• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (mới 2022 + Bài Tập) - Sinh học 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (mới 2022 + Bài Tập) - Sinh học 12"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ

1. Quần thể sinh vật

- Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

- Ví dụ:

Quần thể voi Quần thể chim cánh cụt

2. Quá trình hình thành quần thể

Quá trình hình thành quần thể trải qua các giai đoạn chủ yếu sau:

- Sự phát tán của một số cá thể cùng loài tới một môi trường sống mới.

- Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Các cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.

- Giữa các cá thể cùng loài còn lại hình thành những mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ 1. Quan hệ hỗ trợ

(2)

- Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản,… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

- Ví dụ:

+ Các cây thông nhựa liền rễ nhau → Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn, khi các cây thông liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới và tốt hơn cây không liền rễ.

+ Sư tử hỗ trợ nhau săn mồi do đó việc săn mồi của chúng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

+ Chim cánh cụt hỗ trợ bảo vệ con non.

(3)

- Ý nghĩa: Quan hệ hỗ trợ tạo nên hiệu quả nhóm đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.

2. Quan hệ cạnh tranh

- Cạnh tranh cùng loài xuất hiện khi điều kiện trở nên bất lợi (môi trường sống thiếu thức ăn, nơi ở chật chội,…).

- Biểu hiện của cạnh tranh cùng loài:

+ Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng giữa các cá thể cùng một quần thể.

+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành con cái trong đàn hoặc ngược lại.

- Khi cạnh tranh cùng loài trở nên gay gắt có thể dẫn đến một số cá thể phải tách khỏi nhóm.

- Ví dụ:

+ Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật: Khi cây mọc quá dày, các cây nhỏ hơn sẽ bị các cây lớn che mất bộ lá (cơ quan quang hợp) dẫn đến tình trạng phát triển mất cân bằng giữa phần trên và phần dưới của cây, kết quả là cây nhỏ và chết.

(4)

+ Chim công đực cạnh tranh trong mùa sinh sản.

+ Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau. Ta thường gặp các cá thể lớn ăn trứng do chính chúng đẻ ra hoặc cá thể lớn ăn thịt cá thể bé. Ví dụ: cá mập con mới nở sử dụng ngay trứng chưa nở làm thức ăn.

- Ý nghĩa: Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và khoảng không gian sống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quần xã: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối

- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng của

Câu 8: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Câu 7: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng sống trong một số khoảng không gian khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ

+ Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn: Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành con cái trở nên gay

Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho

Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của các cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp,… Ví dụ: Nhiệt độ không khí xuống quá