• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIÁO TRÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIÁO TRÌNH"

Copied!
63
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Ban hành lần: 3

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ BR-VT

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTCN, ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2020

(2)

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên nghề Kế toán doanh nghiệp trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chúng tôi đã thực hiện biên soạn cuốn tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh.

Tài liệu được biên soạn thuộc loại giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập lưu hành nội bộ trong nhà trường nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

(3)

LỜI GIỚI THIỆU

Các nhà quản trị chịu trách nhiệm về hoạt động của DN, ra các quyết định về tài chính, đầu tư và kinh doanh, xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại trong việc điều hành hoạt động của DN được thể hiện trực tiếp qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh.

Giáo trình "Phân tích hoạt động kinh doanh" được biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm giúp ích trong việc lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của DN. Hiệu quả kinh doanh được phân tích dưới các góc độ khác nhau và được tổng hợp từ hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong DN nên sẽ là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh các hoạt động, các bộ phận cụ thể trong DN và lập kế hoạch kinh doanh theo đúng mục tiêu chiến lược của DN.

Nội dung giáo trình gồm:

Bài 1: Xác định đối tượng, phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh

Bài 2: Phân tích tính hình sử dụng lao động, tài sản cố định và nguyên vật liệu

Bài 3: Phân tích chung tình hình thực hiện giá thành

Bài 4: Phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu và các khoản mục giá thành

Bài 5: Phân tích kết quả sản xuất

Bài 6: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các học viên để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 16 tháng 07 năm 2020

(4)

MỤC LỤC

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU...1

MỤC LỤC...2

BÀI 1. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...7

1. Khái niệm và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh...8

1.1. Khái niệm...8

1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh...8

1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh...9

1.4. Mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh...10

2. Phương pháp so sánh...11

3. Phương pháp thay thế liên hoàn (phương pháp loại trừ)...13

3.1. Các loại hình phân tích kinh doanh...16

3.2. Tổ chức công tác phân tích kinh doanh...17

4. Phương pháp số chênh lệnh( phương pháp phân tích chi tiết)...18

5. Phương pháp cân đối...19

BÀI 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU...21

1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động...21

1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ...21

1.2. Tình hình sử dụng số lượng lao động...22

1.3. Phân tích tình hình tăng (giảm) năng suất lao động...24

2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định...27

2.1. Phân tích tình hình trang bị kỹ thuật...28

2.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định...28

3. Phân tích hiệu suất sử dụng và cung cấp nguyên vật liệu...29

3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu...29

3.2. Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu...30

(5)

4. Phương hướng nâng cao năng suất lao động...31

BÀI 3. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁ THÀNH...33

1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích giá thành sản phẩm...33

1.1. Ý nghĩa...33

1.2. Nhiệm vụ...34

2. Phân tích chung tình hình biến động giá thành đơn vị...34

3. Phân tích chung tình hình biến động tổng giá thành...35

BÀI 4. PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CHI PHÍ TRÊN 1.000 ĐỒNG DOANH THU VÀ CÁC KHOẢN MỤC GIÁ THÀNH...39

1. Phân tích chung chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu ...39

2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu...40

3. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công và sản xuất chung...43

3.1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu...43

3.2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp...44

3.3. Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung...45

BÀI 5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT...47

1. Phân tích quy mô sản xuất...47

1.1. Ý nghĩa...47

1.2. Nhiệm vụ của phân tích kết quả sản xuất...47

1.3. Chỉ tiêu phân tích: chỉ tiêu giá trị sản xuất...48

1.4. Phương pháp phân tích...48

2. Phân tích kết quả sản xuất và sự thích ứng với thị trường...49

2.1. Chỉ tiêu phân tích: hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất...49

2.2. Phương pháp phân tích...49

3.Chỉ tiêu, phương pháp, nội dung phân tích của sản phẩm có phân chia thứ hạng và không phân chia thứ hạng...50

3.1. Sản phẩm có phân chia thứ hạng về chất lượng...50

3.2. Sản phẩm không phân chia thứ hạng về chất lượng...51

(6)

BÀI 6. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP...56

1. Mục tiêu và công cụ phân tích báo cáo tài chính...56

1.1. Khái niệm...56

1.2. Ý nghĩa...56

1.3. Nhiệm vụ, nội dung và đối tượng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp...57

2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp...57

3. Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu...58

TÀI LIỆU THAM KHẢO...67

GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

(7)

Tên mô đun: Phân tích hoạt động kinh doanh Mã mô đun: MĐ 29

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:

- Vị trí: Phân tích hoạt động kinh doanh thuộc nhóm các mô đun chuyên nghành của nghề kế toán doanh nghiệp, được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các mô đun chuyên nghành của nghề

- Tính chất: Phân tích hoạt động kinh doanh là mô đun chuyên môn bắt buộc có tính chất tổng hợp, vận dụng các công cụ phân tích kinh tế để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cần thiết trong việc ra các quyết định tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu của mô đun:

- Trình bày được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp;

- Xác định được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và tiến trình tổ chức phân tích;

- Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, kế toán, tài chính thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân tích;

- Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đối tượng cần phân tích;

- Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích;

- Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở từng khâu, từng giai đoạn. Từ đó, tìm các nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp;

- Say mê, năng động, sáng tạo trong học tập;

- Có tinh thần tự giác, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tinh thần làm việc nhóm tích cực;

(8)

- Có khả năng tìm kiếm việc làm và học lên trình độ cao hơn hoặc tự tổ chức kinh doanh.

Nội dung của mô đun:

(9)

BÀI 1

XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Mã bài: MĐ 29 - 01 Giới thiệu:

Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp chịu nhiều tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố bên trong là các quyết định của nhà quản trị trong quá trình sử dụng các nguồn lực, các yếu tố của quá trình sản xuất .Các nhân tố bên ngoài là sự tác động của các chính sách, định chế tài chính của nhà nước. Do đó, nếu chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu kinh tế hoặc các báo cáo kế toán thì sẽ không thấy được bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần phải đi vào phân tích hoạt động kinh doanh để thấy được những ưu nhược điểm của quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Phân tích hoạt động kinh doanh là gì? Đối tượng, phương pháp phân tích như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học sau đây.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp;

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh;

-Vận dụng được 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp;

- Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận dụng vào tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp;

- Trung thực, nhanh nhẹn nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung chính:

1.Khái niệm và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh:

1.1.Khái niệm.

(10)

Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp chịu nhiều tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố bên trong là các quyết định của nhà quản trị trong quá trình sử dụng các nguồn lực, các yếu tố của quá trình sản xuất..Các nhân tố bên ngoài là sự tác động của các chính sách, định chế tài chính của nhà nước. Do đó, nếu chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu kinh tế hoặc các báo cáo kế toán thì sẽ không thấy được bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , không thấy được những ưu nhược điểm của quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên các tài liệu hạch toán, báo cáo và các thông tin kinh tế khác…để đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp cụ thể khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm, khai thác khả năng tiềm tàng để nâng cao hiểu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh.

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Ta có thể khái quát đối tượng của phân tích qua sơ đồ sau:

1.2.1. Quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích nhằm nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các kết quả do quá trình hoạt động kinh doanh mang lại có thể là kết quả quá khứ hoặc các kết quả dự kiến có thể đạt được trong tương lai và là kết quả tổng hợp từ nhiều quá trình hoạt động.

Đối tượng nghiên c u ứ

PTKD

Nhân tố tác đ ngộ Quá trình và kêt qu ả ho t đ ng kinh doanhạ ộ

Ch tiêu ỉ kinh tê

(11)

Các kết quả này được biểu hiện dưới dạng các chỉ tiêu kinh tế.Các chỉ tiêu kinh tế có thể là chỉ tiêu đạt được trong thực tế hoặc là các chỉ tiêu mang tính định hướng từ các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:

Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả HĐKD thông qua các chỉ tiêu kinh tế, mà phân tích còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.Nhân tố là các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu kinh tế.Vì vậy, các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu kinh tế cũng là đối tượng nghiên cứu của phân tích HĐKD.

VD: Để nghiên cứu tăng trưởng quy mô trong kinh doanh của doanh nghiệp - Chỉ tiêu kinh tế được sử dụng là: doanh thu tiêu thụ sản phẩm

- Các nhân tố tác động đến doanh thu: Sản lượng tiêu thụ và đơn giá bán Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ x Giá bán

Tùy theo mức độ tác động và mối quan hệ với chỉ tiêu, mà nhân tố tác động thuận hoặc nghịch đến chỉ tiêu kinh tế.

Ở VD này, cả hai nhân tố sản lượng tiêu thụ và giá bán cùng tác động cùng chiều với Doanh thu. Có nghĩa là hai nhân tố này tăng sẽ làm chỉ tiêu tăng và ngược lại.

1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cẩu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh.

(12)

Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh. Thông qua tài liệu phân tích cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng, những hạn chế cũng như thế mạnh của doanh nghiệp mình.

Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh.

Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như tài chính, lao động, vật tư…Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh….trên cơ sở đó doanh nghiệp dự đoán các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và có phương án phòng ngừa trước khi chúng xảy ra.

=> Tóm lại, với các ý nghĩa trên, phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các cấp độ quản lý khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có mối quan hệ về quyền lợi với doanh nghiệp.

1.4. Mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh

Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng

Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.

Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém

Xây dựng phương án kinh doanh và các biện pháp phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh.

Có nhiều phương pháp được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế, tuỳ theo mục đích của việc phân tích mà sử dụng biện pháp cho thích hợp.

Thông thường người ta sử dụng các phương pháp sau:

2. Phương pháp so sánh

(13)

Có nhiều phương pháp được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế, tuỳ theo mục đích của việc phân tích mà sử dụng biện pháp cho thích hợp. Thông thường người ta sử dụng các phương pháp sau: phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn.

So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.Vì vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh.

Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc các mục đích cụ thể của phân tích. Chỉ tiêu số gốc để so sánh bao gồm: số kế hoạch, định mức, dự toán kỳ trước. Tùy theo mục đích (tiêu chuẩn) so sánh mà lựa chọn số gốc so sánh:

- Nếu số gốc là số kỳ trước: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai hay nhiều kỳ.

- Nếu số gốc là số kế hoạch: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra.

- Số gốc là số trung bình ngành: Tiêu chuẩn so sánh này thường sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành.

Xác định điều kiện so sánh:

Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sử dụng so sánh phải thống nhất về các mặt sau:

- Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế.

- Phải cùng một phương pháp tính toán.

- Phải có cùng một đơn vị đo lường.

- Phải cùng một khoảng thời gian hoạch toán.

Xác định kỹ thuật so sánh:

So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy sự biến động về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích.

(14)

So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển… của chỉ tiêu phân tích.

So sánh bằng số bình quân: Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối(năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân….)hoặc dưới dạng số tương đối(tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ suất chi phí bình quân…) So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.

Vídụ: Doanh thu năm nay: 5.000.0000.0000 đồng. Doanh thu năm trước: 4.000.000.000 đồng.

Phân tích ví dụ:

- Tiêu chuẩn so sánh: Số kỳ gốc(số kỳ trước): 4.000.000.000 đồng.

- Điều kiện so sánh:

+ Cùng nội dung kinh tế : Doanh thu

+ Cùng phương pháp tính: Tính doanh thu theo phương pháp Doanh thu = sản lượng tiêu thụ x giá bán

+ Cùng đơn vị đo lường : đồng.

+ Cùng một khoảng thời gian hoạch toán: doanh thu trong 1 năm - Kỷ thuật so sánh:

+ So sánh bằng số tuyệt đối:

5.000.000.000 – 4.000.000.000 = 1.000.000.000 đ.

Như vậy, doanh thu năm nay cao hơn doanh thu năm trước 1 tỷ đồng + So sánh bằng số tương đối:

5. 000. 000. 000

4 .000 .000 .000 * 100 % = 125%

Như vậy, doanh thu năm nay đạt 125% doanh thu năm trước, hay có thể nói doanh thu năm nay vượt mức 25% so với doanh thu năm trước.

3. Phương pháp thay thế liên hoàn (phương pháp loại trừ)

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các chỉ tiêu này có quan hệ tích, thương, hoặc vừa tích vừa thương.

(15)

 Các nguyên tắc cần tuân thủ của phương pháp này:

- Phải xác định được số lượng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.

- Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự: nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.

Trường hợp chỉ tiêu có nhân tố kết cấu thì sắp xếp nhân tố số lượng, kết cấu, rồi đến nhân tố chất lượng. Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng, nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau.(Nhân tố chủ yếu là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến chỉ tiêu phân tích. Để biết nhân tố thứ yếu hay nhân tố chủ yếu: cố định các nhân tố định mức, thay đổi 1 đơn vị xem, nhân tố nào ảnh hưởng lớn đến đối tượng, nhân tố đó là nhân tố chủ yếu.)

- Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh hưởng của chúng. Khi thay thế nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc, ngược lại khi thay thế nhân tố chất lượng thì phải cố định nhân tố số lượng ở kỳ phân tích.

- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải đúng bằng đối tượng phân tích.

Bước 1: Giả sử có 4 nhân tố a, b,c, d đểu có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q.

Q1: chỉ tiêu kỳ phân tích Q0: chỉ tiêu kỳ gốc

Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q được thiết lập như sau:

 Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1

 Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0

Ta có đối tượng phân tích: Δ Q = Q1 - Q0

Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:

 Xác định ảnh hưởng của nhân tố a:

Thay thế lần 1: Qa = a1 x b0 x c0 x d0

Mức ảnh hưởng của nhân tố a: Δ Qa = Qa - Q0

 Xác định ảnh hưởng của nhân tố b:

Thay thế lần 2: Qb = a1 x b1 x c0 x d0

Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Δ Qb = Qb - Qa

(16)

 Xác định ảnh hưởng của nhân tố c:

Thay thế lần 3: Qc = a1 x b1 x c1 x d0

Mức ảnh hưởng của nhân tố c: Δ Qc = Qc - Qb

 Xác định ảnh hưởng của nhân tố d:

Thay thế lần 4: Qd = a1 x b1 x c1 x d1

Mức ảnh hưởng của nhân tố d: Δ Qd = Qd - Qc

Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Δ Q = Δ Qa + Δ Qb + Δ Qc + Δ Qd

 Ưu và nhược điểm của phương pháp liên hoàn:

 Ưu điểm:

Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán

Phương pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế

 Nhược điểm:

Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đểu cùng thay đổi.

Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp để phân biệt được nhân tố nào là số lượng và chất lượng là vấn đề không đơn giản.Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính xác.

Ví dụ : Có tài liệu về giá trị sản xuất tại một doanh nghiệp trong kỳ như sau:

Chỉ tiêu Năm

trước

Năm nay

Chênh lệch Mức % Số công nhân sản xuất bình quân

(người) 100 120 +20 +20

Số ngày làm việc bình quân/năm

của một công nhân (ngày) 280 276 -4 -1,4

Năng suất lao động bình quân

ngày (1.000 đồng) 20 18 -2 -10

(17)

Yêu cầu: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá trị sản xuất giữa năm nay so với năm trước, theo phương pháp thay thế liên hoàn.

Xây dựng phương trình kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất của năm trước = 100 x 280 x 20 = 560.000 Giá trị sản xuất của năm nay = 120 x 276 x 18 = 596.160 Bước 1: Xác định đối tượng phân tích:

Tổng biến động của giá trị sản xuất = 596.160 – 560.000 = 36.160 Giá trị sản xuất của năm nay tăng 36.160 so với năm trước

Bước 2: Xác định nhân tố ảnh hưởng:

 Ảnh hưởng của nhân tố số công nhân sản xuất:

Giá trị sản xuất = 120 x 280 x 20 = 672.000 Mức độ ảnh hưởng = 672.000 - 560.000 = 112.000

Số công nhân năm nay tăng so với năm trước là 20 công nhân làm cho giá trị sản xuất tăng thêm 112.000

 Ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bình quân 1 công nhân:

Giá trị sản xuất = 120 x 276 x 20 = 662.400 Mức độ ảnh hưởng = 662.400 - 672.000 = - 9.600

Số ngày làm việc bình quân/năm một công nhân của năm nay giảm so với năm trước 4 ngày làm cho giá trị sản xuất của năm nay giảm 9.600

 Ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động bình quân ngày:

Giá trị sản xuất = 120 x 276 x 18 = 596.160 Mức độ ảnh hưởng = 596.160 – 662.400 = - 66.240

Năng suất lao động bình quân ngày của năm nay giảm so với kế hoạch 2.000 đồng làm cho giá trị sản xuất giám 66.240

Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

=

Số cống nhân s n ả xuât bình

quân Giá tr ị

s n ả xuât

Năng suât lao đ ng ộ bình quân

ngày X

Số ngày làm vi c ệ bình quân/

năm c a ủ m t cống ộ

nhân X

(18)

112.000 – 9.600 – 66.240 = 36.160

Như vậy, giá trị sản xuất của năm nay tăng chủ yếu do doanh nghiệp đã tăng số công nhân sản xuất bình quân, còn số ngày làm việc bình quân năm và năng suất lao động giảm làm giá trị sản xuất giảm.

3.1. Các loại hình phân tích kinh doanh

Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo, thời điểm kinh doanh, doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích theo định kỳ như: tháng, quý, năm, nhằm đánh giá mức độ thực hiện so với kế hoạch đề ra. Nhưng có thể khái quát hoạt động phân tích căn cứ vào thời điểm kinh doanh thành ba loại sau:

- Phân tích trước khi kinh doanh: nhằm dự báo, dự đoán cho các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai, để cug cấp thông tin cho công tác xây dựng kế hoạch.

- Phân tích trong quá trình kinh doanh, là phân tích hiện tại (hay phân tích tác nghiệp) quá trình hoạt động kinh doanh nhằm để đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra đồng thời phát hiện những sai lệch trong hành động, để doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh hoạt động cho đúng với chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

- Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh, là phân tích quá khứ trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu đã thực hiện được. Quá trình phân tích này nhằm định kỳ đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đặt ra và xác định rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó.

Căn cứ vào phạm vi phân tích, doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích ở từng phạm vi bộ phận chứ năng như phòng kinh doanh, phòng kế toán, tổ sản xuất, tổ tiêu thụ, phân xưởng..

Căn cứ vào nội dung chương trình phân tích, mục đích phân tích, doanh nghiệp chia phân tích thành phân tích toàn bộ tổng thể hay phân tích dưới dạng chi tiết, chuyên đề.

Các loại phân tích trên, có tác dụng hỗ trợ nhau, nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ được mục đích của hoạt động phân tích kinh tế trong doanh nghiệp.

(19)

3.2. Tổ chức công tác phân tích kinh doanh

Công tác tổ chức phân tích bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Xác định nội dung phân tích và lập kế hoạch phân tích

- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu từng loại phân tích, từng thời kỳ phân tích mà xác định nội dung phân tích như phân tích như phân tích tiền lương, phân tích giá thành sản phẩm, phân tích hoạt động bán hàng…

- Phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, bộ phận

- Xác định thời gian hoàn thành công tác phân tích cho từng cá nhân, bộ phận Bước 2: Thu thập các số liệu, tài liệu

Thu thập các dữ liệu một cách chính xác, hợp pháp phục vụ cho công tác phân tích. Việc thu thập các số liệu, dữ liệu bắt đầu từ việc thu thập số liệu nội bộ, đó là kết quả của các báo cáo, số liệu sổ sách ở các bộ phận chức năng có liên quan như kế toán, sản xuất, tiêu thụ…tiếp đến là việc thu thập các số liệu ở bên ngoài, bao gồm các số liệu thông tin sơ cấp, thứ cấp liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 3: Tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh ở một số nội dung sau:

- Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất

- Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận - Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm

- Phân tích tình hình đầu tư tài chính, đầu tư

Bước 4: Viết báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh

- Nêu đặc điểm tình hình chung và từng mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành kế hoạch

- Nêu các kiến nghị và các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý, khai thác triệt để các tiềm năng có sẵn, tận dụng tối đa nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Phương pháp số chênh lệnh (phương pháp phân tích chi tiết)

(20)

Phân chia kết quả kinh tế là việc phân loại kết quả kinh tế thành từng bộ phận theo một tiêu thức nào đó; việc phân chia kết quả kinh tế giúp ta nắm được một cách sâu sắc bản chất của sự vật, hiện tượng; nắm được mối quan hệ cấu thành, mối quan hệ nhân quả và quy luật phát triển của các sự vật, hiện tượng đó.

Ta có thể phân chia kết quả kinh tế theo những cách sau:

- Phân chia theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu:

Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết này giúp ta có thể đánh giá chính xác sự biến động bên trong của các kế quả kinh tế (chỉ tiêu phân tích)

Ví dụ: chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm được chi tiết theo các khoản mục chi phí, chỉ tiêu doanh thu chi tiết theo mặt hàng hoặc chi tiết theo từng phương thức tiêu thụ …

- Phân chia theo thời gian:

Các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình tổng hợp của từng khoảng thời gian nhất định.Mỗi khoảng thời gian khác nhau, có những nguyên nhân tác động sẽ không giống nhau.Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó sẽ có những biện pháp cho từng khoảng thời gian đó.

Ví dụ: phân tích doanh thu theo tháng, quý để xác định được thời điểm kinh doanh thuận lợi của doanh nghiệp

- Phân chia theo bộ phận và phạm vi kinh doanh: Kết quả kinh doanh thường là đóng góp của nhiều bộ phận hoạt động trên những địa điểm khác nhau. Chi tiết theo từng bộ phận, từng địa điểm kinh doanh sẽ làm rõ hơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung của toàn doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh thu của Công ty Cổ phần siêu thị Coopmart có thể chi tiết theo từng chuỗi Siêu thị, theo từng tỉnh.

5. Phương pháp cân đối

Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi các nhân tố có quan hệ tổng số, hiệu số.s

(21)

Khi xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó chỉ cần tính phần chênh lệch của nhân tố đó mà không cần quan tâm đến nhân tố khác.

Q = a0 + b0 - c0

Δ Qa = a1 - a0

Δ Qb = b1- b0

Δ Qc = c1- c0

Δ Q = Δ Qa+ Δ Qb + Δ Qc

Câu hỏi và bài tập Câu 1.Phân tích hoạt động kinh doanh là:

a. Phân tích các hình thái kinh tế c. Phân tích kinh tế trong doanh nghiệp

b. Phân tích kinh tế ngành d. Phân tích kinh tế lãnh thổ Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh:

a. Quá trình hoạt động kinh doanh c. Các nhân tố ảnh hưởng b. Kết quả hoạt động kinh doanh d. a, b và c đều đúng Câu 3.Nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn:

a. Phải giả định một nhân tố thay đổi, các nhân tố khác không đổi

c. Các bước tính toán phức tạp b. Phải nhận diện để sắp xếp các

nhân tố theo trình tự nhất định

d. a và b đúng

Câu 4. Khi lựa chọn tiêu chuẩn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn nào được xem là tốt nhất để giúp cho nhà quản lý thực hiện chức năng kiểm soát:

a. Tài liệu thực tế của kỳ trước c. Mức bình quân nghành b. Tài liệu kế hoạch d. b và c đúng

Câu 5. Có số liệu về hoạt động kinh doanh sản phẩm quạt của công ty Y ở bảng sau:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006

1. Số lượng tiêu thụ 2. Đơn giá bán 3. Tỷ giá

Sản phẩm USD/ sp VNĐ/ USD

24.000 250 16.000

25.000 300 16.400

(22)

Yêu cầu: Áp dụng phương pháp phân tích thay thế liên hoàn, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Số lượng tiêu thụ, đơn giá bán, tỷ giá vào chỉ tiêu tổng doanh thu bằng đồng Việt Nam năm 2006 so với năm 2005?

Yêu cầu đánh giá

- Trình bày khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp

- Trình bày đối tượng, phương pháp nghiên cứu chủ yếu của phân tích hoạt động kinh doanh

BÀI 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU

Mã bài: MĐ 29 - 02 Giới thiệu:

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ thực hiện khi có đầy đủ ba yếu tố là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động của con người. Cụ thể là tài sản cố định, nguyên vật liệu và sức lao động của công nhân. Để biết được tình hình sử dụng lao động ảnh hưởng như thế nào đến kết

(23)

quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn qua nội dung bài học dưới đây.

Mục tiêu:

- Trình bày được ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích các yếu tố sản xuất;

- Trình bày được các yếu tố sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp, những mặt cân đối và mất cân đối giữa các yếu tố sản xuất này;

- Đánh giá và xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tài sản cố định và nguyên vật liệu đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp.

- Phân biệt và tính được các loại năng suất lao động;

- Vận dụng các phương pháp phân tích của phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố lao động đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp;

- Làm được thành thạo các bài tập ứng dụng, tìm ra được các phương pháp nâng cao năng suất lao động.

- Nghiêm túc, tích cực, chủ động trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Nội dung chính:

1.Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động 1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ:

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ thực hiện khi có đầy đủ ba yếu tố là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động của con người. Cụ thể là tài sản cố định, nguyên vật liệu và sức lao động của công nhân. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hay không tốt phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố sản xuất trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình kinh doanh nhằm đánh giá khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, qua đó quan sát được mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với kết quả hoạt động kinh doanh, biết được những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng các yếu tố và khả năng tiềm tàng trong năng lực sản xuất kinh doanh, biết được những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố và khả

(24)

năng tiềm tàng trong năng lực sản xuất kinh doanh . Từ những kết quả phân tích, doanh nghiệp tìm các biện pháp thích hợp sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn.

1.2 Tình hình sử dụng số lượng lao động

Lao động là 1 trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất, có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất doanh nghiệp. Phân tích tình hình lao động là viêc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động và phân tích tình hình năng suất lao động.

Số lượng và chất lượng lao động là 1 trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sở tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất.

Vận dụng phương pháp so sánh, xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối về trình độ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động.

- Mức biến động tuyệt đối: là kết quả so sánh số lượng lao động sản xuất thực tế bình quân với số lượng kế hoạch bình quân để tính ra số chênh lệch tuyệt đối.

Mức biến động tuyệt đối = Số LĐ thực tế - Số LĐ kế hoạch Hay:∆ CN = CNT−CNK

Kết quả phân tích này phản ánh tình hình sử dụng số lượng lao động thực tế với kế hoạch tăng giảm, chưa nêu được doanh nghiệp sử dụng số lượng lao động tiết kiệm hay lãng phí, vì lao động được sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động

- Mức biến động tương đối:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (tốc độ

phát triển) Số CN sản

xuất theo kế hoạch hoặc năm Số công

nhân sản xuất thực tế kỳ phân Số lao

động trực tiếp tăng giảm

= – x

(25)

Hay : ∆ CN=CNT−CNKxT

Ví dụ:

Chỉ tiêu Năm trước Năm nay Chênh lệch

Sô tiền %

Số lượng lao động (người) 100 120 +20 +20

Giá trị sản xuất (triệu đồng) 1000 1500 +500 +50

=> Như vậy, khi gia tăng giá trị sản xuất, công ty đã giảm được 30 lao động, tiết kiệm được chi phí cho công ty.

- Nếu số công nhân bình quân tăng chứng tỏ việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động không tốt

- Nếu số công nhân bình quân giảm chứng tỏ việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động tốt hơn

1.3 Phân tích tình hình tăng (giảm) năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động có thể sáng tạo ra một số sản phẩm vật chất có ích trong 1 đơn vị thời gian nhất định, hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu giá thành sản phẩm.

Tốc đ phát ộ

tri nể = x 100% = 150%

M c biên ứ đ ng số lộ ượng

lđ tương đối

= 120 – (100 * 150%) = - 30 (người) Tỷ lệ hoàn thành kế

hoạch (tốc độ phát triển)

giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất thực tế (năm nay)

= Giá trị sản xuất kế hoạch(năm trước)

(26)

Như vậy, năng suất lao động càng cao thì chi phí lao động xã hội tính trên 1 sản phẩm càng thấp và ngược lại

Đối với doanh nghiệp sản xuất, năng suất lao động được xác định:

NSLĐ = Khối lượng sản phẩm sản xuất/Thời gian lao động (1) NSLĐ = Thời gian lao động/Khối lượng sản phẩm sản xuất (2)

Thực tế trong các doanh nghiệp sản xuất rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, cho nên chỉ tiêu (1) trên không sử dụng số lượng sản phẩm tính bằng giá trị sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo tính so sánh được thì thước đo giá trị phải được tính theo giá cố định và giá trị sản xuất dùng để tính năng suất lao động phải được loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu

Sở dĩ như vậy vì, giá trị sản xuất là sự kết tinh của lao động quá khứ (vật hóa, NVL, khấu hao...) và lao động sống. Sự kết tinh này trong 1 sản phẩm giữa các kì phân tích sẽ khách nhau, nên chỉ tiêu NSLĐ tính ra sẽ khác nhau. Việc khác nhau này không phải do thay đổi lao động mới tạo ra mà do giá trị lao động quá khứ của xã hội đã tạo ra trước đó.

Lượng thời gian hao phí có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau (giờ, ngày, tháng , năm)

- Năng suất lao động bình quân giờ : chính là giá trị sản xuất bình quân một giờ làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp

Nh=Gs Tg

- Năng suất lao động bình quân ngày: nói lên khối lượng sản xuất thực hiện một ngày công

Nd=Gs Tn

- Năng suất lao động bình quân năm: phản ánh khối lượng sản phẩm sản xuất được trong năm của một công nhân

Nn= Gs CN Trong đó:

(27)

Tg : Tổng số giờ làm việc trong năm của toàn bộ công nhân Tn : Tổng số ngày làm việc trong năm của toàn bộ công nhân Gs : Giá trị sản xuất

CN: Số công nhân bình quân trong năm

n: Số ngày làm việc bình quân trong năm của 1 công nhân h: Số giờ làm việc bình quân trong ngày của 1 công nhân

- Năng suất lao động giờ: chính là giá trị sản xuất bình quân 1 giờ làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp

Năng suất lao động giờ biến động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhưng có thể quy về các nhân tố sau:

+ Do trình độ thành thạo về kỹ thuât, kỹ năng của công nhân

+ Do trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao hay thấp, tình trạng máy móc thiết bị mới hay cũ

+ Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất có đầy đủ không

+ Do trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, bố trí nơi làm việc, sử dụng kích thích lao động

- Năng suất lao động ngày: nói lên khối lượng sản xuất thực hiện trong một ngày công. Nó không chỉ phản ánh năng suất lao động giờ mà còn phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động trong ngày. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động giờ và năng suất lao động ngày có mối quan hệ như sau:

NSLĐ ngày = Số giờ làm việc bình quân trong ngày x NSLĐ trong một giờ Qua công thức này, nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động giờ, thì chứng tỏ số giờ làm việc trongngày đã tăng lên và ngược lại. Từ mối liên hệ này cho phép ta đánh giá được tình hình sử dụng số giờ công lao động của một công nhân sản xuất trong ngày.

- Năng suất lao động năm: phản ánh khối lượng sản phẩm sản xuất được trong năm của một công nhân. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động năm và năng suất lao động ngày được thể hiện qua công thức:

(28)

NSLĐ năm = Số ngày làm việc bình quân một công CNSX trong năm x NSLĐ ngày

Qua công thức này, nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động ngày, thì chứng tỏ số ngày làm việc bình quân một công nhân sản xuất trong năm tăng lên và ngược lại. Từ mối liên hệ này cho phép ta đánh giá được tình hình sử dụng số ngày công lao động của một công nhân sản xuất trong năm.

Thông qua 3 loại năng suất lao động được trình bày trên ta có thể thiết lập được phương trình biểu hiện mối liên hệ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.

Gs = CN x n x h x Nh

Nếu các chỉ tiêu về lao động thay đổi sẽ làm cho giá trị sản xuất thay đổi, bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể đánh giá được ảnh hưởng từng nhân tố đến giá trị sản xuất.

Phân tích chỉ tiêu năng suất lao động năm:

- Chỉ tiêu phân tích: Nn = n x h x Nh

 Xác định: Nn0 , Nn1

Kỳ gốc: Nn0 = n0 x h0 x Nh0

Kỳ phân tích: Nn1 = n1 x h1 x Nh1

- Đối tượng phân tích: ∆Nn = Nn1 - Nn0

Phương pháp phân tích:

Phân tích chung tình hình sử dụng năng suất lao động là xem xét đánh giá tình hình biến động năng suất lao động giờ, ngày, năm, đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động đó nhằm xác định trọng tâm phân tích, đề ra biện pháp không ngừng nâng cao năng suất lao động.

Phân tích năng suất lao động cần áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch và thực hiên theo các nội dung sau:

(29)

- So sánh, xác định mức độ tăng, giảm các loại năng suất lao động. Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình thực hiện các loại năng suất lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động theo giờ công, ngày công.

- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu giá trị sản xuất trong kỳ, trong đó đi sâu phân tích nhân tố năng suất lao động.

- Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ảnh hưởng của các nhân tố, đặc biệt là số ngày làm việc bình quân một công nhân.

Đánh giá biến động năng suất lao động

- Năng suất lao động giờ: giảmbiểu hiện không tốt, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này có thể do trình độ thành thạo kỹ thuật của công nhân chưa tốt, máy móc thiết bị cũ kỹ, quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu không đảm bảo.

- Năng suất lao động ngày: Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chưa tốt giờ công lao động ngày.

- Năng suất lao động năm: Nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm lớn hơn năng suất lao động ngày, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt ngày công lao động trong năm. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm nhỏ hơn năng suất lao động ngày, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chưa tốt ngày công lao động năm.

2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 2.1. Phân tích tình hình trang bị kỹ thuật

Tài sản cố định trong doanh nghiệp là tư liệu lao động chủ yếu, thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, giá trị còn lại của tài sản cố định thể hiện một lượng vốn đang đầu tư vào sản xuất kinh doanh luôn đòi hỏi với hiệu quả cao.

TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh sẽ bị hao mòn dần, về giá trị hao mòn chuyển dần vào giá trị sản phẩm. TSCĐ càng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doah thì càng cũ đi, tình trạng kỹ thuật

(30)

càng kém, số hao mòn lũy kế càng lớn. Do đó để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ta phải căn cứ vào hệ số hao mòn của TSCĐ, ta có chỉ tiêu phân tích sau:

H = HM/NG

H: Hệ số hao mòn tài sản cố định HM: Giá trị hao mòn lũy kế NG: Nguyên giá TSCĐ

Hệ số hao mòn càng gần 1, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp càng cũ do đó doanh nghiệp cần đổi mới và trang bị lại tài sản cố định

Hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1, chứng tỏ tài sản cố định ở các thời điểm cuối kỳ so với đầu năm, ta sẽ đánh giá được sự biến động về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, từ đố có biện pháp như: trang bị đổi mới, sửa chữa TSCĐ

2.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định

Để đánh giá TSCĐ sử dụng có hiệu quả hay không ta tính chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định (H)

Hs= Gs NG Hs : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Gs: Giá trị sản xuất

NG : Nguyên giá TSCĐ bình quân

NG=NGđk+NGck 2 NGđk : Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đầu kỳ NGck : Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm cuối kỳ

Phương pháp phân tích: tình hình sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tiến hành bằng cách so sánh chỉ tiêu giữa các kỳ phân tích với kế hoạch hoặc giữa các kỳ với nhau. Qua đó, đánh giá trình độ quản lý, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp biến động theo hướng tốt hay xấu và tìm hiểu nguyên nhân có liên quan, làm cơ sở cho các biện pháp về quản lý, sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.

(31)

ΔH

s

= H

s1

H

s0

Nếu ΔHs >0 : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tốt hơn Nếu ΔHs <0 : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định kém hơn

Nếu ΔHs = 0: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định không thay đổi

Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp tăng hay giảm thường do một số nguyên nhân sau:

- Tình trạng kỹ thuật tài sản cố định mới hay cũ - Cơ cấu tài sản cố định có hợp lý hay không

- Tình trạng cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất có đảm bảo chất lượng kịp thời và đầy đủ không

- Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định

3. Phân tích hiệu suất sử dụng và cung cấp nguyên vật liệu 3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu

Để đánh giá một cách tổng quát nhất tình hình sử dụng nguyên vật liệu người ta sử dụng chỉ tiêu hiệu suất.

Hiệu suất sử dụng NVL = Giá trị sản xuất/Tổng chi phí nguyên vật liệu

Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu cho ta biết 1 đồng nguyên vật liệu tham gia trong sản xuất đem lạo bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu càng cao, chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu càng tốt.

Giá trị sản xuất = Hiệu suất sử dụng NVL x Tổng chi phí NVL 3.2. Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu

Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành đều đặn, liên tuc phải thường xuyên cung cấp các loại nguyên vật liệu, năng lượng đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đúng quy cách phẩm chất.

Đây là một vấn đề bắt buộc nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được.

Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì:

(32)

- Cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời và hợp lý nguyên vật là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt còn là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu còn ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy cho doanh nghiệp.

- Cung ứng sử dụng tiết kiệm, dự trữ đầy đủ nguyên vật liệu còn ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy cho doanh nghiệp.

Yêu cẩu đầu tiên đối với việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng, nghĩa là nếu cung cấp số lượng quá lớn, dư thừ sẽ gây ra ứ động vốn và do đó sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả.

Nhưng ngược lại, nếu cung cấp đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Trên thực tế cho thấy, các doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phần lớn là do thiếu nguyên vật liệu.

Phương pháp phân tích:

Để phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt số lượng, người ta tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cung cấp từng loại nguyên vật liệu, theo công thức sau:

Tv=

i=1 n

V ti xPki

i=1 n

V kixPki

x100 %

ΔG = ∑ V

ti

xP

ki

− ∑ V

ki

xP

ki

Trong đó:

Tv : tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cung ứng NVL Vti : khối lượng cung ứng thực tế của VL i

(33)

Vki : khối lượng cung ứng kế hoạch của VL i Pki : đơn giá mua kế hoạch của vật liệu i Vki = Vđk + Vsxi + Vck

Với: Vsxi : khối lượng nguyên vật liệu i cần cho sản xuất trong kỳ Vsxi = Qk x mi

Vck : khối lượng NVL i dự kiến tồn đầu kỳ Vđk : khối lượng NVL i thực tế tồn đầu kỳ

Qk : khối lượng sản phẩm cần sản xuất theo kế hoạch mi: định mức tiêu hao NVL i cho một đơn vị sản phẩm Nếu Tv >= 100%: DN hoàn thành kế hoạch cung ứng NVL

Nếu Tv>= 100%: DN không hoàn thành kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu.

4. Phương hướng nâng cao năng suất lao động.

Trong quá trình phân tích năng suất lao động, phải tìm ra được những nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động. Có thể có các biện pháp sau:

- Phân bổ hợp lý lao động vào các bộ phận và kết hợp chặt chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Nâng cao trinh độ và tay nghề cho người lao động - Tổ chức tốt các hoạt động phục vụ nơi làm việc - Xây dựng các định mức tiên tiến trong lao động

- Tạo các điều kiện thuận lợi và trang bị các thiết bị tiên tiến cho người lao động.

Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Vận dụng phương pháp so sánh, xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối về trình độ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động.Cho nhận xét.

Chỉ tiêu Năm trước Năm nay Chênh lệch

Sô tiền % Số lượng lao động (người) 100 150

Giá trị sản xuất (triệu đồng) 900 1200

(34)

Câu 2: Cửa hàng X trả lương bán hàng theo doanh thu, tiền lương bán hàng kế hoạch là 40.000.000 đồng, thực tế là 50.000.000 đồng. Doanh thu kế hoạch là 200.000.000 đồng, doanh thu thực tế là 240.000.000 đồng. Như vậy, công ty X:

a. Lãng phí 2.000.000 đồng tiền lương

c. Lãng phí 10.000.000 đồng tiền lương

b. Tiết kiệm 10.000.000 đồng tiền lương

d. Tiết kiệm 2.000.000 đồng tiền lương

Câu 3: Chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích tình hình sản xuất về mặt hàng đối với những DN sản xuất theo đơn đặt hàng của chính phủ là:

a. Hệ số tiêu thụ sản phẩm c. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ b. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản

xuất

d. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch mặt hàng

Yêu cầu đánh giá - Phân biệt các loại năng suất lao động

- Trình bày các phương pháp phân tích để đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố lao động đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp

(35)

BÀI 3

PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁ THÀNH Mã bài: MĐ 29 - 03

Giới thiệu:

Giá thành sản xuất sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh mọi ưu, nhược điểm trong quá trình tổ chức, quản lý sản xuất. Thông qua phân tích tình hình thực hiện giá thành sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí, thấy được các nguyên nhân làm tăng, giảm giá thành từ đó đánh giá đúng hiệu quà công tác quản lý chi phí tại doanh nghiệp.

Để biết được ý nghĩa và phương pháp phân tích tình hình thực hiện giá thành ở doanh nghiệp, chúng ta cùng đi tìm hiểu những nội dung sau đây.

Mục tiêu:

- Trình bày được ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích giá thành sản phẩm - Nêu được phương pháp để phân tích chung tình hình biến động giá thành đơn vị và tổng giá thành

- Làm được các bài tập ứng dụng

- Nghiêm túc, tích cực, chủ động trong quá trình học tập và nghiên cứu Nội dung chính:

1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích giá thành sản phẩm 1.1. Ý nghĩa:

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

Giá thành sản xuất sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã hoàn thành.Nó là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh mọi ưu, nhược điểm trong quá trình tổ chức, quản lý sản xuất.

Thông qua giá thành, sự biến động giá thị trường, doanh nghiệp sẽ xác định được số lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ để đạt lợi nhuận tối đa.

Gía thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, vì vậy thông qua phân tích tình hình thực hiện giá thành sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận diện các hoạt động

(36)

sinh ra chi phí, thấy được các nguyên nhân làm tăng, giảm giá thành từ đó đánh giá đúng hiệu quà công tác quản lý chi phí tại doanh nghiệp.

1.2. Nhiệm vụ:

Phân tích tình hình thực hiện giá thành có các nhiệm vụ sau:

- Đánh giá khái quát và toàn diện tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phầm cũng như giá thành toàn bộ và các khoản mục giá thành.

- Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành, phân tích chi phí trên 1.000đ giá trị sản phẩm.

- Xác định các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình trên.

- Đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm trên cơ sở tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, khai thác tốt các nguồn lực trong sản xuất một cách tối đa.

2. Phân tích chung tình hình biến động giá thành đơn vị:

Mục đích phân tích: đánh gía được kết quả thực hiện giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm sản xuất.

Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh (tuyệt đối và tương đối) đề xác định chênh lệch về mức độ và tỷ lệ của giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm giữa thực tế năm nay với kế hoạch năm nay hoặc với thực tế năm trước.

Ví dụ:

Sản phẩ m

Giá thàn h đơn vị năm trước

Giá thành đơn vị năm nay

Thực tế so với kế hoạch

Thực tế so

với năm

trước

Kế hoạch so

với năm

trước Kế

hoạch

Thực tế

Mức Tỷ lệ

%

Mức Tỷ lệ

%

Mức Tỷ lệ

%

A 1.000 950 980 +30 +3,16% -20 -2% -50 -5%

B 5.000 4.900 4.800 -100 -2,04% -200 -4% -100 -2%

C 500 480 450 -30 -6,25% -50 -10% -20 -4%

D - 2.000 2.100 +100 +5% - - - -

Qua bảng trên, ta nhận thấy:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị cho từng đối tượng sử dụng.Phân tích báo

Nghiên cứu định lượng được thực hiện để xây dựng mô hình đánh giá tác động của các nhân tố tới cảm nhận của du khách và doanh nghiệp về các địa điểm nằm trong quần thể

Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được đều đặn, liên tục phải đảm bảo cung cấp, dự trữ đầy đủ các loại NVL, năng lượng, đủ về mặt

Như vậy, giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để các nhà quản lý nâng cao

quy mô doanh nghiệp, độ tuổi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận quá khứ, năng suất và tính liên kết ngành liên quan đến lợi nhuận của công ty như thế nào nhằm

Phát triển là phải đạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp xu thế của xã hội.Với việc

Vì vậy công ty cũng cần phải có những biện pháp kịp thời để có thể quản lý và sử dụng nguồn vốn tốt hơn, sử dụng các tài sản một cách hợp lý tránh để

thẻ điểm cân bằng còn cung cấp các nguồn thông tin phản hồi ngược từ dưới lên ban lãnh đạo tạo điều kiện cập nhật thông tin liên tục trong công việc thực thi chiến lược