• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16 /10/ 2020

Tiết: 8

Bài 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC

I/ Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

- Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.

* Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Tấm gương của Bác về việc học hỏi tinh hoa của các dân tộc khác: Tiếp thu có chọn lọc song vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

* Tích hợpgiáo dục đạo đức:

- Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác, có nhu cầu tìm hiều và học tập những điều tốt đẹp trong nền văn hoá của các dân tộc.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng bài học:

Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, khinh nghiệm của các dân tộc khác.

- Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng thu thập xử lí thông tin + Kĩ năng tư duy sáng tạo

+ Kĩ năng tư duy phê phán 3. Thái độ:

- Có ý thức học tập tấm gương đạo đức của Bác khi tiếp thu tinh hoa dân tộc khác.

4.Phát triển năng lực:

- Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực tự học.

- Năng lực tự nhận thức , năng lực tự chịu trách nhiệm, năng lực tự diều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội, đạo đức.

II. Tài liệu và phương tiện

Thầy: SGK, SGV, chuẩn KTKN, tranh ảnh, tư liệu về những thành tựu một số nước, bảng phụ.

Trò: SGK, xem trước bài.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học * PPDH:

- Phương pháp nêu vấn đề.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình - Phương pháp thảo luận nhóm.

(2)

- Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải.

* KTDH:

- KT “Động não”

- KT “Hỏi và trả lời”

- KT “Khăn trải bàn”

- KT “Hoàn tất 1 nhiệm vụ”

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1p

Lớp Ngày dạy Sĩ số

8A 19 /10/ 2020 8B 21 /10/ 2020 8C 24 /10/ 2020 2. Kiểm tra bài cũ: 5p

* Câu hỏi:

? Hãy thống kê những hoạt động chính trị-xã hội em thường tham gia hoặc em biết?

* Yêu cầu trả lời:

- Có 3 hoạt động quan trọng đó là:

+ Hoạt động trong việc xây dựng bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị , trật tự an ninh xã hội như: LĐSX nông nghiệp, công nghiệp ..., tham gia giữ gìn TT trị an ở địa phương, ở trường, thực hiện nghĩa vụ quân sự v.v...

+ Hoạt động giao lưu giữa con người với con người như các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội + Hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị (Đội, Đoàn, Hội, các hoạt động của các Câu lạc bộ...)

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(2phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não

Đất nước ta tuy nhỏ bé nhưng có bản sắc văn hóa riêng. Chúng ta phải luôn tôn trọng và học hỏi có chọn lọc những tinh hoa của dân tộc khác để làm giàu có thêm nền văn hóa của dân tộc mình.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (11’)

- Mục tiêu: H nhận biết được biểu hiện của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác qua truyện đọc

- Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ,

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ

(3)

- Cách tiến hành:

b. Các hoạt động dạy-học:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV mời 3 học sinh có giọng đọc tốt đọc 3 nội dung của phần đặt vấn đề.

GV đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu những biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

? Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hoá thế gíới ?

HS suy nghĩ trả lời

- Bác Hồ suốt 30 năm bôn ba học hỏi kinh nghiệm đấu tranh tìm đường cứu nước.

- Bác là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của toàn dân tộc.

- Bác đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hoà bình, tiến bộ thế giới.

* Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác bôn ba nhiều nước ở châu Âu, Á, Mĩ La tinh, am hiểu nhiều nền văn hóa dân tộc trên thế giới, sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ; nhưng Người vẫn giữ được bản sắc văn hóa đậm đà của dân tộc, rất hiện đại, rất mới nhưng cũng rất truyền thống, đậm chất phương Đông.

? Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nên văn hoá thế gíới? Em hãy nêu thêm một vài ví dụ khác?

HS suy nghĩ trả lời

? Lý do nào khiến nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?

HS suy nghĩ trả lời

I/ Đặt vấn đề 1. Đọc 2. Nhận xét:

- Bác Hồ là tấm gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới noi theo

- Việt Nam đã có những đóng góp:

Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha Kè Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, văn hoá ẩm thực ba miền, áo dài Việt Nam …

* Trung Quốc

- Trung Quốc đã mở rộng quan hệ

(4)

? Nước ta có tiếp thu và sử dụng những thành tựu mọi mặt của thế gíới không?

Nêu ví dụ?

? Qua phần đặt vấn đề trên chúng ta rút ra đựơc bài học gì?

HS khái quát : Phải biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Học tập những giá trị văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới để xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

GV chốt lại:

Giữa các dân tộc có sự học tập hinh nghiệm lẫn nhau và sự đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm phong phú nền văn hoá nhân loại.

* HÒA BÌNH, HỢP TÁC, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM

- Học tập kinh nghiệm các nước khác

- Phát triển các ngành công nghiệp mới

- Hợp tác TQ- VN phát triển tốt.

* Việt Nam đi tắt đón đầu tích cực tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới.

VD : Máy vi tính, điện tử viễn thông, ti vi màu, điện thoại di động...

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (12’)

- Mục tiêu: H nắm được thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, biểu hiện, ý nghĩa, rèn luyện tính tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

- Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

? GV tổ chức lớp thành 4 nhóm để thảo luận theo các câu hỏi sau :

Nhóm 1

Chúng ta có cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao?

- Chúng ta cần tôn trọng chủ quyền, lợi ích, nền văn hoá.

- Có quan hệ hữu nghị không phân biệt

II/ Nội dung bài học

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG - Cần khiêm tốn học hỏi bổ sung kinh nghiệm

- Thể hiện lòng tự hào dân tộc

* Vì :

- Mỗi dân tộc có những giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có.

- Giá trị văn hoá, tinh thần, của dân tộc khác giúp ta phát triển kinh tế, văn hóa, KHKT...

- Đất nước ta còn nghèo trải qua ch/tranh nên cần Nhóm 2 Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Nêu ví dụ ?

- Chúng ta nên học tập : + Thành tựu KHKT + Trình độ quản lý + Văn học nghệ thuật

VD : Máy móc hiện đại, vũ khí tối tân, viễn thông, vi tính, đường xá, cầu cống, kiến trúc, Â.N

- Cái không nên học:

+ Văn hoá đồi truỵ độc hại, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo mốt……

Nhóm 3 : Nên học tập các dân tộc khác như thế nào ? Lấy ví về một số trường hợp nên hoặc không nên trọng việc học tập các dân tộc khác?

- Tôn trọng và học hỏi, giao lưu và hợp tác - Học các nước phát triển, đang pt

- Tiếp thu có chọn lọc, tránh bắt chước rập khuôn - Phải tự chủ, độc lập có lòng tin

Nhóm 4.

Học sinh cần làm gì để thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khãc ?

- HS tự trình bày suy nghĩ của mình

GV chốt lại: Cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác một cách chọn lọc vì điều đó giúp cho dân tộc ta phát trỉên và giữ được bản sắc dân tộc.

HS các nhóm trả lời, nhận xét, đánh giá nhau.

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

? Em hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

- HS các nhóm trả lời

- GV mời một HS đọc nội dung bài học SGK.

? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

1. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

- Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích - Luôn tìm hiểu và tiếp thu

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG - HS các nhóm trả lời

- GV mời một HS đọc nội dung bài học SGK.

? Học sinh cần làm gì để thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

- HS các nhóm trả lời

- GV mời một HS đọc nội dung bài học SGK.

HÒA BÌNH, HỢP TÁC, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM

2. Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

- Tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển nhanh

- Góp phần xây dựng nền văn hoá nhân loại tiến bộ văn minh 3. Trách nhiệm của chúng ta trong việc học hỏi các dân tộc khác:

- Tích cực tìm hiểu, học tập dân tộc khác

- Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (10’)

- Mục tiêu: H phân biệt được hành vi, việc làm tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

và không biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, có những hành vi, việc làm rèn luyện tính tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành

Hướng dẫn luyện tập Đọc và nêu yêu cầu bài tập 4 HS suy nghĩ trả lời độc lập

Đọc và nêu yêu cầu bài tập 5

(Học sinh thảo luận theo nhóm bàn: 2 bàn thảo luận 1 ý)- 2p

HS đánh giá, nhận xét nhau. GV chốt.

TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM

III/ Bài tập:

Bài tập 4 SGK tr 22

- Đồng ý với ý kiến của bạn Hoà vì:

Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hoá mang bản sắc dan tộc, mang tính truyền thống cần học tập.

Bài tập 5 SGK tr 22 Đồng ý với các ý b,d.

(7)

Treo tranh:

Giới thiệu một số quốc hoa ở các nước Đông Nam Á, yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm.

Myanmar, hoa dáng hương mắt chim Philippin với hoa nhài Ả rập.

Indonesia với hoa nhài, lan mặt trăng và hoa xác thối 4. Củng cố: 3p Bảng phụ

? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây (đánh dấu X vào ô trống câu trả lời đồng - Học hỏi , khám phá thành tựu tiên tiến.

- Ưa thích nghệ thuật dân tộc - Thích các món ăn dân tộc

- Sử dụng sách báo, băng đĩa nhạc nước ngoài - Tìm hiểu di tích văn hoá địa phương.

- Bắt chước quần áo, cách ăn mặc của các ngôi sao - Thích tìm hỉêu lịch sử Trung Quốc hơn VN.

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: 1p

* Hướng dẫn học bài:

+ Học các phần nội dung bài học.

+ Hoàn thành các bài tập

(8)

+ Tìm hiểu truyền thống văn hoá, khoa học kĩ thuật các nước.

+ Làm lại tất cả các bài tập thuộc các đơn vị bài học.

V. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác chúng ta cần phải làm gì?(thông hiểu)- Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và các nền văn hóa của các dân tộc

Chưa thấy được tôn trọng học hỏi các dân tộc khác còn cần phải thể hiện lòng tự hào dân tộc của mình, nước ta cũng có rất nhiều loại hình nghệ thuật đáng tự

HÒA BÌNH, HỢP TÁC, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM - Giáo dục đạo đức: Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng, khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác, có nhu cầu tìm

Bài tập1-trang 25+26-SGK : Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:c. a.Tìm đọc tài liệu nói về các

2.Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,

2.Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,

- Người dân tộc thiểu số thường sinh sống ở các vùng núi cao.... CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.. Khoảng ¾ dân số nước ta sống ở