• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15

NS: 2/12/2017

NG: Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2017 Toán

Tiết 71: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức: Biết chia một số thập phân cho một số thập phân. Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng giải toán, tính toán thành thạo.

3. Thái độ: Giáo dục hs tính cẩn thận.

II. CÁC HĐ DH:

HĐ của Thầy HĐ của Trò

A -Kiểm tra bài cũ (5’):

- Đặt tính rồi tính :

19,72 : 5,8 17,4 : 1,45

- Nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.

B -Bài mới:

1- GTB (1’):

- GV nêu MĐYC của tiết học.

2- Luyện tập (30’):

*Bài tập 1(VBT-87):

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2:(VBT-87):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3:(VBT-87):

- Mời 1 HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tìm cách giải.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 4:(VBT-87) Giảm tải C - Củng cố, dặn dò (4’):

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số.

- HS lên bảng làm bài.

- Hs lắng nghe Bài tập 1:

3,5; 1,26; 8,9

Bài tập 2:

a) X x 1,4 = 2,8 x 1,5 X x 1,4 = 4,2 X = 4,2 : 1,4 X = 3 (Phần b làm tương tự ) Bài tập 3:

Bài giải

Chiều dài mảnh đất là:

161,5 : 9,5 = 17 (m) Chu vi mảnh đất là:

(17 + 9,5 ) x 2 = 53 (m) Đáp số: 53 m.

- Hs lắng nghe

(2)

Tập đọc:

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I- Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

- Hiểu nội dung Người Tây nguyên yêu quý cô giáo, mong muốn con em mình được học hành (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: GDHS yêu quý cô giáo.

* GD HS về công lao của Bác đối với đất nước và tình cảm của nhân dân đối với Bác.

* Các em có quyền được đi học, được biết chữ, có bổn phận yêu quý kiến thức, tôn trọng thầy cô.

II. ĐỒ DÙNG DH: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của Thầy HĐ của Trò

A. Kiểm tra: (5’)

- Đọc bài: Hạt gạo làng ta + trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài:(1')

- Dùng tranh minh hoạ giới thiệu 2- Luyện đọc, tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:(10')

- 1 HS đọc cả bài- lớp đọc thầm.

- Hs chia đoạn (4đoạn)

- 4Hs đọc nối tiếp nhau đọc đoạn lần 1 GV ghi từ khó đọc, hs đọc

- 4Hs đọc nối tiếp nhau đọc đoạn lần 2 - Gv nhận xét hs đọc bài

- HS đọc từ chú giải, GV đưa ra câu văn dài.

- Hs đọc nhóm, cá nhân - - Hs thi đọc, Gv nhận xét

- Gv nêu giọng đọc của từng nhân vật - 1Hs đọc toàn bài- Gv đọc mẫu.

b)Tìm hiểu bài (12’):

- Cho HS đọc từ đầu đến chém nhát dao:

+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?

+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?

+) Rút ra ý 1:

-2Hs đọc bài ,trả lời câu hỏi

- Đoạn 1: Từ đầu đến khách quý.

- Đoạn 2: Tiếp cho đến nhát dao - Đoạn 3: Già Rok đến xem cái chữ - Đoạn 4: Đoạn còn lại.

Buôn, nghi thức,gùi .

Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình .Quỳ hai gối lên sàn,cô viết hai chữ thật to, thật đậm :"Bác Hồ".Y hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

- Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.

- Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội….

* Người dân Chư Lênh đón tiếp cô

(3)

- Cho HS đọc đoạn còn lại:

+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu “cái chữ”?

+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì?

+) Rút ra ý 2:

- Nội dung chính của bài là gì?

- GV chốt ý đúng, ghi bảng.

- Cho 1-2 HS đọc lại.

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm (8’):

- Mời HS nối tiếp đọc bài.

- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.

- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trong nhóm

- Thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, đánh giá.

C. Củng cố, dặn dò (5’):

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau

Liên hệ: * GD HS về công lao của Bác đối với đất nước và tình cảm của nhân dân đối với Bác Các em có quyền được đi học, được biết chữ, có bổn phận yêu quý kiến thức, tôn trọng thầy cô.

giáo rất trang trọng và thân tình.

- Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im …

- Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết,…

* Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ.

*Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo và nguyện vọng mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi mù chữ, đói nghèo, lạc hậu.

- HS đọc.

- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.

- HS luyện đọc diễn cảm.

- 3 HS thi đọc.

- Hs nêu lại nội dung - Hs lắng nghe

--- Chính tả (Nghe - viết):

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nghe và viết đúng chính tả một đoạn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu tr/ch 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng viết đúng viết đẹp.

3. Thái độ: GD HS tính cẩn thận, ngồi viết đúng tư thế có ý thức rèn chữ, giữ vở.

* GDHS có quyền được phát biểu ý kiến, nói đúng sự thật. Có bổn phận yêu lẽ phải, công lí .

II. ĐỒ DÙNG DH:

- Bảng phụ, bút dạ cho HS các nhóm làm BT 2a .

- Hai, ba khổ giấy khổ to viết những câu văn có tiếng cần điền trong BT 3a để HS thi làm bài trên bảng lớp .

III. CÁC HĐ DH:

(4)

HĐ của Thầy HĐ của Trò A. Kiểm tra bài cũ (5’). Cho HS viết các từ:

tranh giành, tranh chấp, trưng bày, chưng cất, trúng tuyển, công chúng,...

B. Bài mới:

1.GTB (1’): GV nêu MĐYC của tiết học.

2-Hướng dẫn HS nghe - viết (14’):

- Gọi HS đọc bài viết.

+ Những chi tiết nào trong đoạn cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ ? - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: Y Hoa, gùi, hò reo,…

- Em hãy nêu cách trình bày bài? GV lưu ý

HS cách viết câu câu cảm...

- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.

- GV đọc lại toàn bài.

- GV thu một số bài để chấm.

- Nhxét chung.

3- HD HS làm bài tập chính tả (16’).

* Bài tập 2 :(VBT-102) - Mời một HS nêu yêu cầu.

- GV cho HS làm bài: HS trao đổi nhanh trong nhóm 7:

+ Nhóm 1, nhóm 2: Làm phần a.

+ Nhóm 3, nhóm 4: Làm phần b.

- Mời 4 nhóm lên thi tiếp sức.

- Cả lớp và GV nh.xét, KL nhóm thắng cuộc

* Bài tập 3 :(VBT-102) - Mời 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS làm vào vở bài tập theo nhóm 4.

- Mời một số HS lên thi tiếp sức.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Kết luận nhóm thắng cuộc.

C. Củng cố dặn dò (4’):

- GV nhận xét giờ học.

Liên hệ: HS có quyền được phát biểu ý kiến, nói đúng sự thật. Có bổn phận yêu lẽ phải, công lí

- Nhắc HS về nhà luyện viết những lỗi mình hay viết sai và chuẩn bị cho bài sau.

- HS lên bảng viết.

- HS đọc bài.

+ Mọi người im phăng phắc xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.

- HS viết bảng con.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

Bài tập 2 :

a) Tra ( tra lúa ) – cha (mẹ) ; trà (uống trà) – chà (chà xát).

b) Bỏ (bỏ đi) – bõ (bõ công) ; bẻ (bẻ cành) – bẽ (bẽ mặt).

Bài tập 3 :

Các tiếng cần điền lần lượt là:

a) cho truyện, chẳng, chê, trả, trở.

b) tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ.

- Hs lắng nghe

---

(5)

NS: 3/12/2017 NG: Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2017

Toán

T72: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Thực hiện các phép tính với số thập phân cho một số thập phân. So sánh các số

thập phân

- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với số thập phân.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng tính toán, giải toán thành thạo.

3. Thái độ: GD HS tính cẩn thận, biếp áp dụng vào thực tế cuộc sống.

II. CÁC HĐ DH

HĐ của Thầy HĐ của Trò

A -Kiểm tra bài cũ (5’):

- Đặt tính rồi tính :

62,92 : 5,2 86,4 : 1,6 B -Bài mới:

1-Giới thiệu bài (1’): GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2-Luyện tập (30’):

*Bài tập 1: (VBT)

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2:(VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện so sánh 2 số thập phân.

- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3 :Giảm tải

*Bài tập 4: (VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Gọi HS nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

C -Củng cố, dặn dò (4’):

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về học kĩ lại các quy tắc chia có

liên quan đến số thập phân, làm bài và chuẩn bị cho bài sau.

- HS lên bảng làm bài.

Bài tập 1:

a) 305,14 b) 45,908 c) 234,307 d) 507,009 Bài tập 2:

54,01 < 54

10

1 4

25

1 < 4,25 3,41 > 3

4

1 9

5

4 = 9,8

Bài tập 4:

a) 9,5 x X = 47,4 x 24,8 9,5 x X = 72,2

X = 72,2 : 9,5 X = 7,6

Lắng nghe ---

(6)

Luyện từ và câu:

MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS Hiểu nghĩa từ Hạnh phúc.(BT1,) ; tìm được từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2) ; xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4)

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng sử dụng từ đặt câu.

3. Thái độ: GDHS biết sống hoà thuận, êm ấm để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc

* GD quyền được hưởng cuộc sống HP.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Từ điển học sinh hoặc một vài trang phô tô phục vụ bài học.Bảng nhóm, bút dạ.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của Thầy HĐ của Trò

A-Kiểm tra bài cũ (5’):

- HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa, BT3 của tiết LTVC trước.

B- Bài mới:

1-Giới thiệu bài (1’): GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2- Hướng dẫn HS làm bài tập (30’).

*Bài tập 1 :(VBT-104)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu. GV lưu ý HS: Trong 3 ý đã cho, có thể có ít nhất 2 ý thích hợp ; các em phải chọn 1 ý thích hợp nhất.

- Cho HS làm việc cá nhân.

- Mời một số học sinh trình bày.

- Cả lớp và GV nhận xét.

*Bài tập 2:(VBT-104) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- GV cho HS tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc đặt câu với các từ ngữ các em vừa tìm được.

- GV cho HS thi làm việc theo nhóm 7, ghi kết quả vào bảng nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng.

*Bài tập 3 :(VBT-104) (Giảm tải)

*Bài tập 4 :(VBT-104) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập.

- Cho HS trao đổi theo nhóm 4, sau đó tham gia tranh luận trước lớp.

- GV nhận xét tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS, song hướng cả lớp cùng đi đến kết luận: Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà

- HS đọc bài.

Bài tập 1:

b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

*Bài tập 2:(VBT-104)

- Đồng nghĩa: toại nguyện, sung sướng,…

- Trái nghĩa: bất hạnh, đau khổ, cơ cực, khốn khổ,…

Bài tập 4:

Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc là:

c) Mọi người sống hoà thuận.

(7)

thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hoà thuận thì gia đình không thể có HP.

C- Củng cố, dặn dò (4’):

- GV nhận xét giờ học.

Liên hệ: Các em có quyền được hưởng cuộc sống hạnh phúc

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau.

- Hs lắng nghe ---

Kể chuyện:

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của sgk

- Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn

- Kể được một câu chuyện ngoài SGK 2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng kể chuyện.

3. Thái độ: GD HS tính bạo dạn tự tin.

* GDQTE: Giáo dục HS được sống trong hạnh phúc

* GD tinh thần quan tâm đến nhân dân của Bác

* Các em có quyền tham gia công sức, góp phần xây dựng quê hương. Phải biết yêu quê hương

II. ĐỒ DÙNG DH

- Một số truyện có nội dung viết về nhữg người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của Thầy HĐ của Trò

A - Kiểm tra bài cũ (5’):

- HS kể lại 1-2 đoạn truyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện.

B - Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1’): GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2-Hướng dẫn HS kể chuyện (30’):

a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:

- Mời một HS đọc yêu cầu của đề.

- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )

- Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2,3,4 trong SGK.

- Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.

- Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý

sơ lược của câu chuyện.

- HS nối tiếp nhau kể chuyện.

- HS đọc đề.

Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân

- HS đọc.

- HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.

(8)

b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện.

- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .

- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.

- Cho HS thi kể chuyện trước lớp:

+ Đại diện các nhóm lên thi kể.

+ Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.

- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn:

+ Bạn tìm được chuyện hay nhất.

+ Bạn kể chuyện hay nhất.

+ Bạn hiểu chuyện nhất.

C - Củng cố, dặn dò (4’):

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe và chuẩn bị trước nội dung cho tiết kể chuyện lần sau.

- HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.

- HS thi kể chuyện trước lớp.

- Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.

-Hs lắng nghe

--- BÀI 29 : THỦY TINH

I. Mục tiêu

-KT: Nhận biết một số tính chất của thủy tinh -KN: Nêu được công dụng của thủy tinh

- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh -TĐ:Ham học hỏi

II. Chuẩn bị

Hình vẽ trong SGK trang 60, 61, vật thật làm bằng thủy tinh.

III. Các hoạt động

HĐ củaGV HĐ củaHS

1. Ổn định

2. Bài cũ: Xi măng.

- Câu hỏi:

+Xi măng có tính chất gì? Cách bảo quản xi măng? Giải thích.

+Nêu các vật liệu tạo thành bê tông. Tính chất và công dụng của bê tông?

+Nêu các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép. Tính chất và công dụng của bê tông cốt thép?

- GV nhận xét

- 3HS trình bày - Lớp nhận xét.

(9)

3. Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về thủy tinh

Phương pháp: Quan sát, thảo luận, đàm thoại.

Yêu cầu HS quan sát vật thật, hình trong SGK trang 60, thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi:

+Kể tên một số đồ vật được làm bằng thủy tinh.

+ Khi va chạm mạnh vào vật rắn, đồ bằng thủy tinh sẽ thế nào?

* GV chốt: Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,…

 Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất và công dụng của thủy tinh

Phương pháp: Thảo luận đàm thoại, giảng giải.

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin SGK trang 61 và trả lời các câu hỏi:

+ Thủy tinh có những tính chất gì?

+ Loại thủy tinh chất lượng cao được dùng để làm gì?

+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh.

- GV chốt: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền , khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học

- HS thực hiện

- Một số HS trình bày trước lớp - Lớp bổ sung, hoàn chỉnh:

+ Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh như: li, cốc, bóng đèn, cửa kính, chai, lọ, kính đeo mắt

+ Thủy tinh trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh với vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà.

- Các nhóm thực hiện, 2 nhóm trình bày vào bảng nhóm

- Đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh

+Câu 1: Tính chất: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ , không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.

+Câu 2: Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm bằng chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng ý tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm,…

Câu 3: Cách bảo quản: Khi sử dụng cần lau, rửa nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh

(10)

chất lượng cao.

- Yêu cầu HS nêu nội dung bài học.

4. Tổng kết - dặn dò

- Xem lại bài và học ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Cao su.

- Nhận xét tiết học .

- 2 HS nêu.

--- NS: 4/12/2017

NG: Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2017 Toán:

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng thực hiện các phép tính với các số thập phân.

3. Thái độ: Yêu thích học toán, cẩn thận khi tính toán.

II. CÁC HĐ DH:

HĐ của Thầy HĐ của Trò

A-Kiểm tra bài cũ (5’):

- Đặt tính rồi tính :

55,2 : 2,4 226,8 : 42 B-Bài mới:

1- GTB(1’): GV nêu MĐYC của tiết học.

2- Luyện tập (30’):

*Bài tập 1:(VBT-89)

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2:(VBT-89) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm.

- GV Hỏi HS thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

- Cho HS làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra bài của nhau.

- Gọi HS đọc kết quả bài làm.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3 :(VBT-89) - Mời 1 HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tìm cách giải.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

- HS lên bảng làm bài.

Bài tập 1:

51,6 ; 126 ; 16,5 ; 3,6 Bài tập 2:

a) (51,24 – 8,2) : 26,9 : 5 = 43,04 : 26,9 : 5 = 16 : 5

= 0,32 (Phần b làm tương tự)

Bài tập 3:

Bài giải

Số bước chân của Hương là:

140 : 0,4 = 350 (bước) Đáp số: 350 bước.

(11)

*Bài tập 4:(VBT-89) Giảm tải C -Củng cố, dặn dò (4’):

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về học kĩ lại các quy tắc chia có

liên quan đến số thập phân và chuẩn bị cho bài sau.

--- Tập đọc

VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, đọc diễn cảm bài thơ ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do.

- Hiểu nôi dung, ý nghĩa bài thơ: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của nước ta (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: GD HS tình yêu quê hương đất nước.

*GDHS có quyền sống trong ngôi nhà to đẹp của đất nước đang phát triển II. ĐỒ DÙNG DH: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của Thầy HĐ của Trò

A- Kiểm tra bài cũ (5’):

- HS đọc TLCH về bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

B- Bài mới:

1-GTB(2’): nêu MĐYC của tiết học.

2-HD luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc (8’):

- Mời 1 HS giỏi đọc.

- 5 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

- Hs đọc từ khó

- 5 HS đọc nối tiếp lần 2 - HS đọc chú giải

- Cho HS luyện đọc theo cặp.

- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b) Tìm hiểu bài (12’):

- Cho HS đọc khổ thơ 1:

+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?

=>HS có quyền sống trong ngôi nhà to đẹp của đất nước đang phát triển +) Rút ra ý 1:

- Cho HS đọc khổ thơ 2:

- HS nối tiếp nhau đọc bài.

- 1 HS giỏi đọc bài.

"giàn giáo, trụ bê tông, cái bay"

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1 – 2 HS đọc toàn bài.

- Giàn giáo tựa cái lồng. Trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc.

Ngôi nhà thở …

+) Hình ảnh một ngôi nhà đang xây.

(12)

+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?

+) Rút ra ý 2:

- Cho HS đọc các khổ thơ còn lại:

+ Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động gần gũi?

+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?

+) Rút ra ý 3:

- Nội dung chính của bài là gì?

- GV chốt ý đúng, ghi bảng.

- Cho 1-2 HS đọc lại.

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm (8’):

- Mời 5 HS nối tiếp đọc bài.

- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.

- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ 3, 4, 5 trong nhóm.

- Thi đọc diễn cảm.

- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.

3-Củng cố, dặn dò (5’):

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS VN học bài và CB bài sau.

- Trụ bê tông nhú lên trời như một mầm cây. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong....

+)Vẻ đẹp của ngôi nhà đang xây.

- Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng đứng ngủ quên trên …

- Cuộc sống xây dựng trên đất nước ta rất náo nhiệt, khẩn trương…

+)Vẻ đẹp của ngôi nhà đang xây.

* Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp của những ngôi nhà đang xây, điều đó thể hiện đất nước ta đang đổi mới từng ngày.

- HS đọc.

- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi khổ thơ.

Chiều / đi học về

Chúng em qua/ ngôi nhà đang xây dở //

Giàn giáo/ tựa cái lồng che chở //

Trụ bê tông/ nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về/ còn huơ huơ cái bay Tạm biệt

- HS luyện đọc theo cặp.

- 3 HS thi đọc.

- Hs lắng nghe --- NS: 05/12/2017

NG: Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2017 Toán:

TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: HS bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm. Biết viết một số phân số

dưới dạng tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết PS dưới dạng STP.

3. Thái độ: HS yêu thích học toán, cẩn thận khi chuyển đổi.

II. ĐỒ DÙNG DH: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác.

III. CÁC HĐ DH:

(13)

HĐ của Thầy HĐ của Trò A -Kiểm tra bài cũ (5’): Tính :

a) 0,96 : 0,12 – 0,72 : 0,12 b) ( 2,04 + 3,4 ) : 0,68 B -Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1’):

2- Giới thiệu KN tỉ số phần trăm (12’):

a) Ví dụ 1:

- GV nêu ví dụ, giới thiệu hình vẽ, rồi hỏi HS:

+ Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu?

- GV viết lên bảng:

100

25 = 25% là tỉ số %.

- Cho HS tập đọc và viết kí hiệu % b) Ví dụ 2:

- GV nêu ví dụ, yêu cầu HS:

+ Viết tỉ số của HS giỏi và HS toàn trường.

+ Đổi thành phân số TP có mẫu số là 100.

+ Viết thành tỉ số phần trăm.

+ Viết tiếp vào chỗ chấm: Số HS giỏi chiếm … số HS toàn trường.

- GV: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 HS trong toàn trường thì có 20 HS giỏi.

3 -Luyện tập (18’):

*Bài tập 1:(VBT-90) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài vào vở rồi đọc kết quả bài làm.

- Gọi HS nhận xét - Gv Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2:(VBT-90) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ, sau đó treo bảng phụ chữa bài.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3,4 :(VBT-90): HS làm và chữa bài.

4-Củng cố, dặn dò (4’):

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học và chuẩn bị cho bài sau.

- HS lên bảng làm bài.

+ Bằng 25 : 100 hay

100 25 .

- HS viết vào bảng con.

- HS viết: 80 : 400 hay

400 80

- HS đổi bằng :

400 80 =

100 20

- HS viết:

100

20 = 20%

- Số HS giỏi chiếm 20% số

HS toàn trường.

* Bài tập 1:

a) 94%

b) 6%

* Bài tập 2:

a) 300 : 500; 200 : 500 b) 100

60 = 60% ;

100

40 = 40%

c) 60 cây cam; 40 cây chanh.

Lắng nghe

--- Tập làm văn

Tiết 29: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động)

I. MỤC TIÊU

(14)

1. Kiến thức: HS Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết miêu tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1). Viết được 1 đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2)

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng viết đoạn văn.

3. Thái độ: GDHS biết dùng từ chính xác khi tả.

II. ĐỒ DÙNG DH: - Bảng phụ ghi sẵn lời giải của bài tập 1.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của Thầy HĐ của Trò

A-Kiểm tra bài cũ (5’):

- Cho HS đọc lại biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội.

B-Bài mới:

1-Giới thiệu bài (1’): Trong tiết học trước, các em đã biết tả ngoại hình nhân vật. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập tả hoạt động của một người mà mình yêu mến.

2-Hướng dẫn HS làm bài tập (30’):

*Bài tập 1:

- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài.

- GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài.

- Cho HS trao đổi theo cặp.

- Mời một số HS trình bày.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng bằng cách treo bảng phụ.

*Bài tập 2

- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS - GV nhắc HS chú ý:

+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn.

+ Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả.

Thể hiện được tình cảm của em với người đó.

+ Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.

+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.

- Cho HS viết đoạn văn vào vở.

- HS nêu.

*Lời giải:

a)- Đoạn 1: Từ đầu đến loang ra mãi.

- Đoạn 2: Tiếp cho đến như vá áo ấy.

- Đoạn 3: Phần còn lại.

b)- Đoạn 1: Tả bác Tâm vá

đường.

- Đoạn 2: Tả KQLĐ của bác Tâm.

- Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.

c) Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất …

- HS đọc, những HS khác theo dõi SGK.

- HS chú ý lắng nghe phần gợi ý

của GV.

- HS viết đoạn văn vào vở.

(15)

- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.

- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả ngoại hình nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.

- GV nhận xét một số đoạn văn.

C-Củng cố, dặn dò (4’):

- GV nhận xét giờ học

Liên hệ:GDHS biết nữ công nhân là những người lao động rất giỏi. Phải biết yêu quý người lao động.

- Yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị cho bài sau.

- HS đọc bài làm của mình.

- HS bình chọn.

Lắng nghe

--- NS: 06/12/2017

NG: Thứ sáu ngày 15 tháng 12 năm 2017 Toán

Tiết 75: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. Kiến thức: HS Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: HS biết áp dụng vào thực tế cuộc sống.

II. CÁC HĐ DH:

HĐ của Thầy HĐ của Trò

A-Kiểm tra bài cũ (5’):

- Cho HS làm bài: Tìm tỉ số phần trăm của 39 : 100 =?

B-Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1’):

2- HD giải toán về tỉ số phần trăm (12’):

a) Ví dụ:

- GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi yêu cầu HS : + Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường.

+ Thực hiện phép chia. 315 : 600 = ? + Nhân với 100 và chia cho 100.

- GV nêu: Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5%

b) Quy tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như thế nào?

c) Bài toán:

- GV nêu ví dụ và giải thích: Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối.

- Cho HS tự làm ra nháp.

- Mời 1 HS lên bảng làm.

- HS lên bảng làm bài.

- HS thực hiện:

+ 315 : 600

+ 315 : 600 = 0,525

+ 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100

= 52,5%

- HS nêu quy tắc. Sau đó HS nối tiếp nhau đọc.

Bài giải:

Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:

2,8 : 80 = 0,035 0,035 = 3,5%

(16)

- Cả lớp và GV nhận xét.

3-Luyện tập (18’):

*Bài tập 1:(VBT-91) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.

- Cho HS làm bài vào vở rồi đọc kết quả bài làm - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2:(VBT-91) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3, 4:(VBT-91) Giảm tải C-Củng cố, dặn dò (4’):

- GV chốt lại kiến thức của bài.

- Dặn HS về ôn lại các kiến thức vừa học và chuẩn bị bài cho giờ học .

Đáp số: 3,5%.

* Bài tập 1:

a) 37%

b) 23,24%

c) 128,2%

* Bài tập 2:

a) 20%

b) 500%

c) 37%

- Hs lắng nghe

--- Tập làm văn

Tiết 30: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS Biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.

- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng lập dàn ý và viết đoạn văn.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DH: - Bảng phụ để HS lập dàn ý làm mẫu.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của Thầy HĐ của Trò

A-Kiểm tra bài cũ (5’):

- Cho HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một người ở tiết trước đã được viết lại.

B-Bài mới:

1-GTB (1’): GV nêu MĐYC của tiết học.

2- Hướng dẫn HS luyện tập (30’):

*Bài tập 1:(VBT-109)

- Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK.

- Cho HS xem lại kết quả quan sát một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.

- Mời 1 HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép. Cho cả lớp nhận xét.

- GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc.

- GV nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.

- Cho HS lập dàn ý, 2 HS làm vào bảng nhóm.

- HS đọc

- HS đọc.

- HS xem lại kết quả quan sát.

- Một HS giỏi đọc, cả lớp nhận xét.

- HS nghe.

- HS lập dàn ý vào nháp.

(17)

- Mời một số HS trình bày.

- Mời 2 HS làm bài vào bảng nhóm trình bày.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý

riêng trong quan sát, trong lời tả.

*Bài tập 2:(VBT-109) - Mời 1 HS yêu cầu của bài.

- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS - GV nhắc HS chú ý:

+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn.

+ Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.

+ Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.

+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.

- Cho HS viết đoạn văn vào vở.

- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.

- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo - GV nhận xét, chấm một số đoạn văn.

C- Củng cố, dặn dò (4’):

- GV nh.xét giờ học, y/cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị cho bài sau.

- HS trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu.

- HS nghe.

- HS viết đoạn văn vào vở.

- HS đọc bài.

- HS bình chọn.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

b)Từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.. Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1 a) Bác Hồ luôn chăm lo cho tương lai của thiếu nhi... b) Bố

Kể một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác.. Chọn một