• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26 Ngày soạn: 11/3/2022

Ngày giảng: 14/3/2022

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (TIẾT 10) (Đã soạn ngày 11/3/2022)

TIẾNG VIỆT

BÀI 17: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO Đọc: Những cách chào độc đáo (Tiết 1-2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các tên phiên âm nước ngoài. Nhận biết được cách chào hỏi của người dân một số nước trên thế giới.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: hiểu được cách tổ chức thông tin trong văn bản.

- Có ý thức lịch sự trong chào hỏi nói riêng và trong giao tiếp nói chung; có tinh thần hợp tác thảo luận nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- GV hỏi:

+ Hàng ngày, em thường chào và đáp lời chào của mọi người như thế nào?

+ Em có biết đáp lời chào bằng các ngôn ngữ khác với Tiếng Việt không?

+ Ngoài việc nói lời chào, em còn chào bằng các hành động nào?

- Cho HS quan sát thêm tranh và GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến rất đặc biệt.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến từng bước.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

Ma-ri-ô, Niu Di-lân, Dim-ba-bu-ê…

- Luyện đọc câu dài: Trên thế giới/ có những cách chào phổ biến/ như bắt

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

(2)

tay,/vẫy tay/và cúi chào….

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.78.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 vào VBTTV/tr.42.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý đọc các tên phiên âm nước ngoài.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Vận dụng

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.78.

- YC HS trả lời câu hỏi

+ Trong bài câu nào là câu hỏi?

+ Dấu hiệu nào cho em biết đó là câu hỏi?

- Hoàn thiện bài 3 vào VBTTV/tr.42.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.78.

- HDHS thực hành hỏi – đáp vè những cách chào đực nói đến trong bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- Hoàn thiện bài 4 vào VBTTV/tr.42.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS thực hiện theo nhóm ba.

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Trên thế giới có những cách chào phổ biến: Bắt tay, vẫy tay và cúi chào.

C2: Người dân một số nước có những cách chào đặc biệt: Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào chà mũi vào trán;

người Ấn Độ chào chắp hai tay, cúi đầu; Nhiều người ở Mỹ chào đấm nhẹ vào nắm tay của nhau….

C3: C: Nói lời chào.

C4: Cách chào khác: Khoanh tay chào, cười chào hỏi, vỗ vai…

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án.

- 1-2 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm 2, thực hiện thực hành theo yêu cầu.

- 4-5 nhóm lên bảng.

- HS chia sẻ.

(3)

TOÁN

KI- LÔ – MÉT (TIẾT 2) (Đã soạn ngày 11/3/2022) Ngày soạn: 11/3/2022

Ngày giảng: 15/3/2022

TOÁN

PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên:

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 1000.

- Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước khi vào giờ học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG

- HS hoạt động theo nhóm (bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên máy chiếu).

- HS thảo luận nhóm bàn:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Nói với bạn về vấn đề liên quan đến tình huống trong bức tranh. Chẳng hạn:

Một đoàn tàu có 719 hành khách, một máy bay có 234 hành khách. Vậy cả đoàn tàu và máy bay có tất cả bao nhiêu hành khách?

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1.GV yêu cầu HS tính 719 + 234 = ?

- HS hoạt động theo nhóm bàn - HS quan sát bức tranh

+ Bức tranh vẽ tàu hỏa chưa 719 hành khách, máy bay chứ 234 hành khách

- HS nêu phép tính tìm số hành khách:

719 + 234 = ?

(4)

- HS thảo luận cách đặt tính và tính - Đại diện nhóm nêu cách làm

- GV chốt lại các bước thực hiện tính:

- GV nêu một phép tính khác HS thực hiện trên bảng con, chẳng hạn567 + 316 =

?

- SGK trình bày rõ từng thao tác tính để HS học nhưng khi tổ chức hoạt động trên lớp GV không nên trình bày giống y liệt SGK mà chỉ cần trình bày gọn như trên.

Hoạt đông 2. HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện

3. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Tính:

- GV yêu cầu HS tính rồi viết kết quả phép tính.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nổi cách làm cho bạn nghe.

- Nhắc lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

- GV đặt câu hỏi để HS nhận xét và lưu ý các trường hợp có nhở khi cộng đơn vị với đơn vị hay khi cộng chục với chục Bài tập 2:Đặt tính rồi tính:

632 + 339 187 + 560 402 + 478 593 + 315

- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.

- HS thảo luận cách đặt tính và tính 719 + 234 = ?

- Đặt tính;

- Thực hiện tính từ phải sang trái:

+ 9 cộng 4 bằng 13, viết 3, nhớ là thêm 1 bằng 5, viết + 1 cộng 3 bằng 4, 953 + 7 cộng 2 bằng 9, viết 9 - HS thực hiện phép tính khác trên bảng con

- Tính:

- HS đặt tính rồi tính:

(5)

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS, chú ý những lỗi quân nhớ khi cộng

Bài tập 3: Tính (theo mẫu):

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách đặt tính rồi tính phép tính 367 +25 = ?

- Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách làm, GV chốt lại cách thực hiện và lưu ý HS cách đặt tính.

- HS tự làm các phép tính vào vở, đối vở kiểm tra chéo.

Bài tập 4: Tính (theo mẫu):

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách đặt tính rồi tính phép tính 176 + 8 = ?

- Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách làm, GV chốt lại cách thực hiện và lưu ý HS cách đặt tính.

- HS tự làm các phép tính vào vở, đối vở kiểm tra chéo

Bài tập 5:Đặt tính rồi tính:

237 + 48 154 + 53 265 + 5 367 + 9

- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính

- HS đặt tính rồi tính:

(6)

và tính cho HS.

- GV đặt câu hỏi để HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính trong từng trường hợp. Nhắc bạn lỗi sai hay gặp trong khi đặt tính và tính.

Bài tập 6:Đội công nhân mang đến vườn hoa thành phố 368 chậu hoa hồng và 150 chậu hoa cúc. Hỏi đội công nhân mang đến vườn hoa tất cả bao nhiêu chậu hoa?

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải thích tại sao).

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, viết câu lời giải rõ ràng theo cách suy nghĩ của mình, - GV hướng dẫn GV yêu cầu HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả. Kĩ năng sử dụng nháp trong học toán cũng là kĩ năng HS cần trau dồi để sử dụng hiệu quả.

4. VẬN DỤNG

HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng đã học rồi chia sẻ với cả lớp.

- GV hỏi HS: Hôm nay, các em biết thêm được điều gì?

- Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì?

- Liên hệ về nhà, cm hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến pháp công đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó,

- HS viết phép tính thích hợp và trình bày bài giải vào vở.

Bài giải

Đội công nhân mang đến vườn hoa tất cả số chậu hoa là:

368 + 150 = 518 (chậu hoa).

Đáp số: 518 chậu hoa - HS kiểm tra lại

- HS chú y lắng nghe, quan sát

(7)

hôm sau chia sẻ với các bạn.

TIẾNG VIỆT

BÀI 17: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO Đọc: Những cách chào độc đáo (Tiết 2)

(Đã soạn ngày 14/3/2022) TIẾNG VIỆT

BÀI 17: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO VIẾT: CHỮ HOA A KIỂU 2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa A (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Anh em bốn biển cùng chung một nhà.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa A (kiểu 2).

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A (kiểu 2).

+ Chữ hoa A (kiểu 2) gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A (kiểu 2).

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa A (kiểu 2) đầu câu.

+ Cách nối từ A (kiểu 2) sang n.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ

- 1-2 HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

(8)

cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

3. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A (kiểu 2) và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

Ngày soạn: 11/3/2022 Ngày giảng: 16/3/2022

TOÁN

PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 2) (Đã soạn ngày 15/3/2022)

TIẾNG VIỆT

BÀI 17: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO NÓI VÀ NGHE: LỚP HỌC VIẾT THƯ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các chi tiết trong câu chuyện Lớp học viết thư qua tranh minh họa.

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện.

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

- GV giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện kể về một lớp học viết thư của

- 1-2 HS chia sẻ.

- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

(9)

thầy giáo sẻ. Hãy lắng nghe câu chuyện để biết các bạn đã được học những gì về cách viết thư, gửi thư và gửi thư cho ai.

- GV kể 2 lần kết hợp hỏi các câu hỏi dưới tranh để HS ghi nhớ câu chuyện.

3. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

- GV cho HS quan sát lại tranh

- HS thảo luận theo nhóm 4 kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- Gọi HS lên kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

4. Vận dụng

* Hoạt động 3: Vận dụng:

- HDHS cho người thân xem tranh minh họa câu chuyện Lớp học viết thư và kể cho người thân nghe về thầy giáo sẻ trong câu chuyện.

- YCHS hoàn thiện bài tập 5 trong VBTTV, tr.43.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS quan sát.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- 1-2 HS kể

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

TIẾNG VIỆT

BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI Đọc: Thư viện biết đi (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ sự vật, hoạt động; kĩ năng đặt câu.

- Biết yêu quý sách, ham đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Gọi HS đọc bài Những cách chào độc - 3 HS đọc nối tiếp.

(10)

đáo.

- Hãy nói điều em thích nhất trong bài đọc?

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS quan sát tranh.

- GV hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Em đã bao giờ đến thư viện chưa?

+ Em thường đên thư viện để làm gì?

+ Trong thư viện thường có những gì?

+ Các thư viện mà em biết có thể di chuyển được hay không?

+ Theo em, làm thế nào thư viện có thể di chuyển được?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: đọc chậm, rõ ràng.

- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến thư viện biết đi.

+ Đoạn 2: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

Thư viện Lô-gô-xơ, thủ thư….

- Luyện đọc câu dài: Nó nằm trên một con tàu biển khổng lồ,/có thể chở được 500 hành khách/ và đã từng đi qua 45 nước/

trên thế giới.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.81.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV/tr.43

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc đọc chậm, rõ ràng….

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát - 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Mọi người đến thư viện để đọc sách hoặc mượn sách về nhà.

C2: 1-2, 2-1, 2-2

C3: Vì chúng có khả năng di chuyển để mang sách cho người đọc.

C4: Giúp mọi người không cần phải đi xa mà vẫn đọc được sác

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

(11)

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Vận dụng

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.81.

+ Từ ngữ chỉ sự vật:

+ Từ ngữ chỉ hoạt động:

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 4 trong VBTTV/tr.44.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.81.

- HDHS thảo luận nhóm đôi, đóng vai cảnh mượn sách.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu nối tiếp.

+ Từ ngữ chỉ sự vật: thư viện, thủ thư, tàu biển, xe buýt, lạc đà.

+ Từ ngữ chỉ hoạt động: đọc, nằm im, băng qua.

- HS đọc.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 26: TÔI LUÔN BÊN BẠN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Biết lập kế hoạch để thể hiện sự chia sẻ với người gặp khó khăn.

- HS được trải nghiệm cảm xúc khi chia sẻ về hoàn cảnh của người gặp khó khăn.

- HS biết cách bày tỏ sự quan tâm qua các việc làm thiết thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giấy A0 hoặc A1 đủ cho mỗi tổ một tờ; bút dạ, giấy A4 - HS: Sách giáo khoa; thẻ chữ: chia sẻ, đồng cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động: Tìm hiểu về những

người có hoàn cảnh khó khăn.

- GV mời HS xem video hoặc hình ảnh chụp những người dân vùng bão lũ;

hình ảnh những em nhỏ bị ốm nặng không được đi học,… và nêu cảm nghĩ của mình.

+ Hãy kể lại một vài hoàn cảnh khó

-HS xem video, hình ảnh.

- HS đặt mình ở vị trí những người ấy để nêu được cảm xúc của họ

− HS lần lượt nhớ lại và kể về một hoàn cảnh khó khăn mình từng biết,

(12)

khăn mà em biết?

- GV nhận xét

2. Khám phá chủ đề: Tham gia xây dựng kế hoạch “Tôi luôn bên bạn”

của tổ.

-GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch theo 3 bước.

-GV nhận xét kế hoạch từng nhóm.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Làm bưu thiếp gửi động viên các bạn nhỏ gặp khó khăn.

- Tổ chức hoạt động làm thiệp.

GV cam kết gửi thư, bưu thiếp đó đến tay các bạn nhỏ gặp khó khăn.

- GV nhận xét và khen ngợi 4. Cam kết, hành động:

- Về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu thêm về những hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi xung quanh mình qua thông tin từ người quen, hàng xóm, trên báo chí, ti vi, đài báo.

- Lựa chọn một trong những hoàn cảnh gần gũi với gia đình mình nhất để hỗ trợ. Lên kế hoạch các hành động thiết thực, vừa sức để thực hiện.

từng nghe được thông tin qua bố mẹ, thầy cô, ti vi,…

– HS bàn bạc, thảo luận theo nhóm về 3 bước lập và thực hiện dự án:

+ Bước 1: TÌM HIỂU về một trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.

+ Bước 2: CÁCH GIÚP ĐỠ: Tiết kiệm tiền để ủng hộ, chuẩn bị quà, quần áo, viết thư, làm bưu thiếp gửi để động viên.

+ Bước 3: PHÂN CÔNG, HẸN NGÀY GIỜ.

− HS ghi ra những hành động có thể làm được trên giấy A0 hoặc A1; hẹn ngày giờ cụ thể cùng thực hiện.

- HS láng nghe

- HS làm thiệp cá nhân, viết và thu lại gửi GV

- HS lắng nghe, thực hiện theo HD.

(13)

Ngày soạn: 11/3/2022 Ngày giảng: 17/3/2022

TIẾNG VIỆT

BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI Đọc: Thư viện biết đi (tiết 2)

(Đã soạn ngày 16/3/2022) TIẾNG VIỆT

BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI VIẾT: THƯ VIỆN BIẾT ĐI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động

2. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn viết có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn viết có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Vận dụng

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 5,6,7.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.44 - GV chữa bài, nhận xét.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Hát

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

- HS chia sẻ.

TOÁN LUYỆN TẬP

(14)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện được phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000 - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: SGV Toán 2, máy chiếu (nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vượt qua thử thách theo nhóm:

Nhóm nào có nhiều tình huống hay, phép tính đúng thì thắng cuộc.

2. LUYỆN TẬP Bài tập 1 : Tính:

- GV yêu cầu HS tính rồi viết kết quả phép tính.

Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:

285 + 507 164 + 53 216 + 8 318 + 142 248 + 25 159 + 6 - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS

Bài tập 3: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính:

HS nêu tình huống thực tế (đã chuẩn bị ở nhà) liên quan đến phép cộng (có nhà) trong phạm vi 1000. Mời một bạn bất kì trong lớp hoặc trong nhóm thực hiện tính và trả lời câu hỏi đặt ra.

- HS đổi vỡ kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- Nhắc lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

- HS đặt tính rồi tính:

- HS tìm kết quả đúng cho các phép tính:

485 + 243 = 728 248 + 13 = 261 880 + 20 = 900 562 + 9 = 571 209

376

?

+

597122

?

+

143 48

?

+

625 7

?

+

(15)

- Cả nhân HS làm bài 3: Tìm kết quả các phép cộng (HS nên đặt tính ra nháp để tìm kết quả tránh nhầm lẫn).

- Chỉ vào từng cặp phép tính, nói cho bạn nghe mỗi con ong đến hút mặt ở bông hoa nào.

3. VẬN DỤNG

Bài tập 4: Một cửa hàng bản đồ thể thao đã nhập về 185 quả bóng đá. Số bóng rổ của hàng nhập về nhiều hơn số bóng đá 72 quả. Hỏi cửa hàng đó đã nhập về bao nhiêu quả bóng rổ?

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nhận biết bài toán cho gì, hỏi gì

- Liên hệ thực tế với những tình huống liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000 trong cuộc sống.

Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày

- HS thảo luận tìm phép tính để giải quyết bài toán, nói cho bạn nghe này nghĩ của mình.

- HS trình bày bài giả:

Cửa hàng đó đã nhập về số quả bóng rổ là:

185 + 72 = 257 (quả) Đáp số: 257 quả bóng rổ

- HS chia sẻ lắng nghe

Đạo đức:

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II .I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lí tình huống cụ thể.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành kĩ năng tự bảo vệ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

(16)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động

+ Khi nào cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường?

+ Việc biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường có nghĩa như thế nào?

+ GV nhận xét, tuyên dương HS 2. Luyện tập.

*Bài 1: Xác định việc làm em đồng tình hoặc không đồng tình.

+ GV chia thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm một tình huống.

+ GV YC các nhóm thảo luận, nhận xét và thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với từng tình huống.

+ GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- Tình huống 1 và 3 em không đồng tình.

Em đưa ra lời khuyên gì cho bạn Huy và Minh?

GVKL: Với những tình huống các bạn chưa biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ thì các bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ của thầy, cô giáo, chú bảo vệ... hoặc người lớn khác khi gặp tình huống này.

*Bài 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn.

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm + Mời các nhóm trình bày.

+ Mời các nhóm nhận xét

GVKL:Hùng nên tâm sự và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cô giáo. Hoa nên nói

chuyện với cha mẹ, thầy cô và nhờ cha mẹ, thầy cô giúp đỡ.

3. Vận dụng:

+ Gv cho HS thảo luận nhóm: Chia sẻ với các bạn cách em tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trường. Sau đó cùng nhắc nhở nhau tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trường.

+ GV gợi ý HS làm thẻ thông tin cá nhân để ghi nhớ tên người thân, số điện thoại, địa chỉ để kịp thời tìm kiếm sự hỗ trợ khi

+ HSTL + HSTL

+ HS thảo luận

+ HS chia sẻ trước lớp + HSTL

+ HS nghe

+ HS thảo luận

+ HS chia sẻ trước lớp + HS nghe

+ HS thảo luận và chia sẻ trước lớp

+HS đọc + HSTL

(17)

gặp khó khăn ở trường.

+ Mời hs đọc thông điệp trong SGK.

Việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường có ý nghĩa như thế nào?

+ GV nx tiết học và hưỡng dẫn HS chuẩn bị bài hôm sau.

+ HS nghe

Ngày soạn: 11/3/2022 Ngày giảng: 18/3/2022

TIẾNG VIỆT

BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIAO TIẾP, KẾT NỐI.

DẤU CHẤM, DÂU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm than, dấu phẩy.

- Đặt được câu có sử dụng dấu phẩy.

- Phát triển vốn từ. Rèn kĩ năng đặt câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động

2. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 1: Chọn dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu phẩy cho mỗi câu sau:

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS thảo luận theo nhóm đôi để chọn dấu thích hợp cho mỗi ô vuông.

- Gọi HS đọc bài làm.

- YC HS làm bài 8 vào VBT/ tr.45.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- Gọi HS đặt dấu phẩy vào đúng vị trí trong câu. Đọc bài làm cho cả lớp nghe.

- YC làm bài 9 vào VBT tr.45.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- Hát

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu.

+ Đèn sáng quá!

+ Ôi, thư viện rộng thật!

+ Các bạn nhỏ rủ nhau đến thư viện.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS làm bài.

(18)

3. Vận dụng

* Hoạt động 2: Đặt câu có sử dụng dấu phẩy.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- HDHS đặt câu có sử dụng dấu phẩy.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc.

- HS đặt câu (Bạn An, bạn Lan rất thích đến thư viện).

- HS chia sẻ.

TIẾNG VIỆT

BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI

VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ MỘT ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về đồ dùng học tập.

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây.

- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về đò dùng học. Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua mỗi cuốn sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động

2. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 1: Nói về một đồ dùng học tập của em.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát một số đồ dùng, hỏi:

+ Em muốn giới thiệu đồ dùng học tập nào?

+ Đồ vật có hình dạng màu sắc như thế nào?

+ Công dụng của đồ vật đó là gì?

+ Làm thế nào để bảo quản đồ vật đó?

- HDHS nói về đồ dùng học tập.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS lên thực hiện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Hát

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời:

- HS thực hiện nói theo cặp.

- 2-3 cặp thực hiện.

- 1-2 HS đọc.

(19)

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát sơ đồ hướng dẫn HS phát triển các ý trong sơ đồ thành câu văn.

- YC HS thực hành viết vào bài 10 VBT tr.45.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

- HS chia sẻ.

TOÁN

PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Phát triển các NL toán học.

- Phát triển tư duy toán cho học sinh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên:

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 1000.

- Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước khi vào giờ học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên máy chiếu).

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Nói với bạn về vấn đề liên quan đến tình huống trong bức tranh. Chẳng hạn: Trong một thư viện có 362 quyển sách. Người ta đã cho mượn 145 quyển. Hỏi thư viện đó còn lại bao nhiêu quyển sách?

- HS nêu phép tính tìm số quyển sách còn lại: 362 - 145 = ?

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- HS hoạt động theo nhóm (bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

(20)

Hoạt động 1.GV yêu cầu HS tính 362 - 145

=

- HS thảo luận cách đặt tính và tính - Đại diện nhóm nêu cách làm

- GV chốt lại các bước thực hiện tính 362 - 145 = ?

- Đặt tính

- Thực hiện tính từ phải sang trái:

+ 2 không trừ được 5 lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7, nhớ 1

+ 4 thêm 1 bằng 5, 6 trừ 5 bằng 1, viết 1

+ 3 trừ 1 bằng 2, viết 2 - Đọc kết quả. Vậy 362 – 145 = 217

Hoạt động 2. HS thực hiện một số phép tính khác để cùng có cách thực hiện.

3. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Tính:

- GV yêu cầu HS tính rồi viết kết quả phép tính.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe

- Nhắc lại quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

Bài tập 2 : Đặt tính rồi tính:

364 – 156 439 – 357 785 – 157 831 - 740

- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

Bài tập 3: Tính (theo mẫu):

- HS thảo luận cách đặt tính và tính

- HS đọc lại quy tắc thực hiện phép tính: từ trái sáng phải

- HS đặt tính rồi tính:

362 145

-

217

374 145 ?

-

526262

?

-

477284

?

-

685357

?

-

(21)

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách đặt tính rồi tính phép tính 756 - 38 = ?

- Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách làm, GV chốt lại cách thực hiện và lưu ý HS cách đặt tính.

- HS tự làm các phép tính vào vở, đổi vớ kiểm tra chéo.

Bài tập 4:Tính (theo mẫu):

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách đặt tính rối tính phép tính 143 – 7

= ?

- Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách làm, GV chốt lại cách thực hiện và lưu ý HS cách đặt tính.

- HS tự làm các phép tính vào vớ, đối vở kiểm tra chéo

Bài tập 5: Đặt tính rồi tính:

275 – 38 470 – 59 783 – 5 865 - 9 - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.

- HS đối vớ kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

- HS tính theo mẫu:

- HS đặt tính rồi tính:

(22)

- Đặt câu hỏi để HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính trong từng trường hợp. Nhắc bạn lỗi sai hay gặp trong khi đặt tính và tính.

Bài tập 6: Một máy in sách đã in được 785 cuốn sách, người ta đã chuyển đi 658 cuốn sách. Hỏi còn lại bao nhiêu cuốn sách?

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì - GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, viết câu lời giải rõ ràng theo cách suy nghĩ của mình.

4. VẬN DỤNG

HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ đã học rồi chia sẻ với cả lớp.

- HS viết phép tính thích hợp và trình bày bài giải vào vở:

Bài giải

Số cuốn sách còn lại là 785 - 658 = 127 (cuốn sách) Đáp số: 127 cuốn sách.

- HS kiểm tra lại.

- HS liên hệ bản thân

Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN

THAM GIA CHỦ ĐIỂM: TRAO YÊU VÀ CÙNG LAN TỎA I. YÊU CẦU CẦN DẠT

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS biết tạo động lực cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 26:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 26.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

(23)

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

………

………

………

* Tồn tại

………

………

………

b. Phương hướng tuần 27:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- Lựa chọn những hoạt động có thể làm ngay trên lớp như quyên góp đồ, sách, viết thư hoặc bưu thiếp chia sẻ.

- GV nhận xét và khen ngợi b. Hoạt động nhóm:

- GV có thể lựa chọn một địa điểm phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của địa phương.

+ Ví dụ: một ngôi chùa nuôi trẻ mồ côi; một mái ấm tình thương; cơ sở nuôi dưỡng người già, làng trẻ SOS,…

- Trình chiếu hình ảnh thu thập được để học sinh dễ hình dung lên kế hoạch.

- HD HS lên kế hoạch cụ thể

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 27.

- HS làm việc theo nhóm và chia sẻ cảm xúc sau khi thực hiện được kế hoạch.

- Lên kế hoạch cụ thể về:

+ Những đồ dùng cần mang theo (trang phục, nhận diện người của đoàn; đồ dùng tự bảo vệ mình, đồ ăn đồ uống; sổ bút để ghi chép).

+ Nhiệm vụ cho từng nhóm, tổ.

+ Quà tặng.

+ Lịch trình chuyến đi (tập trung ở

(24)

- GV khen ngợi, đánh giá.

- GV kết luận.

3. Cam kết hành động.

- Về nhà HS tiếp tục thực hiện những việc làm phù hợp để chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. HS có thể nhờ bố mẹ đặt những chiếc hộp các-tông hoặc giỏ to để hằng ngày, hằng tuần quyên góp quần áo, sách vở, đồ chơi,… khi cần sử dụng ngay.

đâu, bao giờ, giờ nào làm việc gì,

…).

- HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe để thực hiện.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng1. Chia sẻ

- Nêu yêu cầu và cho HS quan sát tranh, đọc phép tính tương ứng đã cho, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh.. Chia sẻ

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1.. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV cho HS “Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống”. - GV cho

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4’) - GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen ngợi để khuyến khích các em làm được sản phẩm đẹp.. - GV đánh giá kết quả

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4’) - GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen ngợi để khuyến khích các em làm được sản phẩm đẹp.. - GV đánh giá kết quả

- Gv cho hs nghe bài hát Những bông hoa những bài ca thể hiện bằng âm sắc các loại kèn

GV tiến hành dậy từng câu (bằng cách đàn giai điệu cho HS nghe 2- 3 lần sau đó bắt nhịp cho HS hát.) Tập xong 2 câu cho HS nối 2 câu luôn.. GV nghe và sửa sai

cho HS, đồng thời động viên, khuyến khích những em nhảy đúng và được nhiều lần. Cho từng tổ thực hiện trò chơi một lần, sau đó GV nhận xét và uốn nắn những em làm chưa