• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 7"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN Năm học 2020 - 2021

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN VẬT LÝ 7

I – LÝ THUYẾT

Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?

Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào?

Câu 4: Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử? Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?

Câu 5: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Kể tên một số nguồn điện thường dùng.

Câu 6: Chất dẫn điện là gì, chất cách điện là gì? Nêu bản chất dòng điện trong kim loại ?

Câu 7: Cho biết kí hiệu của: bóng đèn, nguồn điện, 2 nguồn điện mắc nối tiếp, công tắc đóng, mở và nêu quy ước chiều dòng điện.

Câu 8: Dòng điện có những tác dụng gi? Ứng dụng của mỗi tác dụng trong đời sống và kĩ thuật là gì ?

II – BÀI TẬP

1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng

A. đẩy các vật khác B. hút các vật khác

C. vừa hút vừa đẩy các vật khác D. không hút, không đẩy các vật khác Câu 2:Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách

A. Cọ xát vật B. Nhúng vật vào nước đá C. Cho chạm vào nam châm D. Nung nóng vật

Câu 3: Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:

A. lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.

B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.

C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.

D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

Câu 4: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

A. Trời nắng B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.

C. Gió mạnh. D. Không mưa, không nắng.

Câu 5: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:

A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng. B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.

C. Do ngoài trời sắp có cơn dông. D. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.

Câu 6: Chọn phát biểu sai:

A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.

B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.

C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.

D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.

Câu 7: Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI – VẬT LÍ 7 – HỌC KÌ II

(2)

A. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.

B. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.

C. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.

D. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.

Câu 8:Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:

A. 26 B. 52 C. 13 D. không có electron nào Câu 9: Dòng điện là:

A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.

B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.

C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là không đúng?

A. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

B. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích cùng loại giống nhau.

C. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch kín.

D. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại.

Câu 11: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy B. Acquy C. Bếp lửa D. Đèn pin Câu 12: Kim loại là chất dẫn điện tốt vì:

A. Trong kim loại có nhiều hạt nhân tự do.

B. Trong kim loại có nhiều nguyên tử tự do.

C. Trong kim loại có nhiều electron tự do.

D. Trong kim loại có nhiều hạt nhân, nguyên tử và electron tự do.

Câu 13: Trong kim loại, electron tự do là những electron A. quay xung quanh hạt nhân.

B. chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác.

C. thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.

D. chuyển động có hướng.

Câu 14: Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó

A. tạo thành dòng điện B. phát sáng C. trở thành vật liệu dẫn điện D. nóng lên Câu 15: Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?

A. Bóng đèn đui ngạnh B. Đèn điot phát quang C. Bóng đèn xe gắn máy D. Bóng đèn pin

Câu 16: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

A. Nồi cơm điện B. Quạt điện C. Máy thu hình (tivi) D. Máy bơm nước 2. Bài tập tự luận:

Một số bài trong SBT: 17.4, 18.3, 18.10, 20.3, 21.2, 21.7

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI – VẬT LÍ 7 – HỌC KÌ II

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 4: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, electron, nơtron là 52; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạtA. Trong cấu hình electron

Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự phía gần hạt nhân là K, L, M, NA. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có năng

Câu 8: Tổng số proton, electron và nơtron trong nguyên tử của nguyên tố A là 28 , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8.. Nguyên tử được tạo

Câu 94: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42..

Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tử của nguyên tố X là 40, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.. Viết cấu

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.. Electron ký hiệu là e, có

Chọn một mẫu hoa Bụp Giấm rồi thêm lần lượt hàm lượng chính xác đã biết các nguyên tố canxi, sắt và kẽm vào và tiến hành phân tích lặp lại 4 lần.. Như vậy,

Nguyên tử X có tổng số các hạt cơ bản (proton, electron, nơtron) là 115 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Tổng số hạt không