• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 BUỔI SÁNG Ngày soạn: 9/5/2020

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 11/5 /2020

TOÁN

TIẾT 127: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết thực hiện chia các số đo thời gian cho một số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện chia các số đo thời gian cho một số.

3. Thái độ: HS có ý thức học bài và làm bài II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1/ Giáo viên: - Bảng phụ 2/ Học sinh: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HĐ của Thầy HĐ của trò

1. Kiểm tra bài cũ:(5')

? Nêu cách nhân số đo t/gian với 1số?

- Gọi 2 hs lên bảng làm bài .

4,1 giờ × 6; 3,4 phút × 4 ; 4,1 giờ 3,4 phút 6 4 14,6 giờ 13,6 giờ - Học sinh cả lớp làm bài vào vở nháp sau đó nhận xét bài của bạn.

-GV nhận xét,đánh giá.

2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài :(1')

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(12')

Ví dụ 1: GVđưa vdụ y/c hs đọc bài toán.

?Hải thi đấu 3 ván cờ hết bao nhiêu lâu?

?Muốn biết t.bình mỗi ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào?

- GV nhận xét t/d cách làm đúng.

- GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép chia.Chia riêng các số đo theo từng loại đơn vị

=>Vậy 42 phút 30 giây chia cho 3 bằng bao nhiêu?

?Khi thực hiện chia số đo thời gian cho một số chúng ta thực hiện như thế nào?

Ví dụ 2 : GV dán băng giấy có bài toán

- 2 hs lên bảng làm bài .

4,1 giờ 3,4 phút 6 4 14,6 giờ 13,6 giờ

1 HS đọc bài toán,lớp đọc thầm.

3 ván cờ : 42 phút 30 giây

-Muốn biết mỗi ván cờ hết bao nhiêu thời gian ta thực hiện phép chia:

42 phút 30 giây : 3 = ?

- HS thảo luận theo cặp,báo cáo.

42phút 30giây 3 12 phút 14phút 10giây 0 30giây

00

- 42 phút 30 giây : 3 = 14phút 10giây.

x x

x x

(2)

2 và yêu cầu hs tóm tắt bài toán.

? Muốn biết vệ tinh quay 1 vòng hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- GV nêu : ta lần lượt lấy số giờ chia cho 4 được 1 dư 3 đổi ra phút bằng 180 phút...

?Vậy 7 giờ 40 phút:4 bằng bao nhiêu giờ,bao nhiêu phút?

- Khi chia số đo thời gian cho một số nếu phần dư khác 0 thì ta làm tiếp như thế nào?

- Gọi hs nêu lại

c.Luyện tập:

Bài 1:(5') Gọi HS nêu yêu cầu của bài - Cho HS làm bài vào vở, gọi 2 em lên bảng làm.

- GV nhận xét và bổ sung.

?Khi thực hiện chia số đo thời gian cho một số chúng ta thực hiện như thế nào?

Bài 2:(5') Gọi HS đọc đề bài.

– Y/c HS đọc đề bài phân tích bài rồi làm bài

- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.

- GV nhận xét và bổ sung.

- Gv thu vở chấm chữa bài.

-...chia từng số đo theo từng đơn vị...

- HS nhắc lại..

-2 HS đọc.

4 vòng : 7giờ 40phút 1 vòng : ..giờ....phút?

-Thực hiện phép chia:7 giờ 40 phút :4 - 1 HS lên bảng làm,lớp làm nháp.

-Nhận xét,chốt kết quả đúng.

7giờ 40phút 4

3giờ = 180phút 1 giờ 55 phút 220phút 20 0 Vậy 7giờ 40phút : 4 = 1giờ 55phút - Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng loại đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác 0 thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.

Bài 1

-1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm mẫu.

- Nhận xét chốt cách làm.

- chữa bài,đổi chéo báo cáo.

a) 24phút 12giây 4 0 12giây 6 phút 3 giây 0 b) 35 giờ 40 phút 5

0 40 phút 7 giờ 8 phút 0

c, 1 giờ 12 phút d, 3,1 phút Bài 2

-1 HS đọc yêu cầu.

- HS tóm tắt miệng.

- HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm.

- Lớp nhận xét và chữa bài Bài giải

Thời gian làm 3 dụng cụ là:

12giờ – 7giờ 30 phút = 4giờ 30 phút Thời gian trung bình làm một dụng cụ là:

(3)

3. Củng cố,dặn dò:(3')

? Nêu cách chia số đo tgian cho một số?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

4giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30phút Đáp số : 1 giờ 30phút - HS nêu

--- TẬP ĐỌC

TIẾT 49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG I. MỤC TIÊU

1.Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng trang trọng, tha thiết.

2. Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với Tổ tiên.

3.Thái độ: HS biết tôn trọng và giữ gìn phong cảnh đẹp của đất nước.

* QPAN: Ca ngợi công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước.

* QTE: Quyền được thừa nhận bản sắc văn hoá, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1/ Giáo viên: Bài giảng điện tử 2/ Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. KTBC (4’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài và nêu nội dung bài tập đọc: “ Hộp thư mật ”.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài – ghi bảng II. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Phong cảnh đền Hùng.

2. Hướng dẫn luyện đọc. (10’)

- Gviên ycầu hs đọc bài. 1 HS chia đoạn - YCHS đọc nối tiếp lần 1 (2 lượt ) - Ghi bảng các từ HS đọc hay sai.

- Gv hd hs đọc đúng từ ngữ khó, dễ lẫn mà học sinh đọc chưa chính xác.

VD: Chót vót, dập dờn, uy nghiêm vòi vọi, sừng sững, ngã ba Hạc …

- YCHS đọc nối tiếp lần 2, 1 HS đọc giải nghĩa từ

- Giáo viên giúp học sinh hiểu các từ này.

- YC HS luyện đọc theo nhóm đôi, thi

- Học sinh đọc bài.

- Học sinh trả lời.

- Nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm;

- 1 HS chia đoạn

- Học sinh luyện đọc các từ ngữ khó.

- HS đọc từ khó.

- Đọc nối tiếp lần 2, 1 HS đọc GNT..cả lớp đọc thầm. Các em nêu thêm từ ngữ chưa hiểu (nếu có).

(4)

đọc giữa các nhóm.

- Nhận xét, tuyên dương

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả.

3. Tìm hiểu bài (12’)

- Bài văn viết về cảnh vật gì? ở nơi nào?

- Hãy kể những điều em biết về vua Hùng?

- GV giảng: Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong châu. Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm

- HS đọc thầm toàn bài:

+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?

+ Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào?

- Bài văn ca ngợi điều gì?

- Gv gọi hs đọc câu ca dao về sự kiện ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương? Em hiểu câu ca dao ấy như thế nào?

Câu ca dao còn có nội dung khuyên răn, nhắc nhở mọi người dân Việt hướng về cội nguồn, đoàn kết cùng nhau chia sẻ, ngọt bùi.

- YCHS thảo luận trong nhóm để tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ.

 Gv chốt: Theo truyền thuyết vua Hùng Vương thứ sáu đã hoá thân bên gốc cây

- Luyện và thi đọc giữa các nhóm.

- Lắng nghe

- Đền Hùng - Lâm Thao - Phú Thọ - HS tự nêu

- Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như múa quạt xoè hoa, núi Ba vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn, những cành hoa đại cổ thụ toả hương thơm, những gốc thông già hàng 5/6 thế kỉ, giếng ngọc trong xanh...

- Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng, Sự tích bánh chưng, bánh giầy, ...

* Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

- 1 học sinh đọc:

Dù ai đi ngược về xuôi.

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

+ Câu ca dao Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.

- Học sinh thảo luận rồi trình bày.

(5)

kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 11/3 âm lịch  người Việt lấy ngày mùng 10/3 làm ngày giỗ Tổ.

* QPAN: Ca ngợi công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước.

Gạch dưới từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?

4. Luyện đọc diễn cảm. (10’)

- Gv hd hs xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm trên màn hình.

VD: Đền Thượng/ nằm chót vót/ trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.// Trước đền/

những khóm hải đường/ đâm bông rực đỏ, // những cánh bướm nhiều màu sắc/

bay dập dờn/ như múa quạt/ xoè hoa.//

- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn.

- Tổ chức cho học sinh đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn.

III. Củng cố – dặn dò : (5’)

*QTE: Qua bài tập đọc này em thấy mình có quyền gì?

- N/xét tiết học, t/dương HS học tốt - Dặn dò HS luyện đọc nhiều hơn, chuẩn bị cho bài học sau.

- Học sinh gạch dưới các từ ngữ và phát biểu.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe – đọc nhẩm - Học sinh thi đọc diễn cảm.

* Quyền được thừa nhận bản sắc văn hoá, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.

- HS lắng nghe.

...

KHOA HỌC

TIẾT 51: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu và chỉ được đâu là nhị, nhuỵ. Nói tên được các bộ phận chính của nhị, nhuỵ.

2. Kĩ năng: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.

3. Thái độ: HS có ý thức tiết kiệm năng lượng điện . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1/ Giáo viên: + Hình trang 104,105 SGK.

+ HS và GV sưu tầm một số hoa thật.

2/ Học sinh: VBT, SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

HĐ của Giáo viên HĐ của Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Kể tên một số loài hoa mà em biết? Hoa gồm có những bộ phận nào?

- Một số HS nêu.

(6)

- Nhận xét.

2. Bài mới.(30’)

HĐ1. Giới thiệu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát H 1, 2 ( 104 ) chỉ vào hình và kể tên cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây phượng

- Gv giới thiệu cơ quan sinh sản của một số loại hoa khác và GT : hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.

HĐ2: Nhị và nhuỵ. Hoa đực và hoa cái.

* Mục tiêu: HS phân biệt được nhuỵ và nhị;

hoa đực và hoa cái.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp.

-HS trao đổi theo cặp – Qsát hình 1-2 SGK và cho biết:

+ Tên cây?

+ Cơ quan sinh sản của cây đó?

+ Cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì chung?

+ Trên cùng 1 loài cây có hoa, hoa được gọi tên là những loại hoa gì?

- GV y/c HS thực hiện theo y/c trang 104 SGK.

Quan sát H 3-4 phân biệt đâulà nhị, đâu là nhuỵ

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gv chốt lại kết quả đúng.

-Yêu cầu HS quan sát 2 bông hoa mướp và cho biết hoa nào hoa đực, hoa nào hoa cái?

+Tại sao ta có thể phân biệt được hoa mướp đực và hoa mướp cái?

HĐ3:Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.

* Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ.

* Cách tiến hành:

* Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm nvụ sau:

+ Quan sát các bộ phận của bông hoa đã sưu tầm được và chỉ đâu là nhị( nhị đực) đâu là

- HS làm việc cá nhân.

- Các nhóm thảo luận.

- HS làm việc cặp đôI theo gợi ý của GV.

- Đại diện trình bày kết quả.

+H1: Cây dong riềng. Cơ quan sinh sản là hoa.

+H2: Cây phượng: Cơ quan sinh sản là hoa.

+Cùng là thực vật có hoa cơ quan sinh sản là hoa.

+Hoa đực và hoa cái.

- Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận

- Nhóm trưởng điểu khiển theo y/c của GV.

+ Hình a: Hoa mướp đực Hình b: Hoa mướp cái.

+Vì ở hoa mướp cái, phần từ nách lá đến đài hoa có hình dạng giống quả mướp nhỏ

- Đại diện cầm hoa đã sưu tầm để giới thiệu từng bộ phận của hoa

- đại diện nhóm khác trình bày về nhị, nhuỵ

Hoa có cả nhị và nhuỵ

Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ

(7)

nhuỵ ( nhị cái)

+ phân loại các bông hoa xem hoa nào có cả nhị và nhuỵ, hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ.

* Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em trình bày từng nhiệm vụ..

- Y/c HS kết luận theo mục bóng đèn SGK.

HĐ4: Tìm hiểu về hoa lưỡng tính.

* Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.

* Cách tiến hành.

Bước 1: Làm việc cá nhân.

_ HS q/sát sơ đồ nhị và nhuỵ SGK đọc ghi chú ứng với từng bộ phận của nhị và nhuỵ.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em lên chỉ bản đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?

-Thế nào là hoa lưỡng tính, hoa đơn tính?

-Nhận xét chung tiết học,

- Cbbài sau: Sự sinh sản của thực vật có hoa.

Phượng, dong riềng, râm bụt, sen,đào,mơ, mận

Bầu bí, mướp, dưa chuột, dưa hấu…

- HS làm việc cá nhân, và đại diện trả lời.

- Nhị gồm: a. Bao phấn b. Chỉ nhị - Nhuỵ gồm: c.Đầu nhuỵ d. Vòi e. Bầu nhuỵ g. Noãn

--- Ngày soạn: 9/5/2020

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 12/5 /2020

TOÁN

TIẾT 128: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hệ thống và củng cố cách nhân, chia số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện giá trị của biểu thức và vận dụng giảI toán trong thực tiễn.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: - Bảng phụ 2/ Học sinh: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- HS nhắc lại cách thực hiện nhân, chia số đo thời gian.

- Nhận xét, kl.

2. Bài mới.(30’)

* HĐ1. Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

* HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài1.

- 3 HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.

- HS làm việc cá nhân.

- 2 HS lên bảng chữa bài.

Bài 1.

(8)

- GV Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS lên bảng chữa bài.

- GV và HS củng cố lại cách nhân chia số đo thời gian.

Bài 2.

- Y/c HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để nx.

- GV và HS nhận xét , củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức.

- GV cần nhấn mạnh cách chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn ở kết quả ( nếu có)

Bài 3.

- Y/c HS đọc bài, phân tích và làm bài.

- Tổ chức cho thi giải nhanh giữa các nhóm - Gv đánh giá kết quả bài làm của các nhóm.

- Củng cố phát huy kĩ năng tính bằng cách nhanh.

Bài 4: Y/c HS tự làm bài rồi chữa bài - Gv chấm chữa bài cho HS.

- HS nêu các cách làm khác nhau.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Y/c HS nhắc lại một số kiến thức vừa học.

- Dặn HS về ôn bài

Đáp án

a) 9 giờ 42 phút b)12phút 4 giây c) 14 phút 52 giây d, 2 giờ 4 phút Bài 2

- HS tự làm bài, 2 em làm bảng nhóm treo lên bảng chữa bài a.( 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) x 3 = 6 giờ 5 phút x 3 = 18 giờ 15 phút

b.10 giờ 55 phút.

c, 2 phút59 giây d, 25 phút 9 giây Bài 3

- HS thảo luận nhóm đôi và làm.

Bài giải:

Cả 2 lần người đó làm được sp là:

8 + 7 = 15 (sản phẩm) Thời gian làm 15 sản phẩm là:

1 giờ 8 phút x 15 = 17 giờ Đáp số: 17 giờ Bài 4

- Đại diện 2 nhóm thi giải nhanh . - HS làm vở, đại diện chữa bài và giải thích cách làm.

a) 4,5 giờ > 4giờ 5 phút

b) 8 giờ 16phút - 1 giờ 25 phút = 2 giờ 17phút x 3

c) 26 giờ 25phút: 5 >2giờ 40phút+2 giờ 45phút

--- Tập đọc

TIẾT 51: NGHĨA THẦY TRÒ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : Sáng sớm,cuối làng, sáng sủa, sưởi nắng, nặng tai, một lần nữa, lần lượt,.. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện lời của thầy giáo Chu.

2. Kĩ năng: Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng...Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng

(9)

đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

*QTE: Có quyền đi học và kính trọng thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1/ Giáo viên: - Bài giảng điện tử 2/ Học sinh: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của Thầy HĐ của trò

1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Gọi HS đọc từng đoạn của bài thơ Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi HS nx bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét từng HS 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài(1')

2.2. Hướng dẫn luyện đọc , tìm hiểu bài a) Luyện đọc(8')

- GV chia 3 đoạn đọc.

- GV chú ý sửa lỗi phát âm HS.

- Yêu cầu hs giải nghĩa từ.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu, chú ý giong đọc.

- 3 HS đọc bài nối tiếp và trả lời các câu hỏi theo SGK.

- Nhận xét.

- 1HS đọc bài.

- HS đọc bài nối tiếp.

- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc . - Cặp báo cáo, nhận xét.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài(12')

+ Các môn sinh của cụ giáo chu đến nhà thầy để làm gì ?

+ Việc làm đó thể hiện điều gì ?

+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.

+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình thuở học vỡ lòng nthế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó ?

+ Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:

+ Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ. tục

+ Các môn sinh đến nhà cụ giáo chu để mừng thọ thầy.

+ Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.

+ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu …. nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. ...học "đồng thanh dạ ran" cùng theo sau thầy.

+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đó đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng.

Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó: ...kính vái cụ đồ. Thầy cung kính với cụ : "Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy"

+ Các câu thành ngữ. tục ngữ : a, Tiên học lễ, hậu học văn.

b, Uống nước nhớ nguồn.

(10)

ngữ trên như thế nào ?

+ Em còn biết những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung như vậy ?

+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì ?

c, Hướng dẫn đọc diễn cảm(6')

- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.

+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn.

+ Đọc mẫu đoạn văn.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét.

3. Củng cố - dặn dò(3')

? Nêu nội dung chính của bài.

*QTE:?Em cần làm gì để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo?

GV: Cần kính trọng thầy cô giáo.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài,chuẩn bị bài sau.

c, Tôn sư trọng đạo.

+ Nối tiếp nhau giải thích.

- Không thầy đó mầy làm nên.

+ Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

+ Kính thầy yêu bạn.

+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo … đẹp đó.

- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, Các HS các bổ sung và thống nhất cách đọc nh mục 2.a.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- 2HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên.

- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

--- KỂ CHUYỆN ( TẬP LÀM VĂN) Tiết 53: ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh nhân hóa tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn

2. Kĩ năng: - Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.

3. Thái độ: - Thích viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: SGK, vbt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 5p

- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết lại của bài văn tả đồ vật.

- GV nhắc lại 3 phần của bài văn miêu tả cây cối.

2. Bài mới: 30p

- Giới thiệu bài, ghi đề.

- HS trình bày tại chỗ.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe, nhắc lại.

(11)

Bài 1

- Gọi HS đọc bài văn Cây chuối mẹ và các câu hỏi cuối bài.

- Yêu cầu HS tự trả lời câu hỏi.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc.

+ Cây chuối trong bài được tả theo trình tự nào?

+ Còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa?

+ Cây chuối được tả theo sự cảm nhận của các giác quan nào?

+ Còn có thể quan sá tcây cối bằng các giác quan nào nữa?

+ Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối.

- GV kết luận: Tác giả đã nhân hoá cây chuối bằng cách gắn cho nó những từ ngỡ chỉ đặc điểm, phẩm chất của con người: đĩnh đạc, thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng; chỉ hoạt động của con người: đánh động cho mọi người biết, đơa, đành để mặc: chỉ những bộ phận đặc trưng của con người.

+ Khi tả câu cối ta có thể viết theo trình tự nào?

+ Nêu cấu tạo bài văn tả cây cối

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- 2 HS nối tiếp đọc thành tiếng trước lớp.

+ Tả theo từng thời kì phát triển của cây chuối con -> Cây chuối to -> Cây chuối mẹ.

+ Tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

+ Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác : thấy hình dáng của cây, lá, hoa

- Còn có thể quan sát cây cối bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác … + Các hình ảnh so sánh :Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác …/ Các tàu lá ngả ra … như những cái quạt lớn./ Cái hoa thập thị, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

+ Các hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc./ Chưa được bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ./ Cổ cây chuối mẹ mập tròn ngập lại./ Vài chiếc lá đánh động cho mọi người biết …/

Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn./ Khi cây mẹ bận đơm hoa …/ Lẽ nào nó đành để mặc…để giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó./ Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa…

- HS lắng nghe

+ Trình tự tả cây cối: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây. Có thể bao quát rồi tả chi tiết.

+ Cấu tạo: Ba phần:

 Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây sẽ tả.

(12)

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV yêu cầu: Em chọn bộ phận nào của cây để tả? hãy giới thiệu cho các bạn được biết.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.

- Gọi HS làm bài vào giấy dán lên bảng lớp.

- GV nhận xét, sửa chữa cho từng HS.

3. Củng cố, dặn dò: 3p - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò, chuẩn bị bài sau.

 Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.

 Kết bài: Nêu lợi ích của cây, tình cảm của người tả về cây.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp

- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau giới thiệu về bộ phận của cây mình định tả.

- HS cả lớp làm bài vào VBT, 2 HS làm bài vào giấy khổ to.

- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình viết.

- HS cả lớp đọc, nhận xét, sửa chữa cho bạn.

- HS lắng nghe để học tập.

- Lắng nghe.

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 52 : LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.

2. Kĩ năng : Sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.

3. Thái độ ; HS tự giác, tích cực học tập.

* Giảm tải: Không làm bài tập 3 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên: - Bảng phụ 2/ Học sinh: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ (5')

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu với từ thuộc chủ điểm truyền thống.

- Gọi HS dưới lớp trả lời miệng bài 2, bài 3 trang 82.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng 2.Bài mới.

a, Giới thiệu bài (1')

b, Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1: (13')Trong đv…. có tác dụng gì.

- 2 HS lên bảng đặt câu.

- 2 HS đứng tại chỗ làm miệng.

- Nhận xét bạn làm bài đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

(13)

- Hỏi: Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau nh vậy có tác dụng gì?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Kết luận: Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay … biết rõ đôí tượng.

Bài 2: (14')Hãy thay thế những từ ngữ

- Quan sát, hướng dẫn HS .

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 3: ( Giảm tải)

- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.

- HS tự làm bài.

- 1 HS phát biểu, HS khác bổ sung.

Các từ dùng để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương: trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.

- Việc dùng từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý mà đảm bảo sự liên kết.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm bài vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét bài làm của bạn đúg/sai, néu sai thì sửa lại cho đúng.

- Chữa bài.

3. Củng cố - Dặn dò(3')

? Thay thế từ ngữ trong câu có t/dụng gì - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.

...

BUỔI CHIỀU TẬP LÀM VĂN

TIẾT 54: TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết) I/ MỤC TIÊU:

1. Kĩ năng: HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câuđúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.

2. Kiến thức: Củng cố lại cách viết bài văn miêu tả cây cối..

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: SGK, vbt

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

- GV nhận xét.

II. Bài mới

1- Giới thiệu bài: (1’)

2-Hdẫn HS làm bài kiểm tra: (2)

-HS nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.

(14)

- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.

- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.

- GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?

- GV nhắc HS nên chọn đề bài mình đã chuẩn bị.

3- HS làm bài kiểm tra: (30’) - HS viết bài vào giấy kiểm tra.

- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.

- Hết thời gian GV thu bài.

4-Củng cố, dặn dò: (5’) - GV nhận xét tiết làm bài.

- Về luyện đọc các bài tập đọc; HTL các bài thơ từ tuần 19 đến tuần 27.

- HS trình bày.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS đọc đề bài.

- HS viết bài.

- Thu bài.

- HS lắng nghe.

--- Ngày soạn: 9/5/2020

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 13/5 /2020

TOÁN

Tiết 129 : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại cách cộng, trừ nhân , chia số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ , nhân, chia số đo thời gian vận dụng giải được các bài toán.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: - Bảng phụ 2/ Học sinh: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Y/c HS lên bảng chữa bài 3.VBT - Nhận xét, kl.

2. Bài mới.(30’)

* HĐ1: Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

* HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1. Tính

- HS nêu yc bài tập và tự thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số đo thời gian.

- 2 HS làm bài trên bảng lớp nhận xét .

a.(6giờ 35 phút + 7 giờ 4 phút) : 3

= 13 giờ 39 phút : 3

= 4 giờ 30 phút b. 63 phút 4 giây – 32 phút 16 giây:4

= 63 phút 4 giây – 8 phút 4 giây

= 55 phút Bài 1.

- HS tự tính giá trị 4 em làm bài trên bảng

- lớp nhận xét.

(15)

- Củng cố lại cách thực hiện và chuyển đổi.

Bài 2 : Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- HS tự thực hiện giá trị của biểu thức, rồi thống nhất kết quả.

- GV và HS củng cố lại cách làm.

Bài 3: Y/c HS đọc kĩ bài rồi tìm cách giải để tìm kết quả.

- Y/c HS trao đổi và tìm cách làm.

- GV chốt lại kết quả đúng

Bài 4: GV y/c HS đọc kĩ bảng thông báo thời gian rồi dựa vào đó để tính thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến các ga Hải phòng, Quán Triều, Đồng Đăng và Lào Cai.

- GV giúp HS nắm vững cách tính thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Y/c HS nhắc lại quy tắc cộng , trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau:

Vận tốc.

Đáp án :

a, 22 giờ 8 phút b, 21 ngày 17 giờ c, 37 giờ 30 phút d, 4 phút 15 giây Bài 2.

- HS thực hiện giá trị của biểu thức, rồi thống nhất kết quả.

- HS làm bài vào vở.

- 2HS lên bảng chữa bài.

Đáp số: a. 17 giờ 15 phút 12 giờ 15 phút b. 6 giờ 30 phút 9 giờ 10 phút Bài 3 :

Kết quả đúng là: 35 phút Khoanh vào B

Bài 4

Bài giải

Thời gian đi từ HN đến Q.T:

17 giờ 25phút- 14giờ 20phút= 3 giờ 5p Thời gian đi từ HN đến Đ.Đăng

11giờ 30phút- 5giờ 45phút= 5 giờ 45p

Thời gian đi từ HN đến HP là:

8giờ10phút- 6giờ 5phút= 2 giờ 5phút Thời gian đi từ HN đến Lào Cai:

(24giờ - 22giờ) + 6 giờ = 8 giờ Đáp số : 3 giờ 5p

5 giờ 45p 2 giờ 5phút 8 giờ - Theo dõi

---

BUỔI CHIỀU TẬP LÀM VĂN

TIẾT 58: TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; viết lại được một đoạn văn cho hay hơn.

(16)

2. Kiến thức: Rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối theo đề bài, xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV : Hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Y/c HS đọc đoạn kịch Giu-li-ét-ta đã viết lại ở giờ trước.

2. Bài mới.(30’) a) Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học b) GV nhận xét kết quả bài làm của HS.

* Nhận xét chung về kết quả bài viết.

+ Những ưu điểm chính:

+ Những thiếu sót hạn chế:

c) Hướng dẫn HS chữa bài.

- GV trả bài cho từng HS

- Hướng dẫn HS chữa những lỗi chung .

+ GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu để Hs chữa.

d)Tổ chức choHS học tập1số đoạn văn hay củabạn - Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.

3. Củng cố dặn dò.(5’)

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt, chữa bài tốt.

- Y/c các em về nhà chuẩn bị bài văn tả con vật để cho giờ sau.

- 2 em nhắc lại.

- HS theo dõi.

+ HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài + Bố cục: ( đầy đủ, hợp lí) , ý (đủ, phong phú, mới lạ ) , cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng )

+Xác định cây tả chưa hợp lí, trình tự miêu tả chưa rõ ràng còn nhầm lẫn giữa các phần khi miêu tả.

+Dùng từ đặt câu chưa chính xác, đặc biệt khi sử dụng nhân hoá, so sánh chưa hợp với hình ảnh mình định tả.

- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở.

- HS tự viết đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn.

--- Ngày soạn: 9/5/2020

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 14/5 /2020

TOÁN

Tiết 129: VẬN TỐC I/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: - Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.

- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.

2/ Kĩ năng: Rèn khả năng vận dụng vào giải toán chuyển động đều.

3/ Thái độ: HS tích cực làm bài II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(17)

1/ Giáo viên: - Bảng phụ 2/ Học sinh: VBT, SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ

- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập trên bảng.

- GV nhận xét HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Tiết toán này ta cùng tìm hiểu về một đại lượng mới đó là vận tốc.

2. Giới thiệu khái niệm vận tốc

- GV nêu bài toán: Một ô tô mỗi giờ đi được 50 km, một xe máy mỗi giờ đi được 40 km cùng đi quãng đường từ A và đi đến B. Nêu hai xe khởi hành cùng một lúc tại A thì xe nào sẽ đi đến B trước?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm câu trả lời.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- Kết luận: Thông thường ô tô đi nhanh hơn xe máy (vì trong cùng một giờ ô tô đi được quãng đường dài hơn xe máy).

a. Bài toán 1

- GV dán băng giấy có viết đề bài toán 1, yêu cầu HS đọc.

- Để tính số ki-lô-mét trung bình mỗi giờ ô tô đi được ta làm như thế nào?

- GV vẽ lại sơ đồ bài toán và giảng cho HS: Trong cả 4 giờ ô tô đi được 170 km, vậy trung bình số ki-lô-mét đi được trong 1 giờ chính là một phằnt của quãng đường 170 km nên thực hiện 170 : 4 - GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.

- Vậy trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?

- GV giảng: Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai

- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp theo dõi để nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận, sau đó một vài HS nêu ý kiến trước lớp.

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.

- Ta thực hiện phép tính: 170 : 4 - HS lắng nghe.

- 1 HS lên bảng trình bày.

Bài giải

Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:

170 : 4 = 42,5 (km)

Đáp số: 42,5 km - Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

(18)

phẩy năm ki-lô-mét.

- GV ghi bảng: Vận tốc của ô tô là:

170 : 4 = 42,5 (km/ giờ) - Đơn vị của vận tốc ô tô trong bài toán này là km/giờ.

+ 170 km là gì trong hành trình của ô tô?

+ 4 giờ là gì?

+ 42,5 km/ giờ là gì?

+ Trong bài trên, để tìm vận tốc của ô tô chúng ta đã làm như thế nào?

+ Gọi quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, em hãy dựa vào cách tính vận tốc trong bài toán trên để lập công thức tính vận tốc.

- Như vậy dựa vào vận tốc ta có thể xác định được một chuyển động nào đó là nhanh hay chậm.

b. Bài toán 2

- GV dán băng giấy có ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS đọc.

- GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài.

- Để tính vận tốc người đó chúng ta phải làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.

- Đơn vị đo vận tốc của người đó là gì?

- Em hiểu vận tốc chạy của người đó là 6 m/ giây như thế nào?

- GV mời 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc của một chuyển động.

3. Luyện tập Bài 1:

- GV mời HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài toán.

- Để tính vận tốc của người đi xe máy đó

+ Là quãng đường ô tô đi được.

+ Là thời gian ô tô đi hết 170 km.

+ Là vận tốc của ô tô.

+ Ta đã lấy quãng đường ô tô đi được (170 km) chia cho thời gian ô tô đi hết quãng đường đó (4 giờ)

+ HS trao đổi theo cặp, sau đó nêu trước lớp:

v = s : t

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.

- 1 HS đứng tại chỗ tóm tắt s = 60 m

t = 10 giây v = ?

- Chúng ta lấy quãng đường (60m) chia cho thời gian (10 giây).

- 1 HS lên bảng trình bày bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Vận tốc của người đó là:

60 : 10 = 6 (m/ giây)

Đáp số: 6 m/ giây - Đơn vị đo vận tốc chạy của người đó trong bài toán là m/giây.

- Nghĩa là cứ mỗi giây người đó chạy được quãng đường là 6 m.

- 2 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 1 HS đọc đề toán trước lớp.

- 1 HS tóm tắt trước lớp.

- Để tính vận tốc của người đi xe máy

(19)

ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu: Các em hãy tính vận tốc của người đi xe máy đó theo đơn vị km/

giờ.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét HS.

- Trong bài trên quãng đường đi tính theo đơn vị ki-lô-mét, thời gian đi hết quãng đường tính theo giờ nên thông thường ta tính vận tốc theo đơn vị km/

giờ.

Bài 2:

- GV mời HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự giải.

- GV mời HS nhận xét bài toán của bạn trên bảng.

- Em hãy giải thích cách tính vận tốc bay theo đơn vị km/ giờ?

Bài 3:

- GV mời HS đọc đề bài toán.

- GV hướng dẫn phân tích đề toán:

+ Người đó chạy được bao nhiêu mét?

+ Thời gian để chạy hết 400 m là bao nhiêu lâu?

+ Bài toán yêu cầu em làm gì?

+ Để tính được vận tốc theo đơn vị mét/

giây thì quãng đường và thời gian cần đo ở đơn vị nào?

- Vậy hãy đổi thời gian chạy ta giây rồi tính vận tốc chạy của người đó.

đó ta lấy quãng đường đi được (105km) chia cho thời gian (3 giờ).

- 1 HS lên bảng trình bày bài toán, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Vận tốc của người đi xe máy đó là:

105 : 3 = 35 (km/ giờ)

Đáp số: 35 km/giờ - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- 1 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Vận tốc của máy bay là:

1800 : 2,5 = 720 (km/ giờ) Đáp số: 720 km/giờ - 1 HS nhận xét, nêu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- Vì quãng đường bay được tính theo ki-lô-mét, thời gian bay hết quãng đường đó tính theo đơn giờ nên vận tốc thường tính theo đơn vị km/giờ - 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Người đó chạy được 400m.

+ Thời gian để chạy hết 400m là 1 phút 20 giây.

+ Tính vận tốc chạy của người đó theo đơn vị m/giây.

+ Quãng đường tính bằng đơn vị mét, thời gian tính bằng đơn vị giây.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

1 phút 20 giây = 80 giây

(20)

- GV nhận xét và chữa bài của HS.

C. Củng cố, dặn dò

- Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta là như thế nào?

- Hãy nêu cách viết đơn vị của một vận tốc.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

Vận tốc chạy của người đó là:

400 : 80 = 5 (m/giây)

Đáp số: 5 m/giây - HS lắng nghe.

- Muốn tìm vận tốc của một chuyển động ta lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.

- Đơn vị của một vận tốc bằng tên đơn vị của quãng đường trên tên đơn vị của thời gian.

- HS lắng nghe.

--- ĐỊA LÍ

TIẾT 27: CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có thể:

1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm thiên nhiên của Châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ

2. Kĩ năng: Biết dựa vào lợc đồ họăc bản đồ thế giới mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ và chỉ được một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Mĩ.

3. Thái độ: HS có ý thức học và tìm hiểu nội dung bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: Bài giảng điện tử: Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới. Lược đồ các châu lục và đại dương.

2/ Học sinh: SGK, vbt

III. C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y V H C À Ọ   :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và đánh giá HS.

II. Bài mới.

1. Giới thiệu bài:1p 2. Nội dung

a/ Hoạt động: Vị trí và giới hạn Châu Mĩ (6’)

- GV đa quả Địa cầu, yêu cầu HS cả lớp quan sát để tìm ranh giới giữa bán cầu đông và bán cầu tây.

- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Dân số châu phi theo số liệu năm 2004 là bao nhiêu người. Họ chủ yếu có màu da thế nào?

+ Kinh tế Châu Phi có đặc điểm gì khác so với kinh tế châu âu và châu á?

- HS lên bảng tìm trên quả Địa Cầu, sau đó chỉ ranh giới và giới hạn cảu hai bán cầu: bán cầu Đông và bán

(21)

- GV yêu cầu HS xem hình 1, trang 1103 SGK, tìm Châu Mĩ và các châu lục, đại dương tiếp giáp với Châu Mĩ. Các bộ phận của Châu Mĩ.

- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên quả Địa cầu và nêu vị trí địa lí của châu Mĩ.

- GV yêu cầ HS mở SGK trang 104, đọc bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số các châu lục trên thế giới, cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu triệu km2

- GV tổng kết: Châu Mĩ là lục địa duy nhất nằm ở bán cầu Tây bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trong các châu lục trên thế giới.

b/ Hoạt động: Thiên nhiên châu Mĩ (8’) - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu sau:

- Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên lợc đồ tự nhiên châu Mĩ, cho biết ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ, hay Nam Mĩ và điền thông tin vào bảng

cầu Tây.

- HS làm việc cá nhân, mở SGK và tìm vị trí châu Mĩ, giới hạn theo các phía Đông, Bắc, Tây, Nam của Châu Mĩ.

- 3 HS lần lợt lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến

- HS làm việc cá nhân, đọc bảng số liệu và tìm hiều diện tích Châu Mĩ.

Sau đó 1 HS nêu ý kiến trớc lớp.

+ Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới, sau Châu Á.

- HS chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS cùng trao đổi, xem lợc đồ, xem ảnh và học thành bài tập.

ảnh minh hoạ Vị trí Mô tả đặc điểm thiên nhiên a. Núi An-đét ( Pê-

ru) ...

- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm việc, gợi ý để các em biết cách mô tả thiên nhiên các vùng.

- GV mời các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS.

? Qua bài tập trên, em có nhận xét gì về thiên nhiên Châu Mĩ?

- GV kết luận: Thiên nhiên Châu Mĩ rất đa dạng và phong phú, mỗi vùng, mỗi miền có những cảnh đẹp khác nhau.

c/ Hoạt động: Địa hình châu Mĩ (7’) - GV treo lược đồ tự nhiên châu Mĩ, yêu cầu HS quan sát lược đồ để mô tả địa hình của châu Mĩ cho bạn bên cạnh theo dõi.

? Địa hình châu Mĩ có độ cao như thế nào? Độ cao địa hình thay đổi thế nào từ tây sang đông?

- HS làm việc theo nhóm, nêu câu hỏi nhờ GV giúp đỡ khi có khó khăn.

- Mỗi bức tranh do một nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

- Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú.

- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau vừa chỉ lược đồ vừa mô tả cho nhau nghe.

Ví dụ: Địa hình châu Mĩ cao ở phía tây, thấp dần khi vào đến trung tâm và cao dần ở phía đông. Các dãy núi lớn đều tập trung ở phía tây...Ngoài

(22)

? Kể tên và vị trí của?

+ Các dãy núi lớn + Các đồng bằng lớn + Các cao nguyên lớn

- GV gọi HS tiếp nối nhau trình bày về địa hình của Châu Mĩ trớc lớp.

d/ Hoạt động: Khí hậu châu Mĩ (8’) - GV yêu cầu HS lần lợt trả lời các câu hỏi:

? Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào?

? Em hãy chỉ trên lợc đồ từng đới khí hậu trên?

- GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu lại các đới khí hậu của Bắc Mĩ.

? Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn đối với khí hậu của châu Mĩ.

- GV kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ hàn đới, ôn đới đến nhiệt đới. Châu Mĩ có rừng rậm nhiệt đới A-ma-dôn là khu rừng lớn nhất thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, không chỉ của châu Mĩ mà còn của cả thế giới.

3/ Củng cố - dặn dò: 2p

? Hãy giải thích vì sao thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú?

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

ra, ven đại tây dương cũng có những đồng bằng nhỏ, hẹp. Phía đông là các cao nguyên có độ cao từ 500 đến 2000 mét như cao nguyên Bra-xin...

2 HS trình bày, một HS nêu địa hình Bắc Mĩ, 1 HS nêu địa hình Nam Mĩ.

- HS trả lời.

- HS nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên tất cả các đới khí hâu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

+ Một HS lên bảng chỉ, cả lớp theo dõi:

 Khí hậu hàn đới giá lạnh ở vùng giáp Bắc Băng Dương .

 Qua vòng cực Bắc xuống phía Nam, khu vực Bắc Mĩ có khí hậu ôn đới.

 Trung Mĩ, Nam Mĩ nằm ở hai bên đờng Xích đạo có khí hậu nhiệt đới.

+ Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước của sông ngòi. Nơi đây được ví là lá phổi xanh của Trái Đất.

- Một vài HS phát biểu ý kiến, HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.

--- LỊCH SỬ

TIẾT 27: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:

1. Kiến thức: Sau thất bại nặng nặng nề ở hai miền Nam, Bắc, ngày 27 – 1 – 1973, Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa- ri.

2. Kĩ năng: Biết được tầm quan trọng của của hiệp địng Pa – ri và những điều khoản trong hiệp định.

3.Thái độ: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên: Bài giảng điện tử

(23)

2/ Học sinh: SGK, vbt

- Tranh, ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS I-Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Tại sao gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?

- Nêu nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?

- GV nhận xét đánh giá.

II-Bài mới:

1. GTB (1’) 2. Nội dung

a/ Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) (8’) + Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa- ri?

+ Hiệp định Pa - ri được kí vào thời gian nào ?

+ Thuật lại quang cảnh đường phố Pa- ri ngày hôm đó?

+Trình bày nội dung chủ yếu nhất của hiệp định Pa –ri?

2.2-Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm 4) (8’)

- GV phát phiếu học tập và cho các nhóm đọc SGK và quan sát hình trong SGK để trả lời câu hỏi:

+ Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu?

+ Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri?

+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết.

+ Trình bày ND chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?

- Mời đại diện một số nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.

- HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

+ Bị choáng váng tết Mậu Thân 1968.

Thất bại nặng nề trong chiến dịch 12 ngày đêm 1972

+ Ngày 27 – 1- 1973

+ Cờ đỏ sao vàng, cờ nửa đỏ nửa xanh giữa có ngôi sao vàng treo đầy đường phố Clê- be.Nhiều nơi xuất hiện khẩu hiệu ủng hộ nhân dân VN…

+ Mĩ tôn trọng độc lập chủ quyền…

- Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân…

* Nguyên nhân:

Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1972, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri.

*Diễn biến:

11 giờ (giờ Pa-ri) ngày 27-1-1973 Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đặt bút kí vào văn bản Hiệp định.

(24)

2.3-Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm 7) (8’)

- Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:

+Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa- ri về Việt Nam?

- Mời đại diện một số nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.

2.4-Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)(7’) - GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ

“Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”.

Từ đó lưu ý: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược: chúng ta đã “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm lại “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.

3-Củng cố, dặn dò:(5)

- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.

- GV nx giờ học. Dặn HS vn học bài.

*Nội dung: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN.

*Ý nghĩa: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở VN và buộc phải rút quân khỏi miền Nam VN.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

--- CHÍNH TẢ(TẬP ĐỌC)

TIẾT 50: CỬA SÔNG I.MỤC TIÊU

1.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng; tha thiết , giàu tình cảm.

2. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh của cửa sông, tác giả muốn ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.

3.Thái độ: HS học thuộc bài thơ.

*GD BVMT: Qua bài học giáo dục HS có ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Giáo viên: - Bảng phụ 2/ Học sinh: SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

I. KTBC: (4’)

GV yêu cầu 2 HS đọc lại bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời các câu hỏi:

- Hãy kể những điều em biết về các

- 2 HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng. và trả lời câu hỏi.

+ Các vua Hùng là những người đầu tiên

(25)

vua Hùng?

- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.

- Nhận xét, đánh giá.

II. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài:

2. Luyện đọc (10’) - Một HS đọc bài thơ.

- GV yêu cầu từng tốp (mỗi tốp 6 HS) tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ.

- GV nhắc HS chú ý phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai chính tả (then khóa, mênh mông, cần mẫn, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp lóa…).

- Giáo viên nhắc HS chú ý : + Ngắt giọng đúng nhịp thơ.

+ Phát âm đúng.

- GV cho HS luyện đọc lượt 2.

- GV giúp HS giải nghĩa thêm những từ ngữ, hình ảnh các em chưa hiểu (Cần câu uốn cong lưỡi sóng - ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn).

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm;

nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ để gây ấn tượng.

b. Tìm hiểu bài (12’)

- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

? Cách giới thiệu ấy có gì hay ?

GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp chơi chữ giúp người đọc hiểu thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất

lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.

+ Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh,…

- HS lắng nghe. Nhắc lại tên bài.

- 1HS đọc toàn bài.

- Đọc nối tiếp lần 1 - HS luyện phát âm.

- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của bài.

- HS đọc lượt 2.

- Học sinh đọc thầm phần chú giải từ và giải nghĩa các từ ngữ đó.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.

- 1 HS đọc toàn bài thơ.

- Lắng nghe

- Để nói về nơi sông chảy ra biển, trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ:

Là cửa, nhưng không then, khóa/ Cũng không khép lại bao giờ.

- Cách nói đó rất đặc biệt - cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường - không có then, có khóa. Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen.

(26)

thân quen.

- Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào ?

- Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn ?

- Giáo viên chốt lại ý nghĩa của bài thơ.

Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.

* GD BVMT: Chúng ta thấy hình ảnh của cửa sông rất đẹp và thơ mộng. Vậy ta cần làm gì để hình ảnh đó mãi đẹp như vậy?

c. Đọc diễn cảm + Hthuộc lòng (10’) - Gv hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc.

- Hd HS luyện đọc diễn cảm khổ 4 và 5.

- Kiểm tra việc luyện đọc của HS yếu.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét cách đọc của bạn mình.

- Yêu cầu HS thi đọc.

III. Củng cố, dặn dò : (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

+ Nêu nội dung của bài.

- Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

1, Cách miêu tả cửa sông rất đặc biệt của tác giả.

- Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biển cả tìm về với đất liền; nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hòa lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ; nơi cá tôm tụ hội; những chiếc thuyền câu lấp lóa đêm trăng; nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất; nơi tiễn đưa người ra khơi…

2, Cửa sông là một địa điểm đặc biệt.

+ Dù giáp mặt vùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng …nhớ một vùng núi non…

+ Phép nhân hóa giúp tác giả nói được

“tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

3, Cửa sông chung thuỷ, không quên cội nguồn.

- HS nêu ý nghĩa của bài thơ.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ - HS đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu thơ, khổ thơ.

- HS đọc bài.

- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.

- HS thi đọc diễn cảm.

- HS nhẩm học thuộc.

- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

...

BUỔI CHIỀU KHOA HỌC

TIẾT 52: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I. MỤC TIÊU

(27)

Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức: Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh , sự hình thành hạt và quả.

2. Kĩ năng: HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.

3. Thái độ: HS có ý thức tự tìm hiểu khám phá.

* Giảm tải: Không yêu cầu tất cả HS sưu tầm tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ côn trùng hoặc nhờ gió.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1/ Giáo viên: UDPHTM: Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính có ghi sẵn chú thích.

- Sưu tầm một số hoa thật.

2/ Học sinh: VBT, SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

HĐ của Giáo viên HĐ của Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Chỉ và nói tên từng bộ phận của nhị và nhuỵ.

- Nhận xét . 2. Bài mới.(30’) HĐ1. Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích y/c của giờ học.

HĐ2: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin SGK.

* Mục tiêu: HS nói về được sự thụ phấn , sự thụ tinh , sự hình thành hạt và quả.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp.

- GV y/c HS đọc thông tin trang 106 SGK và.

chỉ vào H1 để nói với nhau về : Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

+Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được hạt phấn gọi là gì?

+Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấnkết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?

+ Hợp tử phát triển thành gì?

+Noãn phát triển thành gì?

+Bầu nhuỵ phát triển thành gì?

Bước 3: Làm việc cá nhân.

- Y/c HS thực hiện bài tập trang 106 SGK.

- Gv chốt lại kết quả đúng.1- a; 2 –b; 3 – b; 4 – a

; 5- b)

- Một số HS nêu.

- HS thảo luận theo cặp.

- Đại diện trình bày kết quả.

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.

+Gọi là sự thụ phấn.

+Gọi là sự thụ tinh.

+Thành phôi +Thành hạt.

+Thành quả

- HS tự làm bài và trình bầy kết quả trước lớp.

(28)

HĐ3: Trò chơi ghép chữ vào hình.

* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa.

* Cách tiến hành:

* Bước 1: HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm trên máy tính

- GV chuyển phai bài tập có sơ đồ về sự thụ phấn, thụ tinh yêu cầu HS làm trên máy tính điền vào các ô trống cho phù hợp.

* Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số nhóm giới thiệu sơ đồ gắn chú thích của nhóm mình.

- GV và HS nhận xét và kết luận.

HĐ4: Thảo luận.

* Mục tiêu: HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.

* Cách tiến hành.

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

_ y/ c các nhóm thảo lận câu hỏi SGK – 107..

Bước 2: Làm vịêc cả lớp.

- Mời 1 số em nhóm đại diện trình bày.

+Kể tên 1số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió ?

+Nhận xét về màu sắc, hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió?

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Hoa có mấy kiểu thụ phấn? Là những kiểu nào?

-Hoc sinh đọc ghi nhớ SGK- 107 - Nhận xét chung tiết học,

- Dặn HS cbị bài sau: Cây con mọc lên từ hạt.

- Nhóm trưởng điểu khiển theo y/c của GV.

- đại diện nhóm giới thiệu.

- HS làm việc theo nhóm theo nội dung SGk và các loại hoathật đã sưu tầm được.,

- đại diện trình bày kết quả.

+Hoa thụ phấn nhờ côn trùng:

dong riềng, mướp táo dâm bụt…

+Hoa thụ phấn nhờ gió: Lau, lúa, ngô, các loại cỏ…

+Hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt quyến rũ côn trùng. Hoa thụ phấn nhờ gió : Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.

...

ĐỊA LÍ

Tiết 25: CH

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* MT: HS hiểu được thế nào là hòa bimh và bảo vệ hòa bình; Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình; Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa

Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhân dân Việt Nam luôn sát cánh cùng nhân dân tiến bộ trên thế giới trong việc bảo vệ hòa bình, chống

2. Ý nghĩa của bảo vệ hòa bình? Kể tên các hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ? Em cần phải làm gì để bảo vệ hòa bình ?.. ĐẶT VẤN ĐỀ.. Thế nào là tình hữu nghị giữa

* Trẻ em có quyền được tham gia các công việc của lớp, việc của trường phù hợp với khả năng của mình. Các em trai và gái đều bình đẳng trong công việc ... GD HS biết

* Trẻ em có quyền được tham gia các công việc của lớp, việc của trường phù hợp với khả năng của mình. Các em trai và gái đều bình đẳng trong công việc ... GD HS biết

* Trẻ em có quyền được tham gia các công việc của lớp, việc của trường phù hợp với khả năng của mình. Các em trai và gái đều bình đẳng trong công việc ... GD HS biết

* Trẻ em có quyền được tham gia các công việc của lớp, việc của trường phù hợp với khả năng của mình. Các em trai và gái đều bình đẳng trong công việc .1. GD HS biết

Thái độ: Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức ; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án