt Đội theo chủ điểm “Hữu nghị- Quốc tế”.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- Đội viên biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. CHUẨN BỊ: Những ghi chép trong tuần của cán bộ Đội.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ổn định tổ chức- Chào cờ- Quốc ca- Đội ca 2.Nhận xét chung trong tuần.

a. Chi đội trưởng nhận xét -ý kiến của các đội viên trong chi đội.

b. Phụ trách chi đội nhận xét

* Nề nếp:...

...

...

* Học tập

...

...

... * Thực hiện An toàn giao thông:...

...

* Phụ trách sao nhi:...

...

- Tham gia cuộc thi ''Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Quảng Ninh năm 2018''

c. Triển khai nội dung chủ điểm “Hữu nghị- Quốc tế”.

- Chi đội hát bài : Trái đất này là của chúng mình

- Chi đội trưởng Tuyên truyền theo chủ điểm “Hữu nghị- Quốc tế”.

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tiếp tục hoàn thiện sản phẩm dự thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Quảng Ninh năm 2018

(30)

- Tập trung vào ôn bài có hiệu quả, thực hiện tốt hoạt động Đọc và làm theo báo Đội

- Thực hiện tốt an toàn giao thông, an toàn trong trường học, thực hiện VSATTP. Không ăn quà vặt.

- Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

(31)
(32)

Ngày soạn.9.4.2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 12 tháng 4 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.

2.Kĩ năng:- Rèn kỹ năng giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó 3.Thái độ:- Giáo dục Hs tính cẩn thận tự tin trong học toán

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- B ng ph .ả ụ

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Chữa bài tập 3 VBT Gọi 1 số em nêu lại các bước giải bài toán khi biết tổng ( hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó?

- Nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1’) b. Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1(7’)

- Gọi hs đọc bài toán.

- Gọi 1 số em nêu lại các bước giải bài toán khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?

- Yêu cầu hs làm vở.

- Gọi hs lần lượt trình bày bài giải.

- Nhận xét.

Bài tập 2(7’)

- 1 hs lên bảng làm.

Bài 3

Bài giải

... Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

6 - 1 = 5 ( phần) Số cây cam là:

170 : 5 = 34 (cây) Số cây dứa là:

34 + 170 = 204 (cây)

Đáp số: Cam: 34 cây Dứa: 204cây.

- Hs nhận xét.

- 1 hs đọc yêu c u.ầ Hiệu hai

số

Tỉ số của hai số

Số bé Số lớn

15 2

3

30 45

36 1

4

12 48

- Nhận xét.

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. Thi tìm tiếng có vần mới học. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,

- Biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập, làm nhanh, làm đúng 2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn

- Rèn kĩ năng giải bài toán thuộc dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó - Góp phần phát triển năng lực: NL tự học, làm việc nhóm, NL

- HS có tính cẩn thận, chính xác, biết vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễnC. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho

c.. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của

- Biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập, làm nhanh, làm đúng 2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của