• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 10/9/2020

Tiết 2 Ngày dạy: 14/9

BÀI 3:

TIẾT KIỆM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là tiết kiệm.

- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.

* Tích hợp: Văn bản pháp luật:

- Giới thiệu pháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí năm 1998.

- Luật phòng chống tham nhũng năm 2005.

* Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đức tính tiết kiệm

2. Kĩ năng:

a,Kĩ năng bài học:

- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của thời gian của bản thân và của người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền học thời gian, công sức của tình huống.

- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí tiết kiệm.

b,Kĩ năng sống:

- Kĩ năng thu nhập và xử lí thông ti về thực hành tiết kiệm.

- Kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng đánh giá những hành vi việc làm thể hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những hành vi keo kiệt bủn xỉn.

3. Thái độ:

- Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.

4. Phát triển năng lực: Năng lực nhận thức, đán giá, học tập, thể hiện hành vi...

- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động II. CHUẨN BỊ:

(2)

- Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

- SGK, tư liệu tham khảo...

- Các mẩu chuyện gương tiết kiệm Chuyện kể về BH.

- Máy chiếu: Trò chơi.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1.Phương pháp:

-Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.

- Nghiên cứu trường hợp điển hình 2.Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật động não.

- Kĩ thuật thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật trình bày 1 phút.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời.

IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định tổ chức (1’) 2.Kiểm tra bài cũ :(5’) Câu hỏi :

? Em hãy nêu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì, ý nghĩa của đức tính đó ? ? Tìm những hành vi đối lập với siêng năng trong các câu sau?

* Yêu cầu:

Những biểu hiện của siêng năng kiên trì.

-Tự giác học và làm bài ở nhà.

- Tự giúp bố mẹ việc nhà.

- Nghiêm túc trực nhật khi đến phiên.

- Gặp bài khó, suy nghĩ làm đến cùng.

- Vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình để học tập tốt.

Ý nghĩa: Siêng năng kiên trì là phẩm chất tốt đẹp của con người,giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

- Được mọi người yêu quí, giúp đỡ.

(3)

Hành vi đối lập với siêng năng a) Lao động là vinh quang.

b) Cần cù chịu khó.

c) Lười nhác.

d) ỷ lại.

đ) Tự giác làm việc.

e) Việc hôm nay để ngày mai.

h) Luôn chăm chỉ nghe giảng bài.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài (1 /) - Máy chiếu:

- Để hiểu thế nào là Tiết kiệm và ý nghĩa của Tiết kiệm trong cuộc sống, các em vào bài học.

b.Các hoạt động dạy học :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Hoạt động 1: ( 10’)

Mục tiêu: Tìm hiểu truyện đọc.

Phương pháp:Thảo luận,phân tích.

Cách tiến hành:

G: Gọi Học sinh đọc truyện “Thảo và Hà”

H: Đọc bài G: Nêu câu hỏi:

G: Cho HS thaỏ luận theo nhóm bàn.

G: Chốt kiến thức.

Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng tiền không? Vì sao?

-Thảo và Hà rất xứng đáng để được mẹ thưởng tiền.Vì đã thi đậu vào lớp 10

Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?

I. Đặt vấn đề . 1.

Truyện đọc: “Thảo và Hà”

2. Nhận Xét:

- Thảo có đức tính tiết kiệm.

- Hà ân hận vì việc làm của mình.

Hà càng thương mẹ hơn và hứa sẽ tiết kiệm.

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG - Thảo thấy nhà còn khó khăn, mẹ làm lung

vất vả, gạo trong nhà đã hết nên không nhận tiền của mẹ để đi chơi.

Hà có những suy nghĩ gì trước và sau khi đến nhà Thảo?

- Trước khi đến nhà Thảo: Đòi mẹ thưởng tiền để đi liên hoan với các bạn.

- Sau đó: Hà Thấy bạn rất thương mẹ nên cũng đã thấy ân hận, thương mẹ hơn, tự hứa là không vòi tiền mẹ nữa và biết tiết kiệm trong tiêu dùng hằng ngày.

Qua câu truyện trên đôi lúc em thấy mình giống Hà hay Thảo? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?.

- Thảo rất hiếu thảo và biết tiết kiệm, yêu thương mẹ.

G chốt bài học: Chúng ta cần phải học tập bạn Thảo để trở thành người biết Tiết kiệm.

- G đưa tình huống (Máy chiếu-) – H đọc và suy nghĩ.

“Lan, Mai và Hoa thảo luận câu hỏi của cô:

lấy ví dụ thể hiện đức tính tiết kiệm?

Lan: Theo Lan, mình cố gắng học hành thật tốt, dành nhiều thời gian cho học tập, đừng đi chơi gì cả, là tiết kiệm rồi.

Mai: Hổng phải. Theo Mai nghĩ, mình phải vui chơi giải trí, phải vận động thật nhiều chứ, có vậy mới không phung phí sức lực của mình, như thế mới là tiết kiệm.

Hoa: Hai bạn đều trật lất. Hoa nghĩ ví dụ về tiết kiệm như là mình phải sử dụng hợp lý, đúng mức tài sản của nhà mình như điện, nước... đúng không? Của cải nhà trường thì cứ dùng thoải mái, để phục vụ tốt hơn cho việc học tập của mình mà.”

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Bạn nào đúng, bạn nào sai? Vì sao?

( Hs thảo luận)

- Bạn nào cũng có phần đúng và phần sai, tức là chỉ hiểuTiết kiệm ở một khía cạnh.Vì:

+Lan tiết kiệm thời gian cho việc học là đúng.Nhưng nếu chỉ cắm cúi học mà không vận động thân thể, bảo vệ sức khoẻ là phung phí sức lực của mình.( Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể)

+ Mai biết ngoài việc học còn phải nghỉ ngơi, giải trí.Nhưng nếu chỉ vui chơi mà không lo học là phung phí thời gian dành cho học tập.

+ Hoa biết tiết kiệm cho gia đình mình là đúng. Nhưng Hoa lại phung phí tài sản của nhà trường là sai. Vì cần tiết kiệm không chỉ cho mình mà còn cho người khác, cho tập thể.

Hoạt động 2: ( 18’)

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài học Phương pháp: Vấn đáp

Cách tiến hành: Cả lớp Tiết kiệm là gì?

- H trả lời – G lưu ý:

+ Hợp lý, đúng mức: Hoàn cảnh gia đình + Của mình và của người khác:

Không chỉ tiết kiệm cho mình mà còn cho người khác.

- H đọc NDBH a - Hs ghi bài.

- G tổ chức cho H chơi trò “ Thi chạy tiếp sức” với chủ đề : Em đã tiết kiệm như thế nào?( Nhóm)

Trong gia Trường học Ngoài xã hội

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm:

- Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

2. Biểu hiện:

- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác.

- Tiết kiệm nguyên vật liệu, tài

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG đình

- Ăn mặc giản dị.

- Tiêu dùng hợp lý, đúng mức.

- Không làm hư hỏng đồ dùng gia đình.

- Tận dụng đồ cũ.

- Giữ gìn tài

sản nhà

trường: Bàn ghế, cây xanh,

tường…

- Tắt điện, quạt khi ra về.

- Dùng nước xong khoá lại.

- Ra vào lớp đúng giờ.

- Giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.

- Không phá hoại tài sản XH: ghế đá công viên, cây xanh đường

phố…

H các nhóm lên trình bày- G nhận xét.

Vậy, tiết kiệm mang lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và XH?

- Cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh.

G: Chúng ta phải tiết kiệm vì điều đó có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của người khác.

Là HS em phải làm gì để thực hành tiết kiệm?

- Tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ bạn nghèo.

- Giữ gìn quần áo, sách vở để có thể dùng lâu dài.

- Sắp xếp thời gian để vừa học tốt, vừa giúp đỡ được bố mẹ các công việc gia đình.

nguyên, giảm tiêu thụ điện, nước sạch, khai thác tài nguyên có kế hoạch...-> Có tác dụng bảo vệ môi trường.

Quý trọng kết quả lao động của người khác.

* Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện...

3. Ý nghĩa:

-Về đạo đức: Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quí trọng sức lao động của mình và của xã hội, quí trọng mồ hôi công sức, trí tuệ của con người.

-Về kinh tế:Tiết kiệm giúp chúng ta tich lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước.

-Về văn hóa:Tiết kiệm thể hiện lối sống văn hóa

(7)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG G: Các em có thể thu góp giấy vở cũ, sách

báo cũ của gia đình, các đồ nhựa trong nhà, sắt vụn...bán cho người mua phế liệu. Vừa tiết kiệm, vừa sạch nhà.

Trong XH, có những cách tiêu tiền hoang phí, không đúng mục đích. Em hãy tìm VD?

- Cán bộ tiêu xài tiền của nhà nước vào việc riêng.

- Tham ô, tham nhũng…

G: Giới thiệu của luật phòng chống tham nhũng 2005.

- Điều 3. Các hành vi tham nhũng.

- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm.

- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng.

Theo em, trong điều kiện xã hội suy thoái kinh tế hiện nay, nhân dân ta làm thế nào để tiết kiệm? VD?

( Hs thảo luận nhanh 1 phút ):

- Giá xăng dầu tăng- hạn chế đi lại..

- Hạn chế tụ tập quán xá, cỗ bàn- giảm chi tiêu.

- Tăng gia sản xuất tăng thu nhập cho gia đình: trồng rau, chăn gà…

- G liên hệ: ( Treo tranh Bác Hồ)

- Sau ngày tuyên bố độc lập, nước ta lâm vào nạn đói khủng khiếp năm Ât Dậu 1945, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi mọi người tiết kiệm lương thực để giúp đồng bào bằng phong trào “ Hũ gạo cứu đói”. Bác đã gương mẫu thực hiện trước bằng mỗi tuần nhịn ăn một bữa, bỏ số gạo ấy vào hũ, tích tiểu thành đại để cứu đói nhân dân.

G: Chúng ta cần học tập những tấm gương đó để rèn luyện cho mình đức tính Tiết kiệm.

Em hãy tìm một câu tục ngữ nói về Tiết

4. Cách rèn luyện:

- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.

- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.

- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.

- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.

- Sử dụng điện nước hợp lí.

- Luôn thực hiện tiết kiệm ở mọi nơi, mọi lúc.

(8)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG kiệm? Em hiểu gì về câu tục ngữ “Tích tiểu

thành đại?

Góp nhặt từng ít sẽ thành nhiều.

Nêu yêu cầu bài tập a?

HS: Đọc

Giải thích câu Thành ngữ:

“ Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”

Tìm thêm ca dao, tục ngữ về Tiết kiệm?

- Ăn chắc mặc bền.

- Thắt lưng buộc bụng.

Nêu yêu cầu bài tập c? Nếu còn thời gian.

G KL: ở lứa tuổi các em chưa làm ra của cải vật chất, cần tiết kiệm để thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của cha mẹ và của người khác.Đảng ta kêu gọi: “Tiết kiệm là quốc sách”. => Chúng ta phải thực hành Tiết kiệm vì điều đó có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội.

Hoạt động3: (4’) Mục tiêu: luyện tập Cách tiến hành:

III. Luyện tập

1. Bài tập: a: - Năng nhặt chặt bị.

- Góp gió thành bão.

- Của bền tại người

* Bài tập giải thích:

- Làm ra nhiều tiền của mà phung phí thì không bằng nghèo mà biết hà tiện.

2.Bài c:

4. Củng cố: (3’)

G đưa tình huống: (Máy chiếu)

1.Lan sắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thời gian vô ích để có kết quả học tập tốt.

2. Bác Bình phải làm thêm ngoài giờ để có thêm thu nhập nhưng bác vẫn có thời gian nghỉ trưa, giải trí và thăm bạn bè.

(9)

3. Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, vẫn mặc quần áo của bố và anh trai để lại.

? Em có suy nghĩ gì về việc làm của những nhân vật trên? Những việc làm đó thể hiện điều gì?

- Cả 3 người đều biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của mọi người.

- Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác.

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: (1’) - Học bài, làm BTập còn lại.

- Chuẩn bị bài "Lễ độ ’’

- Sưu tầm thành ngữ về Lễ độ.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kể được tên một số đồ dùng, vật dụng trong nhà có thể làm cho bản thân hoặc người khác bị thương và cách sử dụng đồ dùng, vật dụng đó đúng cách và an toàn, đồng thời biết

- Kể được tên một số đồ dùng, vật dụng trong nhà có thể làm cho bản thân hoặc người khác bị thương và cách sử dụng đồ dùng, vật dụng đó đúng cách và an toàn, đồng thời biết

Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong nghiên cứu về dịch vụ. Các nghiên cứu trước đây cho thấy

Dựa vào tổng quan các đề tài nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động về chính sách tiền lương của

❖ (2)Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ, đó là………..... Apatit

Kể được tên một số đồ dùng, vật dụng trong nhà có thể làm cho bản thân hoặc người khác bị thương và cách sử dụng đồ dùng, vật dụng đó đúng cách và an toàn, đồng thời biết cách

Xây dựng thương hiệu khởi đầu bằng việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu nhằm tìm hiểu cảm nhận của họ đối với sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh thương hiệu trong mối

a) Không tán thành. Cần tiết kiệm tiền bạc, của cải của bất kì ai hay xã hội để tạo thành thói quen tiết kiệm. Nếu không tiết kiệm, giàu có đến mấy cũng phung phí hết