• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28

Ngày soạn: 23/03/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2022 Tập đọc

TIẾT 59: DÒNG SÔNG MẶC ÁO I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng).

- Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.

- HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học

- GV:Tranh minh hoạ, máy tính -HS: VBT, máy tính, điện thoại

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’):

- Đọc bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.

- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?

- Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?

- Nội dung bài văn?

- Nhận xét, tuyên dương

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30’)

1. Giới thiệu bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và nêu nội dung tranh.

- GV: Dòng sông quê hương từ lâu đã là đề tài muôn thuở của thơ ca. Chúng ta đã biết đến những bài thơ. Bài hát rất hay nói về dòng sông hiền hòa, gắn bó với cuộc sống, tuổi thơ của con người. Nhưng dòng sông dưới con mắt của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đẹp như thế nào?

2. Luyện đọc:

- Gọi HS tiếp nối đọc 2 khổ của bài

+ Lần 1: kết hợp sửa phát âm: nắng lên, lụa đào, nép, lặng yên, nở,...

Luyện đọc câu khó

Khuya rồi / sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi / lặng yên đôi bờ Sáng ra / thơm đến ngẩn ngơ

+ 2-3 HS đọc và trả lời câu hỏi nội dung

- Nhận xét, tuyên dương

- Tranh vẽ cảnh dòng sông xanh rất đẹp

- 2 HS nối tiếp đoạn

- HS luyện đọc ngắt nhịp thơ

(2)

Dòng sông đã mặc bao giờ / áo hoa Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai...//

+ Lần 2: Học sinh kết hợp giải nghĩa từ:

điệu, hây hây, ráng - Luyện đọc cá nhân - Gọi HS đọc lại toàn bài

- Hướng dẫn giọng đọc (giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên) và đọc mẫu.

3. Tìm hiểu bài:

1. Hình ảnh dòng sông trong con mắt của tác giả

- Vì sao tác giả nói dòng sông "điệu"? Lấy VD minh hoạ?

- GV: Sông mềm mại, thiết tha trong những màu sắc khác nhau. Dưới con mắt tác giả, sông như một con người" điệu" làm duyên.

2. Hình ảnh sông đẹp tươi, duyên dáng trong thiên nhiên

- Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

- Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

- GV: Với những từ ngữ giàu hình ảnh màu sắc, tác giả đã biến chuyển dòng sông như duyên dáng hơn, đằm thắm hơn, dịu dàng hơn trong màu sắc của thiên nhiên.

- Nội dung chính của bài thơ?

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:

- Tiếp nối đọc 2 đoạn thơ, nêu giọng đọc từng đoạn.

- Treo bảng phụ ghi "Rèm thêu trước ngực trăng vàng…/ Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai…"

- Đọc và nêu từ cần nhấn giọng?

- Đọc diễn cảm

- Yêu cầu HS đọc thuộc từng khổ, cả bài - Nhận xét, tuyên dương

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5):

- Bài thơ cho em những cảm xúc gì về dòng sông quê hương?

- Nhận xét tiết học.

- giải nghĩa từ SGK - Luyện đọc cá nhân - HS đọc lại toàn bài

+ Đọc thầm khổ 1, trả lời:

- Sông luôn thay đổi sắc màu nước. Vì sông có rất nhiều màu sắc -> giống người điệu đã thử nhiều áo mới đẹp.

+ HS đọc khổ 2, trả lời:

- nắng lên => áo lụa đào trưa => áo xanh;...

- Đọc lướt toàn bài.

+ 3-4 HS

+ 2 HS đọc và nêu + 2-3 HS đọc, nêu - HS thực hành đọc

- Một số em đọc diễn cảm trước lớp - Nhẩm thuộc từng khổ, cả bài - Đọc thuộc trước lớp

- Lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay, thuộc bài.

+ 2- 3 HS

(3)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Tập làm văn

Tiết 56: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1, BT2); bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3, BT4).

II. Đồ dùng dạy học dạy học -Gv: BGĐT, máy tính

- HS: chuẩn bị về con vật định tả,máy tính, điện thoại III. Hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5’)

+ Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.

- Nhận xét và tuyên dương HS - Giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: ( 32’) 2. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 1:

- Gọi HS đọc đề bài

- Treo tranh minh hoạ đàn ngan và gọi HS đọc bài văn

- GV giới thiệu về đàn ngan con mới nở Bài tập 2:

- Gv giao nhiệm vụ.

- Cá nhân suy nghĩ làm bài ( TG: 5’)

+ Để miêu tả đàn ngan, tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng?

+ Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay

- Yêu cầu HS ghi lại vào vở những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mà em thích

* Kết luận: Các em cần quan sát kĩ hình dáng, một số bộ phận nổi bật để miêu tả con

2 hs thực hiện yêu cầu

* Hoạt động cả lớp - 1 HS đọc

- 2 HS đọc thành tiếng bài văn

* Cá nhân.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- làm bài vào VBT

+ Tác giả đã miêu tả các bộ phận: hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, ...

+ hình dáng: chỉ to hơn cái trứng một tí, ...

+ bộ lông: vàng óng, như màu của những con tơ nõn, ...

+ đôi mắt: chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, ...

- Tự làm bài vào vở

(4)

vật, phan biệt con vật đó với con vật khác cùng loài.

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

+ Khi tả ngoại hình của con chó hoặc con mèo, em cần tả những bộ phận nào

- Yêu cầu HS ghi kết quả quan sát vào vở - Gọi HS đọc kết quả quan sát

- Nhận xét, khen ngợi những bài viết giàu hình ảnh

Bài tập 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Khi miêu tả cần phải quan sát kĩ hoạt động của con vật đó. Mỗi con vật cũng có những tính nết, hoạt động khác với con chó hoặc con mèo khác, khi tả các em chỉ cần tả những đặc điểm nổi bật

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc kết quả quan sát

- Nhận xét, khen ngợi những HS biết dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 3’) + Khi quan sát và miêu tả con vật các con cần chú ý điều gì?

- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà tập quan sát thêm các con vật khác và ghi lại kết quả quan sát vào sổ tay để chuẩn bị cho các bài học sau.

* Làm bài cá nhân - 1 HS đọc thành tiếng

+ khi tả cần chú ý tả : bộ lông, cái đầu, hai tai, ...

- HS làm bài

- 3 -5 HS đọc kết quả quan sát

* Làm bài cá nhân - 1 HS đọc yêu cầu

- HS làm bài

- 3 - 5 HS đọc bài làm

- HS ghi nhớ về nhà thực hiện.

+ Miêu tả dặc điểm tiêu biểu về ngoại hình và hoạt động của con vật đó…

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Toán

Tiết 136: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. Yêu cần cần đạt:

- Ôn tập kiến thức về phân số

- Thực hiện được so sánh, rút gọn, qui đồng mẫu số các phân số.

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, máy tính

- HS: Bút, sách, máy tính, điện thoại III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

(5)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Gọi HS thực hiện: tính:

a) 4

5 x 2

3 b)

15 7 :

3 2 -

2 3

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p)

Bài 1/166: Gắn bảng phụ, mời HS đọc và nêu YC của BT.

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- Tạo cơ hội cho HS chia sẻ về cách lựa chọn phân số chỉ phần đã tô màu ở mỗi hình đã chọn.

- GV nhận xét; khen ngợi/ động viên.

- YC đọc các phân số.

+ Đâu là tử số? Tử số cho biết điều gì?

+ Đâu là mẫu số? Mẫu số cho biết điều gì?

Bài 3/167: (chọn 3 trong 5 ý) - Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- HS chia sẻ trước lớp:

+ Muốn rút gọn phân số ta làm như

- Hs tính

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

Đáp án: Hình 3 đã tô màu

5

2 hình (Vì có tất cả 10 ô vuông, đã tô màu 4 ô;

4 2 10 5 )

Không chọn các hình còn lại vì:

+ Hình 1 đã tô màu

5

1 hình.

+ Hình 2 đã tô màu

5

3 hình.

+ Hình 4 đã tô màu 62 (31 ) hình.

- HS trả lời

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân.

Đáp án:

3 2 6 : 18

6 : 12 18

12 404 404::44 101

4 3 6 : 24

6 : 18 24

18 - HS nêu.

(6)

thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS.

* Nếu còn thời gian: Mời một số HS đã hoàn thành cả 5 ý chia sẻ cách thực hiện và kết quả. Mời cả lớp nhận xét; chốt KQ; khen ngợi/ động viên

Bài 4/167:

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- HS chia sẻ cách quy đồng hai phân số trước lớp.

- GV nhận xét, chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên.

=> GV giúp HS tìm MSC nhỏ nhất Bài 5/167:

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- Y/c HS chia sẻ:

+ Trong các phân số đã cho, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1.

+ Hãy so sánh hai phân số

3 1 ; 16 với nhau.

+ Hãy so sánh hai phân số

2 5 ;

2 3

với nhau.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân a) và

;

b)

; Giữ nguyên

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài

+ Phân số bé hơn 1 là

3 1 ; 16

+ Phân số lớn hơn 1 là 25 ;

2 3

+ Hai phân số cùng tử số nên phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn.

(7)

- Nhận xét; chốt ý đúng; khen ngợi/

động viên.

=> GV chốt để sắp xếp được các phân số theo thứ tự thì cần phải so sánh các phân số. Gv tổng kết các cách so sánh phân số.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5p)

- GV gọi HS đọc ps trên tia số.

+ Các PS trên tia số có chung đặc điểm gì?

- GV tổng kết tiết học - nhận xét giờ học tuyên dương HS có tiến bộ. Dặn dò.

Vậy 3 1 > 61

+ Hai phân số cùng mẫu số nên phân số có tử số bé hơn thì bé hơn, phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Vậy

2 5 >

2 3. Ta có :

6 1 <

3 1 <

2 3<

2 5

- HS hoàn thành tia số và nêu cách đọc các PS có trên tia số

+ Các PS lớn hơn 0 và bé hơn 1 - Chữa lại các phần bài tập làm sai.

- Tìm các PS lớn hơn 101 và bé hơn

10

2 và có MS là 20

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Đạo đức

Tiết 28: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tiết 2) I.Mục tiêu

- Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông (những qui định có liên quan tới học sinh).

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

- GD cho HS ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

* KNS: - Tham gia giao thông đúng luật

- Phê phán những hành vi vi phạm giao thông

* GDQP-AN: Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng.

II. Đồ dùng

(8)

- GV: Tranh, máy tính

- HS: SGK, SBT, máy tính, điện thoại III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV 1. Hoạt động mở đầu: (5p)

+ Nêu những hậu quả tai nạn giao thông để lại?

+ Bạn đã làm gì để thực hiện an toàn giao thông?

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25p)

HĐ 1: tìm hiểu về biển báo giao thông.

- GV cho hs quan sát một số biển báo giao thông.

- GV cùng HS đánh giá kết quả, chốt lại tác dụng của các biển báo giao thông, nhắc nhở HS tuân thủ theo các biển báo

HĐ 2: Xử lí tình huống (Bài tập 3) - GV cho hs xử lí các tình huống - GV đánh giá kết quả làm việc của hs và kết luận:

a/ Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: Luật giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.

b/ Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm.

c/ Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng.

d/ Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.

đ/ Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở giao thông.

e/ Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường, vì rất nguy hiểm.

- GV kết luận: Mọi người cần có ý thức tôn trọng luật giao thông ở mọi lúc, mọi nơi.

2. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10p)

HĐ3: Trình bày kết quả điều tra

Hoạt động của HS + Chết người, mất mát tài sản, ...

+ HS nêu

- Lớp lắng nghe, nhận xét Cá nhân – Lớp

- HS liên hệ một số biển báo hiệu giao thông mà mình gặp tại địa phương và việc chấp hành chỉ dẫn biển báo của mình và mọi người xung quanh

- HS thảo luận, tìm cách giải quyết.

-

- hs nhận xét, bổ sung ý kiến.

- Đại diện hs trình bày.

- Các hs khác bổ sung, chất vấn.

- HS lắng nghe.

(9)

thực tiễn: (Bài tập 4)

- GV mời đại diện 1 số hs trình bày kết quả điều tra.

- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.

Kết luận chung:

- Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

- Nhận xét tiết học

- Tìm hiểu, thực hiện và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện Luật giao thông

- Tạo băng dôn tuyên truyền thực hiện An toàn giao thông

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Ngày soạn: 23/03/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 137 : ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Ôn tập kiến thức về phép cộng, phép trừ phân số - Thực hiện được cộng, trừ phân số.

- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.

- Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ,máy tính

- HS: Sách, bút, máy tính, điện thoại

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu :(5p)

- GV gọi hs làm bài

7 : 9 - 4 : 21 76 -

3 2

1 + 92 97 -214

6 : 7 – 2: 3 5 : 5 + 2 : 9 3 : 5 + 7 : 5 ( 3 + 7 ) : 5 - GV dẫn vào bài mới

2. Hoạt động luyện tập thực hành (30p)

Bài 1: Tính

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- YC Hs chia sẻ trước lớp cách thực

- HS làm bài

- Nhận xét và tuyên dương

- Cá nhân

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- 2 HS lên đọc bài làm.

(10)

hiện các phép tính cộng, trừ hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

- GV gợi ý để HS dựa vào tính chất của phép cộng, phép trừ nêu nhanh được kết quả của các phép tính liên quan để thấy phép cộng và phép trừ PS có mối liên hệ với nhau.

- GV tổng kết: Phép cộng và phép trừ có mối quan hệ chặt chẽ...

Bài 2: Tính

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- YC học sinh làm bài.

Bài 3

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- Hs chia sẻ trước lớp cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ, số trừ. . - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

- GV nhận xét, chốt KQ đúng; khen ngợi/động viên.

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (5 p)

Bài 4:

- GV giúp HS tóm tắt bài toán, tìm hướng giải bài toán,

- YC HS trình bày bài giải.

- GV nhận xét, chữa bài

a)7274 274 76 ; 7672 672 74

7 2 7

4 6 7 4 7

6 ;

7 6 7

2 4 7 2 7

4

b)13125 124 125 129

12 5 12

4 12

9 3 1 12

9

12 4 12

5 9 12

5 12

9

12 9 12

4 12

5 3 1 12

5

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài

a)7253103535213531

35 21 35 10 35 31 7 2 35

31

35 10 35 21 35 31 5 3 35

31

35 31 35 10 35 21 7 2 5

3

- Cá nhân

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- 3 HS làm bài miệng, lớp làm cá nhân.

a.92 + x = 1 b. 76 - x =

3

2 c. x –

2 1

= 4 1

x = 1 – 92 x = 76 -

3

2 x =

4 1

+ 2 1

x = 97 x = 214 x =

4 3

Nhóm 4

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS trình bày bài.

Câu a:

+ Số phần diện tích để trồng hoa và

(11)

=>Tổng kết: Khắc sâu kiến thức giúp Hs hiểu 19

20 (diện tích vườn hoa) nghĩa là Diện tích cả vườn hoa nếu chia thành 20 phần bằng nhau thì Số phần diện tích để trồng hoa và làm đường đi chiếm là 19 phần như thế

- Củng cố một số tính chất của phép cộng và phép trừ số tự nhiên

* Bài 5:

- YC HS đọc yêu cầu bài

- GV giúp HS phân tích tìm hướng giải.

- YC HS làm bài cá nhân - Nhận xét, chữa bài.

- Gv Nhận xét giờ học – Dặn chuẩn bị giờ sau

làm đường đi là:

3 1 19

4 5 20 (diện tích vườn hoa)

+ Số phần diện tích để xây bể nước là:

1 - 19 1

2020 ( diện tích vườn hoa) Câu b:

+ Diện tích vườn hoa là:

20 x 15 = 300 (m2)

+ Diện tích xây bể nước là:

300 x 1

20= 15 (m2)

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

2 1

40 ;

5m cm 4giờ = 15 phút

Trong 15 phút, con sên thứ nhất bò được 40 cm.

Trong 15 phút, con sên thứ hai bò được 45 cm.

Vậy con sên thứ hai bò nhanh hơn con sên thứ nhất.

- Chữa lại các phần bài tập làm sai - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Luyện từ và câu

Tiết 57 : CÂU CẢM I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).

- Chuyển được câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III).

- Đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2).

- Nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm (BT3).

- Giáo dục tình cảm, mối quan hệ với bạn bè.

II. Đồ dùng dạy học :

- GV: Bảng phụ,máy tính

-HS: VBT, máy tính, điện thoại

(12)

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Cho HS quan sát tranh về một con mèo con.

+ Hãy nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về con vật có trong tranh bằng một câu.

- Giáo viên chốt những câu HS nói đúng kiểu câu cảm.

+ Những câu dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói đó là kiểu câu gì? Hôm nay chúng ta cùng khám phá.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

a) Nhận xét

- GV đưa bảng phụ có hai câu văn;

+ Chà con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!

+ A! Con mèo này khôn thật.

- YC HS đọc đúng ngữ điệu.

+ Hai câu văn trên dùng để làm gì?

+ Cuối các câu văn trên có dấu gì?

+ Câu cảm dùng để làm gì?

+ Trong câu cảm thường có những từ ngữ nào?

+ Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu gì?

b) Ghi nhớ

- Yêu cầu HS nêu nội dung ghi nhớ.

- Hãy cho ví dụ minh họa.

* Kết luận : Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc: vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên...của người nói. Trong câu cảm thường có các từ ngữ : Ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật...khi viết cuối câu thường có dấu chấm than.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p) Bài tập 1. Chuyển các câu kể sau thành câu cảm.

- Cho HS làm cá nhân

- 3 HS nêu:

+ Chú mèo con đáng yêu quá!

+ Chú mèo con mời đẹp làm sao!

+ Ôi! Chú mèo thật dễ thương.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc đúng ngữ điệu.

+ Thể hiện cảm xúc về vẻ đẹp của con mèo.

+ Thán phục sự khôn ngoan của con mèo.

+ Cuối các câu có dấu chấm than.

+ Dùng để biểu lộ cảm xúc vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên...

+ Thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật...

+ Dấu chấm than

- 2 – 3 HS đọc thành tiếng, đưa ví dụ

* Làm bài cá nhân

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

(13)

- GV theo dõi, hướng dẫn HS lúng túng.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đã chuyển được đúng.

a) Con mèo này bắt chuột giỏi.

- Con mèo này bắt chuột giỏi thật!

- Ôi con mèo này bắt chuột giỏi quá!

- Chà, con mèo này bắt chuột giỏi ghê!

b)Trời rét: - Ôi trời rét quá!

- Chà! trời rét thật!

- Trời rét ghê!

+ Có thể chuyển câu kể sang câu cảm bằng cách nào?

* Kết luận: Muốn chuyển câu kể sang câu cảm bằng cách

+ Thêm Ôi/Chao/Chà/ Ồ,.. vào đầu câu.

+ Thêm quá/lắm/ghê/thế,... vào cuối câu + Chuyển dấu chấm thành dấu chấm than 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 15 p)

Bài tập 2. Đặt câu cảm trong các tình huống sau

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.

- Gv giao nhiệm vụ

- Cho HS làm bài cá nhân ( 5’)

- Gv tuyên dương hs có đáp án đúng, đưa câu hỏi hay.

* Kết luận: Lưu ý cách đặt câu cảm cho phù hợp với từng hoàn cảnh để bộc lộ cảm xúc chân thành của mình với người giao tiếp. Đó là thể hiện thái độ, tình cảm của mình với người khác, với các sự vật, sự việc xung quanh.

Bài tập 3. Những câu sau đây bộc lộ cảm

- Lớp làm bài.

- HS nối tiếp đọc bài của mình. Lớp theo dõi, bổ sung.

- Nhận xét bài làm bảng.

c) Bạn Ngân chăm chỉ.

- Bạn Ngân chăm chỉ thật!

- Bạn Ngân chăm chỉ quá!

d) Bạn Giang học giỏi - Bạn Giang học giỏi ghê!

- Bạn Giang học giỏi thật!

- 2 HS nêu

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu và các tình huống.

- đặt câu cảm.

- Thể hiện tình huống trước lớp.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

A ) Chà,cậu ấy giỏi thật!

- Trời,cậu thật là giỏi!

- Bạn giỏi quá!

- Bạn siêu quá!

- Bạn thật là tuyệt.

b) Ôi,bạn nhớ ngày sinh nhật của mình à,mình vui quá!

- Trời ơi! Lâu quá mình mới gặp bạn ! - Trời,bạn làm mình cảm động quá!

- Tuyệt quá,cảm ơn bạn!

- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung ( nếu có).

* Cá nhân

(14)

xúc gì?

+ Muốn biết câu cảm biểu lộ cảm xúc gì trước hết các em phải đọc đúng giọng của câu đó, đặt mình vào tình huống ấy và có thể đặt câu đó trong các tình huống cụ thể.

- Chia nhóm 4, giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài ( TG : 3 phút)

- GV nhận xét, tuyên dương hs xây dựng tình huống phù hợp và thể hiện tốt.

* Vi dụ:

a) Lớp đi thăm quan, sắp đến giờ xe chạy.

Bỗng bạn Lan thấy Nam và thốt lên:

- Ôi! Bạn Nam đến kìa -> (bộc lộ cảm xúc vui mừng)

* Bạn Nam ốm mấy hôm không đi học, sáng nay mới đến lớp.

- Ôi! Bạn Nam đến kìa -> (bộc lộ cảm xúc vui mừng lẫn ngạc nhiên)

+ Câu cảm được dùng để làm gì?

+ Khi viết cuối câu thường có dấu chấm gì?

- GV nhận xét chung giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS xây dựng tình huống và thể hiện câu cảm.

- Lớp nhận xét, bổ sung + Đọc các câu đúng giọng.

b) Cô giáo ra đề Toán khó, cả lớp nghĩ mãi chưa ra. Bỗng Nam giơ tay và đưa ra lời giải đúng. Các bạn ồ lên:

- Ôi bạn Nam thông minh quá! (Thán phục vì bạn giải được bài toán khó)

* Chúng em đang chơi cầu thì “ xoạc”

bạn Tuấn bị rách quần. Rất nhanh, Nam cởi áo khoác buộc ngang lưng Tuấn.

Chúng em vỗ tay, Ngọc khen:

- Ôi bạn Nam thông minh quá! (Có cách ứng xử thông minh)

c) Nhìn thấy con sâu to đùng trên cây hoa: Ngọc kêu lên:

- Trời, thật là kinh khủng ( bộc lộ cảm xúc ghê sợ)

- Đại diện HS trình bày, gắn với các tình huống cụ thể.

+ Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc: vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên…của người nói. Trong câu cảm thường có các từ ngữ : Ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật…khi viết cuối câu thường có dấu chấm than.

- Theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Tập làm văn

TIẾT 57 : ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN

(15)

I. Yêu cầu cần đạt

- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1);

- Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).

- HS yêu thích môn học

* CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

- KN thu thập và xử lí thông tin.

- KN đảm nhận trách nhiệm công dân.

II. Đồ dùng dạy học:

- Gv: bảng phụ ,máy tính

- HS: VBT ,máy tính, điện thoại

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu

- Yêu cầu HS nối tiếp đọc đoạn văn tả hình dáng và hoạt động của con vật

- GV nhận xét chung . + Đây là gì?

+ Em đã từng viết vào giấy tờ in sẵn chưa nào?

- GV nêu nội dung và yêu cầu giờ học 2. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài tập 1

Hướng dẫn HS viết tắt cụm từ CMND:

chứng minh nhân dân. Em và mẹ đến chơi nhà họ hàng ở một tỉnh khác. Để hoàn thành phiếu em phải trả lời các câu hỏi sau:

+ Hai mẹ con đến chơi nhà ai? Họ tên chủ hộ là gì? Địa chỉ ở đâu?

+ Nơi tạm trú là phường hoặc xã, quận huyện hoặc tỉnh thành nào?

+ Lí do đến

+ Thời gian xin ở lại bao nhiêu lâu?

- Yêu cầu HS cùng theo dõi. GV hướng dẫn ghi.

+Họ và tên chủ hộ: ghi tên chủ hộ của gia đình bà con.

+Địa chỉ: Ghi địa chỉ người họ hàng em đến chơi.

- 4 HS đọc bài làm của mình.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

+ Giấy khai báo tạm trú, tạm vắng.

- 2 - 3 HS nêu - Theo dõi

- 1 HS nêu yêu cầu và nội dung phiếu.

- Theo dõi

- Địa chỉ:

- Họ và tên chủ hộ:

- Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng: số

… phường …. quận, huyện…thành phố…tỉnh…

PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ - TẠM VẮNG

1. Họ và tên: ….

2. Sinh ngày:.. tháng … năm … 3. Nghề nghiệp: .

4. CMND số:

(16)

1. Ghi họ tên mẹ em.

2. Ghi ngày, tháng, năm sinh của mẹ em.

3.Ghi nghề nghiệp, nơi làm việc của mẹ.

4. Ghi số CMND của mẹ em.

5. Ghi thời gian tạm trú.

6. Ghi theo hộ khẩu.

7. Lí do xin tạm trú.

8. Ghi quan hệ của mẹ em với chủ hộ.

9. Ghi họ và tên em.

10. Ghi ngày, tháng năm viết phiếu tạm trú.

Phần cuối là của cán bộ hộ tịch

Cán bộ hộ tịch Chủ hộ - Cho 3 - 5 HS đọc phần phiếu đã hoàn thành của mình.

Bài tập 2

- HS đọc yêu cầu bài tập và suy nghĩ trả lời + Tại sao phải khai báo tạm trú tạm vắng?

- Kết luận: Giấy khai báo trên giúp cho người đọc quản lý có thể nắm bắt được đôi nét về người đăng ký ở để đảm bảo cho họ mọi quyền lợi và an ninh.

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm - Em học được gì qua bài học này?

- GV nhận xét chung giờ học

5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày đến ngày ..

6. Ở đâu đến hoặc đi đâu….

7. Lí do: thăm người thân 8. Quan hệ với chủ hộ: ….

9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo: … 10. Ngày …

- 3 - 5 HS đọc phiếu đã hoàn thiện của mình.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

+ Để cán bộ địa phương quản lý người đến để đảm bảo mọi vấn đề về an ninh của địa phương mình quản lý.

- Theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Địa lý

TIẾT 28: BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO I. Yêu cầu cần đạt

- Trình bày một số điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta.

- Vai trò của Biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.

- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.

- Giáo dục BVMT: Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

* GDQPAN: Phân tích và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

II. Đồ dùng dạy học

-Gv : Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam,máy tính - HS : VBT, máy tính, điện thoại

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

(17)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (4p)

+ Vì sao nói Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp?

+ Vì sao Đã Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?

- Nhận xét, đánh giá

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (24p)

a. Hoạt động 1: Thảo luận lớp - Yêu cầu HS đọc thầm mục 1 - HS quan sát hình 1

+ Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển nào?

+ Biển Đông bao bọc các phía nào của phần biển nước ta.

- Gọi HS chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ

+ Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta?

- Yêu cầu HS hoàn thành bảng

- Đà Nẵng có nhiều khu công nghiệp lớn thu hút nhiều nhà đầu tư nên Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghiệp lớn và quan trọng của miền Trung.

- Đà Nẵng nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi

1. Vùng biển Việt Nam

- Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.

- Biển Đông bao bọc các phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta

- 2 HS chỉ - HS chỉ

TT Giá trị của biển Đông Lợi ích đem lại

1 Muối Cung cấp muối cần thiết cho con người

2 Khoáng sản (dầu mỏ) Làm chất đốt, nhiên liệu.

3 Hải sản (cá, tôm) Cung cấp thực phẩm.

4 Vũng, vịnh, bãi biển Phát triển du lịch và xây dựng cảng biển.

* Nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta?

* Em có nhận xét gì về môi trường biển hiện nay?

*BVMT: Ta cần làm gì để bảo vệ vùng biển nước ta?

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (10p)

b.Hoạt động 2: Thảo luận cá nhân

- Yêu cầu HS đọc thầm mục 2 - Gọi HS chỉ trên bản đồ Địa lí tự

- Biển Đông có vai trò điều hòa khí hậu - Là kho muối vô tận

- Có nhiều khoáng sản, hải sản quý

- Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển

- Môi trường biển hiện nay đang có nguy cơ bị ô nhiễm

- Cần bảo vệ môi trường biển và khai thác tài nguyên biển hợp lí.

2. Đảo và quần đảo

- HS chỉ đảo Cái Bầu, Cát Bà, Côn Đảo, đảo Phú Quốc, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

(18)

nhiên Việt Nam các đảo, quần đảo chính của nước ta

* Em hiểu thế nào là đảo và quần đảo?

* Em hiểu thế nào là lục địa?

=> Trên thế giới có 6 lục địa: Á – Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ., Úc, Nam Cực

+ Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất?

+ Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía Bắc?

+ Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở miền Trung?

+ Em hãy cho biết các quần đảo này thuộc tỉnh (thành phố) nào?

*GDQPAN: GV khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo lớn thuộc chủ quyền Việt Nam

+ Trình bày một số nét tiêu biểu của vùng biển phía nam và tây nam?

=>GV cho HS xem tranh ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?

+ Biển, đảo và quần đảo của nước ta có giá trị như thế nào?

- Gọi HS đọc ghi nhớ

4. Hoạt động vận dụng, trải

- Đảo: Bộ phận đất nổi nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và Đại Dương bao bọc.

. Quần đảo: Nơi tập trung nhiều đảo

+ Lục địa: là khối đất liền lớn, xung quanh có biển và đại dương bao bọc

- Vịnh Bắc Bộ có nhiều đảo nhất.

- Vịnh Bắc Bộ: có đảo Cái Bầu, Cát Bà, Vịnh Hạ Long. Hoạt động sản xuất chính của người dân nơi đay là làm nghề đánh cá và phát triển du lịch.

- Ngoài khơi biển miền Trung có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

- Hoạt động sản xuất chủ yếu là mang tính tự cấp, cũng làm nghề đánh cá, ven biển có một số đảo nhỏ như: Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận)

- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc tính Khánh Hòa

- Biển phía nam và tây nam có một số đảo, lớn hơn cả là đảo Phú Quốc, Côn Đảo.

- Hoạt động sản xuất: làm nước mắm và trồng hồ tiêu xuất khẩu, phát triển du lịch...

* Ghi nhớ: SGK - 2 HS đọc

- HS nêu

(19)

nghiệm (2p)

+ Nêu vai trò của biển, đảo, quần đảo đối với nước ta?

+ Em cần làm gì để góp phần giữ gìn cho biển, đảo của đất nước ta thêm tươi đẹp?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh và các tư liệu về biển, đảo, quần đảo của nước ta, chuẩn bị bài Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam

- Bảo vệ môi trường biển

- Tuyên truyền, vận động người dân không đánh cá bằng mìn

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Ngày soạn: 23/03/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 138 : ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được nhân, chia phân số.

- Tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.

- Vận dụng các phép tính với phân số giải được bài toán có lời văn.

- Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học, NL mô hình hóa toán học.

- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2, bài 4a,c. HSNK làm được các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ. Máy tính

- HS: sgk, vở ô ly, máy tính, điện thoại.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- ? Nêu cách thực hiện nhân hai phân số?

? Muốn chia hai phân số ta làm thế nào?

- Qua câu hỏi vừa rồi các em đã được ôn lại cách thực hiện phép tính nhân, phép chia phân số. Để tiếp tục ôn lại các phép tính với phân số chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay (ghi tên bài lên bảng)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p)

+ Muốn nhân 2 phân số, ta nhân tử số với tử số, mẫu số với mẫu số. Đ

+ Muốn chia 2 phân số, ta chia tử số cho tử số, mẫu số cho mẫu số. S

- Lắng nghe

- HS tự làm vào vở và 3 HS làm bảng phụ.

(20)

Bài tập 1: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

+ Để thực hiện phép nhân phân số, ta làm như thế nào?.

+ Để thực hiện phép chia phân số, ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS đọc bài làm, nêu cách làm - Nhận xét, chữa bài.

+ BT củng cố kiến thức gì?

+ Em hãy nêu lại cách thực hiện phép nhân, chia 2 phân số; nhân và chia phân số với số tự nhiên?

Bài tập 2: Tìm x

- GV yêu cầu HS tự làm bài

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

+ Muốn tìm số chia chia ta làm như thế nào?

+ Muốn tìm số bị ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, chốt lại cách tìm thừa b.

c.

- HS nêu cách làm

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS trả lời

* Thảo luận cá nhân - HS nêu yêu cầu bài

- HS trao đổi theo cặp, cử đại diện lên chữa bài

a. 72x x = 32 b. 52:x31 x = 32:72 x = 52:31 x = 146 = x = 65 c. x : 117 = 22

x = 22  x = 14

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

+ Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương

+ Muốn tìm số bị chia a lấy thương nhân với số chia

Lắng nghe.

* Thảo luận cặp đôi

- HS đọc đề bài và nhận xét:

- HS làm bài theo nhóm bàn. 2 nhóm lên bảng thi 'Tiếp sức". Lớp cổ vũ và nhận xét kết quả.

a.

5 1 5x 4x 3x 2 4x 3x .d2

11 1 11 x6 x3 3x 3x 1x 2 11 x6 x3 9x 1x 2 11 x9 6 x1 3 .c2

31 x7 7 3 7 :3 7 3.b;

31 x7 7 3







- Lớp nhận xét, chữa bài.

(21)

số, số bị chia, số chia chưa biết.

GV KL: Để tính nhanh kết quả biểu thức trong phép nhân phân số ta có thể rút gọn các phân số có cùng tử số và mẫu số.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p)

Bài 3. Giải bài toán:

- HS đọc bài toán và tóm tắt.

+ Bài toán cho biết, hỏi gì?

+ Cách tìm chu vi hình vuông. Diện tích hình vuông?

+ Muốn tìm chiều rộng hình chữ nhật, biết số đo chiều dài, diện tích, ta làm như thế nào?

- HS làm bài. 1 HS chữa bài.

+ Qua bài hôm nay các em đã được ôn tập các kiến thức gì?

- GV hệ thống kiến thức: Qua bài hôm nay các em đã được ôn tập các kiến thức về các phép tính với phân số và vận dụng giải được bài toán có lời văn liên quan đến tình huống trong cuộc sống.

- GV nhận xét tiết học.

* Thảo luận cá nhân - HS đọc yêu cầu BT.

- HS trả lời

+ Chu vi hình vuông bằng độ dài 1 cạnh nhân 4. Diện tích hình vuông bằng độ dài 1 cạnh nhân chính nó.

+ Ta lấy diện tích chia cho chiều rộng.

HS tự làm vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ

- HS chữa bài ở bảng lớp Bài giải:

a. Chu vi tờ giấy hình vuông:

Diện tích tờ giấy hình vuông là:

b. Diện tích mỗi ô vuông cắt được là:

Số ô vuông cắt được là:

(ô).

c. Chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật là:

Đáp số: a. m2 b. 25 ô vuông c.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS nêu

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

(22)

...

...

--- Tập đọc

TIẾT 60 : ĂNG - CO VÁT I. Yêu càu cần đạt

- Hiểu nội dung: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc của nhân dân Cam-pu- chia. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

* GD BVMT: HS nhận biết: Bài văn ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước bạn Cam-pu-chia. Xây dựng từ đầu thế kỉ XII: Ăng-co Vát; thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hoà trong vẻ đẹp của môi trường thiên lúc hoàng hôn.

- GD HS: Yêu thích cảnh đẹp quê hương, yêu thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: + Tranh minh hoạ, máy tính

+ Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn.

- HS: SGK, máy tính, điện thoại III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV cho hs đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo và nêu nội dung bài

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.

- GV ghi bảng tên bài học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (23p)

a. Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV chia bài làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Ăng - co Vát … thế kỉ XII + Đoạn 2: Khu đền chính … gạch vỡ.

+ Đoạn 3 Toàn bộ khu đền … các ngách.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.

* Lần 1: Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài.

GV kết hợp sửa phát âm: Ăng-co Vát, XII; hành lang, lạc, lựa ghép, kín khít, lấp loáng.

* Lần 2: Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài.

GV kết gọi HS giải nghĩa từ: kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kỳ thú, muỗm, thâm nghiêm.

- Luyện đọc câu văn dài: “Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa

- Lớp thực hiện

- HS quan sát và lắng nghe GV giới thiệu.

- 1HS đọc cả bài.

- HS đánh dấu đoạn vào SGK.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc câu văn dài.

(23)

những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn/vượt lên hẳn những hàng muỗm gì cổ kính.”

* Lần 3: Yêu cầu HS luyện đọc cặp đôi.

- Gọi HS thi đọc.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nêu giọng đọc và đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi:

+ Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu? Từ bao giờ?

- HS đọc đoạn 2 và thảo luận tìm hiểu:

+ Khu đền chính đồ sộ như thế nào?

+ Khu đền chính được xây dựng kỳ công như thế nào?

- GV: Với kiến trúc cổ đồ sộ, được xây dựng kỳ công, Ăng- co Vát đã thu hút rất nhiều người đến thăm quan, tìm hiểu.

+ Đoạn 1, 2 cho biết những nội dung gì?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và cho biết:

+ Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?

- GV treo tranh cho HS quan sát.

+ Đoạn 3 nói lên điều gì?

- GV: Không chỉ đẹp ở kiến trúc, toàn bộ phong cảnh ở Ăng- co Vát cũng rất ấn tượng, uy nghi, thâm trầm

+ Qua bài, em hiểu gì về Ăng-co Vát?

- GV chốt lại nội dung bài: Ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc của nhân dân Cam-pu- chia.

3. HĐ luyện tập, thực hành (7p)

* Hướng dẫn đọc diễn cảm

- Yêu cầu HS tiếp nối đọc 3 đoạn. GV nhận xét.

-HS đọc theo cặp trong 3p.

- Đại diện các nhóm đọc bài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi:

+ Là công trình được xây dựng đầu thế kỉ XII ở Cam-pu-chia.

+ Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng.

+ Tháp lớn: đá ong, bọc ngoài bằng đá lớn đẽo gọt vuông vức, lựa ghép kín khít.

- HS lắng nghe.

1. Vẻ đẹp độc đáo của đền Ăng-co Vát.

- 1HS đọc đoạn 3 và cho biết:

+ Cảnh đẹp huy hoàng, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối của cửa đền; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn, ngôi đền cao với nhữn thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng...

- HS quan sát. 2, 3HS chỉ tranh và diễn tả lại cảnh đẹp Ăng- co Vát.

2. Phong cảnh của Ăng-co Vát dưới ánh mặt trời.

- HS lắng nghe.

+ HS nêu ý kiến.

- 2, 3HS nêu lại nội dung bài.

- 3HS tiếp nối đọc 3 đoạn.

(24)

+ Cách thể hiện bài đọc diễn cảm?

- GV treo bảng phụ ghi đoạn 3.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.

- Gọi HS thi đọc trước lớp.

- GV nhận xét, ngợi khen HS đọc tốt.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

+ Ăng - co Vát là một công trình kiến trúc đẹp của Cam – pu - chia, nếu được đến thăm em sẽ làm gì?

+ Tỉnh Quảng Ninh của chúng ta cũng có công trình kiến trúc đẹp nào? Em cảm thấy như thế nào khi đứng trước những công trình kiến trúc đó? Em cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn các công trình kiến trúc của tỉnh?

* BVMT: Chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của công trình kiến trúc, từ đó có ý thức bảo vệ các công trình kiến trúc trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về học bài.

Chuẩn bị cho giờ sau: “Con chuồn chuồn nước”.

+ Giọng chậm rãi, thể hiện sự ngạc nhiên; nhấn giọng ở từ gợi hình ảnh.

- 2HS đọc thể hiện.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- 3HS thi đọc trước lớp.

+ 3, 4HS nêu.

+ Cầu Bãi Cháy; Bảo tang - thư viện tỉnh Quảng Ninh…

- HS lắng nghe.

- HS ghi nhớ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Chính tả

Tiết 25 : NGHE LỜI CHIM NÓI I. Yêu cầu cần đạt

- Nghe - viết đúng, đẹp bài thơ " Nghe lời chim nói "; biết trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ theo khổ thơ 5 chữ.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l / n. Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

* MT: HS biết yêu quý và bảo vệ loài chim.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, phiếu học tập, máy tính.

- HS: Vở, bút, VBT, máy tính, điện thoại III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(25)

1. Hoạt động mở đầu( 5P)

- GV yêu cầu hs viết 5 từ đã tìm được ở BT1 tiết trước.

- Nhận xét, giới thiệu vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10’)

a. Tìm hiểu về nội dung đoạn viết - Đọc bài thơ.

- Gọi HS đọc bài viết.

+ Loài chim nói về điều gì ?

*MT: Chim là loài vật của thiên nhiên, đem lại cho con người nhiều niềm vui. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ loài này?

b. Hướng dẫn viết từ khó

- GV hướng dẫn hs viết từ khó : lắng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng, thanh khiết...

- Nhắc nhở HS cách trình bày bài thơ: Các chữ đầu câu thơ viết thẳng hàng với nhau, sau mỗi khổ thơ cần cách ra một dòng...

3. Hoạt động thực hành, luyên tập (21p) a. Nghe – viết chính tả

- GV đọc cho HS viết bài.

- Đọc soát lỗi.

- Chấm 5 bài, nhận xét.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài tập 2a:

- Treo bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm vào vở

- Gọi HS trình bày bài, bổ sung.

- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc kết quả đúng.

- HS có thể viết được:

+ rong chơi, rong biển, nhà rông, rộng, rửa, rữa,..

+ cây dong, dòng nước, cơn dông, dưa, dừa, dứa...

+ giong buồm, giọng nói, cơn giông, giống nòi, ở giữa,...

- HS lắng nghe.

- Theo dõi.

- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

+ Nói về những cánh đồng mùa nối mùa với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình thuỷ điện.

-Vài HS nêu

- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.

- 2 em đọc toàn bộ từ khó.

- Nghe - viết vào vở

- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì.

- Đổi vở soát lỗi.

- HS làm VBT

- Trường hợp chỉ viết l không viết n:

Là, lạch, lãi, làm, lảm, lãm, lảng, lãng, lảnh, lãnh, làu, lạu, lẳng, lặp, lâm, lẩm, lẫm, lẩn, lật, lất, lận, lầu, lầy, lẽ, lèm, lẻm, lẹm....

- Trường hợp chỉ viết n không viết l:

Này, nãy, nằm, nắn, nậm, nấu, nẫu,

(26)

Bài tập 3a:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Gọi HS trình bày.

- Kết luận kết quả, gọi HS đọc kết quả đúng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (4p) - Đặt câu với 1 từ em tìm được ở bài 2a?

- Gọi HS lần lượt từng HS trình bày.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

néo, nêm, nếm, nệm, nến, nện, nỉ, niễng, nín, nịt, nỏ, noãn, nơm, nuột, nước, n- ợp...

- HS nêu yêu cầu.

Đáp án:

Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 3100 km vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.

Trình bày 1 phút

VD: - Cô ấy đang tính tiền lãi sau khi bán rau.

- Bà em nấu cơm rất ngon.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Ngày soạn: 23/03/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 139 : ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt

- Tính được giá trị của biểu thức với các phân số - Tính giá trị của biểu thức với các phân số.

- Giải được bài toán có lời văn với các phân số.

-HS chăm chỉ học bài.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ. Máy tính

- HS: sgk, vở ô ly, máy tính, điện thoại III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

-Gv Yêu cầu hs nêu miệng điền tiếp các phân số thích hợp sao cho khi cộng các phân số theo hàng dọc hoặc hàng ngang thì đều được kết quả bằng 1.

-hs nêu miệng

(27)

- Nhận xét, tuyên dương

- Qua bài tập vừa rồi các em đã được ôn lại cách thực hiện phép cộng các ps. Để tiếp tục ôn lại các phép tính với phân số chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay(ghi tên bài lên bảng)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p) Bài 1: Tính bằng hai cách

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS trao đổi cặp tự làm bài - Hs làm bài cá nhân

- Gọi HS đọc bài làm, nêu cách làm - Nhận xét, chữa bài.

+ BT củng cố kiến thức gì?

+ Em hãy nêu cách tính GTBT

+ Em hãy nêu cách nhân (chia) một tổng (một hiệu) với một số.

- Lắng nghe

*HS làm cá nhân -1HS đọc yêu cầu - HS trao đổi cách làm - HS tự làm vào vở C1: ( + ) x = 1 x = C2: ( + ) x

= x + x

= + = = b. C1: x - x = - = = C2: x - x = x (- ) = x =

…….

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1HS nêu

+ Để tính giá trị BT ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước; thực hiện các phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau.

+ Ta nhân(chia) số đó với từng số hạng(số bị trừ và số trừ) rồi cộng(trừ) các kết quả với nhau

- HS lắng nghe

*HĐ cá nhân

- HS nêu yêu cầu bài

- HS tự làm bài, đổi chéo vở - HS chữa bài

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực

- Biết cách tìm kết quả các phép trừ dạng 17-2.Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế..

-Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. -Phát triển các NL

- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triến các NL