• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 22

Luyện tập Viết đoạn văn thuyết minh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh nắm chắc cách viết một đoạn văn trong văn bản thuyết minh theo các nội dung đã học: Song hành, diễn dịch, quy nạp….

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng diễn dạt rõ ràng, trôi chảy, đúng thể loại.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

- Học sinh học bài cũ, đọc các đoạn văn thuyết minh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

1. Tổ chức:

8A: : Sĩ số: .... / Vắng:

8B: : Sĩ số: .... /Vắng:

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.

3.Bài mới:

Họat động của thầy và trò

Nội dung dạy học

? Nêu kháI niệm đoạn văn?

? Mỗi nội dung( ý lớn) của bài văn thuyết minh được viết thành mấy đoạn văn?

? Đoạn văn thuyết minh phảI tuân thủ những dấu hiệu hình thức nào?

? Xét về cấu tạo, đoạn văn thuyết minh cần được sắp xếp như thế nào?

I. Lý thuyết:

1. Khái niệm đoạn văn:

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, trọn vẹn. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

2.Mỗi nội dung lớn của bài văn thuyết minh được viết thành một đoạn văn.

3. Đoạn văn thuyết minh phải tuân thủ các dấu hiệu hình thức và cách trình bày nội dung như các đoạn văn khác: Song hành, diễn dịch, quy nạp…Cách diễn dạt trong đoạn văn thuyết minh phải rõ ràng, chặt chẽ, có sử dụng phương thức miêu tả, tự sự.

4. Các ý trong đoạn văn thuyết minh phải sắp xếp theo trình tự:

- Tuân thủ theo cấu tạo của sự vật: Một đồ dùng, một sản phẩm, một loài vật, cây cối, con vật…

- Tuân theo thứ tự nhận thức như từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần( Thuyết minh

(2)

? Khi viết đoạn văn thuyết minh cần đảm bảo yêu cầu gì?

? Cho biết đoạn văn trên thuyết minh về một bộ phận của địa danh nào?

? Trình từ sắp xếp của các ý tuân thủ theo cấu tạo nào?

? Hãy sắp xếp các câu sau thành đoạn văn hoàn chỉnh?

GV: Nêu yêu cầu của câu hỏi.

HS: làm theo yêu cầu của giáo viên.

giới thiệu một danh lam, thắng cảnh, một sản phẩm…) - Tuân theo thứ tự diễn biến sự việc trong những khoảng thời gian nhất định( Giới thiệu một phương pháp, một thí nghiệm, một trò chơi…)

- Tuân theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ nói sau( Thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một đồ dùng…

5. Khi viết đoạn văn cần làm rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn khác.

I. Bài tập thực hành:

1. Đoạn văn:

- Ngọ Môn, cửa chính của hoàng thành xây năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng. Ngọ Môn dài 59,95m, cao 14,8m , gồm hai phần chính: Phần dưới xây bằng gạch theo kiểu: “ Thượng thu hạ thách”, có năm lối ra vào, phần trên là lầu Ngũ Phụng bằng gỗ sơn son thiếp vàng, có một trăm chiếc cột lớn nhỏ. Liên kết theo lối chính bộ máI riêng biệt, to nhỏ, cao thấp khác nhau, đầu đao cong vút. Toàn khối kiến trúc này được đặt trên nền đài bằng đá hình chữ U.

- Đoạn văn trên có nội dung thuyết minh về cấu tạo của Ngọ Môn, một bộ phận trong số các di tích của cố đô Huế. Trình tự sắp xếp tuân thủ theo cấu tạo của đối tượng là chính, có kết hợp với thứ tự nhận thức.

2. Sắp xếp đoạn văn:

(1) Trần Quốc Tuấn(1231? – 1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiết xuất của dân tộc.

(2) Đến đời Trần Anh Tông , ông về ở Vạn Kiếp ( nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ) rồi mất ở đấy.

(3) Năm 1285 và 1287, quân Minh xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được vua Trần Nhân Tông cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều giành thắng lợi vẻ vang.

(4) Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ông ở nhiều nơi.

=> 1, 3, 2, 4

3. Viết đoạn văn thuyết minh về nội dung một tác phẩm văn học hoặc sự nghiệp sáng tác của tác giả.

4. Củng cố:

- Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài 5. Hướng dẫn học tập ở nhà:

(3)

- Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đoạn văn ở câu hỏi 3 vào vở ---

Tiết 23 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ DỒ DÙNG

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùng trong dời sống;

Thuyết minh về cây bút bi.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập, rèn luyện.

II.Chuẩn bị:

- Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

- Học sinh : Ôn bài.

III.Tiến trình dạy và học:

1. Tổ chức:

8A: : Sĩ số: .... / Vắng:

8B: : Sĩ số: .... /Vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:

?Nêu những ý chính trong bài văn thuyết minh về đôi dép lốp?

3.Bài mới:

Đề 3: Thuyết minh về cây bút bi.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung dạy và học

?Muốn làm được bài văn thuyết minh về đồ dùng,ta phải làm như thế nào?

?Nêu bố cục của văn bản thuyết minh?

I. Lý thuyết:

1. Muốn làm một bài văn thuyết minh về một đồ dùng, trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo, tính năng, tác dụng,cơ chế hoạt động của đồ dùng đó.

- Khi trình bày, cần giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó, sao cho người đọc hiểu.

2. Bố cục: Ba phần:

- MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.

- TB:Lần lượt giới th thiệu các ý chính và pp thuyết minh:

+ Nguồn gốc.

+ Cấu tạo,đặc điểm,hình dáng.

+ Phân loại .

+ Tác dụng-ý nghĩa.

+ Cách bảo quản,sử dụng(nếu có)

- KB: Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.

(4)

?Xác định thể loại của đề?

?Xác định về nội dung?

GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài.

?Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào?

?Lần lượt giới thiệu những nội dung nào?

?Phần kết bài nêu như thế nào?

II. Bài tập thực hành:

Đề 1:Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

Tìm hiểu đề:

- Thể loại:Thuýêt minh.

- Nội dung: Chiếc nón lá Việt Nam.

Dàn ý:

* MB: Chiếc nón lá Việt Nam góp phần không nhỏ tạo nên nét độc đáo, sự duyên dáng tinh tế thật đẹp và đặc biệt cho người phụ nữ Việt Nam.

* TB:

-Nguồn gốc:Do nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa quanh năm nắng lắm,mưa nhìeu.

-Hình dáng: Nón có hình chóp nhọn.

-Nguyên liệu: Chủ yếu làm bằng lá cọ.

-Phải chọn lá vừa tuổi,về phải phơi nắng hoặc sây khô lá bằng than củi,cắt bớt đầu đuôi để độ dài còn khoảng 50cm.Người thợ còn phải làm vành nón-vành dưới cùng to,dậm hơn,càng lên cao càng nhỏ.

-Khi đã có lá,vành, người thợ bắt đầu khâu nón. Vết khâu phải đều và thẳng hàng. Nón khâu xong được đính thêm cái “xoài” kết bằng chỉ tơ cho bền và đẹp.

-Lòng nón được trang trí thêm hoa văn hình hoa lá cỏ cây kèm theo mấy câu thơ đặc sắc.

-Những nơi làm nón:Làng Chuông, Huế, Quảng Bình.

-Tác dụng của nón:

+Nón giúp con người che nắng mưa.

+Nón có thể làm quà để tặng nhau, nón cũng có thể được dùng để múa nhằm tôn thêm vẻ duyên dáng…

+Nón đi vào thơ ca, nhạc,họa…

* KB: Nêu suy nghĩ của em về chiếc nón lá.

Chiếc nón lá được coi như một di sản văn hoá bền vững.Chiếc nón vẫn là nét đặc trưng riêng của thị hiếu thẩm mĩ hết sức tinh tế với người Việt Nam, là niềm tự hào của dân tọc Việt Nam.

?Xác định thể loại của đề?

?Xác định về nội dung?

GV hướng dẫn học

Đề 2: Thuyết minh về chiếc bút bi.

*Tìm hiểu đề:

-Thể loại: Thuyết minh.

-Nội dung: đối tượng là chiếc bút bi.

*Dàn ý:

-MB: Trong các đồ dùng học tập của học sinh có lẽ không

(5)

sinh lập dàn ý để viết bài.

?Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào?

?Lần lượt giới thiệu những nội dung nào?

?Nêu nguồn gốc, hình dáng của chiếc bút ?

? Nêu cấu tạo của chiếc bút?

?Nêu công dụng và cách sử dụng?

? Chúng ta bảo chiếc bút bi như thế nào?

?Nêu suy nghĩ của em về chiếc bút bi?

ai không biết đến chiếc bút bi. Chiếc bút bi có tầm quan trọng rất lớn. Nó là đồ dùng của học sinh để viết chữ. Và cụ thể chiếc bút bi như thế nào tôi sẽ giới thiệu cùng các bạn.

-TB:

+ Nguồn gốc: Chiếc bút bi ra đời muộn hơn bút ta, bút máy và nhanh chóng chứng tỏ ưu thế của mình.

+Hình dáng: Bút bi thon, nhỏ, có hình trụ dài, làm bằng nhựa, đường kính 0,8cm, dài khoảng 15cm.

+ Cấu tạo: Gồm hai bộ phận: Trong và ngoài. Bộ phận bên ngoài có vỏ bút và khuy cài. Vỏ bút bằng nhựa, nhiều màu: đen, xanh, trắng…Dầu của ngòi bút thon nhỏ về phía ngòi, có miếng đệm bằng cao su để dễ cầm.

ở vỏ bút bi thiết kế một bộ phận để đìêu khiển ruột bi và lò so phía bên trong. Chúng ta chỉ cần ấn nhẹ bộ phận này là đầu bi có thể trồi ra hoặc thụt vào.Vỏ bi có thể tháo ra nhờ ren ở thân bút dễ dàng, tiện lợi cho việc thay ruột bi khi bút hết mực.

Bộ phận bên trong: ruột là bộ phận quan trọng của bút bi gồm một ống đựng mực và một đầu bút. ống đựng mực làm bằng nhựa chứa mực. đầu bi được làm bằng sắt, thép có mạ I nôc, hình dáng thon nhỏ, tạo ngòi để viết. Đầu ngòi bút có một viên bi nhỏ, khi viết, viên bi lăn đều để mực chảy…

- Loại bút: Hiện nay bút bi được sử dụng nhiều. Trên thị trường phổ biến là loại bút bi Bến Nghé và Thiên Long.

Giá một chiếc bút khoảng 1 500 – 2000 đ, cũng có loại từ 15 – 20 000 đ.

- Công dụng:

Bút bi có tác dụng rất lớn. Nó là vật không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên, những người làm công việc viết lách…Nhờ có cây bút bi mà chúng ta có thể ghi những ý tưởng, những bài văn, bài thơ của mình lên trang giấy…

- Cách bảo quản:

Khi sử dụng xong, cần bấm bút bi để ngòi không trồi ra ngoài, tránh để bút bi rơi hoặc đâm đầu bi vào cật cứng…

-KB:

Chiếc bút bi thật có ích với học sinh nói riêng, con người nói chung. Mỗi chúng ta cần phảI yêu quý, bảo vệ chiếc bút bi thật tốt.

4.Củng cố:

- Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài 5.Hướng dẫn học tập ở nhà:

-Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đề văn trên vào vở

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh

- Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh