• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8 Ngày soạn: 23 /10 /2020

Ngày giảng :Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2020 Toán

36 + 15 I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung * Kiến thức:

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 36+15.

* Kĩ năng:

- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1); bài 2 (a, b); bài 3.

- KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; tư duy sáng tạo; hợp tác.

*Thái độ:

- Rèn HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài.

2. Mục tiêu riêng ( HS chức)

- Tập chép , trình bày được một bài giải vào trong vở bài tập - Sử dụng que tính, rèn tính nhẩm trong phạm vi 10

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Giáo án + SGK + 4 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời, bảng gài. Bảng phụ.

- HS: BĐD học toán, SGK, vở bài tập.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS chức 1. Ổn định tổ chức.(1 phút)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra ( 5 phút)

- Gọi HS đọc bảng 6 cộng với 1 số.

- Gọi HS lên bảng giải bài tập.

- Nhận xét - nhận xét chung.

3. Bài mới: (28p)

3.1. HĐ1. Giới thiệu bài ( 1 phút)

- Hôm nay, chúng ta học bài. 36 + 15. Ghi tựa bài lên bảng.

3.2. HĐ2. Giới thiệu phép cộng:

36 + 15. ( 10 p)

-GV nêu bài toán: có 36 que tính, thêm 15 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

-HDHS tương tự như bài 38 + 25.

- HS hát tập thể.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Cùng GV nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

-HS quan sát.

-1 HS nhắc lại cách tính.

- Thực hiện.

Lắng nghe.

-Lấy que tính thực hiện

(2)

-GV ghi bảng 36 + 15 = ?

-Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.

HĐ 3. HD Thực hành: (15p)

* Bài 1: (dòng 1) ( 5 p) Tính -Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính.

-HS còn lại làm vào vở.

* Bài 2: ( 5 p) (a,b)

- HS làm bài vào vở (đặt tính)

* Bài 3: (5p)

- Cho HS đặt đề toán theo hình vẽ (SGK) chẳng hạn: Bao gạo cân nặng 46kg, bao ngô cân nặng 27kg. Hỏi cả 2 bao cân nặng bao nhiêu kg?

4. Củng cố, dặn dò.( 3 phút) - Tổ chức cho 4 tổ thi nhau nối phép tính có kết quả 45

- Nhận xét, đánh giá.

- Giao về nhà làm VBT, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

-Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.

(các bài còn còn lại làm tương tự).

-HS đặt tính và tính tương tự bài 1.

-Vài HS đặt đề toán.

Giải

Cả hai bao cân nặng là 46 + 27 = 73 (kg) Đáp số: 73 kg - Thực hiện.

- Lắng nghe và thực hiện.

-Nhìn lên bảng đọc to phép tính 36+15= 51 -Được cô giáo hướng dẫn cách đặt tính

-Lắng nghe.

____________________________________________

Đạo đức

CHĂM SÓC VIỆC NHÀ (tiết 2) I. MỤC TIÊU

* MT chung 1.

Kiến thức :

- Biết cách chăm sóc việc nhà - Biết được chăm sóc việc nhà 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hành đúng việc nhà

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có tính dũng cảm, trung thực.

*GD KNS: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống rọn nhà; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.

* MT riêng: (HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chức chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên : Nội dung chuyện : Cái bình hoa, giấy thảo luận.

2.Học sinh : Sách, vở BT.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

(3)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Chức 1. Ổn định : (1 phút ) Hát

2.Bài cũ :(4ph)-Biết sống gọn gàng, ngăn nắp mang lại lợi ích gì ? - Kiểm tra VBT-Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới 10 ph

a/ Giới thiệu : bài : “Chăm làm việc nhà”Hoạt động 1: 10 ph

Phân tích bài thơ “Khi mẹvắng nhà”

MT: Hs biết một tấm gương chăm làm việc nhà.

-GV đọc bài thơ : Khi mẹ vắng nhà.

-GV nêu câu hỏi.

-Kl:Bạn nhỏ làm việc nhà vì bạn thương mẹ,…

*Hoạt động 2 : 5 ph Bạn làm gì ? MT : Biết làm một số việc nhà phù hợp với khả năng.

-GV phát tranh cho các nhóm. Y/C các nhóm nêu tên các việc làm trong tranh.

-Kết luận : Chúng ta nên làm những

*Hoạt động 3 : Điều này đúng hay sai

MT : Hs có nhận thức thái độ đúng với công việc gia đình.

-GV nêu lần lượt từng ý kiến..

KL chung : Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em.

4.Củng cố : (4 phút)

-Chăm làm việc nhà có lợi ích gì ? -GV nhận xét. Dặn Xem lại bài - Hs biết giúp cha mẹ làm việc nhà .

-Hs đọc lại.

-Hs trả lời.

-Hs đọc lại.

-Hs trả lời.

-Các nhóm thảo luận, trình bày trước lớp.

-Hs trình bày ý kiến bằng thẻ màu.

-Lắng nghe

-Lắng nghe

? Em đã làm viếc gì đó sai chưa?

-Lắng nghe

-Lắng nghe

? em biết nói lời xin lỗi như thế nào khi mình làm sai?

--- Chiều: Tự nhiên và Xã hội

Bài 8: ĂN UỐNG SẠCH SẼ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung Kiến thức:

(4)

- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm nhai kỹ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại tiện, tiểu tiện Kĩ năng:

- Vận dụng, thực thành ăn uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh, nhất là bệnh đường ruột.

Thái độ:

- Có ý thức ăn uống sạch sẽ hàng ngày đề phòng được bệnh 2. Mục tiêu riêng ( HS chức)

- Biết cần rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.

- Vận dụng được ăn uống sạch sẽ 3. Thái độ

- Có ý thức ăn uống sạch sẽ

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.

- Kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin: quan sát và phân tích để nhận biết những việc làm, hành vi đảm bảo ăn uống sạch sẽ.

- Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để đảm bảo ăn uống sạch sẽ.

- Kỹ năng tự nhận thức:tự nhận xét về hành vi có liên quan đến việc thực hiện ăn uống của mình.

III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Hình vẽ trong

- SGK, giấy, bút, viết, bảng, phiếu thảo luận.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò HS chức 1. Khởi động

2. Bài cũ: Ăn, uống đầy đủ -Thế nào là ăn uống đầy đủ - Không những ăn đủ 1 bữa, em cần uống nước ntn?

3. Bài mới a/Khám phá

-GV yêu cầu HS kể tên các thức ăn, nước uống hằng ngày. Mỗi HS nói tên một đồ ăn, thức uống và GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) trên bảng.

-Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét xem các thức ăn, nước uống trên bảng đã là thức ăn, nước uống sạch chưa.

-Nhận xét: Hôm nay chúng ta học bài ăn, uống sạch sẽ.

b/. Kết nối

- Hát

- Ăn đủ 3 bữa: thịt, trứng, cá, cơm canh, rau, hoa quả.

- Uống đủ nước

- HS tự trả lời.

-Kể được một số món ăn

(5)

Hoạt động 1: Biết cách thực hiện ăn sạch

 Mục tiêu: Làm thế nào để ăn sạch.

 ĐDDH: Phiếu thảo luận.

*Bước 1:

-Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+Muốn ăn sạch ta phải làm ntn?

*Bước 2: Nghe ý kiến trình bày của các nhóm. GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) lên bảng.

*Bước 3: GV trên các bức tranh trang 18 và yêu cầu HS nhận xét: Các bạn trong bức tranh đang làm gì? Làm như thế nhằm mục đích gì?

-Hình 1:

+Bạn gái đang làm gì?

+Rửa tay ntn mới được gọi là hợp vệ sinh?

+Những lúc nào chúng ta cần phải rửa tay?

-Hình 2:

+Bạn nữ đang làm gì?

+Theo em, rửa quả ntn là đúng?

-Hình 3:

+Bạn gái đang làm gì?

+Khi ăn, loại quả nào cần phải gọt vỏ?

-Hình 4:

+Bạn gái đang làm gì?

+Tại sao bạn ấy phải làm như vậy?

+Có phải chỉ cần đậy thức ăn đã nấu chín thôi không?

-Hình 4:

+Bạn gái đang làm gì?

+Bát, đũa, thìa sau khi ăn, cần phải làm gì?

- HS thảo luận nhóm

- Hình thức thảo luận: Mỗi nhóm chuẩn bị trước 1 tờ giấy, lần lượt theo vòng tròn, các bạn trong nhóm ghi ý kiến của mình.

- Các nhóm HS trình bày ý kiến.

- HS quan sát và lý giải hành động của các bạn trong bức tranh.

- Đang rửa tay.

- Rửa tay bằng xà phòng, nước sạch.

- Sau khi đi vệ sinh, sau khi nghịch bẩn, .

- Đang rửa hoa, quả.

- Rửa dưới vòi nước chảy, rửa nhiều lần bằng nước sạch.

- Đang gọt vỏ quả.

- Quả cam, bưởi, táo . . . - Đang đậy thức ăn.

- Để cho ruồi, gián, chuột không bò, đậu vào làm bẩn thức ăn.

- Không phải. Kể cả thức ăn đã hoặc chưa nấu chín, đều cần phải được đậy.

- Đang úp bát đĩa lên giá.

- Cần phải được rửa sạch, phơi khô nơi khô ráo, thoáng mát - Các nhóm HS thảo luận.

- 1 vài nhóm HS nêu ý kiến.

-Trả lời được trước khi ăn cần rửa tay sạch sẽ

-Nêu được một vài việc làm trong tranh

(6)

Bước 4:

-Đưa câu hỏi thảo luận: “Để ăn sạch, các bạn HS trong tranh đã làm gì?”.

+Hãy bổ sung thêm các hoạt động, việc làm để thực hiện ăn sạch.

*Bước 5:

-GV giúp HS đưa ra kết luận:

Để ăn sạch, chúng ta phải:

+ Rửa tay sạch trước khi ăn.

+ Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn.

+ Thức ăn phải đậy cẩn thận, không để ruồi, gián, chuột đậu hoặc bò vào.

+ Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.

(Trình bày trước nội dung này trên bảng phụ)

Hoạt động 2: Làm gì để uống sạch

Mục tiêu: Biết cách để uống sạch

 ĐDDH: Tranh

*Bước 1: Yêu cầu thảo luận cặp đôi câu hỏi sau: “Làm thế nào để uống sạch?”

*Bước 2: Yêu cầu HS thảo luận để thực hiện yêu cầu trong SGK.

*Bước 3: Vậy nước uống thế nào là hợp vệ sinh?

THỰC HÀNH

 Hoạt động 3: Ích lợi của việc ăn, uống sạch sẽ.

Mục tiêu: Tự giác thực hiện ăn, uống sạch.

Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.

ĐDDH: Tranh, sắm vai.

- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận.

- 1, 2 HS đọc lại phần kết luận. Cả lớp chú ý lắng nghe.

- HS thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả: Muốn uống sạch ta phải đun sôi nước.

- Hình 6: Chưa hợp vệ sinh. Vì nước mía ép bẩn, có nhiều ruồi, nhặng.

- Hình 7: Không hợp vệ sinh.

Vì nước ở chum là nước lã, có chứa nhiều vi trùng.

- Hình 8: Đã hợp vệ sinh. Vì bạn đang uống nước đun sôi để nguội.

- Trả lời: Là nước lấy từ nguồn nước sạch đun sôi.

Nhất là ở vùng nông thôn, có nguồn nước không được sạch, cần được lọc theo hướng dẫn của y tế, sau đó mới đem đun sôi.

- HS thảo luận, sau đó cử đại diện lên trình bày.

- HS nghe, ghi nhớ.

- Phải ăn, uống sạch sẽ - 1, 2 HS nêu.

-Trả lời được hàng ngày uống nước ở đâu,ntn?

(7)

- GV chốt kiến thức.

=> Chúng ta phải thực hiện ăn, uống sạch sẽ để giữ gìn sức khoẻ, không bị mắc 1 số bệnh như: Đau bụng, ỉa chảy, . . . để học tập được tốt hơn.

4. Củng cố – Dặn dò

Qua bài học này, em rút ra được điều gì?

Nêu các cách thực hiện ăn sạch, uống sạch.

Chuẩn bị: Đề phòng bệnh giun.

-Theo dõi, lắng nghe.

_____________________________________

Tập viết CHỮ HOA : G I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung Kiến thức:

-Viết đúng chữ hoa G ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng:

Góp ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ) Góp sức chung tay (3 lần ).

*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.

Kĩ năng:

- Viết đúng mẫu chữ E , Ê, trình bày sạch sẽ.

- Rèn tính cẩn thận.

Thái độ:

- GDHS có ý thức kiên chì, cẩn thận trong việc rèn chữ.

2. Mục tiêu riêng ( HS chức)

- Chép được chữ hoa G theo hướng dẫn.

- Rèn tính kiên trì, viết đúng cỡ chữ - Tự giác tập viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Mẫu chữ hoa G Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng.

- HS: Bảng con, vở tập viết

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS chức 1. Ổn định tổ chức: (1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra bài cũ ( 5p)

- Yêu cầu viết bảng con: E, Ê, Em.

- Nhận xét - đánh giá.

3. Bài mới:

HĐ 1. Giới thiệu bài: (1p)

-Hát.

- 2 HS lên bảng viết.

- Nhận xét.

-Viết bảng con

(8)

- Bài hôm nay các con tập viết chữ hoa G và câu ứng dụng.

HĐ 2. HD viết chữ hoa: (5p)

* Quan sát mẫu

- Chữ hoa G gồm mấy nét? Là những nét nào?

- Con có nhận xét gì về độ cao các nét ?

- Viết mẫu chữ hoa G, vừa viết vừa nêu cách viết.

+ Nét 1: Viết tương tự chữ C hoa, dừng bút ở dòng kẻ 3 trên.

+ Nét 2 : Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng xuống, viết nét khuyết ngược dừng bút ở đường kẻ 2.

- Yêu cầu viết bảng con - Nhận xét sửa sai.

HĐ 3. HD viết câu ư/d: ( 5p) - Mở phần bảng phụ viết câu ư/d Quan sát chữ mẫu :

- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng - Con hiểu gì về nghĩa của câu này?

- Nêu độ cao của các chữ cái?

- Vị trí dấu thanh đặt như thế nào ?

- Khoảng cách các chữ như thế nào ?

- Nhắc lại.

* Quan sát chữ mẫu.

- Chữ hoa G gồm 2 nét: Nét 1 là nét kết hợp nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.

Nét 2 là nét khuyết ngược.

- Cao 8 li (9 dòng kẻ).

- Quan sát, nhận xét.

- Viết bảng con 2 lần.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- 2, 3 HS đọc câu ứng dụng.

- Cùng góp sức nhau để làm việc lớn.

- Quan sát, nhận xét:

+ Chữ cái: o, u, ư, c, n, a. cao 1 li.

+ Chữ cái: y, g , h cao 2,5 li.

+ Chữ cái: p cao 2 li.

+ Chữ cái: s cao 1,25 li.

+ Dấu sắc đặt trên o ở chữ Góp, trên ư ở chữ sức.

- Các chữ cách nhau một con chữ o.

- Quan sát.

Viết bảng con chữ hoa

-Quan sát và viết theo các bạn

(9)

- Viết mẫu chữ “Góp” trên dòng kẻ

( Bên chữ mẫu).

* HD viết chữ “Góp” vào bảng con.

- Nhận xét- sửa sai.

HĐ 4. HD viết vở tập viết: (14p) - Yêu cầu HS nêu yêu cầu viết, cho HS viết bài

- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm.

=> Lưu ý HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết.

đ. Chấm chữa bài: ( 3p) - Thu 3 - 5 vở chấm bài.

- Nhận xét bài viết.

4. Củng cố- Dặn dò: ( 3p) - HD bài về nhà.

- Nhận xét tiết học.

- Viết bảng con 2 lần.

- Viết bài trong vở tập viết theo đúng mẫu chữ đã qui định.

*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.

- Lắng nghe và sửa sai.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Viết bài

______________________________________________

VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 2: CHẤP HÀNH TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG I. Mục tiêu:

Kiến thức:- HS biết chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông.

Kĩ năng:- Hình thành cho HS kĩ năng tham gia giao thong khi gặp tín hiệu đèn giao thông.

Thái độ:- HS có ý thức chấp hành tín hiệu đèn giao thông để bảo an toàn cho bản thân và người đi đường khi tham gia giao thông.

II. Chuẩn bị:

- GV: + Sách VHGT

+ Tranh, ảnh minh họa, bìa màu - HS: + Sách VHGT

+ Đọc bài trước ở nhà

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định: HS cùng hát 2. KTBC:

3. Bài mới: GTB

Hoạt động 1: Hoạt động cơ bản

- GV đọc truyện “Phải nhớ nhìn đèn giao thông”, kết hợp cho HS xem tranh.

- Chia nhóm thảo luận: nhóm 4

+ Cá nhân đọc thầm lại truyện và suy nghĩ nội dung trả lời các câu hỏi.

- HS lắng nghe, xem tranh.

- Cá nhân đọc thầm lại truyện và suy nghĩ nội dung trả lời các câu hỏi.

- Chia sẻ, thống nhất.

- Lắng nghe, chia sẻ.

(10)

+ Trao đổi thống nhất nội dung trả lời.

- Yêu cầu một nhóm trình bày.

- GV chia sẻ, khen ngợi và đạt câu hỏi gời ý:

+ Tại sao an em Hải bị xe gắn máy va phải?

+ Tại sao khi có tín hiệu đèn đỏ dành cho các phương tiện giao thông mà bạn Nam vẫn có thể qua đường?

+ Theo em, bạn Thảo nói có đúng không?

+ Nếu chúng ta không chấp hành đúng tín hiệu giao thông thì điều gì sẽ xảy ra?

- GV chốt và GDHS nội dung: Hãy luôn chấp hành đúng tín hiệu đèn GT để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành.

- BT 1:

+ GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS viết nội dung trả lời.

+ Yêu cầu HS chia sẻ.

→ GV chia sẻ và khen ngợi.

- BT 2:

+ Yêu cầu 1 HS đọc tình huống.

+ Yêu cầu HS đọc thầm tình huống và ghi phần trả lời các câu hỏi vào sách.

+ Yêu cầu một vài HS trình bày.

+ GV chia sẻ và khen ngời những câu trả lời đúng và có ứng xử hay.

→ GD: Khi tham gia GT chúng ta phải chấp hành đúng tín hiệu đèn để đảm bảo an toàn và nhớ cư xử lịch sự, có văn hóa.

* Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng - GV giới thiệu trò chơi: “Ai nhanh mắt hơn?”, cách chơi, luật chơi như SGK - Chia lớp thành 2 nhóm chơi

4. Củng cố, dặn dò:

- HS nêu lại nội dung bài học.

- Dặn dò: Thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và luôn nhớ ứng xử tốt thể hiện mình là người lịch sự, có văn hóa.

- HS:mải nói chuyện không nhìn tín hiệu đèn.

- HS: Đó là tín hiệu đèn dành cho người đi bộ qua đường

- HS : Đúng.

- HS: tai nạn giao thông

- HS nhắc lại nội dung.

+ HS trả lời vào sách.

+ HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm và ghi phần trả lời vào sách.

- Trình bày, chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đồng thanh.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe.

- Thảo luận nhóm, thống nhất.

- HS tham gia chơi - HS lắng nghe

(11)

_________________________________________________________________

Ngày soạn:23/10/2020

Ngày giảng :Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2020 Tập đọc NGƯỜI MẸ HIỀN I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung Kiến thức:

- Hiểu ND : Cô giáo như mẹ hiền , vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em học sinh nên người ( trả lời được các CH trong SGK )

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

Kĩ năng:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

Thái độ:

GDQTE : GD học sinh thấy được tình cảm của thầy cô giáo đối với . Từ đó biết kính trọng thầy cô giáo. Biết được bổn phận phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường. Quyền được học tập, được các thầy cô giáo và nhân viên nhà trường tôn trọng giúp đỡ.

2. Mục tiêu riêng ( HS chức) - Đọc được bài tập đọc

- Rèn kĩ năng ngắt nghỉ đúng dấu chấm, đấu phẩy - Có thái độ kính trọng các thầy giáo, cô giáo.

II. CÁC KNS ĐƯỢC GD TRONG BÀI - Thể hiện sự cảm thông

- Kiểm soát cảm xúc - Tư duy phê phán

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ SGK.

- BP viết sẵn câu cần luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS chức 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

-Đọc và TLCH bài: Thời khoá biểu.

- Nhận xét đánh giá . 3. Bài mới. ( 30 phút)

3.1. HĐ 1. Giới thiệu bài ( 1 phút) - Ghi đầu bài

3.2. HĐ 2. HDHS luyện đọc: ( 20 phút)

*. Đọc câu.

- Hát.

- 3 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.

- Nhắc lại.

- Lắng nghe

Nhắc lại tên bài theo bạn

(12)

- GV đọc mẫu toàn bài.

- Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó.

*. HD đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.

+ HD đọc câu khó.

- Mỗi học sinh đọc một câu.

- Bài chia 4 đoạn, nêu các đoạn.

+HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.

+ HD giải nghĩa từ:

+ Giảng nghĩa từ: gánh xiếc + Giảng nghĩa từ: lách + Giảng nghĩa từ: lấm lem

- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn lần 2.

* Luyện đọc nhóm (3 phút).

- HS đọc thầm trong nhóm .

* Thi đọc cá nhân, đồng thanh.

- Nhận xét- Đánh giá.

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

3.3. HĐ 3. HD tìm hiểu bài: (10 phút).

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 để TLCH

* Câu hỏi 1. Gìơ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?

- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại lời thì thầm của Minh với Nam.

Câu hỏi 2: - Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 để TLCH.

Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?

Câu hỏi 3: - Yêu cầu đọc thầm

- HS đọc đúng: không nên, nổi, lấm lem, vùng vẫy.

+ HD đọc từ khó.

+ HS đọc nối tiếp câu,

+ Ngoài phố có gánh xiếc./

Bọn mình ra xem đi !//

Tớ biết/ có một chỗ tường thủng.//

+ Cô nhẹ nhàng/ kéo Nam lùi lại/ rồi đỡ em ngồi dậy.//

Cô phủi cát lấm lem trên người Nam/ và đưa Nam về lớp.//

+ Cô xoa đầu Nam/ và gọi Minh đanh thập thò ở cửa lớp vào/ nghiêm trang hỏi:// “Từ nay các em có trốn học nữa không?”

+HS đọc chú thích.

+ Đưa mình qua chỗ chật hẹp nơi chen chúc một cách khéo léo

+ Bị dính bẩn nhiều chỗ.

- 4 học sinh đọc nối tiếp.

- HS đọc thầm trong nhóm . - Các nhóm cử đại diện thi đọc đoạn.

- Lớp nhận xét bình chọn.

- 1HS đọc cả bài.

- Minh rủ Nam chốn học ra phố xem xiếc.

- Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình đi xem đi.

- Chui qua lỗ tường thủng.

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

-Tham gia đọc nối tiếp câu

-Nghe cô đọc và đọc lại từ khó phát âm

-Đọc thầm.

(13)

đoạn 3 TLCH.

* Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?

QTE:

1) Qua việc làm của Nam thì bạn Nam đã thực hiện sai nội quy của nhà trường ntt?

2) Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ thế nào?

Câu hỏi 4:

- Đọc thầm đoạn 4.

+ Lần trước bị bác bảo vệ giữ lại Nam khóc vì sợ. Lần này vì sao Nam khóc ?

+ Người mẹ hiền trong bài là ai.

* Cô giáo làm gì khi Nam khóc?

+ Qua câu chuyện này giúp con hiểu điều gì?

3.4.HĐ 4. luyện đọc lại( 20 phút) - GV đọc mẫu toàn bài.

- HD HS đọc từng đoạn trong bài.

- Cho HS luyện đọc trong nhóm.

- Cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.

- Nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) + Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?

- Yêu cầu cả lớp hát bài: Cô và mẹ.

- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- Cô nói với bác bảo vệ: “ Bác nhẹ tay…lớp tôi”.

Cô đỡ em ngồi dậy phủi đất cát dính bẩn trên người em, đưa em về lớp.

- Nối tiếp trả lời.

- Cô rất dịu dàng, yêu thương học trò. Cô bình tĩnh, nhẹ nhàng khi thấy học trò phạm khuyết điểm.

- Cô xoa đầu Nam an ủi

- Lần này Nam khóc vì đau và xấu hổ.

- Người mẹ hiền trong bài là cô giáo.

- HS nêu.

- Cô giáo vừa thương yêu học sinh vừa nghiêm khắc dậy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.

- Lắng nghe và đọc thầm theo.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- Luyện đọc trong nhóm.

- Nhóm cử đại diện thi đọc.

- Nhận xét - bình chọn.

- Cô giáo được coi là người mẹ hiền vì: cô thương yêu HS, dạy bảo học sinh nên người giống như người mẹ hiền đối với các con trong gia đình.

- Hát tập thể.

- Lắng nghe và thực hiện.

-Được cô phân vào nhóm và thảo luận các câu hỏi.

-Lắng nghe.

Đọc lại được đoạn trong bài

_________________________________

Chính tả (tập chép) NGƯỜI MẸ HIỀN I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung Kiến thức:

- Chép lại chính xác bài CT , trình bày đúng lời nói nhân vật trong bài.

- Làm đúng BT2 ; BT(3) a / b.

Kĩ năng:

(14)

- KNS: Lắng nghe tích cực; hợp tác; quản lý thời gian.

Thái độ: GD học sinh có ý thức rèn chữ , giữ vở đẹp,yêu thích môn học chính tả.

2. Mục tiêu riêng ( HS chức) - Chép được bài chính tả.

- Chép đúng chính tả, đúng cỡ chữ - Chăm chỉ viết bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

-GV: BP Viết sẵn đoạn viết, các bài tập 2,3.

-HS: Vở ghi, bảng con

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS chức 1. Ổn định tổ chức: (1p)

- Kiểm tra sĩ số, cho HS hát tập thể.

2. Kiểm tra bài cũ ( 5 p) :

- Đọc cho HS viết các từ: lớp, lời, dạy, giảng, trong.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: (19p)

HĐ 1. Giới thiệu bài: (1p)

- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.

HĐ 2. HD tìm hiểu và ghi nhớ đoạn viết.

* Đọc đoạn viết.

- Cô giáo nói với hai bạn điều gì.

- Đoạn chép có những dấu câu nào.

- Trường hợp nào được viết hoa.

* HD viết từ khó:

- Đọc cho HS viết từ khó: - xấu hổ, bật khóc, xoa đầu, thập thò, trốn, xin lỗi.

- Nhận xét - sửa sai.

*HD viết bài: (10 – 15 p) - Đọc đoạn viết.

- GV uốn nắn tư thế ngồi viết của.

Các hiện tượng chính tả cần lưu ý khi viết.

- Yêu cầu chép bài.

* Đọc soát lỗi. (1p) - Đọc lại bài, đọc chậm.

- Yêu cầu HS soát lỗi.

-Hát.

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết b/c.

- Nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài lên bảng.

- Nghe - 2 học sinh đọc lại.

- Từ nay con có trốn học đi chơi nữa không.

- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu hỏi chấm.

- Đầu dòng, sau dấu chấm, tên riêng.

- Viết bảng con.

- Nghe, điều chỉnh.

- Lắng nghe.

- Nhìn bảng đọc từng câu, từng cụm từ viết bài.

- Soát lỗi dùng bút chì gạch

-Lấy bảng con nghe cô đọc và viết

Lắng nghe cô đọc lại câu đầu của đoạn viết.

-Nhìn SGK đọc lại.

-Chữ nào viết hoa.

-Được cô giáo hướng dẫn viết bài.

- Nộp vở cô chấm.

(15)

* Chấm, chữa bài: (3p) - Thu 3- 5 bài chấm nx.

- Nhận xét, sửa sai.

HĐ 3. HD làm bài tập:( 8p)

* Bài 2:

- Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.

- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi.

Bài 3:

- Yêu cầu làm bài- chữa bài.

- Nhận xét - đánh giá.

4, Củng cố - dặn dò: ( 3p)

- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.

- Nhận xét tiết học.

chân chữ sai.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

* Điền vào chỗ trống: ao / au.

a. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

b. Trèo cao ngã đau - Nhận xét.

Điền vào chỗ trống:

a. r/ d/ gi.

- Con dao, tiếng rao hàng, giao bài tập về nhà.

- dè dặt, giặt giũ quần áo, chỉ có rặt một loại cá.

b. uôn hay uông.

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học,

- Uống nước ao sâu - Lên cày ruộng cạn.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe và thực hiện.

-Lắng nghe.

___________________________

Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung Kiến thức:

- Thuộc bảng 6, 7, 8, 9 cộng với một số.

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ.

- Biết nhận diện hình tam giác.

- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 4; bài 5 (a).

Kĩ năng:

- GDKNS: Tự nhận thức; lắng nghe tích cực; tư duy sáng tạo; hợp tác.

Thái độ:

- GD tính cẩn thận, kiên trì cho HS.

2. Mục tiêu riêng ( HS chức) - Biết nhận diện hình tam giác.

- Tập chép bài 4 vào vở bài tập.

- Rèn tính đúng trong phạm vi 10 - Tự giác làm bài

(16)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Giáo án + SGK

- HS:BĐDTH Toán 2, SGK, vở bài tập.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS chức 1. Ổn định tổ chức.(1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra bài cũ ( 5p)

- Gọi HS đọc bảng 6 cộng với 1 số.

- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.

26 + 18 46 + 29 - Nhận xét ,đánh giá chung.

3. Bài mới:

HĐ1.Giới thiệu: (1p)

- Hôm nay, chúng ta học bài.

Luyện tập. Ghi tựa bài lên bảng, HS nhắc lại tiêu đề.

HĐ 2. HD thực hành: (25p)

* Bài 1:

- Cho HS tính nhẩm kết quả.

- Nhận xét, đánh giá.

* Bài 2:

- HS điền kết quả vào bảng có sẵn

- Nhận xét, đánh giá.

* Bài 4:

- GV vẽ tóm tắt lên bảng. Hs dựa vào tóm tắt để nêu đề toán

46 cây Đội 1:

5 cây Đội 2:

? cây -HS làm vào vở.

* Bài 5:

- GV gợi ý: Nên đánh số vào hình rồi đếm.

4. Củng cố, dặn dò:(3p)

- Cho HS thi nói nhanh kết quả trong bảng 6 cộng với một số.

- Nhận xét, đánh giá.

- Chuẩn bị bài sau.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Cùng GV nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

-HS tính nhẩm và nêu kết quả.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

Số hạng 26 17 38 26 15 Số hạng 5 36 16 9 36

Tổng 31 53 54 35 51

-1 HS nêu đề bài toán theo sơ đồ.

Bài giải

Số cây đội 2 trồng được 46 + 5 = 51 (cây)

Đáp số : 51 cây

- Thực hiện.

- Thực hiện.

-Quan sát

-Dùng que tính để tính

chép bài 4 vào vở bài tập.

-Nhận diện hình tam giác

(17)

- Nhận xét tiết học. - Lắng nghe và thực hiện.

________________________________________________

Bồi dưỡng tiếng việt: lớp 1 BÀ9B: ÔN TẬP HỌC KÌ 1 A. Mục tiêu

Kiến thức :- Đọc trơn từ, câu, đoạn ngắn chứa các chữ cái, tổ hợp chữ cái ghi âm, chứa các vần kết thúc là i hoặc y, o hoặc u, n. Củng cố cách ghép tiếng và đọc tiếng.

Kĩ năng:- Đọc và hiểu nghĩa của từ, câu, hiểu bài đọc dựa trên câu hỏi gợi ý.

Thái đô:- Nghe kể câu chuyện Ai đáng khen? và trả lời câu hỏi.

B. Đồ dùng dạy học

- Bàn cờ cho HS chơi cờ ở HĐ1a.

- Bảng ôn các vần ở HĐ1.b, HĐ1.c.

- Tranh phóng to câu chuyện Ai đáng khen? ở HĐ3.

- 10 thẻ từ để học ở HĐ1.g.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

I. Hoạt động luyện tập 1. Hoạt động: Đọc :

a. Luyện đọc các từ chứa âm đầu đã học.

- GV treo bảng phụ nội dung bàn cờ, nêu yêu cầu : Nhìn chữ đầu của quân cờ, đặt quân cờ vào ô có chữ đó trên bàn cờ.

- Gọi HS đọc các âm, tiếng có trên bảng phụ.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Bàn cờ.

GV hướng dẫn cách chơi: Đọc từ trên quân cờ, đọc chữ trên bàn cờ, nhặt từng quân cờ, chọn ô bàn cờ có chữ màu đỏ giống chữ màu đỏ trên quân cờ và đặt quân cờ vào ô đó.

- GV xác nhận kết quả chơi của từng nhóm.

- Gọi HS đọc các ô trong quân cờ đã đặt đúng.

b. Tạo tiếng :

- Yêu cầu HS quan sát bảng phụ, đọc các âm đầu, vần, tiếng đã cho.

- GV làm mẫu: Ghép chữ ở từng dòng ngang với từng chữ ở cột dọc để tạo tiếp. VD: gà, gu, …

- HS nghe.

- HS đọc.

- HS chơi trong nhóm.

- HS xem kết quả chơi của nhóm khác.

- HS đọc ( h – hổ; th – thỏ; …)

- HS quan sát, đọc.

- HS nghe, quan sát.

- Từng HS ghép mỗi tiếng ở trong

(18)

- Yêu cầu HS ghép tiếng.

- Nhận xét.

- Gọi HS đọc bảng tiếng đã điền đầy đủ.

c. Đọc vần, tiếng :

- GV treo bảng phụ nội dung phần c.

- Yêu cầu HS đọc trong nhóm đôi: Mỗi HS đọc 3 vần và 3 tiếng theo hàng dọc trong bảng. VD: ao – cáo, eo − mèo, au − rau,...

- Gọi đại diện một số nhóm thi đọc tiếng, từ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

d. Đọc hiểu

- Yêu cầu HS quan sát tranh : + Tranh 1 vẽ gì ?

+ Người mẹ trong tranh đang làm gì ? + Em nhìn thấy gì trong tranh 2 ? + Người bố trong tranh 2 đang làm gì?

+ Tranh 3 vẽ gì ?

+ Bà và bé đang làm gì?

- Nhận xét.

- Gọi HS đọc các câu dưới tranh.

- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm - Nhận xét.

e. Đọc câu chuyện: Gà lôi và sói.

- Yêu cầu HS quan sát tranh:

+ Tranh vẽ gì ?

+ Các con vật trong tranh đang làm gì ? - Nhận xét.

- Gv đọc câu chuyện.

- Hướng dẫn cách đọc: đọc rõ từ, ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm kết thúc câu.

- Gọi HS đọc nối tiếp câu.

- GV tổ chức thi đọc nối tiếp câu.

- Gọi HS đọc cả bài.

+ Ai dạy gà lôi bay ?

+ Khi gà lôi bay đi chơi, ai đã dụ dỗ gà lôi đi chơi cùng ?

+ Gà lôi có đồng ý đi chơi với sói không ?

các ô trống, 1 HS lên bảng làm.

- HS quan sát.

- HS đọc nối tiếp trong nhóm.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- Tranh 1 vẽ mẹ.

- Người mẹ trong tranh đang bê đĩa cá.

- Tranh 2 vẽ bố, bàn ghế, cốc chén…

- Người bố trong tranh đang rót nước.

- Tranh 3 vẽ bà và bé.

- Bà đang đưa mía cho bé.

- HS đọc : cá nhân, nhóm, lớp.

- Các nhóm thi đọc.

- Nhận xét.

- HS quan sát.

- Tranh vẽ cây, vẽ con gà, con sói.

- Con gà đang nhảy lên cao, con sói đang chạy đuổi theo con gà.

- HS đọc thầm, chỉ tay theo lời GV đọc.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu.

- HS thi đọc cá nhân.

- Mẹ gà lôi dạy gà lôi bay.

- Sói dụ gà lôi đi chơi cùng.

- Gà lôi có đồng ý.

- Khi sói cười, gà lôi nhớ lời mẹ dặn, bay vội về với mẹ.

(19)

+ Khi thấy sói cười, gà lôi đã làm gì ? + Mẹ đã nói gì với gà lôi ?

- Nhận xét.

g. Chơi trò chơi để ôn các chữ cái và tổ hợp chữ cái ghi âm.

- Gọi HS đọc các âm ở toa tàu và các từ bên dưới.

- GV hướng dẫn cách chơi: Mỗi HS cầm thẻ từ và đọc từ, chỉ vào chữ cái mở đầu từ và đọc chữ cái, chọn toa tàu có ghi chữ cái giống chữ cái mở đầu từ trong thẻ để đặt thẻ vào toa đó.

- GV tổ chức trò chơi.

- Nhận xét.

- Gọi HS đọc lại.

h. Đọc hiểu câu :

- Bài yêu cầu em điền từ còn thiếu vào câu

* Yêu cầu HS quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Hai người trong bức tranh đang làm gì?

- GV đưa câu ứng dụng dưới tranh 1, gọi HS đọc.

+ Câu ứng dụng đã đầy đủ chưa?

+ Vậy từ còn thiếu điền vào ô trống là từ nào?

- Gọi HS đọc lại câu đã điền hoàn chỉnh.

* GV cho HS quan sát hai tranh còn lại + Em nhìn thấy gì trong tranh 2?

+ Cô trong bức tranh đang làm gì?

+ Tranh 3 vẽ gì ?

- GV đưa câu ứng dụng dưới tranh.

- Gọi HS đọc câu còn thiếu dưới tranh.

- Gv cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm từ còn thiếu điền vào ô trống của từng câu dưới tranh.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Gv nhận xét, chốt đáp án đúng.

- Gọi HS đọc lại 3 câu đã điền hoàn chỉnh.

i. Đọc các tên viết hoa.

- GV đọc mẫu các tên riêng, giới thiệu: Đây là tên của các tỉnh, thành phố ở nước ta.

- Yêu cầu HS đọc 3 tên riêng: Hà Nội, Lai Châu, Gia Lai.

- Mẹ nói: sói là kẻ thù của họ nhà gà

- HSs đọc: cá nhân, nhóm.

- HS nghe.

- 2 đội chơi trên bảng lớp.

- Nhận xét.

- HS đọc (đ- đá sẽ; c – cũi;…)

- HS trả lời.

- HS đọc.

- Câu ứng dụng chưa ầy đủ - … từ xẻ

- HS đọc.

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- HS chơi trò chơi.

- HS thảo theo yêu cầu.

- Đại diện các trình bày.

- HS đọc.

(20)

- Tổ chức thi đọc 3 tên riêng trước lớp.

- Nhận xét.

Củng cố, dặn dò

- Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân và xem tiếp bài 10A.

__________________________________________

Ngày soạn: 23/10/2020

Ngày giảng :Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2020 Luyện từ và câu

TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI, DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung * Kiến thức:

- Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động , trạng thái của loài vật và sự vật trong câu ( BT1,BT2) .

- Biết đặt dấu phẩy và chỗ thích hợp trong câu ( BT3 ).

* Kĩ năng:

- KNS: Lắng nghe tích cực; tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác.

*Thái độ:

- GD cho HS ý thức tự giác, ham hiểu biết, yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng (Hs chức )

- Tập đọc, viết lại được ít nhất 2 từ chỉ hoạt động.

- Lắng nghe tích cực - Tự giác học bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

-GV: Viết sẵn một số câu để trống các từ chỉ HĐ. BP: viết bài tâp 1,2 -HS: SGK, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS chức 1. Ổn định tổ chức. (1p)

- Yêu cầu HS hát tập thể.

2. Kiểm tra: (5p)

- Điền các từ chỉ hoạt dộng vào chỗ trống.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: (25p)

HĐ 1. Giới thiệu bài: (1p)

- Nêu yêu cầu tiết hoc, viết tiêu đề bài lên bảng.

- Hát.

- 2 HS lên bảng thực hiện.

a. Thầy Thái dạy môn Toán.

Tổ trực nhật quét lớp.

b. Cô Hiền giảng bài rất hay.

Bạn Hạnh đọc truyện.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu

-Quan sát

(21)

HĐ 2. HD làm bài tập:

* Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Treo bảng phụ.

- Các câu đó nói gì.

- Tìm những từ chỉ hoạt động( Gạch dưới những từ chỉ hoạt động, trạng thái)

- Từ ăn, uống, là những từ chỉ hoạt động, trạng thái.

*Bài 2:

- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

Giơ, đuổi, chạy, nhẹ, luồn là những từ chỉ hoạt động.

*Bài 3:

- Nêu yêu cầu.

- Treo bảng phụ.

- Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người, các từ ấy trả lời câu hỏi gì?.

- Để tách rõ hai từ cùng trả lời câu hỏi làm gì? trong câu, ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào.

*) GDQTE: Là một người HS em cần phải làm gì để thầy cô và bó mẹ vui lòng?

- Nhận xét - đánh giá.

4. Củng cố dặn dò: (3p)

- Chốt lại nội dung bài: Trong bài học này, ta đã tìm và dùng từ chỉ HĐ, trạng thái của người, loài vật hay sự vật. Biết cách dùng dấu phẩy để đánh dấu các bộ phận câu giống nhau.

- Nhận xét giờ học.

đề bài.

* Tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái của loài vật và sự vật.

- ý nói tên các con vật, sự vật trong mỗi câu (con trâu, đàn bò …)

- HS nêu: Các từ chỉ hoạt động “ăn”, “uống”

a. Con trâu ăn cỏ.

b. Đàn bò uống nước dưới ruộng.

c. Mặt trời đang toả ánh nắng.

* Chọn từ điền vào chỗ trống.

- Thảo luận nhóm đôi làm bài.

- Đọc bài đồng dao.

Con Mèo, con Mèo Đuổi theo con Chuột Giơ vuốt nhẹ nhàng

Con chuột chạy quanh Luồn hang luồn hốc.

Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong những câu sau:

- Lớp làm bài trong vở - 3 em lên bảng làm bài.

a. Lớp em học tập tốt lao động tốt.

- Có hai từ chỉ hoạt động:

Học tập và lao động.

- Ta đặt dấu phẩy vào sau chữ học tập tốt.

b. Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh.

c. Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

Nêu được một vài từ chỉ hoạt động.

-Lắng nghe

(22)

- Nhận xét.

- Suy nghĩ và phát biểu.

- Lắng nghe.

_________________________________

Chính tả: (nghe - viết) BÀN TAY DỊU DÀNG I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung * Kiến thức:

- Chép chính xác bài CT , trình bày đúng đoạn văn xuôi ; biết ghi đúng các dấu câu trong bài .

- Làm đúng BT2 ; BT(3) a / b

* Kĩ năng:

- GD KNS: Lắng nghe tích cực; hợp tác; quản lý thời gian.

*Thái độ:

- GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả.

2. Mục tiêu riêng ( HS chức)

* Kiến thức:

- Tập chép được bài chính tả theo hướng dẫn

* Kĩ năng:

- Rèn viết đúng chính tả, viết dúng cỡ chữ.

* Thái độ:

- Chăm chỉ tập viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: BP Viết sẵn các bài tập 2,3.

-HS: Vở ghi, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSchức 1. Ổn định tổ chức: (1p)

- Kiểm tra sĩ số, cho HS hát đầu giờ.

2. Kiểm tra: (5p)

- Đọc cho HS viết các từ: xấu hổ, cửa lớp, xin lỗi.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: (29p) HĐ 1. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.

HĐ 2. HD tìm hiểu và ghi nhớ bài viết.

* Đọc đoạn viết.

- Hát.

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết b/c.

- Cùng GV nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Nghe - 2 học sinh đọc lại

-Quan sát viết bảng con

(23)

- Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo như thế nào ? - Mỗi dòng thơ có mấy chữ.

- Những chữ nào được viết hoa.

* HD viết từ khó:

- Yêu cầu HS luyện viết các từ khó:

làm bài, trìu mến, … - Nhận xét - sửa sai.

*HD viết bài:

- Đọc đoạn viết.

- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết, các hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài,...

* Đọc soát lỗi.

- Đọc lại bài, đọc chậm.

* Chấm, chữa bài:

- Thu 3- 5 bài để nhận xét.

- Nhận xét, sửa sai.

HĐ3. HD làm bài tập:

* Bài 2:

- Treo BP nội dung bài tập 2.

- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi.

- Nhận xét, đánh giá.

* Bài 3:

- Yêu cầu làm bài- chữa bài.

- Nhận xét - đánh giá.

4. Củng cố - dặn dò: (3p)

- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.

- Nhận xét tiết học.

- Trả lời câu hỏi.

- Mỗi dòng thơ có 5 chữ.

- Các chữ đầu viết hoa.

- Viết bảng con.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Nghe - Viết bài.

- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

* Tìm 3 từ mang vần : ao, au.

- Thảo luận nhóm đôi.

- Đai diện nhóm đọc bài làm của nhóm mình.

+ ao: con dao, nấu cháo, báo tin, bảo ban, bạo dạn.

+ au: báu vật, châu báu, nhàu nát.

- Nhận xét, bổ sung (nếu có).

* a. Đặt câu để phân biệt các tiếng sau:

- Gia đình em sống vui vẻ.

- Hoà ơi ra sân chơi đá cầu đi.

- Nước da bạn Thu trắng hồng.

b. Tìm tiếng có vần uôn, uông điền vào chỗ trống.

+ Đồng ruộng quê em xanh tốt.

+Nước từ trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn

- Nhận xét, bổ sung (nếu có).

- Lắng nghe và thực hiện.

viết từ khó vào bảng con -Tập chép bài chính tả vào vở

-Quan sát -Lắng nghe

__________________________

(24)

Toán BẢNG CỘNG I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung * Kiến thức:

- Thuộc bảng cộng đã học.

- Biết thữc hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn.

- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 (3 phép tính đầu); bài 3.

* Kĩ năng:

- KNS: Tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.

*Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận cho HS. - GD HS yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng ( HS chức)

* Kiến thức:

- Được hướng dẫn sử dụng que tính làm được bài tập 1.

* Kĩ năng:

- Kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan

* Thái độ:

-Chăm chỉ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Giáo án + SGK

- HS: Dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS chức 1. Ổn định tổ chức.( 1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra bài cũ ( 5p)

-Gọi HS đọc bảng 6cộng với 1 số.

-Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.

25 + 15 46 + 24 -Nhận xét chung.

3. Bài mới:

HĐ 1. Giới thiệu bài: (1p)

- Hôm nay, chúng ta học bài:

Bảng cộng. Ghi tựa bài lên bảng.

HĐ 2. HDHS tự lập bảng cộng:

(10p)

* Bài 1: (4p)

- GV viết lên bảng chẳng hạn:

9 + 2 gọi hs nêu kết quả làm

- Thực hiện theo yêu cầu.

- Dưới lớp làm vào bảng con.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Lập bảng cộng theo hướng dẫn.

-Làm bảng con

(25)

tương tự cho hết bảng 9 cộng với 1 số

-Tổ chức cho HS ôn lại bảng 9 cộng với 1 số bằng cách HS đố nhau. HS nêu GV ghi bảng.

Tương tự ôn lại bảng cộng 8, 7, 6.

HĐ 3. HD Thực hành: ( 20 p)

* Bài 2: ( 5p) (3 phép tính đầu) - Cho HS làm vào vở.

* Bài 3: ( 6p) - GV tóm tắt:

Hoa 28kg Mai nặng hơn Hoa 3kg Mai .... kg ? - Nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò: ( 3p) - Cho HS thi nói nhanh kết quả bảng cộng.

-Nhận xét, tuyên dương

-Về nhà làm VBT, chuẩn bị bài sau.

9 + 2 = 11 ; 2 + 9 = 11 9 + 3 = 12 ; 3 + 9 = 12 9 + 4 = 13 ; 4 + 9 = 13 ...

9 + 9 = 18

-HS đặt tính và tính vào vở.

-HS giải trong vở Bài giải Mai cân nặng 28 + 3 = 31 (kg)

Đáp số: 31 kg

- Tham gia chữa bài.

- Thực hiện.

- Lắng nghe và thực hiện.

Dùng que tính làm được bài tập 1.

-Quan sát

-Lắng nghe

Ngày soạn: 23/10/2020

Ngày giảng :Thứ năm ngày 29 tháng10 năm 2020 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung * Kiến thức:

- Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm; cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán có một phép cộng.

- Bài tập cần làm: Bài 1; 3; 4.

* Kĩ năng:

- Rèn tính cẩn thận.

- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.

*Thái độ:

- GDHS tính cẩn thận. Yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng ( HS chức)

- Tính và ghi lại được đúng kết qủa các phép tính bài 1 . - Rèn tính nhẩm một số phép tính trong phạm vi 10 - Hứng thú làm bài.

(26)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án + SGK, BP HD HS làm BT - HS: Dụng cụ học tập, vở bài tập.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS chức 1. Ổn định tổ chức.( 1p)

2. Kiểm tra: ( 5p)

-Gọi HS đọc thuộc lòng bảng cộng.

-Nhận xét chung.

3. Bài mới:

HĐ1. Giới thiệu: (1p)

- Hôm nay, chúng ta học bài. Luyện tập. Ghi tựa bài lên bảng.

HĐ 2. HD thực hành:

* Bài 1( 8p)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

a. Cho HS thi đua nêu kết quả tính nhẩm trong từng cột tính. Lưu ý HS khi đổi chỗ các phép cộng thì tổng không thay đổi.

b. Cho HS thi đua nêu kết quả tính nhẩm trong từng cột tính. Lưu ý HS trong phép cộng nếu 1 số hạng không thay đổi, còn số hạng kia tăng thêm (hoặc bớt đi) mấy đơn vị thì tổng cũng tăng thêm (hoặc bớt đi) bằng ấy đơn vị.

* Bài 3: ( 6 p) - HS tự làm vào vở.

- Nhạn xét, đánh giá.

* Bài 4: ( 8p)

- GV tóm tắt gọi 1 HS lên bảng giải, HS còn lại làm vào vở.

Mẹ hái: 38 quả bưởi Chị hái: 16 quả bưởi Mẹ và chị hái: ... quả bưởi ? 4. Củng cố, dặn dò( 3p)

- Cho HS thi nói nhanh kết quả trong bảng cộng.

- Nhận xét tuyên dương.

- Chuẩn bị bài sau:Phép cộng có tổng bằng 100.

- Nhạn xét tiết học.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Tính nhẩm.

9 + 6 = 15 ; 7 + 8 = 15 6 + 9 = 15 ; 8 + 7 = 15 (Còn lại làm tương tự) 3 + 8 = 11 ; 4 + 8 = 12 5 + 8 = 13 ; 4 + 7 = 11 (Còn lại làm tương tự)

-HS thực hiện đặt tính vở.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

Bài giải Mẹ và chị hái được 38 + 16 = 54 (quả bưởi) Đáp số : 54

quả bưởi

- Thực hiện.

- Lắng nghe và thực hiện.

Tự sử dung que tính làm được bài 1

Quan sát các bạn làm

-Lắng nghe

(27)

________________________________________

Kể chuyện NGƯỜI MẸ HIỀN I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung * Kiến thức:

- Dựa theo tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền +Học sinh khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2).

* Kĩ năng:

- GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; kiểm soát cảm xúc; tư duy phê phán; thể hiện sự tự tin.

*Thái độ:

- GD học sinh cảm nhận được tình thương yêu của cô giáo đối với học sinh.

2. Mục tiêu riêng ( HS chức)

- Nhắc lại tên bài, đọc lại được câu chuyện - Rèn sự tập chung lắng nghe

- Lắng nghe bạn kể chuyện . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa . - HS: SGK

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS chức 1.Ổn định tổ chức: ( 1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra: (5 p)

- 2 học sinh kể lại câu chuyện:

Người thầy cũ.

- Nhận xét- Đánh giá.

3. Bài mới: (25)

HĐ 1. Giới thiệu bài mới : ( 1 p)

- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.

HĐ 2. HD Kể chuyện: (24)

* Dựa vào tranh vẽ, kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Treo tranh.

- Hai nhân vật trong tranh là ai.

Nói cụ thể về hình dáng từng nhân vật.

- Hai cậu trò chuyện với nhau điều gì.

-Hát.

- 2 học sinh kể trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung (nếu có).

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Quan sát tranh, đọc lời nhân vật trong tranh để nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.

- 1, 2 học sinh kể mẫu đoạn 1 theo lời gợi ý của GV.

+ Hai nhân vật trong tranh là Minh và Nam, Minh mặc áo hoa không đội mũ còn Nam đội mũ mặc áo màu sẫm.

Nhắc lại tên bài

(28)

- Yêu cầu kể bằng lời kể của mì - YC kể tiếp đoạn 2 ,3, 4.

- Gọi các nhóm kể.

- Nhận xét- đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò: ( 3p)

- Gọi nhóm 5 em lên phân vai kể kết hợp động tác, điệu bộ.

- Qua câu chuyện con cảm nhận được điều gì?

- Về nhà tập kể lại câu chuyện.

- Nhận xét tiết học.

+ Minh thì thầm bảo Nam: “ Ngoài phố có gánh xiếc” và rủ Nam trốn học đi xem. Nam rất tò mò muốn đi nhưng cổng trường khoá. Minh bảo cậu ta biết có một chỗ tường thủng, hai đứa có thể trốn ra.

- Nhận xét - bổ sung.

- Luyện kể theo nhóm 5.

- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.

- Nhận xét- Bình chọn nhóm kể hay nhất.

Lần 1 nhìn sách, lần 2 tự kể theo lời của mình.

+Học sinh khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2)

+ Lần 1: GV là người dẫn chuyện.

vai Nam.,vai Minh.,vai bác bảo vệ., vai cô giáo.

+ Lần 2: học sinh tự phân vai kể.

- Nhận xét- bình chọn.

- Thực hiện.

- Tình thương yêu của cô giáo đối với học sinh.

- Lắng nghe và thực hiện.

Lắng nghe bạn kể chuyện

-Đọc thầm lại câu chuyện

_______________________________________

Tập đọc

BÀN TAY DỊU DÀNG I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung Kiến thức:

- Hiểu ND: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nổi buồn mất bà và động viên bạn học tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người.( trả lời được các CH trong SGK ).

Kĩ năng:

- Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung GD KNS: Thể hiện sự cảm thông; kìm chế cảm xúc; lắng nghe tích cực hợp tác.

Thái độ:

- GD học sinh có tình cảm yêu thương kính trọng thầy cô giáo.

2. Mục tiêu riêng ( HS chức) - Đọc được toàn bài tập đoc - Rèn đọc đứng, ngắt nghỉ đúng

(29)

- Học sinh có tình cảm yêu thương kính trọng thầy cô giáo.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS chức 1. Ổn định tổ chức: (1p)

- Cho HS hát đầu giờ.

2.Kiểm tra bài cũ: (5p)

- Đọc và TLCH bài: Người mẹ hiền.

- Nhận xét đánh giá.

3. Bài mới

HĐ 1.Giới thiệu bài: (1p)

- Bài đọc Bàn tay dịu dàng là một câu chuyện cảm động về tình thầy trò. Tấm lòng yêu thương, cảm thông với học trò của thầy, bàn tay dịu dàng của thầy đã xoa dịu nỗi buồn của bạn học sinh trong bài, giúp bạn ấy vượt qua khó khăn, học tập tốt.

HĐ1. HD luyên đọc:(15) - GV đọc mẫu toàn bài.

*. HD đọc câu.

- Huớng dẫn đọc từ khó: dịu dàng, lặng lẽ, khẽ nói, trở lại lớp…

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.

*. HD đọc đoạn.

- HDHS chia đoạn.

- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.

- HD đọc câu khó trong đoạn.

- HDHS giải nghĩa từ:

+ Giảng từ: âu yếm + Giảng từ: thì thào

- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.

- HS đọc thầm trong nhóm đôi.

- HS thi đọc cá nhân, đồng thanh.

- Nhận xét- Đánh giá.

- Hát

- 4 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.

- Cùng GV nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Lắng nghe.

- HS luyện đọc cá nhân.

- Mỗi học sinh đọc một câu.

- Bài chia 3 đoạn, nêu các đoạn.

- Học sinh đọc nối tiếp lần 1.

+ Thế là / chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích,/ chẳng bao giờ an được bà âu yếm,/ vuốt ve.//

+ Thưa thầy,/ hôm nay/ em chưa làm bài tập.//

+ Tốt lắm!,//Thầy biết em nhất định sẽ làm bài!//

- Biểu lộ tình thương yêu bằng cử chỉ. Lời nói.

- Nói rất nhỏ với người khác.

- 3 học sinh đọc 3 đoạn.

- Luyện đọc nhóm đôi.

- Các nhóm cử đại diện thi đọc đoạn 3.Lớp nhận xét bình

-Lắng nghe

-Đánh vần và đọc được tên bài.

-Lắng nghe

(30)

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

HĐ 4. HD tìm hiểu bài:( 9p) - Yêu cầu đọc thầm đoạn 1, 2 để TLCH.

* Tìm những từ ngữ cho biết An rất buồn khi bà mới mất?

+ Vì sao An buồn như vậy.

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3.

* Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy như thế nào?

*) QTE: Thầy giáo đã An dành tình cảm cho An ntn?

+ Vì sao thầy không trách An khi em chưa làm bài tập?

+ Vì sao An lại nói với thầy sáng mai em sẽ làm bài tập.

- Yêu cầu đọc lại đoạn 3 để TLCH.

* Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của thầy đối với An?

+ Câu chuyện trên cho ta thấy tình cảm của thầy giáo đối với bạn học sinh như như thế nào.

HĐ 4. Luyện đọc lại.( 5) - GV đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn, bài cá nhân, nhóm.

- Yêu cầu thi đọc cá nhân, nhóm.

- Nhận xét, đánh giá.

4.Củng cố, dặn dò: (3p)

- Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.

- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

chọn.

- 1 HS đọc cả bài.

- Lòng An lặng trĩu nỗi buồn.

Nhớ bà, An ngồi lặng lẽ.

- Vì An rất yêu bà, thương nhớ bà, bà mất An không còn được bà âu yếm vuốt ve.

- Thầy không trách An, thầy chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.

- Vì thầy cảm thông với nỗi buồn của An, với tấm lòng thương yêu của An đối với bà.

- Thầy hiểu An buồn nhớ bà nên không làm được bài tập chứ không phải An lười không chịu làm bài.

- Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An.

Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.

- Thầy giáo rất thương yêu học trò. Thầy hiểu và cảm thông với nỗi buồn của An.

- Lắng nghe và đọc thầm theo.

- HS luyện đọc đoạn, bài cá nhân, nhóm

- HS thi đọc cá nhân, nhóm.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

-Nêu: Chuyện Của An, Nỗi buồn,…

- Lắng nghe và thực hiện.

-Lắng nghe

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 23/10/2020

Ngày giảng :Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2020 Toán

PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100

(31)

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung * Kiến thức:

- Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.

- Biết cộng nhẩm các số tròn chục.

* Kĩ năng:

- Biết giải bài toán với một phép cộng có tổng bằng 100.

- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 4

*Thái độ:

- GD HS tính cẩn thận, kiên trì.

2. Mục tiêu riêng ( HS chức)

- Tính và ghi lại được kết qủa các phép tính bài 1 . -Sử dụng đồ dùng trực quan.

- Hứng thú làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Giáo án + SGK

- HS: Dụng cụ học tập, vở bài tập.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS chức 1. Ổn định tổ chức. ( 1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra bài cũ ( 5p)

- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng cộng.

- Nhận xét chung.

3. Bài mới:

HĐ1.Giới thiệu bài mới ( 1p) - Hôm nay, chúng ta học bài. Phép cộng có tổng bằng 100. Ghi tựa bài lên bảng.

HĐ 2. HDHS tự thực hiện cộng có tổng bằng 100: (10p )

- GV nêu bài toán: có 83 que tính, thêm 17 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que t

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần

* MT riêng : (HS Phông: Bị câm điếc, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.) a. Kiến thức: Được nghe, quan sát, nhìn cô viết mẫu chữ P em Phông nhận biết được chữ

* MT riêng HS Đông Phông: Bị câm điếc; khả năng nhận biết số và giải toán kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu; khả năng tính toán chậm.).. Kiến thức: Qua

* MT riêng : (HS Phông: Bị câm điếc, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.) a. Kiến thức: Qua quan sát được giáo viên hướng dẫn hs đọc nhẩm đoạn 1 của bài. Kĩ

Chúng tôi đã hoàn thành việc nối kết và truyền thông mạng máy tính cho nhiều máy học viên (máy trạm) và máy giáo viên (máy chủ trung tâm) thành một phòng thí nghiệm điện

Vấn đề dạy ngữ pháp trong giáo dục ngoại ngữ Swan (2011) [17:493] cho rằng “việc dạy ngoại ngữ không phụ thuộc nhiều vào những mô hình lý thuyết cụ thể cho

* MT riêng: (HS Thắng Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số và giải toán kém