• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Khâm phục các bậc tiền bối ( Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh....) nhưng không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. (1.0đ)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "- Khâm phục các bậc tiền bối ( Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh....) nhưng không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. (1.0đ)"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1/ Em hãy đọc đạm văn và trả lời câu hỏi: (2.5đ)

- Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội, Gác-ni-ê liền mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. Quân của Hoàng Tá Viêm và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Sơn Tây phối hợp với quân của Trương Quang Đản ở Bắc Ninh kéo về bao vây thành Hà Nội. Gác-ni-ê phải kéo quân từ Nam Định về giữ Hà Nội. Sáng ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê đang hội đàm với phái đoàn triều đình Huế đã bỏ dở cuộc họp, chỉ huy quân đuổi theo, bị lọt vào trận phục kích của ta tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê và nhiều binh sĩ bị giết tại trận.Trận Cầu Giấy lần thứ nhất là tổn thất nặng nề nhất của Pháp kể từ khi tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ. Lúc này, nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên chưa thể tăng viện, quân Pháp lúng túng hoảng hốt , dự tính rút khỏi Bắc Kì. Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân hăng hái chống giặc, rào làng kháng chiến, nhiều đội nghĩa binh thành lập. Các đội quân của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đản bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục mộ quân, củng cố lực lượng sẵn sàng đánh Pháp. Sau trận Cầu Giấy, cục diện chiến tranh thay đổi có lợi cho ta, quân Pháp đứng trước tình thế khó khăn, có thể bị tiêu diệt ở Bắc Kì, nhưng triều Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt giặc, ra lệnh bãi binh và giải tán các đội dân binh để thương lượng với Pháp kí Hiệp ước 1874, nhờ đó, Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt.

a) Trong giai đoạn từ nằm 1858-1885 có mấy trận Cầu Giấy ? (0.5đ) Diễn ra vào thời gian nào?

(0.5đ)

b) Trong đoạn văn trên thì đây là trận Cầu giấy lần thứ mấy ? (0.5đ) c) Em hãy nêu diễn biến trận Cầu giấy 1873 ? (0.5đ)

d) Em hãy trình bày ý nghĩa của trận Cầu giấy 1783 ? (0.5đ)

2/ Em hãy nêu những chuyển biến về kinh tế trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ I (1897- 1914) của thực dân Pháp? (2đ) Theo em tác hại của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào? (1.5đ)

3/ Em hãy cho biết vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ? (1.5đ) Vì sao người không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối mà lại đi tìm con đường cứu nước mới ? (1.5đ)

4/ Em hãy nêu tên 3 anh hùng dân tộc ở Sài Gòn – Gia Định có công chống Pháp?(1đ)

(2)

ĐÁP ÁN

1/ a) Có 2 trận Cầu Giấy, trận Cầu Giấy thứ nhất diễn ra năm 1873 và trận Cầu Giấy thứ hai diễn ra năm 1882. (1đ)

b) Trong đoạn văn là trận Cầu Giấy thứ nhất diễn ra năm 1873.(0.5đ)

c) Diễn biến: Thấy lực lượng địch ở Hà Nội yếu, quân ta khép chặt vòng vây nên ngày 21/3/1873, quân pháp buộc phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy. Chớp thời cơ quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm phục kích giết tại trận viên chỉ huy Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan và binh lính địch.(0.5đ)

d) Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy (1873) của quân ta làm cho quân Pháp hoang mang lo sợ, còn quân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.( 0.5đ)

2/ Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp : (2.0đ) - Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩ kiếm lời.

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ kinh tế, vừa nhằm mục đích quân sự

- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường, mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

Tác hại: (1.5đ)

- Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.

- Nông nghiệp dẫm chân tại chỗ.

- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

 Nền kinh tế Việt Nam cơ bản là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.

Đời sống của nhân dân đặc biệt là công nhân và nông dân cực khổ và bị bần cùng hóa.

3/

- Về thân thế của Nguyễn Tất Thành. ( 0.75 đ)

- Các cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng Việt Nam nổ ra liên tục, mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại => Khủng hoảng đường lối cứu nước (0.75đ)

- Khâm phục các bậc tiền bối ( Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh....) nhưng không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. (1.0đ)

+ Nền văn minh phương tây ( Pháp) phát triển mạnh mẽ, muốn biết sự thật đằng sau khẩu hiệu : “ Tự do- Bình đằng – Bác Ái” -> muốn sang Phương Tây tìm đường cứu nước mới (0.5đ)

4/ - Tùy theo câu trả lời của học sinh mà GV cho điểm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Cuộc đấu tranh tiêu biểu : đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh. - Mục tiêu đấu tranh: đòi tự do,

Các thầy cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi

Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Anh Đào, GVHD PGS.TS Nguyễn Văn Phát, Đại học Kinh tế Huế (2014):“Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua dầu nhớt Total do doanh

Từ mô hình nghiên cứu ban đầu được xây dựng dựa trên lý thuyết và quan sát thực tiễn của tác giả đối với sản phẩm đồng phục của Đồng phục Lion thuộc

Trong các phương pháp trước tiên định ra một hàm đối tượng (objective function), còn gọi hàm trị giá (cost function), rồi dùng một thuật toán tối ưu hóa để cực đại hóa

Phân tích tác động của các nhân tố thành phần Marketing mix đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và

Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng.. Một lần, rơi vào ổ phục kích,

[r]