• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:...

Ngày giảng:... Tiết 7 ÔN TẬP: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH, TÌNH YÊU

QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Khái niệm ca dao, dân ca.

- Nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca

- Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm 1 số bài ca dao cùng chủ đề.

- Tích hợp: Từ láy, đại từ, tục ngữ, chương trình Ngữ văn địa phương 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ ca dao, dân ca.

* Kĩ năng sống:

- Rèn kĩ năng quan sát, liên tưởng.

- Tình cảm, tình yêu quê hương.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người.

- Giáo dục môi trường : sưu tầm những bài ca dao về môi trường.

- Giáo dục đạo đức: Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân

=> HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM 4. Phát triển năng lực:

- Năng lực đọc – hiểu văn bản, tự học, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, giao tiếp, hợp tác.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu chuẩn kiến thức,SGK, SGV, bài soạn, TLTK.- Bảng phụ, phấn màu.

- Hs đọc trước bài mới, trả lời câu hỏi III. Phương pháp

- Phân tích ngữ liệu ,đàm thoại, thực hành có hướng dẫn.

IV. Tiến trình dạy học và giáo dục:

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

? Mạch lạc trong VB là gì?

? Nêu các điều kiện để văn bản được mạch lạc?

3. Bài mới :

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

(2)

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- PP: thuyết trình - Kĩ thuật : động não - Thời gian : 1 phút - Hình thức : cá nhân

Ca dao dân ca là mạch nguồn vô tận của thi ca Việt Nam. Những câu hát giao duyên, những lời ru của bà, của mẹ thẫm đẫm tuổi thơ của mỗi con người.

Ca dao dân ca là “tiếng hát đi từ trái tim lên miệng”. Là thơ ca trữ tình dân gian, phát triển và tồn tại để đáp ứng những nhu cầu và hình thức bộc lộ tình cảm của nhân dân. Tình cảm của con người bao giờ cũng bắt đầu là tình cảm gia đình.Và hôm nay cô cùng các em cùng đi ôn tập những vần ca dao như thế.

Hoạt động của GV và Hs Nội dung cần đạt

Hoạt động 2 : Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: Hs hiểu được những nội dung của các bài ca dao

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trình bày một phút...

- Kĩ thuật : động não - Thời gian : 15 phút - Hình thức: cá nhân

Câu 1: Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Về việc gì?

Dự kiến HS trả lời

- Lời mẹ ru con, nói với con về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và trách nhiệm bộn phận của con cái đối với cha mẹ.

công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái

Câu 2: Tác giả dân gian đã sử dụng hình thức nghệ thuật nào để chuyển tải tới chúng ta điều đó? Biện pháp nghệ thuật ấy có ý nghĩa gì?

Dự kiến HS trả lời

- Lối so sánh quen thuộc, hình ảnh so sánh lớn lao vĩnh hằng.

- Hình ảnh núi và biển được nhắc lại 2 lần có ý nghĩa biểu tượng. Văn hoá phương đông so sánh người cha - trời, mẹ - đất- biển trong các cặp biểu tượng truyền thống.

GV:Những hình ảnh ấy lại được bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi ngất trời, núi cao biển rộng mênh mông.Dùng hình ảnh to lớn cao rộng, không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành nuôi dạy của cha mẹ.

Câu 3: Trước công lao sinh thành nuôi dưỡng to lớn của cha mẹ, ca dao khuyên chúng ta điều gì?

Dự kiến HS trả lời

Giọng điệu ngọt ngào, uyển chuyển, câu hát cụ thể, hát về công cha nghĩa mẹ “ chín chữ”( khuyên nhủ con cái phải tôn kính hiếu thảo với cha mẹ.

Câu 4: Theo các em thì chúng ta phải làm gì để giữ trọn đạo nghĩa của cha mẹ?

Dự kiến HS trả lời

- Chúng ta phải làm gì giữ trọn đạo nghĩa của cha mẹ.

? Bài ca dao có nội dung, ý nghĩa gì?

Dự kiến HS trả lời

Khuyên chúng ta phải luôn gĩư trọn đạo hiếu với cha mẹ.

I. Lý thuyết

1. Những câu hát về tình cảm gia đình:

a. Bài ca dao 1

Lối so sánh ví von quen thuộc.

Diễn tả công sinh thành nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ một cách sinh động cụ thể.

=> Khuyên chúng ta phải luôn gĩư trọn đạo hiếu với cha mẹ.

b. Bài ca dao 4

(3)

Câu 4: Bài ca dao có nội dung, ý nghĩa gì?

Dự kiến HS trả lời

Đề cao tình huynh đệ trong truyền thống đạo lí của người Việt Nam. Lời khuyên nhắn nhủ anh em phải đoàn kết, gắn bó với nhau.

Gv:tình anh em cao đẹp như vậy nhưng trong truyện cổ tích lại có truyện không hay về tình anh em như “Cây khế”.Em nghĩ gì về điều này?

Mượn truyện tham lam của người anh để cảnh báo : Nếu đặt vặt chất lên trên tình anh em thì sẽ bị trừng phạt.

? Hình thức của bài ca dao 1 có gì đặc biệt ? Dự kiến HS trả lời

- Hình thức đối đáp g phổ biến trong ca dao, dân ca.

+ Phần đầu: Lời hỏi + Phần sau: Lời đáp

? Theo em cách hỏi như vậy nhằm mục đích gì?

Dự kiến HS trả lời

- Thể hiện sự hiểu biết cũng như niềm tự hào của mình với quê hương, đất nước

- Thể hiện sự lịch lóm, tế nhị và bày tỏ tình cảm với nhau.

? Bài ca dao phản ánh những nét đẹp nào?

Dự kiến HS trả lời

- Bài 4 là lời của chàng trai. Người ấy thấy cánh đòng mênh mông, bát ngát và thấy cô gái với vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống

? Các tiếng ni, tê cho biết xuất xứ miền trung của bài ca dao này. Phải chăng tình cảm trong bài ca này chỉ bó hẹp với miền trung?

Dự kiến HS trả lời - Hình ảnh của cô gái chính là cái hồn của cảnh ( hình ảnh cô thôn nữ duyên dáng đầy sức sống)

- Thể hiện lòng yêu quê hương, con người và mở rộng ra là tình yêu tổ quốc.

Hoạt động 4: Tổng kết và luyện tập

- Mục tiêu :HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.

- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận.

- Kĩ thuật : động não - Thời gian : 17 phút

- Hình thức : cá nhân, nhóm

? Nội dung các bài ca dao?

Dự kiến HS trả lời

Những khúc hát tâm tình về tình cảm gia dình ( nền tảng đặc sắc xã hội ( làm nên nhân cách con người Việt Nam.

Gv: Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm rất đẹp của con người Việt Nam, nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình cảm anh em trong một gia đình vô cùng thân thiết nên phải sống hoà thuận.Ngày nay trong phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới câu ca dao trên càng trở nên có ý nghĩa.

- Giáo dục đạo đức: Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân

=> HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM

Hình ảnh so sánh biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em không thể chia cắt.

Lời khuyên: anh em gắn bó đem lại hạnh phúc.

2. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước con người a. Bài ca dao 1

Hình thức đối đáp

g phổ biến trong ca dao, dân ca.

+ Phần đầu: Lời hỏi + Phần sau: Lời đáp

-> Thể hiện sự hiểu biết cũng như niềm tự hào của mình với quê hương, đất nước

-> Thể hiện sự lịch lóm, tế nhị và bày tỏ tình cảm với nhau

b. Bài ca dao 4:

Cảnh sắc rộng lớn tươi mát trù phú và cô gái với vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung, tràn đầy sức sống( ca ngợi cô gái, bày tỏ tình cảm...

II. Luyện tập:

- GV cho HS đọc một số bài ca dao cùng nội dung đã sưu tầm * Mẹ già như chuối chín cây Gió lay mẹ rụng con thời mồ côi *Gió đưa cây cửu lí hương Xa cha xa mẹ thất thường bữa ăn.

(4)

? Đọc một số bài ca dao học sinh đã sưu tầm?

Dự kiến HS trả lời

- GV cho hs cảm nhận nội dung nghệ thuật đặc sắc.

* Mẹ già như chuối chín cây Gió lay mẹ rụng con thời mồ côi *Gió đưa cây cửu lí hương Xa cha xa mẹ thất thường bữa ăn.

* Con người có cố có ông

Như chim có tổ, như sông có nguồn.

* Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

* Con người có cố có ông

Như chim có tổ, như sông có nguồn.

* Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

4. Củng cố (2’)

- Mục tiêu :HS củng cố kiến thức - Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật : động não - Hình thức : cá nhân

? Qua tiết học, em rút ra được phương pháp nào để phân tích một tác phẩm ca dao, dân ca?

- Rút ra ý nghĩa, bài học và nét đặc sắc về nghệ thuật.

5. Hướng dẫn học bài (5’)

- Học thuộc lòng 4 bài ca dao và nội dung, ý nghĩa - Xác định tác giả, xuất xứ,thể loại, PTBĐ.

- Xác định - Đọc kĩ văn bản, xác định PTBĐ .

- Xác định hình ảnh, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu.

- Chỉ ra nội dung, ý nghĩa của các hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đó.

- Chuẩn bị cho tiết sau : Những câu hát than thân và những câu hát châm biếm.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với người đã hy sinh vì Tổ quốc (các liệt sĩ không mất, họ sống mãi trong

Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm thương nhớ biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã

Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm thương nhớ biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã

Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm thương nhớ biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã

- Hiểu nội dung: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.( trả lời các CH trong

Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.. Thái độ : Gd hs biết dành tình cảm yêu mến

Thái độ : Giáo dục học sinh tình cảm thương nhớ biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã

- Hiểu nội dung: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.( trả lời các CH trong