• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tuần 23 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tuần 23 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TOÁN

BÀI 66: CÁC SỐ TRÒN CHỤC I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nhận biết được các số tròn chục

- Nhận biết được thứ tự các số tròn chục trong phạm vi 100 2. Kĩ năng:

- đọc và viết được các số tròn chục 3.Thái độ

- Yêu thích và hứng thú với môn học

II/ Hình thức, phương pháp và phương tiện dạy học - Hình thức: cá nhân, nhóm

- Phương pháp: hỏi đáp,thực hành, luyện tập - Phương tiện:

+ HS: Tranh sgk, vở BT, bộ đồ dùng toán 1

+GV: Máy tính, máy chiếu, bộ đồ dùng toán của GV III/ Nhiệm vụ học tập của hs

- Cá nhân HS tự tìm hiểu trước bài học IV/ Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Khởi động

- Cho HS ôn về số 10, nêu các loại đồ vật thường được gộp lại thành nhóm 10

- GV nhận xét, tuyên dương

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới a/ Giới thiệu bài

- Hs nêu: 1 bó 10 que tính, 1 khay 10 quả trứng, 1 chồng bát 10 chiếc bát…….

(2)

b/ Giới thiệu các số tròn chục

 Số tròn chục từ 1 chục đến 9 chục - Gv giơ 1 bó 10 que tính và nói 10 que

tính goị là1 chục que tính - Gv hỏi: 10 được gọi là gì?

- Gv trình chiếu số 10

- Gv và hs lấy 2 bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính

- Hỏi: có mấy chục que tính?

- Hai chục còn gọi là bao nhiêu?

- Gv trình chiếu :20 Tương tự với bó 30 que tính

- Gv nêu ba chục gọi là 30 - Gv trình chiếu 30

- Hướng dẫn hs tương tự như trên để HS tự nhận ra số lượng, đọc, viết các số tròn chục từ 40 đến 90

- Gv giới thiệu: các số tròn chục từ 10 đến 90 là những số có 2 chữ số

 Số 100 ( HS làm việc theo nhóm đôi )

- Yêu cầu HS lấy chín chục que tính sau đó lấy thêm 1 chục que tính nữa để được thành bó lớn

- Hỏi: có mấy chục que tính?

- Mười chục còn gọi là bao nhiêu?

- Gv chốt: mười bó chục bó thành một bó lớn hơn, ta gọi là một trăm. Một trăm viết là 100

- Hs làm theo gv

- 10 được gọi là 1 chục

- Có 2 chục que tính - Hai mươi

Một vài học sinh nhắc lại - Hs chỉ vào số 30 và đọc

- Hs đọc thứ tự các số tròn chục theo thứ tự từ 10 đến 90 và ngược lại

- Hs làm việc nhóm đôi theo hướng dẫn của gv

- Có mười chục que tính Một trăm

- Hs lắng nghe và nhắc lại

(3)

HĐ 3: Thực hành- luyện tập Bài 1:

- Nêu yêu cầu bài tập - Gv làm mẫu

1 chục viết là 10, đọc là Mười

- Yêu cầu HS làm tiếp các ý còn lại vào vở BT Toán

- Nhận xét Bài 2:

- Hs nêu yêu cầu của bài

- Gv nhận xét Bài 3:

- Nêu yêu cầu của bài - Gọi 2 HS lên bảng

- Em chia sẻ cách làm của mình để tìm được số thích hợp thay cho dấu ? - Nhận xét và chốt kết quả đúng

HĐ 4: Vận dụng Bài 4

- Nêu yêu cầu bài tập

- Nhận xét

- Tìm số hoặc chữ thích hợp thay cho dấu ?

- Quan sát, lắng nghe - Hs làm bài vào vở

- Hs trình bày, hs khác nhận xét bổ sung

- Số?

- HS làm vào vở BT Toán

- Hs đổi chéo vở, kiểm tra kết quả Có 7 chục khối lập phương Có 70 khối lập phương

- Số ?

- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở BT Toán

a) 10-20-30-40-50-60-70-80-90-100 b) 100-90-80-70-60-50-40-30-20-10 - Dựa vào quy luật viết các số tròn chục

từ bé đến lớn và ngược lại

- Số?

(4)

- HS làm vào vở BT Toán

- Hs đổi chéo vở, kiểm tra kết quả Có 4 chục quả chuối

Có 40 quả chuối

V/ Kiểm tra đánh giá

- Một chục, một trăm, các số tròn chục

- Nêu ví dụ về các đồ vật trong cuộc sống thường được bó , đóng gói thành các chục VI/ Định hướng học tập tiếp theo

- VN: Ôn lại bài

- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

TOÁN

BÀI 67: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nhận biết được các số tròn chục 2. Kĩ năng:

- Đếm, đọc và viết được các số tròn chục 3.Thái độ

- Yêu thích và hứng thú với môn học

II/ Hình thức, phương pháp và phương tiện dạy học - Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: hỏi đáp,thực hành, luyện tập - Phương tiện:

+ HS: Tranh sgk, vở BT Toán, bộ đồ dùng toán 1, vở BT Toán +GV: Máy tính, máy chiếu, bộ đồ dùng toán của GV

III/ Nhiệm vụ học tập của hs

(5)

- Cá nhân HS tự tìm hiểu trước bài học IV/ Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Khởi động

- Cho HS nêu ví dụ về các đồ vật trong cuộc sống thường được bó, đóng gói thành các chục.

- GV nhận xét, tuyên dương HĐ 2: Thực hành- luyện tập Bài 1:

- Nêu yêu cầu bài tập - Gv làm mẫu

3 chục viết là 30, đọc là Ba mươi - Yêu cầu HS làm tiếp các ý còn lại vào

vở BT Toán - Nhận xét

Bài 2:

- Hs nêu yêu cầu của bài

- Gv hướng dẫn HS quan sát và trả lời:

+ Mỗi khay có mấy chục quả trứng?

+ Có mấy khay trứng?

+ Tất cả có mấy chục quả trứng?

+ 4 chục còn gọi là gì?

- Gv hướng dẫn HS chọn số 40.

- Yêu cầu HS tự làm với các tranh còn lại

- Gv nhận xét

- Hs nêu: 1 bó 10 que tính, 1 khay 10 quả trứng, 1 chồng bát 10 chiếc bát…….

- Tìm số hoặc chữ thích hợp thay cho dấu ?

- Quan sát, lắng nghe - Hs làm bài vào vở

- Hs trình bày, hs khác nhận xét bổ sung

- Chọn số phù hợp với mỗi bức tranh

+ Mỗi khay có 1 chục quả trứng + Có 4 khay trứng

+ có 4 chục quả trứng + 4 chục còn gọi là 40

- Hs làm bài

- Hs trình bày kết quả bài làm của mình - Hs khác nhận xét, bổ sung

(6)

Bài 3:

- Nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu hs làm bài.

- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức Gồm 2 đội chơi, mỗi đội 3 bạn.

Luật chơi: 2 đội chơi xếp thành 2 hàng dọc.

Khi hiệu lệnh bắt đầu lần lượt các bạn của cả 2 đội sẽ lên nối( mỗi bạn nối 2 lượt). Đội nào xong trước và kết quả đúng thì là đội dành chiến thắng.

- Tuyên dương đội chiến thắng Bài 4

- Hs nêu đề bài

- Nhận xét và chốt kết quả đúng HĐ 3: Vận dụng

Bài 5

- Nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu hs làm vào vở BT, 1 hs lên bảng khoanh trên bảng phụ

- Nhận xét

- Chọn số thích hợp với mỗi cách đọc -

10 20 40 50 70 100

- 2 đội lên nối - Hs nhận xét

- Số?

- HS làm vào vở BT Toán

- Hs đổi chéo vở, kiểm tra kết quả Có 5 chục trứng gà

Có 50 quả trứng gà

- Lấy cho đủ 3 chục khối lập phương - Hs làm bài

- Hs nhận xét

V/ Kiểm tra đánh giá

- Đọc viết các số tròn chục VI/ Định hướng học tập tiếp theo

- VN: Ôn lại bài

- Chuẩn bị bài sau: Các số có hai chữ số.

M t ch c năm ch c hai ch c

Bốn ch c B y ch c M t trăm

(7)

TOÁN

BÀI 68: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nhận biết được cấu tạo số có hai chữ số 2. Kĩ năng:

- đọc và viết được các số có hai chữ số có hàng đơn vị khác 1,4,5 3.Thái độ

- Yêu thích và hứng thú với môn học

II/ Hình thức, phương pháp và phương tiện dạy học - Hình thức: cá nhân, nhóm

- Phương pháp: hỏi đáp,thực hành, luyện tập - Phương tiện:

+ HS: Tranh sgk, vở BT, bộ đồ dùng toán 1

+GV: Máy tính, máy chiếu, bộ đồ dùng toán của GV III/ Nhiệm vụ học tập của hs

- Cá nhân HS tự tìm hiểu trước bài học IV/ Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Khởi động

- Cho HS chơi trò chơi: “Truyền điện”

về đếm các số từ 1 đến 20 và ngược lại

- GV nhận xét, tuyên dương

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới a/ Giới thiệu bài

- Hs chơi

(8)

b/ Đọc và viết được các số có hai chữ số có hàng đơn vị khác 1,4,5

- GV trình chiếu phần bài mới trong SGK lên màn hình

- Gv tay trái cần 2 bó chục que tính, tay phải cầm 7 que tính. Hỏi

+ Tay trái cô có mấy que tính?

+ Tay phải cô có mấy que tính?

+ Cả 2 tay cô có bao nhiêu que tính?

- Gv hướng dẫn :

Viết là 27. Đọc là hai mươi bảy 27 gồm 2 chục và 7 đơn vị

- Gv cho hs thao tác: Tay trái HS cầm 3 bó chục que tính, tay phải cầm 8 que tính và nhận xét lần lượt như trên để chốt lại cách đọc, viết số và cấu tạo số 38

- Gv cho HS thao tác tương tự với các số còn lại trong bảng

HĐ 3: Thực hành- luyện tập Bài 1:

- Nêu yêu cầu bài tập

- Cho hs thảo luận nhóm đôi rồi làm vào vở BT toán

- Gv trình chiếu - Nhận xét

- Hs quan sát - Hs làm theo cô + Có 20 que tính + Có 7 que tính + có 27 que tính

- Hs lắng nghe

- Hs làm theo hướng dẫn

- Một vài học sinh nhắc lại củng cố cách đọc, viết và cấu tạo số trong bảng.

- Tìm số hoặc chữ số thay cho dấu ? - Hs thảo luận nhóm và làm vào vở BT - Hs nêu miệng:

18 gồm 1 chục và 8 đơn vị Viết là 18. Đọc là mười tám 27 gồm 2 chục và 7 đơn vị Viết là 27. Đọc là hai mươi bảy 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị

(9)

Bài 2:

- Hs nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu Hs làm vào vở BT toán 3 hs lên bảng làm phần a,b,c

- Gv nhận xét

Bài 3:

- Nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu hs làm bài

- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức( mỗi đội 1 câu).

- Gv treo bảng phụ BT 3 Mỗi đội gồm 3 HS

Luật chơi: 2 đội chơi xếp thành 2 hàng dọc.

Khi hiệu lệnh bắt đầu lần lượt các bạn của cả 2 đội sẽ lên nối( mỗi bạn điền 2 số). Đội nào xong trước và kết quả đúng thì là đội dành chiến thắng.

Tuyên dương đội chiến thắng HĐ 4: Vận dụng Bài 4

- Nêu yêu cầu bài tập

- Gv cho hs đếm số bạn trong lớp rồi trả lời

- Nhận xét

Viết là 40. Đọc là bốn mươi

- Lớp làm vào vở, đổi vở kiểm tra chéo.

3 hs lên bảng làm bài

a/ số bốn mươi tám viết là 48 số đó gồm 4 chục và 8 đơn vị

b/ số 20 đọc là hai mươi. Số đó gồm 2 chục và 0 đơn vị

c/ só gồm 5 chục và 8 đơn vị viết là 58, đọc là năm mươi tám

- Lớp nhận xét

- Số?

- Hs làm vào vở BT - 2 đội chơi

Đáp án

Đội 1: 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14

Đội 2: 10,20,30,40,50,60,70,80,90,100

- Lớp nhận xét

- Số?

- Hs đếm và làm bài

(10)

V/ Kiểm tra đánh giá

- Tổ chức trò chơi Truyền điện đếm trong phạm vi 100( tùy chọn số xuất phát)

VI/ Định hướng học tập tiếp theo - VN: Ôn lại bài

- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

d. Khi có hiệu lệnh của cô các đội lần lượt bật qua 3 vòng thể dục lên chọn các con vật sống dưới nước bỏ vào rổ của đội mình. Khi kết thúc bản nhạc, đội nào lấy được

- Giới thiệu cách chơi: Cách chơi cô chia lớp làm 3 đội khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng 3 đội bật qua 3 vòng thể dục để lên vận chuyển các loại rau,củ,quả về cho đội

- Giới thiệu cách chơi: Cách chơi cô chia lớp 3 đội khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng 3 đội bật qua 3 vòng thể dục để lên vận chuyển các loại rau,củ,quả về cho đội cuả

- Cách chơi: Cô cho cả lớp thành 2 đội mỗi đội cử ra 1 bạn đội trưởng đứng đầu các bạn trong đội cùng cầm vào 1 sợi dây khi có hiệu lệnh của cô cả 2 đội cùng kéo mạnh

Con trai bé bỏng của cha, con có một người bạn như thế thì cha không phải lo lắng thêm một chút

Động tác: Tất cả thực hiện động tác quay trái để hướng mặt vào trong vòng tròn... Luyện tập chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình

Kiến thức: Biết cách thực hiện tập hợp đội hình một hàng dọc, dóng hàng, điểm số.. Kỹ năng: Thực hiện được các động tác theo

Điền vào phiếu học tập những hành vi chưa thể hiện tính tự chủ của bản thân trong cuộc.. sống và phương án