• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khoa học tự nhiên 7 Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khoa học tự nhiên 7 Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 24: THỰC HÀNH: CHỨNG MINH QUANG HỢP Ở CÂY XANH Trả lời câu hỏi trang 110 SGK Khoa học tự nhiên 7:

1. Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu sau:

2. Giải thích hiện tượng/kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

Trả lời:

1. Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm:

Bảng 24.1

Thí nghiệm Hiện tượng/ Kết quả

Thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp

- Phần bịt băng giấy đen: Không có màu xanh tím đặc trưng.

- Phần không bịt băng giấy đen: Có màu xanh tím đặc trưng.

Thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen

- Cốc A: Que đóm tắt dần, không có hiện tượng bùng cháy.

- Cốc B: Que đóm có hiện tượng bùng cháy.

2. Giải thích hiện tượng/kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

- Đối với thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp:

+ Giải thích: Phần lá bị bịt băng giấy đen không nhận được ánh sáng → phần lá này không tiến hành quang hợp nên không tạo ra được tinh bột → không có phản ứng màu xanh tím đặc trưng với iodine. Ngược lại, phần lá không bịt băng giấy đen sẽ nhận được ánh sáng → phần lá này tiến hành quang hợp, tạo ra được tinh bột → có phản ứng màu xanh tím đặc trưng với iodine.

+ Kết luận: Lá chỉ chế tạo tinh bột khi có ánh sáng.

(2)

- Đối với chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen:

+ Giải thích: Ở cốc A, do không nhận được ánh sáng nên cành rong ở cốc A không tiến hành quá trình quang hợp bằng chứng là không có bọt khí oxygen thoát ra → khi đưa tàn đóm vào thì tàn đóm không bùng cháy. Ở cốc B, do nhận được ánh sáng đầy đủ nên cành rong ở cốc B tiến hành quá trình quang hợp thải khí oxygen (oxygen nhẹ hơn nước tạo thành bọt khí đẩy lên trên trong ống B) → khi đưa tàn đóm vào thì tàn đóm bùng cháy do oxygen là loại khí duy trì sự cháy.

+ Kết luận: Trong quá trình quang hợp, cây nhả khí oxygen ra ngoài.

Trả lời câu hỏi mục “Trả lời các câu hỏi sau” trang 110 SGK Khoa học tự nhiên 7:

1. Trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp:

- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt là gì?

- Cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc đó có cồn 900, đun sôi cách thủy có tác dụng gì?

- Tinh bột được tạo thành ở phần nào của lá trong thí nghiệm trên? Vì sao em biết?

Trả lời:

- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt là tạo ra điều kiện nhận được ánh sáng khác nhau ở các phần của lá (phần lá được bịt băng giấy đen sẽ không nhận được ánh sáng còn phần lá không được bịt băng giấy đen sẽ nhận được ánh sáng như bình thường).

- Mục đích cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90o, đun sôi cách thủy là để tẩy hết chất diệp lục ra khỏi lá.

- Tinh bột được tạo thành ở phần lá không bịt băng giấy đen. Có thể nhận định được điều này vì dựa vào phản ứng màu xanh tím đặc trưng của tinh bột với iodine (phần lá không bịt băng giấy đen có phản ứng màu xanh tím với iodine, phần lá bịt băng giấy đen không có phản ứng màu xanh tím với iodine).

(3)

Trả lời câu hỏi mục “Trả lời các câu hỏi sau” trang 110 SGK Khoa học tự nhiên 7:

2. Trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen:

- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc khác nhau như thế nào?

- Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?

Trả lời:

- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc có sự khác nhau về điều kiện chiếu sáng:

+ Cốc A không được chiếu ánh sáng.

+ Cốc B được chiếu ánh sáng.

- Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?

+ Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí là trong ống nghiệm xuất hiện bọt khí.

+ Chất khí được thải ra chính là khí oxygen. Do cốc B được chiếu ánh sáng nên cành rong đuôi chó ở cốc B sẽ tiến hành quang hợp thải ra khí oxygen. Oxygen nhẹ hơn nước nên sẽ tạo thành bọt khí nổi lên trên.

+ Hiện tượng khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm: Tàn đóm đỏ khi gặp điều kiện nồng độ khí oxygen cao sẽ bùng cháy trở lại. Do đó: Khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc A sẽ không có hiện tượng tàn đóm bùng cháy; còn khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc B sẽ có hiện tượng tàn đóm bùng cháy.

Trả lời câu hỏi mục “Trả lời các câu hỏi sau” trang 110 SGK Khoa học tự nhiên 7:

3. Khi rong nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó.

Trả lời:

(4)

Ý nghĩa của việc người ta thường thả thêm rong và cây thủy sinh vào bể nuôi cá cảnh:

- Rong và cây thủy sinh quang hợp sẽ thải ra khí oxygen, khí oxygen này hòa tan vào nước. Điều này làm cho nước trong bể cá giàu khí oxygen hơn tạo điều kiện thuận lợi cho cá cảnh hô hấp.

- Ngoài ra, rong và cây thủy sinh cũng tạo cảnh quan làm đẹp bể cá hơn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mỗi loài cây khác nhau lại thích nghi với những điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,…) khác nhau, điều kiện khí hậu không thích hợp sẽ khiến hoạt động quang

- Sau khi hạt được ngâm nước, để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30 o C đến 35 o C hoặc điều kiện nhiệt độ phòng để tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự hoạt động

- Nếu đường dẫn khí bị nghẽn thì sẽ không có quá trình trao đổi khí O 2 và CO 2 giữa cơ thể và môi trường: sẽ không có O 2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào

Nên di chuyển cây đi trồng nơi khác vào ngày trời râm, mát, tỉa bớt lá và cành cây nhằm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước qua lá của cây trong khi rễ cây tạm thời mất

- Giai đoạn 2: Thức ăn (các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,…) được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất đơn giản

+ Giải thích: Cây ở chậu A đã bị ngắt toàn bộ lá nên hầu như quá trình thoát hơi nước; do đó, phần túi nylon của chậu A không bị mờ, không có hơi nước bám lên. Ngược

Từ ví dụ này có thể suy ra, nếu sinh vật không có phản ứng đối với kích thích đến từ môi trường thì sinh vật không có sự thích ứng với môi trường, khiến cho sự tồn

Các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,… có tính cảm ứng tiếp xúc nên khi có giá thể (giàn leo) thì những cây này sẽ bám vào vươn lên cao khiến cây nhận