• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
40
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài

Tiết 41,42 KIỂM TRA GIỮA KÌ I

Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thụât của những tác phẩm tiêu biểu.

- Tổng hợp kiến thức trong làm bài KT giữa kì.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết chủ động tiếp nhận vấn đề và giải quyết một cách sáng tạo đồng thời có khả năng đề xuất ý tưởng và triển khai ý tưởng cho bài viết một cách sáng tạo.

* Năng lực đặc thù:

- Biết vận dụng kiến thức đã học làm bài kiểm tra tổng hợp.

- Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Tự tin, trung thực khi làm bài KT đánh giá.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị: đề + đáp án+ biểu điểm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hình thức kiểm tra - Hình thức: Tự luận - Thời gian: 90 phút 2. Thiết lập ma trận đề Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng 1. Văn học:

- Đọc hiểu

- Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản

- Khái quát nội dung của đoạn trích

Bài học được rút ra cho bản thân

Số câu Số điểm

1 0,5

1 1

1 1

3 2,5

(2)

Tỉ lệ (%) 5% 10% 10% 25%

2. Tiếng Việt: - Cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp

- Chỉ ra lời dẫn trực tiếp

Số câu Số điểm Tỉ lệ (%)

1 0,5 5%

1 0,5 5%

3. Tạo lập văn bản:

- Đoạn văn nghị luận - Bài văn tự sự

Viết đoạn nghị luận diễn dịch từ 12 đến 15 câu nói lên suy nghĩ của em về ý nghĩa của những việc làm “tử tế”

trong cuộc sống.

Viết bài văn tự sự đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ sự ân hận của bản thân.

Số câu Số điểm Tỉ lệ (%)

1 2 20%

1 5,0 50%

2 7,0 70%

TS câu TS điểm Tỉ lệ (%)

2 1 10%

1 1 10%

1 3 30%

1 5,0 50%

5 10,0 100%

3. Biên soạn câu hỏi theo ma trận I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tôi nhìn thấy một chiếc váy trong cửa hàng ký gửi và tôi biết rằng cháu gái của tôi sẽ rất thích nó. Vì tiền bạc eo hẹp nên tôi hỏi người chủ cửa hàng xem liệu cô ấy có thể giữ lại nó cho tôi được không.

“Cháu có thể mua nó cho bà được không?”, người khách hàng bên cạnh tôi ngỏ lời.“Cảm ơn chị, nhưng tôi không thể nhận một món quà quý hóa như thế được”, tôi đáp.

Sau đó, chị ấy giải thích với tôi vì sao việc giúp đỡ tôi lại có ý nghĩa quan trọng với mình. Hóa ra, chị ấy đã từng là một người vô gia cư trong ba năm.

Nếu không có lòng tốt của những người hoàn toàn xa lạ, thì chị ấy chắc đã không thể sống sót.

(3)

Chị chia sẻ: “Cháu bây giờ không còn vô gia cư nữa rồi, hoàn cảnh của cháu đã được cải thiện. Vì vậy, cháu đã tự nhủ với mình rằng, cháu sẽ đền đáp lại lòng tốt mà bao nhiêu người đã dành cho cháu”.

Chị ấy đã trả tiền cho chiếc váy. Khoản thanh toán duy nhất chị ấy chịu nhận lại từ tôi, là một cái ôm chân thành.

(https://www.dkn.tv/doi-song/nhung-cau-chuyen-tu-te-trong-doi- thuong-khien-long-nguoi-am-lai-p-1.html). Stacy Lee, bang Maryland.

Câu 1. (0,5 điểm). Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2. (0,5 điểm). Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên?

Câu 3. (1,0 điểm). Bài học em rút ra từ câu chuyện này là gì?

Câu 4. (1,0 điểm). Khái quát nội dung câu chuyện trên từ hai đến ba câu văn.

II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm). Từ phần đọc hiểu ở trên em hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch từ 12 đến 15 câu nói lên suy nghĩ của em về ý nghĩa của những việc làm “tử tế”

trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm). Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”), hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ sự ân hận của bản thân.

---HẾT---

ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM

PHẦN CÂU YÊU CẦU ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính là tự sự. 0,5đ

Câu 2 (0,5 điểm)

- Lời dẫn trực tiếp:

Chị chia sẻ: “Cháu bây giờ không còn vô gia cư nữa rồi, hoàn cảnh của cháu đã được cải thiện. Vì vậy, cháu đã tự nhủ với mình rằng, cháu sẽ đền đáp lại lòng tốt mà bao nhiêu người đã dành cho cháu”.

0,5đ

Câu 3 (1,0 điểm)

+ Sự tử tế luôn cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.

+ Giúp đỡ người khác là tự tạo niềm vui, hạnh phúc cho chính mình.

0,5đ 0,5đ

(4)

Câu 4 (1,0 điểm)

- HS khái quát được nội dung câu chuyện trên từ hai đến ba câu văn.

1,0đ

II.

LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 đến 15 câu) a. Đảm bảo thể thức của 1 đoạn văn nghị luận:

- Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, chuẩn ngữ nghĩa của từ.

- Diễn đạt lưu loát, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận

0.25đ

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (câu chủ đề): ý nghĩa của việc tử tế trong cuộc sống.

0.25đ c. Nội dung nghị luận:

* Mở đoạn: Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề 0,25đ

* Thân đoạn

- Giải thích: + Nêu khái niệm thế nào là việc làm tử tế.

0,25đ

+ Biểu hiện của nó trong cuộc sống; ý nghĩa của những việc làm đó đối với con người, xã hội; bài học rút ra cho bản thân em và các bạn trẻ là gì?...

0,25đ

- Dẫn chứng, chứng minh: trong cuộc sống, trong học tập

0,25đ - Mở rộng vấn đề: Bên cạnh việc làm tử tế thì vẫn

còn những người thờ ơ, lãnh cảm trước những hoàn cảnh khó khăn của người khác.

0,25đ

* Kết đoạn: - Bài học rút ra cho bản thân - Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.

0,25đ Câu 2

(5,0 điểm)

Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ sự ân hận của bản thân.

a.Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh xác định được yêu cầu của một bài văn tự sự, có kĩ năng làm bài văn tự sự, vận dụng yêú tố biểu cảm, nghị luận, miêu tả và miêu tả nội tâm phù hợp. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu....

0.5đ

- Xác định đúng vấn đề đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện bày tỏ sự ân hận của bản thân.

0.5đ b. Yêu cầu về kiến thức: Triển khai các ý

(5)

* Mở bài: HS giới thiệu được Trương Sinh dùng cách kể nhớ lại quá khứ (day dứt ân hận, nhớ Vũ Nương...). Cách dẫn dắt, giới thiệu hay, tạo ấn

tượng, có sự sáng tạo. 0.5đ

*Thân bài:

Sự việc 1:Trương Sinh lấy Vũ Nương HS đạt được yêu cầu sau:

- Tôi (Trương Sinh) sống trong 1 gia đình khá giả, tôi cảm mến cô gái trong làng tên Vũ Nương thùy mị, nết na

- Tôi xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ

- Nàng xinh đẹp, tôi lúc nào cũng lo nàng thiếu chung thủy nhưng ngược lại nàng rất khéo léo cư xử nên giữ được gia đình êm ấm...

- Chúng tôi cùng chờ đón đứa con đầu lòng ra đời thì một ngày kia tôi phải đi lính. Cảm xúc của tôi:

+ Lo cho mẹ già.

+ Buồn, nhớ Vũ Nương, gia đình.

+ Lo vợ trẻ ở nhà không chung thủy.

0,25đ 0,25đ 0,25đ

0,25đ

Sự việc 2: Trương Sinh đi lính HS đạt được yêu cầu sau:

- Trong buổi tiệc tiễn, mẹ tôi lo lắng dặn dò tôi đủ điều...còn vợ tôi nàng rót chén rượu đầy căn dặn tôi: "Chàng đi chuyến này..."

- Tôi bịn rịn chia tay vợ, mẹ già.

- Ở chiến trường lo lắng, nhớ nhà,...Đặc biệt lo vợ thiếu chung thủy

0,25đ

0,25đ 0,25đ Sự việc 3:Trương Sinh trở về

HS đạt được yêu cầu sau:

- Gặp vợ con thì vui nhưng tôi buồn vì mẹ mất.

- Nghe con nói: Đêm nào cũng có một người đàn ông đến mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Tôi sững sờ (độc thoại nội tâm).

- Về đến nhà tôi làm um lên, nàng thanh minh tôi càng tức, máu ghen bốc lên.

- Nghe tin vợ tự tử, tôi đau xót nhưng vẫn giận.

- Ngồi với con bên đèn, con tôi chỉ cái bóng tôi trên bức vách, tôi bàng hoàng sững sờ...

Trở lại tâm trạng lúc đầu, thấy không xứng đáng với tình yêu của Vũ Nương.

0,25đ 0,25đ

0,52đ 0,25đ 0,25đ

* Kết bài:

- Tôi ân hận vô cùng nhưng việc đã trót rồi, tôi lập

0,5đ

(6)

đàn giải oan cho nàng và chỉ mong nàng tha thứ cho sự hồ đồ của tôi.

Tổng 7,0

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài Tiết 43,44

VĂN BẢN: ĐỒNG CHÍ Chính Hữu

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội của họ được thể hiện trong bài thơ

“Đồng chí”. Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc k/c chống Pháp; Lí tưởng cao đẹp và tình cảm gắn bó keo sơn của những người chiến sĩ trong bài thơ.

- Cảm nhận được những biểu hiện của tình đồng chí và vẻ đẹp của tình đồng chí trong chiến

- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị biểu cảm, hình ảnh tự nhiên chân thực.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.Có tinh thần tự học, tự tìm hiểu những tác phẩm cùng chủ đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và phản hồi tích cực; Tiếp nhận được văn bản, nghệ thuật; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.Biết hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

* Năng lực đặc thù

- Biết cách đọc hiểu một văn thơ

- Nhận biết và phân tích hình ảnh thơ. Phân tích được mối liên hệ giữa với tác phẩm tương tự.

(7)

- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

- Đọc, hiểu được bài thơ khác có cùng đề tài/chủ đề.

- Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân để giải quyết tình huống trong đọc hiểu. Từ đó, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Yêu thương con người, trân trọng những tình cảm của người lính.

- Biết sẻ chia với những khó khăn gian khổ trong cuộc sống.

- Có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.

4.Các nội dung tích hợp - Tích hợp liên môn:

+ Môn lịch sử: hiểu biết về cuộc k/c chống Pháp + Âm nhạc: Nghe bài hát phổ nhạc từ bài thơ Đ/ chí + Môn địa lí: vị trí của dãy TS, thời tiết vùng VB.

- GD bảo vệ môi trường: Liên hệ môi trường chiến tranh

- GD đạo đức: Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước, về các thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. => giáo dục các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG...

- GD QP AN: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: Cho HS xem video bài hát Đồng chí, nêu cảm nhận sua khi nghe bài hát.

c. Sản phẩm: lắng nghe và cảm nhận d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chiếu video bài hát Đồng chí? Cảm nhận của em về bài hát ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nghe và cản nhận bài hát - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Hs trả lời cá nhân: thu nhận được kiến thức, mở mang sự hiểu biết, được thư giãn…

(8)

Bước 4: Kết luận, nhận định

Thế kỉ XX, dân tộc ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại: chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Các em vừa được xem một vi deo bài hát Đồng chí tái hiện lại một trong những hình ảnh đó. Vậy điều gì khiến dân tộc Việt Nam nhỏ bé nhưng đã đánh thắng kẻ thù. Phần nào đã được Chính Hữu lí giải rất rõ qua bài thơ Đồng chí. Thầy trò ta cùng đi vào tìm hiểu.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật.

b. Nội dung: Nội dung và nghệ thuật của văn bản c. Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, phiếu bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

- Mục tiêu: hs hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

- Nội dung: tác giả - tác phẩm - Sản phẩm:

+ Tác giả: Chính Hữu + Hoàn cảnh ra đời - Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu hs trình bày theo phân công nhiệm vụ về nhà của các nhóm.

Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả ( tiểu sử, phong cách sáng tác và sự nghiệp sáng tác)

Nhóm 2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs trao đổi phần chuẩn bị ở nhà, thống nhất kết quả GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Đại diện HS trình bày trước lớp (dự kiến):

Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả tiểu sử, phong cách sáng tác và sự nghiệp sáng tác)

- Chính Hữu (1926 - 2007), tên thật Trần Đình Đắc, quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.

- Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Sở trường viết về người lính và chiến tranh.

- Phong cách thơ: cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc.

- Được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật lần hai (năm 2000).

- Các tác phẩm chính : Ngọn đèn đứng gác, Đầu súng

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả:

- Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Sở trường viết về người lính và chiến tranh.

- Phong cách thơ:

cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc.

(9)

trăng treo, Tuyển tập Chính Hữu.

Nhóm 2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ.

- Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, Thu đông năm 1947. Những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn rất thiếu thốn. Nhờ tinh thần yêu nước, tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Tác giả đã viết bài thơ này tại nơi ông nằm điều trị. Bài thơ in trong tập "Đầu súng trăng treo"- 1968.

* Tích hợp lịch sử:

? Em hiểu gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta và sự tương quan lực lượng giữa ta và địch trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến?

- Cuộc kháng chiến chống pháp của dân tộc ta là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trong cuộc chiến đấu ấy quân và dân ta đã phải đối mặt với một kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần, chúng có những vũ khí vô cùng tối tân. Đặc biệt trong những ngày đầu thì tương quan lực lượng giữa ta và địch là rất lớn. Đây là giai đoạn mà quân và dân ta phải đối mặt với nhiều thử thách cam go.

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):

Chúng ta thấy bài thơ được ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, gian khổ. Hoàn cảnh ra đời bài thơ có liên quan tới nhà thơ. Vì vậy nhà thơ Chính Hữu từng tâm sự về bài thơ “Đồng chí”

Giáo viên đọc

…Cuối năm 1947, tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc -Thu đông (1947). Chúng tôi phục kích từng chặng đánh…, phải nói là gian khổ. Bản thân tôi phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ phải rải lá khô để nằm, không chăn, màn….Sau đó tôi ốm, phải nằm lại điều trị; đơn vị cử một đồng chí ở lại săn sóc tôi và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp tôi vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, tôi đã viết bài thơ “Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

2. Tác phẩm:

- Sáng tác đầu 1948, in trong tập "Đầu súng trăng treo"- 1968.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu và phân tích văn bản.

- Mục tiêu: đọc, hiểu bài thơ, phân tích, hiểu được giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

- Nội dung:

+ Đọc – chú thích + Phân tích nội dung

+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong bài thơ

(10)

- Sản phẩm:

+ Học sinh đọc diễn cảm bài thơ

+ Cảm nhận hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp trong bài thơ

- Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Đọc - chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chuyển giao nhiệm vụ qua hệ thống câu hỏi

? Chúng ta sẽ đọc bài thơ với giọng như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân dưới sự hướng dẫn đọc mẫu của GV

GV theo dõi HS đọc và sửa lỗi Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu đọc: nhịp hơi chậm để diễn tả tình cảm, cảm xúc dồn nén, lắng lại; 3 dòng cuối: nhịp hơi chậm hơn, giọng cao hơn -> khắc hoạ hình ảnh vừa cụ thể, vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.

- Tìm hiểu một số chú thích khó trong sgk

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt") - GV: NX HS đọc.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu kết cấu, bố cục Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chuyển giao nhiệm vụ qua phiếu học tập số 1; thảo luận nhóm bàn:

Phiếu học tập số 1:

Xác định:

1) Thể thơ:……….

2) Phương thức BĐ:……….

3) Mạch cảm xúc:……….

4) Bố cục:………..

………..

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm ; thảo luận thống nhất ý kiến, đại diện trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Dự kiến:

Phiếu học tập số 1:

1) Thể thơ:Tự do

2) Phương thức BĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

3) Mạch cảm xúc: Bài thơ bắt đầu bằng cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội rồi tiếp đến là những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí và khép lại là

2. Kết cấu, bố cục:

- PTBĐ : Biểu cảm kết hợp với miêu tả

(11)

bức tranh đẹp về tình đồng chí.

4) Bố cục: gồm 3 phần

- Phần 1: 7 câu thơ đầu: Lý giải về cơ sở của tình đồng chí.

- Phần 2: 10 câu tiếp theo: Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó.

- Phần 3: 3 câu thơ cuối: Biểu tượng giàu chất thơ của người lính.

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt") GV nhận xét, chốt và chuyển ý

Và như vậy bằng những rung động mới mẻ và sâu lắng, bằng chính sự trải nghiệm của người trong cuộc, bài thơ

“Đồng chí”, đã diễn tả thật sâu sắc và gắn bó tình cảm thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.

Để hiểu rõ hơn thầy trò ta sang phân tích nội dung bài thơ.

-Bố cục : 3 phần.

Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn học sinh phân tích

* Công việc 1: Cơ sở hình thành tình đồng chí Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Học sinh đọc lại 7 câu thơ đầu.

Một bạn nhắc lại cho thầy nội dung của đoạn 1 ? Trước hết chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu những cơ sở tạo nên tình đống chí – đồng đội của những người lính.

Thảo luận nhóm: Thời gian: 7 phút Yêu cầu chung

- Xác định hình ảnh thơ?

- Chỉ ra nét nghệ thuật đặc sắc?

- Nêu nhận xét.

Hình ảnh thơ Nghệ thuật

Nhận xét:

Nhóm 1 - 2: Hai câu thơ đầu.

Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá.

Nhóm 3 - 4: câu 5.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Nhóm 5 – 6: câu 6

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs nhận nhiệm vụ và thảo luận Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Sau khi học sinh thảo luận xong, mời đại diện nhóm 1 lên trình bày.

3. Phân tích:

3.1. Cơ sở hình thành tình đồng chí

(12)

Hình ảnh thơ Nghệ thuật - Quê anh;

- Làng tôi

- “nước mặn đồng chua”

- “đất cày lên sỏi đá”

- Hình ảnh thơ sóng đôi.

- Thành ngữ:”nước mặn đồng chua”: nhiễm mặn, nhiễm phèn.

- Cụm từ giàu hình ảnh:

“đất cày lên sỏi đá”:

trung du, cằn cỗi, bạc màu.

Nhận xét: chung hoàn cảnh xuất thân: nông dân nghèo khó.

Các nhóm khác nhận xét – bổ sung.

Sau khi nhóm 1 trình bày giáo viên nhận xét bổ sung.

Đó là những nông dân đến từ mọi miền quê nghèo trên khắp đất nước. Hai miền quê trên tuy khác nhau nhưng đều nghèo khó, cơ cực và đó cũng là cơ sở đầu tiên để hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính.

Từ những miền quê khó khăn, xa lạ không hẹn mà quen nhau.

Giáo viên bấm máy chiếu 2 câu thơ

“Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Tại sao tác giả dùng từ "đôi" mà không phải là từ "hai"? (sử dụng từ "đôi" để khẳng định điều gì?) Giáo viên bổ sung :

Vì “đôi” cũng có nghĩa là hai nhưng + Đôi : Là danh từ chỉ đơn vị.

+ Đôi : Là số từ

Ở đây tg sử dụng từ “đôi” để khẳng định : sự gắn kết không thể tách rời. Họ là những người nông dân nghèo, từ những miền quê khác nhau, đã gặp nhau, quen biết nhau và đã gắn kết lại với nhau:

Giáo viên: Trước ngày nhập ngũ, họ là những người xa lạ chưa từng quen biết nhau. Vậy mà giờ đây họ lại cùng tụ họp dưới ngọn cờ cách mạng, cùng đối mặt với gian nguy.

Đại diện nhóm 3 lên trình bày phần thảo luận của mình.

Hình ảnh thơ Nghệ thuật

- Súng - Đối:

- Nghệ thuật:

+ Hình ảnh thơ sóng đôi.

+ Thành ngữ:”nước mặn đồng chua”:

nhiễm mặn, nhiễm phèn.

+ Cụm từ giàu hình ảnh: “đất cày lên sỏi đá”: trung du, cằn cỗi, bạc màu.

=> chung hoàn cảnh xuất thân:

nông dân nghèo khó.

Đồng cảnh

(13)

- đầu - Điệp ngữ: “súng”,

“đầu”, “bên”

- Hoán dụ:

+ “súng bên súng”: chung mục đích chiến đấu;

+ “đầu sát bên đầu”:

chung lí tưởng chiến đấu Nhận xét: chung mục đích, lí tưởng chiến đấu.

Các nhóm khác nhận xét.

Giáo viên bổ sung

Đây là hai hình ảnh hoán dụ tượng trưng, đối xứng nhau.

Qua đó tác giả nhằm nhấn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của những người lính.

Chuyển: Những cái chung ấy đã thôi thúc họ lên đường nhập ngũ. Để rồi những người lính sát cánh bên nhau trong chiến đấu, càng hiểu nhau, thân nhau hơn và tình cảm giữa họ càng thêm gắn bó.

Đại diện nhóm 5 lên trình bày phẩn thảo luận của mình.

Các nhóm khác nhận xét – bổ sung

Hình ảnh thơ Nghệ thuật

“Đêm rét chung chăn”:

“tri kỉ”

tả thực

Nhận xét: cùng chia sẻ gian lao, khó khăn.

Giáo viên: Từ “chẳng hẹn quen nhau” tới “đêm rét chung chăn” tưởng như tình cờ mà lại rất tự nhiên bởi lẽ những người chiến sĩ ấy không chỉ chiến đấu chung một chiến hào, mà còn cùng đắp chung một chiếc chăn trong cảnh “ bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”. Để rồi từ “ đôi người xa lạ” đã trở thành “ đôi tri kỉ”.

Con hiểu gì về nghĩa của từ « tri kỉ », « đôi tri kỉ » ? tri kỉ : biết mình.

đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết (hiểu bạn như hiểu mình)

=> Giáo viên liên hệ tích hợp kiến thức trong bộ môn : Chúng ta không chỉ bắt gặp hình ảnh người lính đắp chung chăn trong bài thơ mà ta còn được gặp h/ả người lính trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ”

Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

Nghệ thuật:

- Đối:

- Điệp ngữ: “súng”,

“đầu”, “bên”

- Hoán dụ:

+ “súng bên súng”:

chung mục đích chiến đấu;

+ “đầu sát bên đầu”:

chung lí tưởng chiến đấu

=> chung mục đích, lí tưởng chiến đấu.

Đồng ngũ

“Đêm rét chung chăn”:

“tri kỉ”

+ Chung hơi ấm.

+ Chung khó khăn, đồng cam cộng khổ Nghệ thuật: tả thực

=> cùng chia sẻ gian lao, khó khăn.

Đồng cảm

(14)

Manh áo phủ làm chăn.

Những người lính họ phải chịu sự thiếu thốn về vật chất: chăn không có mà đắp phải trải lá cây làm chiếu, manh áo phủ làm chăn

Các con ạ! Đây cũng chính là những khó khăn vất vả của bộ đội ta trong thời kì đầu của cuộc k/c chống Pháp.

GV: Các em ạ! Sự sẻ chia không chỉ có trong thời chiến mà ngay trong thực tế cuộc sống của chúng ta ngày nay thì một trong những cơ sở để tạo nên tình bạn đó là những người bạn có cùng quan điểm, cùng sở thích của nhau, cùng nhau phấn đấu trong học tập, có thể là những sẻ chia về khó khăn trong cuộc sống, trong học tập .... vì thế họ đã trở nên thân thiết, gắn bó với nhau hơn.

Đặc biệt trong những ngày gần đây khi cả nước cùng hướng về miền Trung cùng chia sẻ với người dân nơi đây những khó khăn mà họ đang gặp phải cả về tinh thần lẫn vật chât. Như địa phương ta cũng đã có nhiều việc làm thiết thực để ủng hộ đồng bào miền Trung. Trường chúng ta chúng ta thông qua ngày hội tái chế rác vào 24/10 vừa qua cũng kêu gọi được sự ủng hộ từ phụ huynh học sinh, của nhiều cá nhân, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, đã ủng hộ được gần 60 triệu tiền mặt và nhiều đồ dùng học tập khác... chính những việc làm đó giúp con người gắn kết với nhau hơn

GV chiếu lại đoạn thơ

Trong đoạn thơ đầu, ta thấy tác giả sử dụng từ ngữ rất linh hoạt. Con hãy chỉ ra ?

Hệ thống từ ngữ xưng hô ở đây có sự thay đổi : Lúc đầu là anh – tôi xuất hiện trong từng dòng thơ dường như vẫn là một thế giới riêng biệt, rồi đến anh với tôi trong cùng một dòng thơ đã gần gũi hơn đến đôi người nhưng là đôi người xa lạ, sau đó là đôi tri kỉ của nhau.

Dù không diễn đạt trực tiếp nhưng cả đoạn thơ cùng đọng lại ở chữ đồng:

- Đồng cảnh: chung hoàn cảnh xuất thân - Đồng ngũ: chung mục đích, chung lí tưởng - Đồng cảm: cùng chia sẻ gian lao, khó khăn

Và cuối cùng kết lại chính là tình Đồng chí => giáo viên ghi từ Đồng chí lên bảng.

( Sau khi giảng giáo viên ghi chốt các cụm từ : Đồng cảnh, đồng ngũ, đồng cảm vào sau mỗi ý chốt ra)

Em hãy cho biết từ “Đồng chí!” thuộc kiểu câu nào ? Nêu cách hiểu của con về từ này ?

(Dụng ý của tác giả ở đây là gì ?)

(15)

Hai tiếng “Đồng chí!” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “Đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo một nét nhấn như một điểm tựa, điểm chốt, như đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về hai tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần bài thơ để làm nổi bật một kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lý tưởng thì trở thành đồng chí của nhau. Nó cũng khép lại cội nguồn của tình đồng chí và mở ra ý tiếp theo: đồng chí còn là những biểu hiện cụ thể và cảm động ở mười câu thơ tiếp theo.

Sau khi tìm hiểu xong doạn 1, các em đã hiểu được ý nghĩa của từ “đồng chí” chưa? Vậy các em ạ! Nếu ta coi đoạn thơ thứ nhất là một bản nhạc thì câu thơ thứ 7 là một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ và có sức ngân vang vì:

- Nó gọi ra một tình cảm mới mẻ của những người lính cách mạng mới xuất hiện trong những năm cách mạng và kháng chiến.

- Là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ trong cùng một cơ quan, đoàn thể từ sau cách mạng.

=>Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội. Đó cũng là ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):

GV nhận xét và chốt:

Câu thơ thứ 7 là một câu thơ đặc biệt.

Các em ạ! Hiện nay khi các em đang còn ngồi cùng dưới một mái trường, là những học sinh nên các em là những người bạn xưng hô là bạn bè. Khi các em có chung một mục đích, một lí tưởng để phấn đấu: Sau này khi các em c đã trưởng thành trở thành Đoàn viên, hoặc đứng trong hàng ngũ của một tập thể thì các em sẽ là đồng chí của nhau và gọi nhau bằng Đồng chí.

Chúng ta vừa tìm hiểu xong nội dung phần 1 của bài thơ.

Em hãy cho biết:

? Nội dung chính của đoạn thơ là gì?

? Nét đặc sắc về nghệ thuật?

“Đồng chí!”

- Câu đặc biệt cảm thán.

- Một nốt nhấn, một phát hiện, một lời khẳng định, cùng mục đích, cùng lí tưởng.

- >Tình đồng chí gắn bó thiêng liêng.

CHUYỂN TIẾT 2

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Công việc 2: Những biểu hiện của tình đồng chí, đồng 3.2. Những biểu

(16)

đội

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Đọc 10 câu tiếp.

- GV yêu cầu HS: Đọc 10 câu tiếp.

GV:Tổ chức cho HS thảo luận nhóm (5p) - kỹ thuật khăn trải bàn.

GV chia lớp thành 4 nhóm, chiếu câu hỏi thảo luận:

* Nhóm 1,2: Tìm hiểu các câu thơ:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày ...

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"

Cho biết:

1. Ở nơi chiến trường, người lính đã chia sẻ với nhau những gì về hoàn cảnh riêng tư? Hai chữ "mặc kệ" cho em hiểu gì về tâm tư của người lính?

2. Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ đó vẻ đẹp nào trong tâm hồn người lính được thể hiện?

* Nhóm 3,4: Tìm hiểu đoạn thơ:

"Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh ...

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay".

Cho biết:

1. Hoàn cảnh sống của người lính nơi chiến trường được gợi tả qua những hình ảnh nào? Những chi tiết đó giúp em cảm nhận điều gì về cuộc đời cũng như tình cảm của người lính?

2. Sức mạnh nào đã giúp người lính vượt qua được mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn ấy?

3. Nhận xét về ngôn ngữ, hình ảnh của đoạn thơ? Qua đó vẻ đẹp nào của tình đổng chí được gợi mở?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:Thảo luận nhóm –Gv chiếu kq 1 nhóm bất kì, các nhóm khác nhận xét theo kĩ thuật 3-2-1, GV kết hợp chiếu kết quả đúng lên máy.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Nhóm 1,2:

1. Người lính đã chia sẻ với nhau hoàn cảnh:

+ Ruộng nương anh gửi bạn....

+ Gian nhà không- mặc kệ...

+ Giếng nước gốc đa nhớ…

-> Đó là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc.

- Mặc kệ: bỏ tất, để lại, không quan tâm. Trong bài thơ này: Chàng trai cày vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng, ngôi nhà tranh của mình từ bao đời nay, họ ít khi ra khỏi luỹ tre xanh, cổng làng. Nhưng nay họ phải gác lại tất cả

hiện của tình đồng chí, đồng đội

- Nghệ thuật hoán dụ, nhân hóa

-> Người lính cảm thông sâu sắc tâm tư, tình cảm nỗi lòng của nhau - nỗi

(17)

những tình cảm, lợi ích riêng tư để đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Họ không vô tâm, vô cảm với gia đình mà quyết tâm ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã lựa chọn.

2. Đoạn thơ sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, nghệ thuật hoán dụ, nhân hóa "giếng nước gốc đa nhớ… "

-> Nơi chiến trường, người lính cảm thông sâu sắc tâm tư, tình cảm nỗi lòng của nhau - nỗi niềm nhớ về quê hương.

GV bình: Từ “mặc kệ” theo nghĩa đen: bỏ lại, không quan tâm. Nhưng ở đây chúng ta thấy không phải như vậy mà (hiểu theo nghĩa chuyển). Chàng trai cày vốn quen gắn bó với mảnh ruộng, ngôi nhà, nay họ phải ra đi bỏ lại tất cả những gì thân thiết để đến một nơi gian lao nguy hiểm,hẳn phải xuất phát từ một tình cảm lớn, một quyết tâm mãnh liệt. Bởi nếu “nước mất” thì nhà cửa, ruộng vườn quê hương cũng không còn. Ở đây chúng ta bắt gặp h/ả người lính quyết chí ra đi vì đất nước trong câu thơ của Nguyễn Đình Thi:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại”

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

Ra đi với lòng quyết tâm cao vào nơi đạn nổ bom rơi đầy nguy hiểm, hẳn phải xuất phát từ tình cảm lớn lao, từ lí t- ưởng cao đẹp. Sự hi sinh tình nhà cho việc nước thật là cảm động.

* Nhóm 3,4:

1. Hoàn cảnh sống của người lính nơi chiến trường được gợi tả qua các hình ảnh :

+ từng cơn ớn lạnh, sốt run người, áo - rách vai; quần - vài mảnh vá; miệng - cười buốt giá; chân - không giầy.

-> Gợi sự gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.

Đồng thời còn gợi lên sự chia sẻ đoàn kết cùng nhau làm chung nhiệm vụ cao cả là: chiến đấu giành thắng lợi.

GV:Tích hợp môn sinh học về triệu trứng sốt rét rừng:

? Nêu hiểu biết của em về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sốt rét rừng?

- Một trong ba loài muỗi truyền bệnh chính thường hoạt động ở vùng rừng núi là Anopheles dirut có khả năng gây bệnh cho người. Loài muỗi này dân gian gọi là muỗi rừng, truyền bệnh sốt rét rừng.

- Biểu hiện của bệnh sốt rét có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là: loại ký sinh trùng mắc phải, tình trạng miễn nhiễm của ký chủ, cơ địa ký chủ.

Thời kỳ ủ bệnh trong bệnh sốt rét là thời gian từ khi bị nhiễm ký sinh trùng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng

niềm nhớ về quê hương.

(18)

lâm sàng đầu tiên. Thời gian này trung bình từ 9 đến 30 ngày thay đổi tùy theo từng chủng loại ký sinh trùng sốt rét.

- Biểu hiện lâm sàng kinh điển của bệnh sốt rét bao gồm các cơn sốt điển hình trải qua 3 giai đoạn: rét run, sốt cao, vã mồ hôi. Một cơn sốt thường kéo dài từ 2 đến 8 giờ.

Ngoài ra có thể có các triệu chứng đi kèm khác như là:

nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…

- GV nhấn mạnh: Chính Hữu không nói cái khổ mà nói về cái hiểu nhau trong cái khổ, cái phổ biến “Anh với tôi... vầng trán ướt mồ hôi”.

Hai câu thơ đã nêu đủ các triệu trứng của bệnh sốt rét rừng (thoạt đầu cảm thấy ớn lạnh, sau đấy lạnh tới run cầm cập, thân nhiệt phải lên tới 40,41 độ), nếu trải qua mới hiểu được cái thật của câu thơ mà tác giả muốn nói.

2. Những người lính cảm thông sâu xa nỗi lòng nhau, cùng sẻ chia gian lao, thiếu thốn của đời lính và tình cảm giữa họ gắn bó sâu nặng -> sức mạnh vượt mọi khó khăn.=>

Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ: Nghèo, thiếu thốn về vật chất nhưng luôn lạc quan, tình đồng chí luôn sưởi ấm họ.

3. Tác giả đã sử dụng phép liệt kê, các chi tiết, hình ảnh cụ thể, chân thật, cách xây dựng những câu thơ sóng đôi đối ứng nhau (anh-tôi) như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giầy ; tay nắm / bàn tay. Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu

“thương nhau... bàn tay” - tình đồng chí truyền ơi ấm cho đồng đội, dường như chỉ một cử chỉ

“tay nắm lấy bàn tay” mà người lính được tiếp thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ và cũng là biểu tượng đoàn kết sẽ chiến thắng mọi thứ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV giảng: Cuộc đời bộ đội trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến trường kì thật khó khăn và thiếu thốn. Từ trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá đến những cơn sốt rét rừng khủng khiếp, những câu thơ đối xứng chứ không đối lập được nhà thơ sử dụng một cách đầy dụng ý: Trong gian lao thiếu thốn càng làm nổi bật sự cao đẹp của anh bộ đội: nụ cười của người lính. Chính trong “ Tây Tiến”,Quang Dũng cũng viết về những khó

- Phép liệt kê, ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, mộc mạc, chân thực và giàu sức gợi cảm; câu thơ sóng đôi, đối xứng.

-> Người lính sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ.

(19)

khăn như vậy: “ Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai ùm”....

Những chi tiết về cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của họ được tác giả miêu tả rất thật, không tô vẽ, cường điệu.

Những chi tiết thật được chọn lọc nên vừa chân thực vừa gợi cảm. Nhờ có tình đồng chí, đồng đội họ vượt lên khó khăn, gian khổ của cuộc sống, vững vàng về ý chí, dũng cảm về tinh thần. chiến dịch mà họ tham gia đã kết thúc thắng lợi (1947) tiếp theo là một loạt những thắng lợi to lớn khác đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) chấn động địa cầu, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne- vơ. Những chiến thắng vẻ vang này có được phải chăng một phần lớn nhờ có sức mạnh của tình đồng chí!

? Em có liên hệ gì hình ảnh người lính trong thời bình ? -Hs : người lính trong thời bình tích cực rèn đức, luyện tài, vẫn tinh thần quân dân như cá với nước gần dân, giúp dân.Sống hết mình cho tuổi trẻ…,

? Sống trong thời bình, bản thân em phải có trách nhiệm gì với đất nước ?

Hs : Học tập,rèn luyện, nhập ngũ khi tổ quốc cần….

* Công việc 3: Vẻ đẹp của tình đồng chí (3 câu cuối) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

G : Giới thiệu bức tranh sgk ? Đọc 3 câu thơ cuối:

Yêu cầu 1:

1) Sự đồng cam cộng khổ được tác giả thể hiện ở hình ảnh thơ nào?

2) Dựa vào kiến thức Địa lí gải thích vì sao có hiện tượng sương muối?Từ đó em cảm nhận được gỡ về hoàn cảnh chiến đấu của những người lính?

3) Tại sao họ có thể vượt qua được những khó khăn, thử thách đó để chiến đấu và chiến thắng?

Yêu cầu 2:

Thảo luận nhóm bàn: 3 phút

? Phân tích vẻ đẹp hiện thực và lãng mạn của hình ảnh

“đầu súng trăng treo”? Phát hiện ra hình ảnh “đầu súng trăng treo” cho thấy vẻ đẹp về tâm hồn, tình cảm gì của người lính?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

3.3. Vẻ đẹp của tình đồng chí (3 câu cuối)

(20)

GV quan sát, hỗ trợ HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận Yêu cầu 1:

1) Giữa 1 thiên nhiên hoang vắng, khắc nghiệt với 1 nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà căng thẳng, khó khăn nhưng họ vẫn sát cánh bên nhau.

2)

3) Trong đêm lạnh nơi rừng già, những người lính bồng súng phục kích, đứng chờ giặc dưới chiến hào, cùng đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và gian khổ thiếu thốn.

Tình đồng chí sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang, mùa đông sương muối.

Yêu cầu 2:

- nghĩa đen  hiện thực cuộc sống k/c.

-nghĩa bóng:

+ súngchiến tranh, mạnh mẽ, cứng rắn, chiến sĩ + trăng  hòa bình, mềm mại, thi sĩ

 là hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi ra nhiều liên tưởng phong phú: súng và trăng là gần và xa, hiện thực và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ -> đan xen giữa hiện thực và lãng mạn làm hoàn thiện bức tranh đồng chí.

=> Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người - Ba hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng, vầng trăng

=> kết hợp hài hoà giữa chất hiện thực và lãng mạn. Chính là biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- H/a thơ ở 3 câu thơ cuối thật đẹp, vẻ đẹp vừa thực, vừa ảo; vẻ đẹp lung linh đầy chất thơ được gợi ra bởi sự liên tưởng phong phú, tuyệt vời từ hiện thực. Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình; chất chiễn sĩ và thi sĩ. Đó là những mặt bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính CM. Đó cũng là biểu tượng của thơ ca kháng chiến: nền thơ ca kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

- “Đầu súng trăng treo” vừa là một kết hợp độc đáo giữa hiện thực khốc liệt và thiên nhiên thi vị, thơ mộng, giữa cảm hứng hiện thực và cảm hứng lãng mạn bay bổng khiến hình ảnh người chiến sĩ cũng là một hình ảnh thi sĩ tràn

- Hình ảnh “đầu súng trăng treo”:

+ H/a thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng, liên tưởng phong phú.

-> Kết hợp hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn: chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

=> Bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu tượng về người lính.

(21)

đầy cảm hứng. Đồng thời, “đầu súng trăng treo” cũng là một liên tưởng - suy nghĩ lắng sâu, thấm thía: để có vầng trăng treo bình yên trên bầu trời kia, người lính đã cùng nhau thức trọn với đêm, đối diện với rừng, trải nghiệm cái tê buốt của sương muối và chủ động sẵn sàng “chờ giặc tới”. Vầng trăng vừa là bạn đồng hành của cây súng vừa là đối tượng bảo vệ của cây súng nơi biên cương, trên mỗi tấc đất vạt rừng của Tổ quốc. Cảm nhận được sự bình yên cà vẻ đẹp thi vị, thơ mộng này ta mới thấm thía cái giá phải trả cho hòa bình cũng hiểu rõ hơn động lực để người lính sẵn sàng “gian nhà không mặc kệ gió lung lay”! H/a

“đầu súng trăng treo” đã trở thành 1 biểu tượng chiến đấu, 1 biểu tượng thơ. Và đó cũng chính là nhan đề cho tập thơ stác trong thời kỳ k/c chống Pháp của tác giả.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1) Bài thơ giúp em cảm nhận được gì về hình ảnh những người lính CM trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ?

2) Khái quát những nét đặc sắc về NT của bài thơ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

GV quan sát, hỗ trợ HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận

1) Người xuất thân từ nông dân, sẵn sàng ra đi vì nghĩa lớn ( giống những người nghĩa sĩ trong “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”).

- CS đầy rẫy những gian lao, thiếu thốn.

- Tình đ/c, đồng đội sâu sắc, chân thành -> tạo sức mạnh chiến thắng hoàn cảnh; lạc quan.

- Vẻ đẹp hiện thực và lãng mạn của người chiến sĩ-thi sĩ.

2) Sử dụng biện pháp sóng đôi, thành ngữ, nhân hoá ẩn dụ.

- Các chi tiết chân thực, giản dị, hình ảnh gợi cảm cô đọng và giàu ý nghĩa biểu tượng.

- Bút pháp tả thức, kết hợp với lãng mạn 1 cách hài hoà tạo nên những h/ả thơ đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

* GV: Cảm hứng từ hiện thực chân thực của cs, chiến đấu của những người lính trong cuộc k/c chống Pháp, tg đã tạo nên 1 vẻ đẹp bình dị mà cao cả khác với h/a những người lính trong bài thơ “ Ngày về” mà Chính Hữu viết trước đó.

Họ mang dáng dấp của 1 tráng sĩ với những câu thơ đượm buồn, bi ai :

4.Tổng kết 4.1. Nội dung

- Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiên sĩ trong thời kì đầu k/c chống TD Pháp gian khổ

4.2. Nghệ thuật - Sử dụng biện pháp sóng đôi, thành ngữ, nhân hoá ẩn dụ.

- Ngôn ngữ giản dị, chân thực.

- Bút pháp tả thực, kết hợp với lãng mạn 1 cách hài hoà tạo nên những h/ả

(22)

“ Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm

Bụi trường trinh phai bạc áo hào hoa”

-> Gọi 1 HS đọc ghi nhớ / 131

thơ đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

4.3. Ghi nhớ : Sgk / 131

3, HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.

b. Nội dung: HS làm các bài tập liên quan đến văn bản.

c. Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhóm 1+2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua”

a) Chép tiếp 5 câu thơ tiếp theo. Cho biết đoạn thơ nằm trong bài thơ nào?

Của ai? Hoàn cảnh sáng tác.

b) Câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?

c) Đoạn thơ gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng viết về tình đồng chí, đồng đội của người lính trong chương trình Ngữ văn 9. Chép lại câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính cách mạng. Cho biết tên tác giả, tác phẩm.

d) Viết đoạn văn khoảng 12 dòng theo cách diễn dịch. Phân tích đoạn thơ trên để thấy được cơ sở bền chặt hình thành tình đồng chí (trong đó có sử dụng câu ghép).

Chép lại và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép.

Nhóm 3+4: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi hai người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí !

(Theo Chính Hữu, Đồng chí, trong Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005, trang 128) 1. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào ? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào ?

2. Câu. thứ sáu trong đoạn thơ trên có từ tri kỉ. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có câu thơ dùng từ tri kỉ. Đó là câu thơ nào ? Thuộc bài thơ nào ?

(23)

Về ý nghĩa và cách dùng từ tri kỉ trong hai câu thơ đó có điểm gì giống nhau, khác nhau ?

3. Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu thơ "Đồng chí!" lần lượt thuộc các kiểu câu gì? câu thơ này có gì đặc biệt? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs hoàn thành bài tập theo nhóm bàn Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Nhóm 1+2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 a, Tự trả lời

b) Câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, hoán dụ.

Cách nói hàm súc, giàu hình tượng, vừa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng.

Nghệ thuật hoán dụ “súng”, “đầu”: “súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu. “Đầu” biểu tượng cho lí tưởng.

Tả thực tư thế chiến đấu của người linh khi có giặc, tượng trưng chung hành động và lí tưởng của người lính.

Tác dụng: Chính Hữu sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, hoán dụ trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” cho ta thấy sự đoàn kết, gắn bó keo sơn của tình đồng đội, sự gắn kế trọn vẹn cả về lí trí, lẫn lí tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

c) Câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của người lính cách mạng:

“Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”

Thuộc tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật.

d)

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn có độ dài khoảng 12 dòng theo lối diễn dịch, qui nạp, hay tổng phân hợp, có một câu ghép

Yêu cầu về nội dung: Cần làm nổi bật nội dụng sau:

- Sự gắn bó của những con người từ những vùng quê nghèo khổ khác nhau: xa lạ- tri kỉ

- Họ cùng chung lí tưởng, mục đích chiến đấu

- Chú ý vào các từ ngữ hình ảnh giàu sức gợi: chung chăn, tri kỉ, súng bên súng, đầu sát bên đầu.

*** Đoạn văn tham khảo:

Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Đồng chí” – Chính Hữu sáng tác năm 1946 đã rất thành công trong việc thể hiện được cơ sở bền chặt hình thành tình đồng chí. Mở đầu là hai câu thơ:“Quê hương anh nước mặn đồng chua, Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Nghệ thuật đối xứng “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” giúp ta hình dung ra những người lính đều là con em của những người nông dân từ các miền quê nghèo khó, hội tụ về đây trong đội ngũ chiến đấu. “Anh với tôi đôi người xa lạ, Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Từ

(24)

“đôi” chỉ hai người, hai đối tượng chẳng thể tách rời nhau, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó keo sơn kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn. Từ phương trời tuy chẳng hẹn quen nhau nhưng họ là những người cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ, trong trái tim của họ nảy nở lên những ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí – tình cảm ấy không chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lí trí lẫn lí tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc. “Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Chính Hữu sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ qua từ “súng”, “đầu”, “bên” và nghệ thuật hoán dụ “súng, đầu” đã thể hiện điều đó.Từ “chung” ở đây bao hàm nhiều nghĩa: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng, …“Tri kỉ” cho thấy họ là những đôi bạn thân thiết, luôn sát cánh bên nhau không thể tách rời. Tóm lại, những người lính / tuy xuất thân từ những vùng quê nghèo khó nhưng

CN VN

họ / vẫn chung mục đích, chung một lí tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

CN VN

Nhóm 3+4: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Trong đoạn thơ có từ bị chép sai là hai, phải chép lại là đôi : Anh với tôi đôi người xa lạ.

Chép sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ : Hai là từ chỉ số lượng còn đôi là danh từ chỉ đơn vị. Từ hai chỉ sư riêng biệt, từ đôi chỉ sự không tách rời. Như vậy, phải chăng trong xa lạ dã có cơ sở của sự thân quen ? Điều đó tạo nền móng cho chuyển biến tình cảm của họ.

2. Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Du có từ tri kỉ : hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

Từ tri kỉ trong hai câu thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau.

Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể, nét nghĩa có khác : ở câu thơ của Chính Hữu, tri kỉ chỉ tình bạn giữa người với người. Còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, tri kỉ lại chỉ tình bạn giữa trăng với người.

3. Tác dụng:

– Về nghệ thuật: Tạo nhịp điệu, là bản lề khép mở ý thơ…

Về nội dung: Giúp thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà thơ: biểu hiện sự cô đặc, dồn thụ sức nặng tư tưởng, cảm xúc của tác giả…)

Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt đáp án.

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

b. Nội dung: Bài tập viết đoạn văn.

c. Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.

(25)

GV giao nhiệm vụ -> HS hoàn thành + báo cáo kết quả Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Bài tập: Câu thứ bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.

Gợi ý:

Về nội dung, cần chỉ ra được :

- Câu thơ chỉ có hai tiếng và dẩu chấm than, là nốt nhấn, là lời khẳng định.

- Gắn kết hai đoạn của bài thơ, tổng kết phần trên và mở ra hướng cảm xúc cho phần sau: cội nguồn của tình đồng chí và những biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí.

* Về hình thức: không quy định cụ thể, nên có thể tự lựa chọn cấu trúc đoạn cho phù hợp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS hoàn thành + báo cáo kết quả Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ "Đồng chí” của Chính Hữu ca ngợi tình cảm cao đẹp của những người lính anh bộ đội cụ Hồ trong đó tính hàm xúc của bài thơ được đặc biệt thể hiện ở dòng thơ thứ 7 trong bài thơ "Đồng chí”, dòng thơ chỉ có một từ kết hợp với dấu chấm than, đứng riêng thành một dòng thơ và có ý nghĩa biểu cảm lớn, nhấn mạnh tình cảm mới mẻ thiêng liêng – tình đồng chí. Đây là tình cảm kết tinh từ mọi cảm xúc, là cao độ của tình bạn, tình người, có nghĩa được bắt nguồn từ những tình cảm mang tính truyền thống, đồng thời là sự gắn kết của bài thơ, nó là bản lề khẳng định khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí của sáu câu thơ trước, còn với những câu thơ phía sau là sự mở rộng, sự triển khai biểu hiện cụ thể của tình đồng chí, với ý nghĩa đặc biệt như vậy nên dòng thơ thứ 7 đã được lấy làm nhan đề cho bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt.

(26)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài Tiết 45,46

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Thời gian thực hiện (2 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

- Hình ảnh những chiếc xe không kính biến dạng, trần trụi và độc đáo đã nói lên sự khốc liệt của cuộc chiến tranh.

- Hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng...của những con người làm nên con đường Trường sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.

- Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.Có tinh thần tự học, tự tìm hiểu những tác phẩm cùng chủ đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết lắng nghe và phản hồi tích cực; Tiếp nhận được văn bản, nghệ thuật; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.Biết hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

* Năng lực đặc thù

- Biết cách đọc hiểu một văn thơ

- Nhận biết và phân tích hình ảnh thơ. Phân tích được mối liên hệ giữa với tác phẩm tương tự.

(27)

- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

- Đọc, hiểu được bài thơ khác có cùng đề tài/chủ đề.

- Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân để giải quyết tình huống trong đọc hiểu. Từ đó, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Yêu thương con người, trân trọng những tình cảm của người lính.

- Biết sẻ chia với những khó khăn gian khổ trong cuộc sống.

- Có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.

4. Các nội dung tích hợp

- TH môi trường: Liên hệ sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường

- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung

- THANQP: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: Giải mật mã lịch sử c. Sản phẩm: tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

CÂU 1: Nghệ thuật luôn thể hiện một cách cao đẹp về con người và thời đại.

Xin bạn cho biết: Con người và thời đại được thể hiện trong đoạn clips vừa xem là ai?

Thời đại nào?

CÂU 2: Xin cảm ơn. Những con người đẹp nhất ấy đã từng làm tan chảy biết bao trái tim yêu nước bằng niềm yêu mến vô bờ. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng họ cùng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bên cạnh đó , mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập, ph¶i

This paper introduces the solution for choosing the appropriate model of GPS and GIS to set up an online bus tracking system of Ho Chi Minh city, in terms of not only