• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:...

Ngày dạy: ...

ĐIỆP NGỮ Tiết 54

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Hiểu được thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.

- Nắm được các loại điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ trong văn bản.

2. Kĩ năng:- Nhận biết phép điệp ngữ. Phân tích tác dụng của điệp ngữ.

- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức sử dụng điệp ngữ .

- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết, phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong văn cảnh thể.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

-Soan bài theo hướng dẫn SGK.

- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.

C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC

-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút:

- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề ...

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) Đọc thuộc lòng và nêu nét đặc sắc nghệ thuật ở khổ cuối bài Tiếng gà trưa”?

- HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

- Đọc thuộc lòng

- Nêu tác dụng của điệp ngữ ”vì”

Điệp ngữ khá phổ biến trong văn học. Vậy điệp ngữ là gì?

HOẠT ĐỘNGII. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

Tìm hiểu về điệp ngữ

(1) Trong bài thơ Tiếng gà trưa, những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần.

(2) Theo em tác dụng của việc lặp đi lặp

I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ 1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu:

- Trong bài tiếng gà trưa có từ lặp đi lặp lại là: vì, nghe, này.

- Gợi lên tâm tư tình cảm của người lính

(2)

lại những từ ngữ ấy là gì?

(3) Từ những nội dung vừa thực hiện,hãy đọc và hoàn thiện nhận định sau: Điệp từ là biện

pháp.... ...để..

...

- Gọi HS nhận xét.

-Gọi HS đọc ghi nhớ

- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.

trẻ trên đường hành quân xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những suy tư, hồi ức về bà.

- Điệp từ là biện pháp lặp đi lặp lại từ để khơi gợi, nhấn mạnh cảm xúc của người cháu về bà khi đi hành quân

2. Kết luận: Ghi nhớ SGK

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

- Những điệp ngữ trong bài thơ “Tiếng gà trưa” được đặt ở những vị trí nào của câu thơ?Với vị trí như vậy ta gọi đó là kiểu điệp ngữ gì?

Trong vd a, mục II,các điệp ngữ đứng ở những vị trí nào? Hãy gọi tên những điệp ngữ ấy?

-Tương tự, em hãy nhận xét vị trí của các điệp ngữ ở vd còn lại và gọi tên các điệp ngữ ấy?Hãy đọc một bài thơ khác em đã được học có sử dụng điệp ngữ vòng và nêu td của ĐN ấy?

- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ -Xung phong trả lời câu hỏi - Khái quát kiến thức

- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung

II. Các dạng điệp ngữ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu:

2. Nhận xét:

- Các điệp ngữ đúng ở đầu câu, hoặc đầu mỗi khổ thơ.

=> Điệp ngữ cách quãng.

- Các điệp ngữ đứng kế tiếp nhau trong 1 câu thơ.

=> Điệp ngữ nối tiếp.

- Các điệp ngữ đứng ở cuối câu trên và đầu câu kế tiếp.

=> Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp vòng ).

- Bài “Cảnh khuya”, điệp ngữ “chưa ngủ”, nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước của Bác.

3. Kết luận: Ghi nhớ SGK HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

- Tìm điệp ngữ trong những đ.trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?

- Vì sao em biết đó là điệp ngữ ?

- Tìm điệp ngữ trong đv sau và nói rõ đấy là n dạng điệp ngữ gì ?

1.Bài 1:

- Một DT đã gan góc, DT đó phải được

=> Nhấn mạnh sự gan dạ, dũng cảm của DT VN trong cđ chống ngoại xâm và nhấn mạnh quyền được hưởng tự do, ĐL của DT ta.

- Đi cấy, trông =>Nhấn mạnh nỗi lo âu, trông mong cho thời tiết thuận lợi của ng nông dân.

2. Bài 2:

- Xa nhau... xa nhau => ĐN cách quãng.

(3)

-Theo em, trong đv sau đây, việc lặp đi, lặp lại 1 số từ ngữ có td biểu cảm hay không ?

- Em hãy chữa lại đoạn văn trên cho hay hơn ?

- Một giấc mơ. Một giấc mơ => ch.tiếp.

3. Bài 3:

a. Các từ ngữ được lặp lại trong đv không có td biểu cảm. Có thể lược bỏ các từ ngữ trùng lặp không cần thiết.

b. Phía sau nhà em có 1 mảnh vườn, trồng rất nhiều loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế PN, em hái hoa ở vườn nhà để tặng mẹ, tặng chị em.

HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1)Phát hiện và trình bày tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn sau:

Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

( “ Tre Việt Nam”- Thép Mới) - HS suy nghĩ- phân tích ví dụ -Xung phong trả lời câu hỏi - Khái quát kiến thức

- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...

-NT: Nhân hóa:...

+ Điệp ngữ: Tre

 Nhận mạnh vè đẹp cây tre Việt Nam- biểu tượng cao quí của con người Việt nam trong kháng chiến...

HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

(1) Trao đổi với bạn: Phạm vi sử dụng của điệp ngữ? Sua tầm các câu ca dao có sử dụng điệp ngữ?

(2) Đóng vai anh chiến sỹ trong bài “ Tiếng gà trưa” kể về người bà kính yêu?

(3) Chuẩn bị dàn ý cho tiết luyện nói.

---

Ngày soạn:...

Ngày dạy: ...

LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ

VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC. Tiết 55,56

A.MỤC TIÊU

(4)

1.Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học.

- Nắm được những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.

2. Kĩ năng:

-Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.

- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước một tập thể.

- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.

3. Thái độ: - Giáo dục sự tự tin khi trình bày trước tập thể lớp 4 Phát triển năng lực Năng lực giao tiếp, năng lực tạo lập văn bản.

B. CHUẨN BỊ

- HS: Lập dàn ý chi tiết.

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Hoạt động nhóm. Thuyết trình.

D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

HĐ1: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của hs.

- Chọn1 đề bài trong sgk.

? Đề bài thuộc thể loại gì? Đối tượng cần biểu cảm?

? Với bài thơ này em có những tình cảm gì? Em sẽ biểu đạt tình cảm ấy ntn?

? Trình bày dàn ý cho bài văn?

- HS dựa vào phần tìm hiểu đề sửa dàn ý cho phù hợp.

- GV hướng dẫn hs nhận xét và sửa.

- Dàn ý chính phải đảm bảo được các ý cơ bản.

I. CHUẨN BỊ 1. Đề bài:

PBCN về bài thơ “Rằm tháng giêng” của chủ tịch HCM.

2. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:

a. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: PBCN về 1 tpvh.

- Đối tượng: Bài thơ “RTG”

- Tình cảm: yêu bài thơ, yêu cảnh thiên nhiên trong bài, cảm phục tài năng, tình cảm cũng như bản lĩnh cm của Bác.

b. Lập dàn ý:

* MB: Giới thiệu bài thơ, cảm xúc khi đọc bài thơ.

* TB: PBCN cụ thể về từng phần, đoạn thơ.

- Nội dung:

+ Đêm rằm đẹp, vầng trăng tròn đầy thơ mộng; dòng sông, mặt nước, bầu trời tiếp giáp nhau trong sắc xuân, tình xuân.

+ Nhà thơ là người chiến sĩ đồng thời là thi sĩ rất yêu thiên nhiên đặc biệt là trăng. Vì thế con thuyền ra khơi bàn việc quân khi trở về đã trở thành thuyền thơ, thuyền trăng.

(5)

Hoạt động 2: Thực hành luyện nói

HĐ2: Hs luyện nói theo nhóm

? Từ những giờ luyện nói trước em hãy nhắc lại những yêu cầu cơ bản của giờ luyện nói?

+ Hình ảnh đêm trăng viên mãn tràn đầy sức xuân và đặc biệt là con thuyền trở đầy ánh trăng còn là ẩn dụ cho tương lại tươi sáng của cm VN. Nhà thơ không chỉ là thi sĩ, mà còn là một chiến sĩ cm lạc quan.

- NT:

+ Các tính từ: “viên”- đầy, “thâm” - sâu; danh từ

“yên”- khói; cụm từ “nguyệt chính viên”, “nguyệt mãn thuyền”.

+ Điệp từ: “xuân”.

+ Hình ảnh ẩn dụ: đêm xuân, thuyền trăng.

* KB: Khẳng định sức sống lâu bền của tp.

II. LUYỆN NÓI:(35')

- Hình thức: nói lưu loát, mạnh dạn, rõ ràng.

- Nội dung: đúng chủ đề.

1. Luyện nói trong tổ:

- Tổ trưởng cho các bạn luyện nói trong tổ.

- Thư kí ghi chép, tổng hợp những nhận xét của các ban và cho điểm.

- Tổ trưởng nhận xét ý thức luyện nói của các bạn trong tổ.

2. Luyện nói trước lớp:

- Mỗi tổ cử đại diên một người nói trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, cho điểm theo tiêu chí giờ luyện nói.

- GV cho điểm với những bài nói tốt.

Nhận xét giờ luyện nói.

+ Ưu điểm: - Sự chuẩn bị của hs.

- Cách thuyết trình trước lớp + Hạn chế;

- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Tìm tòi, mở rộng

(2)- Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm.

(3)Tình huống: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh.

Trả lời

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947 ở chiến khu Việt Bắc. Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua.

(6)

Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc.

Mở đầu bức tranh thiên nhiên Việt Bắc là cảnh đêm khuya dưới ánh trăng và âm thanh tiếng suối trong trẻo:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai câu thơ gợi lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, huyền ảo, thân tình. Màn đêm buông xuống, mọi vật chìm trong tĩnh lặng, ánh trăng lên cao và bắt đầu lan tỏa, bao phủ khắp mặt đất. Ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây. Khi bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất. Điệp từ lồng được nhắc lại tới 2 lần trong cùng một câu thơ tạo nên một khung cảnh thiên nhiên lung linh được quan sát thật tinh tế. Trong không gian yên tĩnh ấy, âm thanh tiếng suối vang vọng trong trẻo như tiếng hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối càng làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng tĩnh lặng hơn. Tiếng suối, bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, quấn quýt bên nhau. Thật là một bức tranh “thi trung hữu họa”,

“thi trung hữu nhạc”. Người và vật giờ đây đã gắn bó và giao hòa với nhau.

Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng núi Việt Bắc thì hai câu sau là hình ảnh và tâm trạng của người chiến sĩ vì nước vì dân:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác chưa ngủ. Bác chưa ngủ một phần vì bức tranh thiên nhiên quá đẹp và Bác chưa ngủ vì thao thức lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Bác chưa ngủ vì tâm hồn thi sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp, vì nghĩ đến trách nhiệm to lớn, nặng nề của người chiến sĩ khi lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

Bài thơ được ra đời giữa thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ác liệt. Trên chiến khu Việt Bắc trong cảnh đêm khuya tĩnh lặng, Bác Hồ đã có những giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi. Mặc dù là một người chiến sĩ nhưng bác cũng là một thi sĩ. Tâm hồn người vẫn lạc quan, ung dung, tự tại, hòa hợp và say đắm tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh. Song đằng sau bức tranh thiên nhiên huyền ảo, lung linh, ấy là một nỗi niềm đau đáu về vận mệnh dân tộc của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.

---

(7)

Ngày soạn:...

Ngày dạy: ...

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM Tiết 57,58 (Thạch Lam)

Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.

- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.

3. Thái độ:- Giáo dục lòng yêu quý, trân trọng đặc sản quê hương 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Năng lực đọc hiểu văn bản .

-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).

-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

1. Giáo viên:- Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án.

2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài mới. Học bài cũ.

C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC

-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút:

- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề ...

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

(8)

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

Quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu ở dưới

• Các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến thứ quà nào?Chia sẻ một vài hiểu biết của em về thứ quà đó - HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

- Các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến: Cốm

Cốm là đồ ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, thường thấy tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam, tuy nhiên đây là món ăn rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội.

Cốm là món quà thiên nhiên ban tặng người nông dân, là món quà của lúa non được kết tinh hương vị đất trời và sương sớm. Mỗi một hạt cốm dẻo lại mang trong mình hưỡng sữa non thanh mát, mùi thơm phức của sự thanh đạm.

Là một thức quà vừa sang trọng vừa bình dân, cốm tươi thường được ăn thanh cảnh, nhẹ nhàng không phải là món ăn lấy no. Cốm được gói trong lá sen thơm mùi hương đồng gió nội chứ không bày đĩa hay gói túi nilon. Dùng tay để nhón từng chút cốm trong gói lá sen và bỏ vào miệng chứ không trút ra bát và dùng thìa xúc. Người sành ăn cốm không ăn kèm với bất kỳ thứ gì khác nhằm cảm nhận toàn diện vị ngọt và ngon của cố. Tuy nhiên, cũng thường thấy cốm tươi được sử dụng ăn kèm với hồng chín đỏ hoặc chuối tiêu chín.

HOẠT ĐỘNGII. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I/ GIỚI THIỆU CHUNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh

Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1)Phần chú thích trong bài cho em hiểu những gì về tác giả Thạch Lam? Ngoài ra em còn có những hiểu biết thêm nào khác về tác giả này?

(2) Nêu xuất xứ của tác phẩm này?

(3) Bài tùy bút là gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chính?

1, Tác giả:Thạch Lam – Nguyễn Tường Lân (1910 – 1942) là nhà văn nổi tiếng.

2, Tác phẩm:rút từ tập tuỳ bút “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943)

Thể loại :

Tuỳ bút: là thể văn ghi chép lại những sự việc, hình ảnh mà nhà văn quan sát, chứng kiến nhưng thiên về biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà văn. Ngôn ngữ trong tuỳ bút thường giàu hình ảnh và mang đậm chất trữ tình. Tuỳ bút có dáng dấp rất gần với thơ trữ tình.

- PTBĐ: miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị

(9)

- HS chia sẻ ý kiến với bạn -GV tổng hợp - kết luận

luận.

Thạch Lam tên đầy đủ: Nguyễn Tường Lân là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông cũng là em ruột của 2 nhà văn khác nổi tiếng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.

Tác phẩm nổi bật: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, -GV kết hợp giới thiệu kênh chữ- kênh hình.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) GV hướng dẫn đọc: Đọc với giọng thật tình cảm, tha thiết, trầm lắng, chậm, êm.

- Giải nghĩa từ khó – chú ý từ H-V.

(2) Dựa vào mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần - HS chia sẻ ý kiến với bạn

-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

1. ĐọC- Chú thích:

2. Bố cục : 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu… “thuyền rồng” cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm.

- Đoạn 2: Tiếp…”Nhũn nhặn” cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm.

- Đoạn 3: Còn lại: Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.

3, Phân tích:

a) Cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm:

Hoạt động của giáo viên-học sinh

Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả lời câu hỏi :

1. Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?

2. Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc , hương vị,trong đoạn văn thứ

- Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ ->

gợi cảm hứng: Hương vị cốm.

-> Dòng cảm giác và tưởng tượng-> mở đầu thật tự nhiên và gợi cảm.- Khêu gợi cảm xúc và tưởng tượng của người đọc, thể hiện sự tinh tế trong cảm thụ cốm của t/g’.

- Dùng các động từ, tính từ thích hợp: (lướt, thấm nhuần, vỏ xanh, trắng thơm…)

(10)

nhất. Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng ( hương vị, nét duyên của gánh cốm ) ?

3. Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng?

- HS suy nghĩ - Phát hiện chi tiết

-Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, bổ sung...

-GV tổng hợp, kết luận,

- 3 câu tả, một câu hỏi tu từ - cảm nhận bằng khứu giác

=> T/g’ là người thanh nhã, nhạy cảm, tinh tế với tình yêu sâu nặng dành cho một vùng nông thôn Hà Nội.

- Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra Cốm- Cô gái làng Vòng – duyên dáng, lịch thiệp.

=> Vẻ đẹp của người tôn lên vẻ đẹp của Cốm ->

Cốm trở thành thứ văn hóa ẩm thực.

=> Tình cảm yêu quí, trân trọng cội nguồn trong sạch, thanh khiết, giàu sắc thái văn hoá dân tộc của Cốm.

b, Cảm xúc về giá trị của cốm.

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

-Trong đoạn 2, t/g đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng Cốm làm đồ sêu tết của nd ta? Khi giới thiệu cảm xúc về giá trị của Cốm t/g dùng lối viết nào?

(lời bình luận).

-Theo dõi 2 lời bình luận, nhất là lời bình thứ 2 em nhận thấy sự hoà hợp, tương xứng của Cốm. Cốm được tác giả phân tích trên những phương diện nào?

- Sự hoà hợp ấy tạo nên giá trị nào của Cốm?

- Qua đó, t/g muốn truyền đạt tới chúng ta thái độ, t/c nào trong ứng xử với thứ quà dân tộc là Cốm.

- Bên cạnh thái độ đó, tác giả còn muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì ? (Phê phán, chê cười, đáng tiếc cho những tục lệ đẹp đang mất dần và thay bằng những thứ bóng bẩy, hào nhoáng, thô kệch, đắt đỏ do thói học đòi).

Và điều phê phán đó càng làm tăng thêm giá trị của Cốm. Để sau đó tác

Cảm nhận:

Nhận xét của tác giả trong đoạn Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác:

+ Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân.

+ Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội.

+ Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên

→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao 2. Cốm thích hợp với lễ vật siêu tết bởi Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết, mang trong đó là sự đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ. Cốm là cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Cốm còn thích hợp với lễ nghi văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Sự hài hòa tương xứng của hồng và cốm được thể hiện trên hai phương diện:

• Màu sắc: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ của hồng như ngọc lựu già

• Hương vị :một thứ thanh đạm, một thứ

(11)

giả đi vào bàn về thưởng thức Cốm.

- Phát hiện chi tiết

-Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, bổ sung...

-GV tổng hợp, kết luận,

ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.

c. Cảm nghĩ về cách thưởng thức Cốm

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

Đọc đoạn văn thứ ba và trả lời câu hỏi : 1. Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: "cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nơi có An Nam.

2. Vì sao cốm được chọn là quà siêu tết?

sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương tiện nào?

- Tham gia nhận xét, bổ sung...

-GV tổng hợp, kết luận,

- Cách ăn Cốm:

- Cách mua Cốm:

-Ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ

=> cảm hết được các thứ hương vị đồng quê kết tinh ở Cốm.

-> Cái nhìn văn hoá với việc thưởng thức món ăn bình dị - Cốm.

- Mua Cốm: nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve.

-> Cốm như một thứ giá trị tinh thần đáng được trân trọng, giữ gìn.

Bằng thái độ nhân nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm: cốm không phải là thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm không được thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy mà hãy nhẹ nhàng, nâng đỡ, chút chiu, vuốt ve. Phải kính trọng cái lộc của trời ban. Như vậy, người thưởng thức sẽ được trang nhã, đẹp đẽ hơn, tươi sáng hơn nhiều.

3.Tổng kết

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1)Theo em, văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

(2)Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật?(phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...)

-Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, bổ sung...

-Nhà văn muốn gửi đến người đọc một thông điệp: nên giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Nghệ thuật:

- Phương thức biểu đạt là biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự và nghị luận. Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc và đầy chất thơ.

Hình ảnh: bình dị, giàu hình ảnh, trang trọng, nhẹ nhàng với những động từ thích

(12)

-GV tổng hợp, kết luận - Gọi HS đọc ghi nhớ

hợp thanh nhã, tinh khiết, phảng phất.

Giọng điệu: nhẹ nhàng, sâu lắng.

* Ghi nhớ: SGK

Tác giả đã quan sát thật kĩ và nhận xét tinh tế, nhạy cảm và tỉ mỉ. Lời đề nghị của nhà văn nhẹ nhàng, trân trọng. Những từ ngữ chọn lọc ,gợi nhiều liên tưởng. Thêm vào đó cách Thạch Lam gọi cốm bằng những từ ngữ trân trọng như là: thức quà, thức dâng, lộc trời còn thể hiện sự trân trọng với món quà đặc biệt, sự khác biệt của Cốm với những thức quà khác.

HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1)Tìm và phân tích một số ví dụ trong bài tùy bút Một thứ quà của lúa non: Cốm để chứng minh nhận định: Nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế nhẹ nhàng mà sâu lắng.

-Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, bổ sung...

-GV tổng hợp, kết luận,

- Đoạn mở đầu: “Cơn gió mùa hạ, lướt qua vùng sen trên hồ, thấm nhuần các hương thơm của lá, như báo trước về một thức quà thanh nhã và tinh khiết.” Cảm xúc dạt dào, trữ tình tuân chảy trong từng câu chữ, câu văn khiến cho bài tùy bút giống như một bài thơ lãng mạn. Cách mở bài tự nhiên, sinh động cuốn hút với sự cảm nhận của tác cả các giác quan để thấy được nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.

- Đoạn văn về các thưởng thức cốm: “Cốm phải ăn từng chút ít thong thả và suy ngẫm.

Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. Từ đó thể hiện tấm lòng chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm phong vị của quê hương.

- Thạch Lam còn cho rằng cốm là thức quà riêng biệt, thức dâng, đặc sản, lộc trời.

Qua đó, thể hiện sự trân trọng, nâng niu đối với món quà đặc biệt này.

HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1)Thạch Lam cho rằng" Cốm không phải thức quà của người vội". Theo em, trong cuộc sống hiện đại hối hả ngày nay, cốm và việc thưởng thức cốm có ý nghĩa như thế nào?Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những nét văn hóa truyền thống

Ăn cốm phải ăn chút ít, chậm rãi mới có thể biết được vị ngon của cốm, mùi thơm phức của lúa mới, mùi hoa của cỏ dại, chất ngọt của cốm, mùi thơm mát của lá sen già bọc cốm.

Chúng ta nên nhẹ nhàng, trân trọng và chắt chiu món quà cốm mà thiên nhiên

(13)

của dân tộc?

- HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

ban tặng con người.

Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu

? Đoạn văn đầu tiên này, tác giả đã bày tỏ những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi Sài Gòn ?

? Tác giả đã so sánh Sài Gòn với những ai và những cái gì ? Tác dụng của so sánh ấy ?

? Bên cạnh sự so sánh ấy, tác giả còn có những cảm nhận về thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn. Em hãy tìm các chi tiết, hình ảnh nói về điều ấy ?

(Những cảm nhận về thời tiết như thế nào ? Qua đó , em thấy thời tiết của Sài Gòn có đặc điểm gì ?)

- Em hiểu tại sao ở đây chỉ toàn người Sài Gòn mặc dù không ít người gốc nơi khác ? Và đã là con người Sài Gòn, nhất là các cô gái Sài Gòn thì nét phong cách nổi bật là gì

?

-Em hãy tìm câu văn thể hiện rõ nhất đặc điểm riêng của cư dân Sài Gòn. Và tất cả những hình ảnh, đặc điểm đó đã tạo nên một Sài Gòn có đặc điểm chung về con người ra sao ?

HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Em hãy đọc và tìm hiểu về nội dung được nói tới trong văn bản sau:

Tôi gật đầu và xin phép nghĩa thêm rằng giã cốm cũng là một nghệ thuật và tất cả cái gì là nghệ thuật đều là không sốt ruột được. Người sản xuất cốm không được phép sốt ruột mà cả những người quen bỏ cốm vào mồm như chúng ta cũng không được sốt ruột. Nếu sốt ruột thì nên chọn thứ quà khác. Người ta thường bảo nói phải có nghĩ ăn phải có nhai. Ăn cốm phải nhai kỹ nhai lâu, phải kiên nhẫn ít nhiều thì mới thấy được cái tính nết quí hóa của hạt nếp bao tử. Tôi cũng không dám đi quá câu chuyện và lý thuyết mà tổng qui rằng cái anh tiểu tư sản muốn chữa cái căn bản bệnh sốt ruột cố hữu thì nên ăn cốm, thì phải tập ăn cốm. Tôi không nói thế mà tôi nói rằng cốm không phải là thứ ăn của những người hộc tốc nuốt chửng. Đang nói về ăn cốm phải nhai kỹ bà cụ hàng xóm vừa sang cũng bắt vào chuyện. Và cụ liền kể cho nghe về nghề cốm trong hồi đồng ruộng làng Vòng chưa được giải phóng khỏi tay đế quốc chiếm đóng, ruộng lúa làm cốm lố nhố lên những lô cốt địch. Bà cụ vừa cười hóm hỉnh vừa tả lại cái cảnh bọn giặc ăn cốm Vòng và cướp cốm Vòng - "Thường thường trong nhà làm cốm, buổi sáng đều có nắm cốm chim cho trẻ con nó làm thứ quà ăn sáng. Sớm nó ập vào thấy nắm cốm chim của trẻ em, là bốc bỏ vào mồm nuốt chửng. Buổi chiều đang giã cốm mà nó ập vào thì mới giã đến lượt một chưa sạch trấu nó cũng bốc bỏ vào mồm.

Vừa nuốt vừa quát vừa bắn qua ngõ qua mái nhà. Rồi nó chửi chày cối nhà này nhà kia

(14)

làm ồn ào nó khó canh gác, nó còn vu cho làng này định "nhại tiếng súng mỏ chìa của trên đồn".

(2)Giới thiệu về một món ăn truyền thống ở địa phương?

(3) Chuẩn bị bài: chơi chữ.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh

- Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh