• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

Ngày soạn: 29/ 10 / 2016

Ngày giảng: Lớp 2A Thứ 3 ngày 1/ 11– tiết 6 Lớp 2B Thứ 3 ngày 1/ 11– tiết 5 Lớp 2C Thứ 6 ngày 4/ 11– tiết 4 Lớp 2D Thứ 2 ngày 31/ 11– tiết 6 Lớp 2Đ Thứ 6 ngày 4/ 11– tiết 2 Mĩ thuật

VẼ THEO MẪU : VẼ CÁI MŨ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : - Học sinh hiểu được hình dáng, vẻ đẹp, ích lợi của các loại mũ (nón).

2. Kĩ năng: - Biết cách vẽ cái mũ

3. Thái độ : - Tập vẽ được cái mũ theo mẫu

II. CHUẨN BỊ

Gv: - Tranh, ảnh các loại mũ.

- Một số bài vẽ cái mũ của học sinh năm trước.

- Chuẩn bị một vài cái mũ có hình dáng và màu sắc khác nhau.

- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ Hs :- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ

- Bút chì, tẩy, sáp màu hoặc bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ(5’)

- Kiểm tra bài cũ:

? Giờ trước các co xem bức tranh gì? Với nội dung nào?

+ GV nhận xét, bổ sung.

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

2.Bài mới

- Giới thiệu bài mới(1’)

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(4’) - GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS tìm hiểu về cái mũ:

+ Em hãy kể tên các loại mũ mà em biết.

+ Hình dáng các loại mũ có khác nhau

- HS trả lời - HS lắng nghe.

- HSđể đồ dùng lên bàn.

- HS lắng nghe.

+ HS quan sát tranh và trả lời:

(2)

không?

+ Mũ thường có màu gì?

* Giới thiệu tranh, ảnh hoặc hình vẽ giới thiệu các loại mũ và yêu cầu học sinh gọi tên của chúng. Ví dụ: Mũ trẻ sơ sinh, mũ lưỡi trai, mũ bộ đội, ...

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái mũ(4’)

* Giới thiệu chiếc mũ mẫu rồi minh họa lên bảng theo các bước sau.

+Tập vẽ khung hình.

+ Tập vẽ phác hình dáng chung của mẫu.

+ Tập vẽ các chi tiết cho giống cái mũ.

+ Sau khi vẽ xong hình, có thể trang trí cái mũ cho đẹp bằng màu sắc tự chọn.

- Mời 2 HS nêu lại cách vẽ.

- Cho HS xem bài mẫu

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành(12’)

- Giáo viên gợi ý HS vẽ hình vừa với phần giấy quy định.

- Vẽ các bộ phận của cái mũ và trang trí, vẽ màu theo ý thích.

- GV quan sát nhắc nhở HS làm bài + Hướng dẫn HS yếu cách vẽ hình + Bồi dưỡng HS giỏi cách vẽ màu, phối màu và trang trí thêm họa tiết cho đẹp.

- HS quan sát.

+ HS quan sát:

- 2 HS nêu lại.

- HS quan sát và nhận xét.

* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)

- HS làm bài.

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi vẽ.

Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá(4’) - Yêu cầu học sinh chọn một số bài vẽ đã hoàn thành và hướng dẫn HS nhận xét bài vẽ về:

+ Hình vẽ (đúng, đẹp).

+ Trang trí (có nét riêng)

- Yêu cầu học sinh tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích của mình, sau đó bổ sung, tổng kết bài học.

- Mời 2 HS nêu lại cách vẽ

- HS chọn một số bài vẽ đẹp.

- Hs tìm các bài vẽ theo ý thích.

- 2 HS nêu lại.

(3)

- GV nêu lại, nhận xét giờ học 3. Củng cố và dặn dò(5’)

? Qua bài học này con học được điều gì - GV củng cố kiến thức toàn bài.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ vật.

Dặn dò

- Sưu tầm tranh ảnh đồ vật

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS sưu tầm.

TUẦN 10

Ngày soạn: 5/ 10 / 2016

Ngày giảng: Lớp 2A Thứ 3 ngày 8/ 11– tiết 6 Lớp 2B Thứ 3 ngày 8/ 11– tiết 5 Lớp 2C Thứ 6 ngày 11/ 11– tiết 4 Lớp 2D Thứ 2 ngày 7/ 11– tiết 6 Lớp 2Đ Thứ 6 ngày11/ 11– tiết 2 Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ : ĐỒ VẬT QUEN THUỘC(tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS biết cách quan sát và hiểu được sự đa dạng phong phú về đặc điểm, hình dáng , màu sắc của các đồ vật quen thuộc , gần gũi với các em.

2. Kĩ năng: - HS biết cách vẽ , nặn, xé dán ... được các đồ vật theo quan sát và cảm nhận riêng

- Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.

- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.

3. Thái độ: - Biết gìn giữ đồ vật.

II. CHUẨN BỊ

GV: - Tranh ảnh các đồ vật quen thuộc, các sản phẩm mẫu.

HS: - Giấy A4, A3 bảng kê, bút chì mềm, sáp màu, bút dạ.

- Tranh ảnh các đồ vật quen thuộc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Giới thiệu chủ đề(1’) 3. Nội dung bài học:

Hoạt động 1: Quan sát và vẽ không

(4)

nhìn giấy(12’)

* GV yêu cầu HS quan sát đồ vật, đồ vật các em đã chuẩn bị.

? Em hãy nêu đặc điểm đồ vật của các bạn?

? Em hãy cho biết đường nét bắt đầu từ đâu và đi theo hướng nào?

? Các bộ phận được nối với nhau bằng nét cơ bản nào?

- GV nhận xét chung, kết luận.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận ra các đặc điểm riêng của mỗi đồ vật.

- GV yêu cầu HS vẽ không nhìn giấy trên khổ giấy A4( GV hướng dẫn HS cảm nhận vẻ đẹp, đường nét, đặc điểm của đồ vật bằng mắt và thể hiện các nét vẽ bằng tay trên giấy)

Hoạt động 2: Thảo luận về các đường nét biểu cảm(8’)

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm - Yêu cầu HS cùng xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động vẽ không nhìn giấy.

- GV đặt câu hỏi:

? Các em có thích bài tập này không?

? Em thấy bức tranh nào vẽ chi tiết nhất?

? Vẽ chi tiết có tác dụng như thế nào đối với đồ vật?

* GV nhận xét chung:

Hoạt động 3: Thể hiện tranh bằng màu sắc (7’)

- GV hướng dẫn HS hoàn thành bài bằng việc thể hiện màu sắc.

- GV quan sát nhắc nhở HS làm bài.

Hoạt động 4: Thảo luận về nội dung trưng bày kết quả học tập (8’)

- Gv yêu cầu HS trưng bày kết quả học tập của mình GV đặt câu hỏi:

? Con có thích bài vẽ của mình không?

? Bài vẽ nào có bố cục, hình vẽ , màu sắc

- HS quan sát đồ vật chuẩn bị.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS quan sát nhận ra đặc điểm riêng.

- Cá nhân HS thực hành

- HS trưng bày sản phẩm - HS cùng xem tranh - HS trả lời

- Có

- HS trả lời

- Làm cho đồ vật đẹp hơn.

- HS lắng nghe.

- HS hoàn thành màu

- HS trưng bày.

- HS trả lời.

(5)

đẹp?

? Con thích nhất bài vẽ nào. Vì sao?

? Theo con bài vẽ nào giống mẫu?

* GV nhận xét chung: Trong quá trình vẽ chú ý vẽ hình vừa khổ giấy, cần vẽ hình cân đối, vẽ chi tiết để hình giống mẫu.

- Vẽ màu có đậm có nhạt, kết hợp màu nền và đồ vật cho hài hòa nổi bật.

- GV khen ngợi HS, cả lớp khen ngợi HS có bài vẽ đẹp, giống mẫu, động viên HS cố gắng hơn trong bài học tiếp

Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đồ dung.

Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, đất nặn, tranh ảnh, giấy màu, keo, kéo, màu các loại.

- HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị.

TUẦN 11

Ngày soạn: 11/ 10 / 2016

Ngày giảng: Lớp 2A Thứ 3 ngày 15/ 11– tiết 6 Lớp 2B Thứ 3 ngày 15/ 11– tiết 5 Lớp 2C Thứ 6 ngày 18/ 11– tiết 4 Lớp 2D Thứ 2 ngày 14/ 11– tiết 6 Lớp 2Đ Thứ 6 ngày18/ 11– tiết 2

Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ: ĐỒ VẬT QUEN THUỘC (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS biết cách quan sát và hiểu được sự đa dạng phong phú về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các đồ vật quen thuộc, gần gũi với các em.

2. Kĩ năng: - HS biết cách vẽ, nặn, xé dán… được các đồ vật theo quan sát và cảm nhận riêng. Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm. HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.

3. Thái độ: - Biết gìn giữ đồ vật.

II. CHUẨN BỊ

(6)

GV: - Tranh ảnh các đồ vật quen thuộc, các sản phẩm mẫu.

HS: - Giấy A4, A3 bảng kê, bút chì mềm, sáp màu, bút dạ, đất nặn - Tranh ảnh các đồ vật quen thuộc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Nội dung bài học.

Hoạt động 1: Hướng dẫn cắt, xé dán đồ vật quen thuộc (6’)

* GV hướng dẫn HS tạo dáng các đồ vật từ giấy màu.

- GV hướng dẫn HS cách lựa chọn giấy màu, cách cắt họa tiết trang trí. Cách sắp xếp họa tiết, hình ảnh cho phù hợp

- Hướng dẫn HS cách trình bày bài trên giấy A4 cho bố cục cân đối, phù hợp.

Hoạt động 2: Thực hành(20’) -Gv cho HS xem 1 số bài mẫu

- Cho HS chỉ ra những nét đẹp của bài mẫu để hs nhận thấy cách trình bày cũng như trang trí đồ vật về:

+ Màu sắc + Hình dáng

+ Đặc điểm

- GV yêu cầu HS thực hành

- GV quan sát nhắc nhở HS làm bài Hoạt động 3: Trưng bày kết quả và nhận xét đánh giá (8’)

- GV yêu cầu HS trưng bày kết quả học tập

- GV đặt câu hỏi cho HS nhận xét bài bạn - GV yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau

? Bài xé dán nào đẹp? chưa đẹp? vì sao?

? Con thích bài xé dán nào

? Để có bài xé dán đẹp thì con đã làm những gì

? Nêu cảm nhận của con khi xem sản phẩm của các bạn

* GV nhận xét chung: Chỉ ra cho HS

- HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS quan sát - HS nêu

- HS thực hành

- HS trưng bày kết quả học tập của mình - HS quan sát và trả lời

- Các nhóm nhận xét

- Chú ý bố cục, cách trang trí họa tiết sao cho không rối mắt…

(7)

cách sắp xếp hình xé dán đẹp, cách cắt và trang trí họa tiết cho phù hợp.

- Khen ngợi HS có sản phẩm đẹp động viên HS tiêp tục hoàn thành sản phẩm Dặn dò

Hoàn thành bài tập, chuẩn bị đồ dung cho tiết sau.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bài sau.

TUẦN 12

Ngày soạn: 11/ 10 / 2016

Ngày giảng: Lớp 2A Thứ 3 ngày 22/ 11– tiết 6 Lớp 2B Thứ 3 ngày 22/ 11– tiết 5 Lớp 2C Thứ 6 ngày 25/ 11– tiết 4 Lớp 2D Thứ 2 ngày 21/ 11– tiết 6 Lớp 2Đ Thứ 6 ngày25/ 11– tiết 2

(8)

Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ: ĐỒ VẬT QUEN THUỘC (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS biết cách quan sát và hiểu được sự đa dạng phong phú về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các đồ vật quen thuộc, gần gũi với các em.

2. Kĩ năng: - HS biết cách vẽ, nặn, xé dán… được các đồ vật theo quan sát và cảm nhận riêng. Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm. HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.

3. Thái độ: - Biết gìn giữ đồ vật.

II. CHUẨN BỊ

GV: - Tranh ảnh các đồ vật quen thuộc, các sản phẩm mẫu.

HS: - Giấy A4, A3 bảng kê, bút chì mềm, sáp màu, bút dạ, đất nặn - Tranh ảnh các đồ vật quen thuộc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Nội dung bài học.

Hoạt động 1: Hướng dẫn cách tạo dáng đồ vật (14’)

- GV hướng dẫn HS sử dụng đất nặn tạo dáng các đồ vật như cái bát, cốc, lọ hoa.

- Hướng dẫn HS cách tạo ra các họa tiết trang trí trên sản phẩm bằng các vật liệu như giấy màu, lá cây..

- GV cho HS xem 1 số sản phẩm nặn, giấy, lá cây….

Hoạt động 2: Thực hành (20’) - Yêu cầu HS thực hành theo nhóm - GV quan sát và nhắc nhở HS thực hành

- GV quan sát nhắc nhở HS thực hành.

- HS quan sát

- HS quan sát và nhận xét.

- HS thực hành theo nhóm

(9)

- Giúp HS phát huy ý tưởng của mình trong quá trình tạo dáng sản phẩm.

- Theo dõi giúp đỡ những nhóm HS còn lúng túng.

- Cuối giờ GV nhận xét chung tiết học, nhắc nhở HS tiếp tục hoàn thành bài trong tiết học sau.

Dặn dò

Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng.

- HS lắng nghe

(10)

TUẦN 13

Ngày soạn: 25/ 10 / 2016

Ngày giảng: Lớp 2A Thứ 3 ngày 29/ 11– tiết 6 Lớp 2B Thứ 3 ngày 29/ 11– tiết 5 Lớp 2C Thứ 6 ngày 2/ 12– tiết 4 Lớp 2D Thứ 2 ngày 28/ 11– tiết 6 Lớp 2Đ Thứ 6 ngày2/ 12– tiết 2

Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ: ĐỒ VẬT QUEN THUỘC (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS biết cách quan sát và hiểu được sự đa dạng phong phú về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các đồ vật quen thuộc, gần gũi với các em.

2. Kĩ năng: - HS biết cách vẽ, nặn, xé dán… được các đồ vật theo quan sát và cảm nhận riêng. Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm. HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.

3. Thái độ: - Biết gìn giữ đồ vật.

II. CHUẨN BỊ

GV: - Tranh ảnh các đồ vật quen thuộc, các sản phẩm mẫu.

HS: - Giấy A4, A3 bảng kê, bút chì mềm, sáp màu, bút dạ, đất nặn - Tranh ảnh các đồ vật quen thuộc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Nội dung bài học.

Hoạt động 3: Tiếp tục thực hành tạo dáng đồ vật quen thuộc theo chủ đề ( 15’)

- GV quan sát nhắc nhở HS thực hành

- Hướng dẫn HS cách trình bày sản phẩm nặn theo chủ đề ( ví dụ: thế giới lọ hoa, túi xách, dụng cụ gia đình, siêu thị bát…)

Hoạt động 4: Trưng bày kết quả học tập, nhận xét đánh giá( 15’)

- HS tiếp tục thực hành

- Các nhóm trưng bày sản phẩm

(11)

- GV yêu cầu nhóm HS trưng bày sản phẩm - GV đặt câu hỏi cho HS nhận xét bài của các nhóm

? Nhận xét sản phẩm của các nhóm

? Theo em thích sản phẩm của nhóm nào nhất, vì sao?

? Hình dáng của các sản phẩm như thế nào

? Em thấy các nhóm kết hợp màu sắc như thế nào

? Các họa tiết trong sản phẩm như thế nào - GV nhận xét sản phẩm của các nhóm

- GV yêu cầu trưng bày tất cả các sản phẩm các nhóm đã làm được theo chủ đề. Để các em nhìn lại những sản phẩm nhóm mình tạo ra

- Tuyên dương , động viên khích lệ

Kết thúc chủ đề. GV nhận xét chung, giáo dục học sinh.

của nhóm mình

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- Sinh động

- Màu sắc hài hòa - Khéo léo, tinh tế - HS lắng nghe

- HS trưng bày tất cả các sản phẩm nhóm mình tạo ra.

(12)

TUẦN 14

Ngày soạn: 2/ 12 / 2016

Ngày giảng: Lớp 2A Thứ 3 ngày 6/ 12– tiết 6 Lớp 2B Thứ 3 ngày 6/ 12– tiết 5 Lớp 2C Thứ 6 ngày 9/ 12– tiết 4 Lớp 2D Thứ 2 ngày 5/ 12– tiết 6 Lớp 2Đ Thứ 6 ngày 9/ 12– tiết 2

Mĩ thuật VẼ CHÂN DUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Học sinh tập quan sát, nhận xét đặc điểm khuôn mặt người.

2. Kĩ năng: - Làm quen với cách vẽ chân dung

3. Thái độ: - Tập vẽ được một bức chân dung theo ý thích.

II. CHUẨN BỊ

GV: - Một số tranh, ảnh chân dung khác nhau - Một số bài vẽ chân dung học sinh.

HS : - Giấy vẽ, hoặc vở tập vẽ - Bút chì, màu vẽ các loại.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

(13)

Hoạt động của GV 1. Bài cũ(5’)

Kiểm tra đồ dùng

- Bút chì, mầu, tẩy, vở tập vẽ.

Kiểm tra bài cũ

- Em hãy nêu cách vẽ cái mũ?

2. Bài mới:

Giới thiệu bài(1’) Giới thiệu tranh ảnh chân dung

Hoạt động 1:Tìm hiểu về tranh chân dung(4’)

Tranh chân dung có thể chỉ vẽ khuôn mặt, 1 phần thân (bán thân)….

+ Khuôn mặt người có đặc điểm gì?

* GV cho HS quan sát 1 số tranh chân dung và gợi ý để HS thấy được:

+ Tranh chân dung vẽ khuôn mặt người là chủ yếu.

+ Tranh chân dung nhằm diễn tả đặc điểm của người được vẽ: Mắt, mũi, miệng, ...

- GV gợi ý để HS tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt người.

+ Hình khuôn mặt người?

+ Những phần chính trên khuôn mặt?

+ Mắt, mũi, miệng, .... của mọi người có giống nhau không? (GV cho HS quan sát bạn để nhận ra: có người mắt to, mắt nhỏ, miệng rộng, miệng hẹp ...).

-Vẽ tranh chân dung, ngoài khuôn mặt,còn có thể vẽ gì?

- Em hãy tả khuôn mặt của ông, bà,cha, mẹ và bạn bè.

*Gợi tả thêm về sự phong phú của khuôn mặt người .

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ chân dung(4’)

*Cho HS xem một vài chân dung có

Hoạt động của HS

- HS trả lời

+ HS quan sát tranh

+ HS quan sát và trả lời:

+ Nửa người. Quần áo, tóc….

- HS quan sát

(14)

nhiều cách bố cục và đặc điểm khuôn mặt khác nhau để HS nhận xét:

+ Bức tranh nào đẹp? Vì sao?

+ Em thích bức tranh nào?

* Minh họa cách vẽ chân dung lên bảng:

+ Vẽ khuôn mặt + Vẽ cổ, thân.

+ Vẽ chi tiết mắt, mũi, trang phục….

( Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với phần giấy đã chuẩn bị).

- HS nêu cách vẽ

- GV nhận xét, nêu lại cách vẽ - Cho HS xem một số bài mẫu

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (12’)

- Yêu cầu HS vẽ chân dung người mà em yêu thích:

- Nhắc nhở HS làm bài.

Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá(4’)

*GV chọn và hướng dẫn HS nhận xét một

số bài vẽ đẹp, chưa đẹp:

+ Màu sắc.

+ Hình vẽ, bố cục (chú ý đến đặc điểm của

các bộ phận trên khuôn mặt).

*GV khen ngợi HS có bài vẽ đẹp, gợi ý những HS chưa hoàn thành bài để về nhà vẽ tiếp.

- Mời HS nêu lại cách vẽ - GV nêu lại, nhận xét giờ học 3, Củng cố và dặn dò(5’) - GV củng cố kiến thức toàn bài.

- Giáo dục HS yêu quý ông bà cha mẹ, thầy cô, bạn bè.

Dặn dò

- Vẽ chân dung người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh chị em ...)

- HS quan sát

- HS lắng nghe

- HS làm bài.

- HS nhận xét bài bạn.

- HS lắng nghe.

- HS nêu cách vẽ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

(15)

TUẦN 15

Ngày soạn: 9/ 12 / 2016

(16)

Ngày giảng: Lớp 2A Thứ 3 ngày 13/ 12– tiết 6 Lớp 2B Thứ 3 ngày 13/ 12– tiết 5 Lớp 2C Thứ 6 ngày 16/ 12– tiết 4 Lớp 2D Thứ 2 ngày 12/ 12– tiết 6 Lớp 2Đ Thứ 6 ngày 16/ 12– tiết 2

Mĩ thuật

VẼ TRANG TRÍ :VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Học sinh biết cách trang trí đường diềm đơn giản.

2. Kĩ năng: - Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm 3. Thái độ: - Thấy được vẻ đẹp của đường diềm.

II. CHUẨN BỊ:

GV: - Một vài đồ vật có trang trí đường diềm như: Cái đĩa, cái quạt, giấy khen, cái khay

- Hình minh hoạ hướng dẫn cách trang trí đường diềm.

- Bài vẽ đường diềm của HS năm trước.

- Phấn màu.

HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2 - Thước, bút chì, màu vẽ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Bài cũ(5’) Kiểm tra đồ dùng

- Bút chì, mầu, tẩy, vở tập vẽ.

Kiểm tra bài cũ

- Em hãy nêu cách vẽ chân dung đơn giản?

2. Bài mới

- Giới thiệu bài(1’) - GV đưa tranh ứng dụng CNTT giới thiệu 1 số đồ vật có trang trí đường diềm để HS nhận biết được cách trang trí đường diềm.

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(4’)

- Giáo viên đưa tranh ứng dụng cho HS xem một số đường diềm trang trí ở đồ vật như:

Áo, váy, thổ cẩm hoặc đĩa, bát, lọ, khăn và gợi ý để HS nhận biết thêm về đường diềm:

- HS nêu

+ HS quan sát tranh ứng dụng và trả lời:

+ HS quan sát và trả lời câu hỏi

(17)

+ Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp.

+ Các họa tiết giống nhau thường vẽ bằng nhau và vẽ 1 màu

Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết vào đường diềm và vẽ màu(4’)

GV mời HS nêu cách trang trí.

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập rồi đưa tranh ứng dụng CNTT minh họa hướng dẫn cách vẽ:

+ Vẽ theo hoạ tiết mẫu cho đúng;

+ Vẽ màu đều và cùng màu ở các hoạ tiết giống nhau hoặc vẽ màu khác nhau xen kẽ giữa

-Yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 ở Vở tập vẽ 2.

- Hướng dẫn HS vẽ màu:

+ Vẽ màu đều, không ra ngoài hoạ tiết (không vẽ nhiều màu)

+ Nên vẽ thêm màu nền,màu nền khác với màu họa tiết

GV đưa tranh ứng dụng CNTT cho HS xem một số mẫu bài tập

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành(12’) - Hướng dẫn học sinh thực hành.

+ Bài tập: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm

- GV quan sát hướng dẫn HS thực hành, giúp đỡ HS.

Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá(4’) Hướng dẫn HS nhận xét về: Vẽ hoạ tiết (đều

hay chưa đều), cách vẽ màu họa tiết, màu nền

- HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích.

- Mời HS nêu lại cách vẽ - GV nêu lại, nhận xét giờ học 3. Củng cố và dặn dò(5’)

- GV củng cố kiến thức toàn bài: Nêu cách

- HS nêu

- HS quan sát tranh ứng dụng CNTT

.- HS quan sát

- HS quan sát tranh - HS thực hành.

- HS quan sát.

- HS tìm bài vẽ đẹp.

- HS nêu cách vẽ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(18)

vẽ họa tiết và vẽ màu vào đường diềm.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ đồ vật.

Dặn dò

- Tiếp tục làm bài ở nhà (nếu chưa hoàn thành)

- Quan sát các loại cờ.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

TUẦN 16

Ngày soạn: 16/ 12 / 2016

Ngày giảng: Lớp 2A Thứ 3 ngày 20/ 12– tiết 6 Lớp 2B Thứ 3 ngày 20/ 12– tiết 5 Lớp 2C Thứ 6 ngày 23/ 12– tiết 4 Lớp 2D Thứ 2 ngày 19/ 12– tiết 6 Lớp 2Đ Thứ 6 ngày 23/ 12– tiết 2

Mĩ thuật

VẼ LÁ CỜ TỔ QUỐC HOẶC CỜ LỄ HỘI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của cờ tổ quốc và cờ lễ hội.

2. Kĩ năng: - Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các loại cờ.

3. Thái độ: - Tập vẽ được một lá cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội.

II. CHUẨN BỊ

GV: - Ảnh một số loại cờ hoặc cờ thật như: cờ Tổ quốc, cờ lễ hội … - Tranh, ảnh ngày lễ hội có nhiều cờ.

HS : - Sưu tầm tranh, ảnh các loại cờ trong sách, báo – Sáp màu, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Bài cũ(5’)

Kiểm tra đồ dùng

- Bút chì, mầu, tẩy, vở tập vẽ.

Kiểm tra bài cũ

- Em hãy nêu cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình?

2.Bài mới.

Giới thiệu bài mới(1’)

*GV giới thiệu 1số tranh, ảnh lá cờ Tổ quốc, lễ hội để HS nhận biết về đặc điểm

+ HS nêu

+ HS quan sát và trả lời

(19)

hình dáng các loại lá cờ.

b.Bài giảng

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(4’) - Giới thiệu các loại cờ đã chuẩn bị để HS nhận xét về hình dáng, màu sắc?

+ Cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.

+ Cờ lễ hội có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau

- GV cho HS xem xét một số hình ảnh về các ngày lễ hội để HS thấy được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày lễ hội đó.

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ lá cờ(4’)

* Hướng dẫn cho các em cách vẽ:

- Cờ Tổ quốc:

+ GV vẽ phác hình dáng lá cờ lên bảng để Hs nhận ra tỉ lệ nào là vừa.

+ Vẽ màu:

* Nền màu đỏ tươi. Ngôi sao màu vàng.

- Cờ lễ hội:

Cờ lễ hội có 2 cách vẽ:

+Vẽ hình bao quát,vẽ tua trước,vẽ hình vuông trong lá cờ sau.

+ Vẽ hình bao quát trước, vẽ hình vuông, vẽ tua sau.

+ Vẽ hình lá cờ vừa với phần giấy.

+ Vẽ ngôi sao ở giữa nền cờ cố gắng vẽ 5 cánh đều nhau

+ Vẽ hình dáng bề ngoài trước, chi tiết sau.

+ Vẽ màu theo ý thích

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành(12’) Cho HS xem bài của bạn năm trước

- GV gợi ý để Hs:

+ Phác hình gần với tỉ lệ lá cờ định vẽ (có thể vẽ cờ đang bay).

+ Vẽ màu đều, tươi sáng.

* Quan sát từng bàn để giúp đỡ HS hoàn thành bài tại lớp.

Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá(4’) - Thu một số bài đã hoàn thành và gợi ý HS

+ HS trả lời

+ Hs quan sát + Hs quan sát

+ Bài tập: Vẽ một lá cờ và vẽ màu.

+ Vẽ lá cờ vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.

+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.

(20)

nhận xét một số bài vẽ và tự xếp loại.

- Yêu cầu học sinh chọn ra một số bài vẽ đẹp

- Nhận xét giờ học và động viên HS.

- Mời HS nêu lại cách vẽ - GV nêu lại, nhận xét giờ học 3. Củng cố và dặn dò(5’)

- GV củng cố kiến thức toàn bài: Nêu cách tập vẽ lá cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội.

- Giáo dục HS ý tức bảo vệ đồ vật, yêu quê hương đất nước.

Dặn dò

- Quan sát vườn hoa, công viên.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 3 HS nêu lại cách vẽ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện

TUẦN 17

Ngày soạn: 23/ 12 / 2016

Ngày giảng: Lớp 2A Thứ 3 ngày 27/ 12– tiết 6 Lớp 2B Thứ 3 ngày 27/ 12– tiết 5 Lớp 2C Thứ 6 ngày 30/ 12– tiết 4 Lớp 2D Thứ 2 ngày 26/ 12– tiết 6 Lớp 2Đ Thứ 6 ngày 30/ 12– tiết 2

Mĩ thuật

VẼ TRANH ĐỀ TÀI VƯỜN HOA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Học sinh thấy được vẻ đẹp và ích lợi của vườn hoa.

2. Kĩ năng: - Tập vẽ được một bức tranh đề tài Vườn hoa theo ý thích.

3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

GV: - Sưu tầm ảnh phong cảnh về vườn hoa.

- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ hoặc thiếu nhi - Hình hướng dẫn minh hoạ cách vẽ tranh

HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ , Bút chì, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

(21)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ(5’)

a. Kiểm tra đồ dùng

- Bút chì, mầu, tẩy, vở tập vẽ.

b. Kiểm tra bài cũ

- Em hãy nêu cách vẽ lá cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội?

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài(1’) b.Bài giảng

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4’) - GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhận biết:

+ Vẽ vườn hoa là vẽ tranh phong cảnh, với nhiều loại cây, hoa, …. có màu sắc rực rỡ.

trường, ở nhà cũng có vườn hoa, cây cảnh với nhiều loại hoa đẹp.

+ Vườn hoa ở Công viên Lê - nin, Thủ Lệ, Tây Hồ ở Hà Nội, công viên Đầm Sen, Suối Tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh, ....

- GV gợi ý cho HS kể tên 1vài vườn hoa, công viên mà các em biết.

- Giáo viên gợi ý HS tìm hiểu các hình ảnh khác nhau ở vườn hoa: Chuồng nuôi chim, thú quý hiếm, đu quay, cầu trượt, tượng, nước … Hoạt động 2: Cách tập vẽ tranh vườn hoa (4’)

- Giáo viên gợi ý để HS nhớ lại một góc vườn hoa ở nơi công cộng hay ở nhà mình để vẽ tranh.

- Gọi HS nêu cách vẽ

-Tranh vườn hoa, có thể vẽ người,chim thú hoặc cảnh vật khác cho bức tranh sinh động.

- Tìm các hình ảnh chính, hình ảnh phụ để vẽ.

- Vẽ màu tươi sáng và vẽ kín mặt tranh.

- GV nêu các bước vẽ.

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành(12’) Gv cho Hs xem một số bài của Hs năm trước

+ HS trả lời bài cũ

- HS quan sát tranh và trả lời:

+ HS nhớ lại

+ HS nêu cách vẽ tranh

+ HS làm bài

+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.

(22)

+ Bài tập: Tập Vẽ tranh đề tài vườn hoa + Yêu cầu:

- Vẽ hình với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.

- Vẽ hình ảnh chính trước và tìm các hình ảnh phụ cho phù hợp nội dung.

- Vẽ màu theo ý thích.

- GV quan sát nhắc nhở HS làm bài tập.

Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá(4’)

- Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét một số tranh

(vẽ đúng đề tài, có bố cục và màu sắc đẹp) - GV yêu cầu HS tự tìm ra bài vẽ đẹp.

- Mời HS nêu lại cách vẽ - GV nêu lại, nhận xét giờ học 3. Củng cố và dặn dò(5’)

GV củng cố kiến thức toàn bài: Nêu cách tập vẽ tranh đề tài vườn hoa.

Dặn dò

- Về nhà nên vẽ thêm tranh theo ý thích, vẽ vào khổ giấy tơ hơn.

- Sưu tầm tranh của thiếu nhi.

- HS quan sát, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ