• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 34 Ngày soạn: Ngày 6 tháng 5 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 9 tháng 5 năm 2022 TOÁN:

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố cách giải dạng toán “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị“, tính chu vi hình chữ nhật.

- Rèn kĩ năng giải toán “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nhật.

* Bài tập cần làm: Bài 2, 3, 4.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- Giáo viên: Bảng lớp thể hiện tóm tắt bài tập 3.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5 phút)

* Khởi động:

- Trò chơi “Đố bạn”: Cứ 5 người thì may được 25 bộ quần áo. Hỏi 3 người như thế may được bao nhiêu bộ quần áo?

* Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

2. HĐ thực hành (25 phút)

Bài 2: Làm việc cá nhân – Cả lớp

*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT

- HS tự tìm hiểu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở

- Đại diện 2HS lên bảng gắn phiếu lớn - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả:

*Dự kiến KQ:

Tóm tắt

7 thùng có : 2135 quyển 5thùng có: …quyển vở?

Bài giải

Số quyển vở trong mỗi thùng là:

2137 : 7 = 305 (quyển)

(2)

*GV củng cố giải toán rút về đơn vị:

- B1. Tìm số quyển vở của 1 thùng - B2. Tìm số quyển vở của 5 thùng Bài 3: Làm việc cá nhân – Cả lớp - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài của HS.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS - Gọi 2 HS chia sẻ lại kết quả trước lớp.

*GV lưu ý HS M1 giải bài toán theo 2 bước (...).

- GV nhận xét, củng cố các bước giải bài toán.

Bài 4: Kĩ thuật khăn trải bàn (N4) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn

=> GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT

=> GV lưu ý một số HS M1 về cách tóm tắt và lời giải của bài toán

* GV củng cố tính chu vi HCN và giải toán có lời văn.

Bài 1 : (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

Số quyển vở trong 5 thùng là:

305 x 5= 1525 (quyển) Đ/S: 1525 quyển vở - HS tự tìm hiểu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở

- 1 HS chia sẻ đề toán, 1 HS chia sẻ bài giải trước lớp:

Bài giải:

Mỗi xe chở được số viên gạch là:

8520 : 4 = 2130 (viên gạch) 3 xe chở được số viên gạch là:

2130 x 3 = 6390 (viên gạch)

Đáp số: 6390 viên gạch

- HS nêu yêu cầu của bài.

- Lắng nghe

- HS làm cá nhân (góc phiếu cá nhân) - Hs thảo luận KQ, thống nhất KQ ghi vào phần phiếu chun.g

- Đại diện HS chia sẻ trước lớp Dự kiến bài giải:

Tóm tắt:

Chiều dài: 25m

Chiều rộng kém chiều dài: 8m Chu vi HCN: ...m?

Bài giải

Chiều rộng hình chữ nhật là;

25 – 8 = 17 (m) Chu vi hình chữ nhật là:

( 25 + 17 ) x 2 = 84 (m) Đ/S: 84 m - HS đọc nhẩm YC bài

+ Học sinh tự làm bài vào vở BT rồi báo cáo với giáo viên.

(3)

*Dự kiến đáp án: 508 cây 3. HĐ ứng dụng (3 phút)

* Củng cố - dặn dò: (2 phút) - Gv nhận xét tiết học.

- Tuyên dương hs.

- Dặn dò hs về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

- Lập đề toán và giải bài toán đó theo tóm tắt sau:

5 bao: 225 kg 6 bao: ...kg?

- Tìm cách giải bài toán sau: Biết rằng cứ 100 quyển sách thì xếp đầy 2 thùng.

Hỏi cần mấy thùng để xếp hết 510 quyển vở.

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- HS làm đúng BT2a. Viết đúngvà nhớ cách viết tiếng có vần r/d/gi; ên/ênh - Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có vần r/d/gi; ên/ênh

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC : - GV: 3 tờ phiếu viết nội dung BT2a.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động:

- T/C: Viết đúng, viết nhanh và viết đẹp

-TBHT điều hành

+ Yêu cầu 6HS (2đội) viết ở bảng lớp, các từ có vần ưc/ưt.

- GV tổng kết T/C, tuyên dương.

Nhận xét quá trình luyện chữ trong tuần qua.

* Kết nối bài học.

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”

- HS tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, mở vở.

(4)

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (7 phút):

a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - GV đọc đoạn văn một lượt.

+ Đoạn văn viết về ai?

+Những chữ nào trong bài viết hoa?

+Hướng dẫn viết những từ thường viết sai?

b. Hướng dẫn trình bày:

+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?

- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.

- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn

- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con.

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.

- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.

- 1 Học sinh đọc lại.

+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung

+ Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Hồng,...

+ Dự kiến một số từ: Chử Đồng Tử, Tiên Dung, nhiều lần, giúp dân đánh giặc, sông Hồng, lại nô nức làm lễ...

- Viết cách lề vở 1 ô li.

- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm những chữ dễ viết sai:...

+ Chử Đồng Tử, Tiên Dung, nhiều lần, giúp dân đánh giặc, sông Hồng, lại nô nức làm lễ...

- 1 số HS luyện viết vào bảng lớp, chia sẻ - Cả lớp viết từ khó vào bảng con

- HS nêu những chữ (phụ âm l/n; r/d/gi;vần ên/ ênh), hay viết sai.

- Học sinh đọc . 3. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Cho học sinh viết bài.

*Lưu ý đối tượng HS M1+ M2 về:

Tư thế ngồi; Cách cầm bút; Tốc độ viết; Lưu ý khi viết phụ âm phụ âm l/n; r/d/gi;vần ên/ ênh)

- Lắng nghe

- HS nghe và viết bài.

(5)

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút) - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV đánh giá - nhận xét 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (5 phút) Bài 2a:

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.

µBài tập PTNL

Bài tập 2b (M3+M4):

- Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả

- GV chốt đáp án đúng

*Dự kiến đáp án:

lệnh – dập dềnh –lao lên- bên- công kênh – trên – mênh mông.

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp

*Dự kiến đáp án:

+ Hoa giấy – giản dị - giống hệt - rực rỡ - hoa giấy –rải kín

- Học sinh tự làm bài vào vở rồi báo cáo với giáo viên.

6. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

Có thể luyện viết lại bài chính tả trên lớp cho đẹp hơn.

* Củng cố - dặn dò: (1 phút) - Về nhà tự chọn 1 đoạn văn mình yêu thích và luyện viết cho đẹp.

7. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

Chính tả (Nghe – viết)

CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Viết đúng: khỏe, giành, nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn ...

- HS làm đúng BT2a, phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai l/n, dấu hỏi/ dấu ngã - Viết đúng chính tả, nhanh và trình bày bài viết khoa học

(6)

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Bảng lớp viết ( 2 lần ) các từ ngữ trong đoạn văn ở bài tập 2a.

- HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ mở đầu: (3 phút)

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- T/C: Viết đúng, nhanh và đẹp -TBHT điều hành

+ Yêu cầu 4HS (2đội) viết ở bảng lớp, các từ:

giày dép, rên rỉ, mệnh lệnh, quả dâu, rễ cây,...

- GV tổng kết T/C, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh trả lời.

- HS đọc tham gia chơi -HS nhận xét, đánh giá - Lắng nghe

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)

- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.

- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:

- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm.

- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .

+ Những chữ nào trong bài viết hoa?

+ Hướng dẫn viết những từ thường viết sai?

* HD cách trình bày:

+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?

- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.

- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn

- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh đọc bài Cuộc chạy đua trong rừng sgk trang 83 và trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được cách viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:

+Viết hoa các chữ đầu tên bài, các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên nhân vật - Ngựa Con.

+ Dự kiến một số từ: khỏe, giành, nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn...

- Viết cách lề vở 1 ô li.

- Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những chữ dễ viết sai:...

+ khỏe, giành, nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn,...

- 1 số HS luyện viết vào bảng

(7)

con.

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.

- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.

- HS nêu những điểm (phụ âm l/n; thanh hỏi/

thanh ngã), hay viết sai.

- Giáo viên nhận xét.

lớp, chia sẻ

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con - Học sinh đọc .

- Học sinh lắng nghe.

3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở.

Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc từng câu cho học sinh viết.

*Lưu ý đối tượng HS M1+ M2 về:

- Tư thế ngồi; Cách cầm bút;Tốc độ viết; Lưu ý khi viết phụ âm phụ âm l/n; thanh hỏi/ thanh ngã)

- Lắng nghe

- Học sinh viết bài vào vở

4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)

- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi - Hướng dẫn học sinh chấm chữa bài.

- Giáo viên chấm 7-10 bài và nhận xét cách trình bày và nội dung bài viết của học sinh.

- Học sinh đổi chéo vở chấm cho nhau.

- Học sinh sửa lỗi viết sai xuống cuối vở bằng bút mực.

- Lắng nghe 5. HĐ làm bài tập: (6 phút)

Bài 2.a: Trò chơi “Thi làm đúng- làm nhanh”

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Tổ chức h/s thi đua .

- Giao nhiệm vụ điền vào chỗ trống l/n - Chữa bài và tuyên dương

µBài tập PTNL

Bài tập 2b (M3+M4):

-Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả - GV chốt đáp án đúng

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh thi đua làm bài nhanh -> Báo cáo -> nhận xét bổ sung, bình chọn người thắng cuộc:

*Dự kiến đáp án:

+ Thiếu niên- nai nịt – khăn lụa- thắt lỏng- rủ sau lưng- sắc nâu sẫm – trời lạnh buốt- mình nó- chủ nó- từ xa lại.

- HS đọc nhẩm YC bài

+ Học sinh tự làm bài vào vở BT

(8)

*Dự kiến đáp án:

Bài tập 2b: mười tám tuổi - ngực nở - da đỏ - đứng thẳng - vẻ đẹp của anh - hùng dũng- hiệp sĩ.

rồi báo cáo với giáo viên.

6. HĐ ứng dụng: (2 phút)

- Cho học sinh nêu lại tên bài học

- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem.

- Học sinh nêu - Quan sát, học tập.

7. Củng cố - dặn dò:(1 phút)

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết chữ đẹp, trình bày cẩn thận, tiến bộ.

- Nhắc nhở HS mắc lỗi chính tả về nhà viết lại -Xem trước bài chính tả sau: Cùng vui chơi

- Lắng nghe

-Lắng nghe, thực hiện

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

THỦ CÔNG CẮT, DÁN CHỮ E I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.

- Kẻ cắt dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

- Với học sinh khéo tay: Kẻ cắt dán được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

- Rèn kĩ năng kẻ, cắt, dán được chữ E đúng quy trình kĩ thuật.

- Giáo dục học sinh thích cắt, dán chữ. Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- Giáo viên: Mẫu chữ E; tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E, giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán .

- Học sinh: Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ mở đầu (5 phút)

* Khởi động

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học

- Hát bài: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.

(9)

sinh và nhận xét.

* Kết nối

- Giới thiệu bài mới.

2. HĐ quan sát và nhận xét (10 phút)

Việc 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét

- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ E.

+ Chữ E rộng mấy ô, cao mấy ô?

- Cho học sinh nhận xét chữ E.

- Giáo viên nhận xét, dùng mẫu chữ để rời gấp đôi theo chiều ngang.

Việc 2: Hướng dẫn quy trình kẻ, cắt, dán chữ E

- Giáo viên hướng dẫn quy trình trên hình vẽ:

- Kẻ cắt hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2,5 ô trên mặt trái của tờ giấy thủ công.

- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu.

Bước 1: Kẻ chữ E.

Bước 2: Cắt chữ E.

- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E theo đúng đường dấu giữa sau đó cắt theo đường kẻ nửa chữ E, bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ E như chữ mẫu.

Bước 3: Dán chữ E.

- Kẻ một đường chuẩn, đặt ướm chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định.

- Học sinh quan sát

- Nét chữ rộng 1 ô, cao 5 ô.

- Chữ E có nửa phía trên và nửa phía dưới giống nhau. Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới của chữ trùng khít nhau.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh theo dõi.

3. HĐ thực hành (15 phút)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ E trên giấy nháp.

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Cho học sinh lên thực hiện.

- Thực hành cắt, kẻ, dán chữ E trên giấy nháp:

+ Học sinh tập gấp, cắt chữ E.

+ Học sinh tập kẻ, cắt chữ E bằng giấy nháp.

(10)

- Nhận xét một số bài kẻ, cắt chữ đẹp.

+ Học sinh tập dán chữ E.

+ Đổi chéo sản phẩm, góp ý.

4. HĐ ứng dụng (4 phút)

* Củng cố - dặn dò: (1 phút)

- Về nhà tiếp tục thực hiện gấp, kẻ, cắt chữ E.

- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.

5. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 7 tháng 5 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 10 tháng 5 năm 2022 TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản.

- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích số liệu

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Bảng phụ kẻ bảng thống kê số liệu bài tập 1.

- HS: SGK, vbt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5 phút) :

* Khởi động:

- Trò chơi: Bắn tên + TBHT điều khiển.

+ Nội dung: Nêu số liệu về chiều cao của các bạn mình đã lập ở buổi học trước.

- Tổng kết

* Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài

(11)

2. HĐ thực hành (28 phút):

Bài 1: Cá nhân - Cả lớp - Treo bảng phụ và hỏi : + Bảng trên nói gì ?

+ Ô trống ở cột thứ hai ta phải điền gì ?

+ Năm 2001 gia đình chị Út thu hoạch được bao nhiêu ki lô gam thóc?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gọi lần lượt từng em lên điền vào các cột còn lại (chia sẻ nội dung bài trước lớp)

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

*GV giúp HS M1 phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản

Bài 3: HĐ nhóm 6

*Kĩ thuật khăn trải bàn (N6) - GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn

* GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT

* GV lưu ý động viên một số HS M1 tương tác, chia sẻ với nhóm

* GV củng cố nhận biết giá trị số trong dãy ...

Bài 4: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em

- HS quan sát bảng thống kê và trả lời:

+ Bảng này nói lên số liệu thóc thu hoạch trong các năm của gia đình chị Út.

+ Ta phải điền thêm “ Số thóc gia đình chị Út thu hoạch trong năm“

+ Thu hoạch được 4200 kg.

- HS làm bài cá nhân.

- Dựa vào cột thứ nhất lần lượt từng em lên điền và chia sể cách làm để hoàn thành bảng số liệu.

- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn - HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài.

- HS làm vào vở - Chia sẻ trong cặp.

- Chia sẻ KQ trước lớp:

a) Năm 2002 bản Na trồng được nhiều hơn năm 2000 số cây bạch đàn là:

2165 – 1745 = 420 ( cây)

b) Năm 2003 bản Na trồng được nhiều số cây bạch đàn và cây thông là:

2540 + 2515 = 5055 (cây) - Tự tìm hiểu bài.

- HS làm cá nhân (góc phiếu cá nhân)

- Hs thảo luận KQ, thống nhất KQ ghi vào phần phiếu chung.

- Đại diện HS chia sẻ trước lớp:

Dự kiến bài giải:

a) 9 số b) 60

- Học sinh tự làm bài vào vở BT rồi báo cáo với giáo viên.

*Dự kiến đáp án:

(12)

+Kể chuyện: Nhất: 2; Nhì: 1; Ba: 4 +Cờ vua: Nhất: 1; Nhì: 2; Ba: 0 3. HĐ ứng dụng (4 phút)

* Củng cố - dặn dò: (1 phút) - Gv nhận xét tiết học.

- Tuyên dương hs.

- Dặn dò hs về nhà làm bài và học bài.

- Tìm đọc, phân tích và xử lí số liệu ở các bảng số liệu có trong Toán 3.

- Thử tìm cách lập bảng thống kê số liệu về chiều cao, cân nặng và số tuổi của các thành viên trong gia đình mình.

4. Điều chỉnh – bổ sung(nếu có):

...

...

...

...

………

Chính tả (Nghe – viết) BUỔI HỌC THỂ DỤC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng : các tên riêng của người nước ngoài: Cô-rét-ti, Nen-li ,... viết đúng: cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống...

- Nghe, viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

-Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong câu chuyện: Buổi học thể dục (BT2).

- Làm đúng BT 2a.

- Viết đúng tên riêng người nước ngoài

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Bảng lớp viết 3 lần các từ ngữ trong bài tập 3a.

- HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ mở đầu: (3 phút)

*Khởi động:

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- T/C: Viết đúng, nhanh và đẹp -TBHT điều hành

+ Yêu cầu 4HS (2đội) viết ở bảng lớp, các từ

- Học sinh trả lời.

- HS đọc tham gia chơi - HS nhận xét, đánh giá

(13)

luyện võ, nhảy cao, thể dục, thể hình,…

- GV tổng kết T/C, tuyên dương.

* Kết nối:

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

- Lắng nghe

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)

- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.

- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:

- Yêu cầu hai em đọc lại đoạn bài viết chính tả ( cả lớp đọc thầm).

- Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì ? - Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .

+ Những chữ nào trong bài viết hoa?

+Hướng dẫn viết những từ thường viết sai?

* HD cách trình bày:

+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?

- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.

- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn

- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con.

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.

- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.

- HS nêu những điểm (phụ âm s/x; in/inh), hay viết sai.

- Giáo viên nhận xét.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh đọc bài đoạn viết của bài Buổi học thể dục trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được cách viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:

+ Đặt trong dấu ngoặc kép.

+Viết hoa các chữ đầu tên bài, các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên nhân vật - Cô-rét-ti, Nen-li,....

+ Dự kiến một số từ:: Nen-li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống,...

- Viết cách lề vở 1 ô li.

- Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những chữ dễ viết sai:...

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: Nen-li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống,...

- Một số HS luyện viết vào bảng lớp, chia sẻ

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con - Học sinh đọc

- Học sinh lắng nghe.

3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần - Lắng nghe

(14)

thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở.

Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc từng câu cho học sinh viết.

*Lưu ý đối tượng HS M1+ M2 về:

- Tư thế ngồi - Cách cầm bút - Tốc độ viết

- Lưu ý khi viết phụ âm phụ âm s/x, in /inh)

- Học sinh viết bài vào vở

4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)

- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi - Hướng dẫn học sinh chấm chữa bài.

- Giáo viên chấm 7-10 bài và nhận xét cách trình bày và nội dung bài viết của học sinh.

- Học sinh đổi chéo vở chấm cho nhau.

- Học sinh sửa lỗi viết sai xuống cuối vở bằng bút mực.

- Lắng nghe 5. HĐ làm bài tập: (6 phút)

Bài 2a: Trò chơi “Thi làm đúng- làm nhanh”

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Tổ chức h/s thi đua .

- Giao nhiệm vụ điền vào chỗ trống s/x - Chữa bài và tuyên dương

µBài tập chờ

Bài tập2b(M3+M4):

-Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả - GV chốt đáp án đúng

*Đáp án:

Bài tập 2b: điền kinh; truyền tin; thể dục thể hình.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh thi đua làm bài nhanh -> Báo cáo -> nhận xét bổ sung, bình chọn người thắng cuộc:

* Đáp án:

+ nhảy xa, nhảy sào, sới vật - HS đọc nhẩm YC bài

+ Học sinh tự làm bài vào vở BT rồi báo cáo với giáo viên.

6. HĐ ứng dụng: (2 phút)

- Cho học sinh nêu lại tên bài học

- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem.

- Học sinh nêu - Quan sát, học tập.

7. Củng cố - dặn dò:(1 phút)

- Dặn HS về nhà ghi nhớ các quy tắc chính tả.

Học thuộc các từ đã học để vận dụng vào học

- Lắng nghe, thực hiện

(15)

tập.

- Nhắc nhở HS mắc lỗi chính tả về nhà viết lại -Xem trước bài chính tả sau: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.

- Lắng nghe, thực hiện

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

THỂ DỤC

KIỂM TRA BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thực hiện các ĐT ở mức độ tương đối chính xác, đúng nhịp.Trò chơi “Ai kéo khỏe”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. Rèn kĩ năng vận động, sự dẻo dai khi tập luyện - Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

- Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.

- Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

TT Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức

Phần mở đầ

u - Nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.

- Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần liên hoàn 2 x 8 nhịp.

1-2’ - 1 lần

(16)

Phần cơ bản

* Tập bài thể dục

- Yêu cầu lớp chia ra thành các tổ để GV kiểm tra bài thể dục phát triển chung (8 động tác )

- Lớp tập theo hàng ngang.

- Mỗi đợt kiểm tra từ 5 đến 7 HS lên thực hiện các động tác của bài thể dục với cờ hoặc hoa.

- Chấm điểm theo hai mức hoàn thành và chưa hoàn thành.

* Chơi trò chơi “ Ai kéo khỏe”

6-8’ - 4 lần

6-8’

6-8’

Phần kếtthúc

- Yêu cầu HS làm các thả lỏng.

- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát

1-2’ - 1 lần 4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

LIÊN HỢP QUỐC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng: Các số 24 – 10 -1945, tháng 10 năm 2002, 191, 20 – 9 -1977, viết đúng từ Liên hợp quốc, Việt Nam, phát triển...

- Nghe - viết đúng bài “ Liên Hợp Quốc” trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng các bài tập 2a phân biệt tiếng có âm đầu tr: triều/chiều và đặt câu với từ ngữ hoàn chỉnh bài tập 3

- Viết đúng, nhanh và đẹp

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :

- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT2a, bài 3 - HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(17)

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động:

* Kết nối:

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- Viết bảng con: bác sĩ, buổi sáng, xung quanh, thị xã,...

- Hs lắng nghe.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

a. Trao đổi về nội dung đoạn chép

- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.

+ Đoạn văn trên có mấy câu ?

+ Liên Hợp Quốc thành lập nhằm mục đích gì ?

+ Việt Nam trở thành thành viên liên hợp quốc vào lúc nào ?

- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .

+ Những chữ nào trong bài viết hoa?

+Hướng dẫn viết những từ thường viết sai?

b. HD cách trình bày:

+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?

- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.

- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn c. Hướng dẫn viết từ khó

- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con.

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.

- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.

- HS nêu những điểm (phụ âm l/n), hay viết sai.

- Giáo viên nhận xét.

- Học sinh lắng nghe - 1 HS đọc lại

+ Đoạn văn trên có 4 câu

+ Nhằm bảo vệ hòa bình tăng cường hợp tác..

+ Vào ngày 20 – 7 – 1977.

+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng: Việt Nam,....

+ Dự kiến:: 24 – 10 -1945, tháng 10 năm 2002, 191, 20 – 9 -1977, Liên hợp quốc, Việt Nam, phát triển...

+ Viết cách lề vở 1 ô li.

- Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những chữ dễ viết sai: 24 – 10 -1945, tháng 10 năm 2002, 191, 20 – 9 -1977, Liên hợp quốc, Việt Nam, phát triển...

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con - Học sinh lắng nghe.

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu

- Lắng nghe

(18)

viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- HS nghe và viết bài.

4. HĐ nhận xét, đánh giá (3 phút) - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (7 phút) Bài 2a:

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.

+ Giải nghĩa thuỷ triều: Sự lên xuống của nước biển theo chu kì, dưới sức hút của mặt trăng

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp - Lời giải: buổi chiều, thuỷ triều, triều đình chiều chuộng, ngược chiều, chiều cao

Bài 3:

- Giáo viên chốt kết quả

*Lưu ý: Chữa các lỗi về câu cho HS.

- HS nối tiếp nêu câu - Viết lại câu vào vở BT

6. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

* Củng cố - dặn dò: (1 phút) - Gv nhận xét tiết học.

- Tuyên dương những bạn có bài viết đẹp.

- Dặn dò hs về nhà viết lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Về nhà tự luyện chữ cho đẹp hơn.

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

(19)

...

...

...

...

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

BÁC SĨ Y – ÉC – XANH . I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng: Y- éc - xanh, giúp đỡ, Nha Trang, rộng mở ,...

- Nghe - viết đúng một đoạn trong bài “ Bác sĩ Y-éc-xanh” trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng các bài tập 2a phân biệt r/d/gi và viết được lời giải cho câu đố (BT3) - Viết đúng, nhanh và đẹp

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC : - GV: Bảng phụ ghi nội dung BT2a.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động:

* Kết nối:

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- Viết bảng con: chiều chuộng, thuỷ triều, buổi chiều, triều đình

- Hs lắng nghe.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

a. Trao đổi về nội dung đoạn viết

- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.

+ Đoạn viết có mấy câu ?

+ Vì sao bác sĩ Y – éc – xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha Trang ?

- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .

+ Những chữ nào trong bài viết hoa?

+ Hướng dẫn viết những từ thường viết sai?

b. HD cách trình bày:

- Học sinh lắng nghe - 1 HS đọc lại

+ Đoạn văn trên có 5 câu

+ Vì ông coi trái đất này là mái nhà chung những đứa con nên phải biết yêu thương giúp đỡ nhau

+ Viết hoa các chữ đầu câu, tên riêng:

Nha Trang

+ Dự kiến: Y- éc - xanh, giúp đỡ, Nha Trang, rộng mở

(20)

+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?

- Yêu cầu đọc thầm lại đoạn chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.

- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn c. Hướng dẫn viết từ khó

- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con.

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.

- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.

- Giáo viên nhận xét.

+ Viết cách lề vở 1 ô li.

- Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những chữ dễ viết sai: Y- éc - xanh, giúp đỡ, Nha Trang, rộng mở,...

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con - Học sinh lắng nghe.

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, gạch đầu dòng vì là lời của nhân vật, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe

- HS nghe và viết bài.

4. HĐ nhận xét, đánh giá (3 phút) - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (5 phút) Bài 2a:

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp - Lời giải: dáng hình, rừng xanh, rung mành - Đọc lại đoạn thơ sau khi điền hoàn chỉnh

(21)

Bài 3:

- Giáo viên chốt kết quả

- HS nối tiếp nêu lời giải - Đáp án: gió

6. HĐ ứng dụng (3 phút) - Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

* Củng cố - dặn dò: (1 phút) - Gv nhận xét tiết học.

- Tuyên dương hs chịu khó, giữ vở sạch, chữ dẹp.

- Dặn hs về nhà viết lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Viết lại đoạn thơ BT 2 và trình bày cho đẹp

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 8 tháng 5 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 11 tháng 5 năm 2022 TOÁN ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập, củng cố kiến thức đã học trong nửa đầu HKII (Ôn tập về cộng, các số có 4 chữ số, trừ, nhân chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số; số liền trước, liền sau, so sánh các số có 4 chữ số, nhận diện góc vuông, đổi đơn vị đo độ dài, giải toán bằng 2 phép tính,...)

- HS làm được bài. Thực hiện đúng theo yêu cầu của bài.

- Rèn cho học sinh kĩ năng tính toán

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Hệ thống bài tập để ôn tập . - HS: Vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút) :

* Khởi động:

- Trò chơi: Bắn tên + TBHT điều khiển.

+ Nội dung: Nêu lại các nội dung, kiến thức đã được học từ đầu HKII

- HS tham gia chơi

(22)

- Tổng kết

* Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Lắng nghe

2. HĐ thực hành (20 phút):

Phần I. Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng:

Câu 1. Số liền sau của 7527 là:

A. 7526 B.7517 C.7528 D.7538

Câu 2.Trong các số 8372, 7852, 8285, 8373 số lớn nhất là:

A.7852 B.8372 C.8373 D.8285

Câu 3.Trong cùng một năm, ngày 27 tháng 3 là ngày thứ năm, ngày 5 tháng 4 là ngày:

A.Thứ tư B.Thứ năm C.Thứ sáu D.Thứ bảy

Câu 4.Số góc vuông trong hình bên là:

A.2 B.3 C.4 D.5

Câu 5. 3m 5cm = … cm.Điền số thích hợp vào chỗ trống (1 điểm)

A.7 B.35 C.350 D.305

Phần II: Làm các bài tập sau:

Câu 6. Đặt tính rồi tính:

123 + 8799 1935 - 989 1298 x 7 5418 : 9 Câu 7: Tính giá trị biểu thức (1 điểm)

a. 2635 x 2 + 7612 : 4 b. 4325 : 5 + 1210 x 4 Câu 8. Một đội công nhân phải sửa quãng đường dài 1215m. Đội đã sử được 1/3 quãng đường. Hỏi đội công nhân đó phải sửa bao nhiêu mét đường nữa?

*Phần I: Câu 1 – 5:

HS làm bài cá nhân (ghi lại đáp án đúng ra vở) rồi chia sẻ kết quả trước lớp.

Câu 1. C.7528

Câu 2. C.8373 Câu 3. D.Thứ bảy

Câu 4. A.2 Câu 5. D.305

* Phần II: Câu 6, 7, 8:

Làm bài cá nhân rồi chia sẻ KQ trước lớp.

- Câu 6:

- Câu 7:

a) 7173 b) 5705 - Câu 8:

Số mét đường đã sửa là 1215 : 3 = 405 (m) Số mét đường còn phải sửa là:

1215 – 405 = 810 (m) Đáp số: 810 m đường

(23)

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

* Củng cố - dặn dò: (1 phút)

- Về nhà xem lại các bài đã làm trên lớp, xem lại các kiến thức đã học từ đầu năm, ôn lại các bảng nhân, chia đã học,...

- Tìm hiểu về các số có 5 chữ số.

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

MĨ THUẬT BÀI 34: VẼ TRANH

ĐỀ TÀI: VUI CHƠI TRONG MÙA HÈ

I: YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Qua bài học HS đạt được năng lực và phẩm chất sau 1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù

-NLQS nhận thức:HS hiểu nội dung đề tài Mùa hè.

-NL sáng tạo và ƯDTM:Biết cách v.ẽ tranh đề tài Mùa hè. Tập vẽ được 1 bức tranh và vẽ màu theo ý thích

- NL phân tích đánh giá sp: Biết trao đổi, chia sẻ, nhận xét sp của mình của bạn 1.2 . Năng lực chung và các năng lực khác

-Giao tiếp hợp tác, tự học tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo -Năng lực quan sát, tính toán, tự học, tụ chủ

2.Phẩm chất

- Biết yêu quý chân trọng các hoạt động trong màu hè - Chăm chỉ trong học tập, trung thực trong nhận xét bài bạn

*HS HN

- Phẩm chất; Chăm ngoan khi ngồi học

- Năng lực; Nhận biết đc 1-2 h/ả trong tranh, tập vẽ đc tranh có từ 2 h/ả trở lên

(24)

II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Máy tính, máy chiếu HS: Vở tập vẽ, chì màu.

III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

3p

5p

1. Hoạt động mở đầu (3P)

- KT đồ dùng cuả HS- GV nhận xét -Yêu cầu HS để đồ dùng lên bàn - Cho HS nghe bài hát về mùa hè +Trong bài hat hát về nội dung gì?

-GV nêu nội dung bài học

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (7P)

* Tìm chọn nội dung đề tài:

+ HDHS nhận biết h/ả, màu sắc, cách sắp xếp bố cuc làm rõ ND

+ Gv giới thiệu tranh, ảnh, nêu câu hỏi gợi ý:

+ Em có được đi chơi, tham quan trong mùa hè không?

+ Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra trong mùa hè?

- YCHS kể tên 1 hoạt động vui chơi trong mùa hè mà HS thích

+ Em đã được tham gia hoạt động nào ở mùa hè?

+ Hoạt động nào, cảnh vật nào của

- vở tập vẽ, chì màu

- nêu h/ả trong bài hát

- Hs quan sát

- 3- 4 HS.

- Thả diều. tắm biển, đi tham quan, sinh hoạt hè, ôn tập bài…

-Kể tên 1 hoạt động vui chơi mà mình thích

- Nhiều HS

- Cây, cối xanh tốt, trời trong xanh, ánh

(25)

mùa hè làm em thích thú nắng chói chang

3p

+ Màu sắc ở mùa hè ntn?

+ Em sẽ chọn nội dung, hoạt động nào để vẽ tranh?

+ Hình ảnh chính trong tranh là gì?

Hình ảnh phụ là gì

+ Em hãy nhớ và kể lại hình ảnh, màu sắc của hoạt động đó?

+ GVKL:- Chủ đề về màu hè rất rộng và phong phú những hoạt động trong dịp hè hay những cảnh sắc thiên nhiên của mùa hè đều có thể vẽ thành tranh , em hãy chọn một hoạt động hay một chủ đề mình thích để vẽ thành tranh.

2. Hoạt động thực hành (23p) a. HD cách vẽ:

+ HDHS biết chọn và sắp xếp h/ả và tô màu làm rõ ND tranh

+ GV dựa vào sự lựa chọn của HS để gợi ý:

+ Nhớ lại những h/ả tiêu biểu của ND đã chọn ( có nhiều người tham gia không, hình dáng ntn? HĐ diễn ra ở đâu? Khung cảnh, màu sắc ntn…?).

+ H/ả nào là chính, là phụ

+ Vẽ h/ả chính trước,. Vẽ h/ả phụ sau.

+ Sắp xếp hình ảnh cho cân đối, sửa hình trước khi vẽ màu.

+ Vẽ màu theo ý thích( chú ý vẽ rõ cảnh sắc mùa hè).

- 4- 5 HS

-4 hs

- 2- 5 HS

- HS theo dõi GV minh họa

(26)

18p

6p

- Cho HS QS một số bài của HS năm trước, gọi ý HS nhận xét

b. Thực hành

+ GV nêu YC bài tâp

+HDHS tập vẽ tranh đề tài Mùa hè -Quan sát, gợi ý HS làm bài.

- HDHS chọn hình và gợi ý cách vẽ màu cho rõ ND

- Chú ý vẽ thay đổi hình dáng các hoạt động cho tranh thêm sinh động.

c. Chia sẻ, cảm nhận

+ GV yêu cầu HS trưng bày bài. Gợi ý HS nhận xét,

- YCHS chọn bài mình thích

- GV nhận xét, xếp loại, tuyên dương.

4. Hoạt động vân dụng (2p)

-Gợi mở HS ý tưởng sáng tạo về các hoạt động khác trong mùa hè để vẽ tranh

* Củng cố, dặn dò: Hệ thống bài,,

? E thường vui chơi trong mùa hè ntn

- Chọn bài mình thích - Nhận xét bài.

- HS tập vẽ tranh đề tài mùa hè vào phần giấy trong VTV3

- tập vẽ tranh theo HD của GV (An, Linh, Anh). Tô màu vào hình ảnh do GV vẽ (Ngọc, My)

- HS trưng bày bài,

- Nhận xét bài của bạn về:

+ Có sắp xếp được hình cân đối không?

+Cách vẽ màu.( tươi sáng, ró đặc điểm - Chọn bài mình thích.

-Chia sẻ ý tưởng vận dụng

5. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)

(27)

MỘT MÁI NHÀ CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp……) - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.

- Làm đúng bài tập 2a phân biệt tr/ch

- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu tr/ch

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :

- GV: Bảng phụ chép nội dung đoạn thơ cần nhớ - viết - HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: “Chữ đẹp nết ngoan””

- Lắng nghe - Mở SGK 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

a. Trao đổi về nội dung đoạn nhớ - viết

- Đưa bảng phụ chép sẵn đoạn cần viết - GV đọc đoạn thơ một lượt.

+ 3 khổ thơ nói về những mái nhà của ai?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?

+ Các câu thơ cách lề mấy ô?

+ Mỗi khổ thơ cần trình bày như thế nào?

+ Những chữ nào cần viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho HS viết.

- GV nhận xét chung

- 1 Học sinh đọc lại.

- 3 HS nối tiếp đọc thuộc 3 khổ thơ cần viết

+ Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc và của các bạn nhỏ

+ Thể thơ 4 chữ + Các câu cách lề 3 ô

+ Khi hết một khổ thơ cần cách ra 1 dòng rồi mới chuyển sang khổ tiếp theo

+ Các chữ đầu câu thơ

- Học sinh nêu các từ: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp,..

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

(28)

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 3 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe

- HS nhớ - viết bài.

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- Giáo viên chấm nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (7 phút)

Bài 2: Điền vào chỗ trống tr hay ch

+ Chú mèo trong bài thơ có gì đáng chê?

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp

=>Đáp án: ban trưa, trời mưa, che, không chịu..

- HS đọc lại bài thơ sau khi đã điền hoàn chỉnh

+ Không chịu mang theo áo mưa, không chịu trú mưa nên bị ốm

6. HĐ ứng dụng (1 phút) - Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr

* Củng cố - dặn dò (1 phút) - Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát nói về các loài vật và chép lại cho đẹp 6. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 9 tháng 5 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 5, ngày 12 tháng 5 năm 2022 TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(29)

- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số. Biết thứ tự của các số có năm chữ số. Biết viết các số tròn nghìn ( từ 10000 đến 19000) vào dưới vạch của tia số.

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc và viết các số có 5 chữ số.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5 phút)

* Khởi động:

- Trò chơi: “Đọc đúng, tính nhanh”:

GV ghi bảng các số có 5 chữ số, tổ chức cho học sinh thi đua đọc nhanh các số đã viết, kết hợp nêu cấu tạo của số. VD: Số 42285 đọc là....Số 42285 gồm có bốn chục nghìn, hai nghìn,...

1107 x 5 1218 x 4 1409 x 6 - Nhận xét

* Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

2. HĐ thực hành (28 phút).

Bài 1: Cá nhân – cặp đôi – Cả lớp - GV yêu cầu HS làm cá nhân =>N2

*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT.

*GV củng cố cho HS cách đọc, viết số.

Bài 2: Làm việc cá nhân – Cả lớp - GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài

- GV gợi ý cho HS đối tượng M1

- HS tự tìm hiểu yêu cầu bài tập

- HS làm vào vở ghi -> trao đổi vở KT - HS lên chia sẻ KQ trước lớp kết quả -Thống nhất cách làm và đáp án đúng

+45913 Bốn mươi lăm ngìn chín trăm mười ba.

+ Sáu mươi ba nghìn bảy trăm hai mươi mốt.

+Bốn bảy nghìn năm trăm ba mươi lăm.

- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài tập - HS làm bài cá nhân => chia sẻ kết quả - HS thống nhất KQ chung

Dự kiến KQ:

+ Chín mươi bảy nghìn một trăm bốn mươi

(30)

hoàn thành BT

Bài 3: Làm việc cá nhân – Cả lớp - GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài

- GV đánh giá, nhận xét bài cho HS.

=> Y/C HS nêu đặc điểm của dãy số.

*GV củng cố cách sắp xếp các số theo thứ tự trên dãy số .

Bài 4: T/C “Điền đúng, điền nhanh”

- GV nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ -TBHT điều hành chơi

+ Điền số thích hợp vào dưới mỗi vạch trên tia số?

- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương + Nêu đặc điểm của dãy số?

lăm.

+ Chín mươi bảy nghìn một trăm bốn mươi lăm. (...)

- HS đọc nhẩm YC bài

- Học sinh thực hiện Y/c vào vở

*Dự kiến KQ:

+36520, 36521, 36522, 36523, 36524, 36525, 36526 (...)

- 2 đội tham gia chơi (mỗi đội 3 HS)

+ Dãy số đếm thêm 1000

10000, 11000, 12000, 13000,...

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

* Củng cố - dặn dò: (1 phút)

- Thực hành luyện đọc và viết các số có 5 chữ số.

- Đọc và viết các số có 6, 7 chữ số.

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

CHÍNH TẢ (Nghe - viết):

TIẾNG ĐÀN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe - viết đúng đoạn bài chính tả Tiếng đàn; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng các bài tập bài tập 2a; phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: s/x.

- Viết đúng: mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh, rụng xuống,...

- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả. Biết viết hoa các chữ đầu câu. Kĩ năng trình bày bài khoa học.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :

(31)

- Giáo viên: 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (3 phút)

* Khởi động:

* Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Nêu nội dung bài hát.

- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: san sẻ, soi đuốc, xới dất, xông lên.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - Giáo viên đọc 10 dòng thơ một lượt.

+ Hãy tả lại khung cảnh thanh bình bên ngoài như hòa cùng tiếng đàn?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Nội dung đoạn này nói lên điều gì?

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

- 1 học sinh đọc lại.

- Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống vườn, lũ trẻ thả thuyền trên vũng nước mưa, dân chài tung lưới bắt cá, hoa mười giờ nở, mấy con chim câu lướt nhẹ trên mái nhà.

+ Tả khung cảnh thanh bình ngồi gian phịng như hịa với tiếng đàn.

+ ... 6 câu

+ Viết hoa chữ đầu tên bài, các chữ đầu câu, danh từ riêng: Tiếng, Vài, Dưới, Hồ Tây,...

- Học sinh nêu các từ: Hồ Tây, mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh, rụng xuống …

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ

- Lắng nghe.

- Học sinh viết bài.

(32)

viết của các đối tượng M1.

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)

- Giáo viên gọi 1 học sinh M4 đọc lại bài viết cho các bạn soát bài.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

- Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (7 phút)

Bài 2a: (Làm việc nhóm đôi -> Chia sẻ trước lớp)

- TBHT điều hành chung:

+ Bắt đầu bằng s?

+ Bắt đầu bằng x?

- Nhận xét, đánh giá, giáo viên kết luận.

- Giáo viên giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn (Học sinh M1).

- Học sinh (N2) làm vào phiếu bài tập.

- Học sinh lên bảng thi làm bài (chia sẻ trước lớp).

+ Sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, sòng sọc,...

+ Xôn xao, xào xạc, xộc xệch, xao xuyến, xông xênh, xúng xính,...

- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm bạn thắng cuộc.

- 1 số em đọc lại bài đã hoàn thành.

Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.

6. HĐ ứng dụng (1 phút)

* Củng cố - dặn dò: (1 phút)

- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng s/x.

- Sưu tầm đoạn văn, bài văn viết về những người đánh đàn có tiếng đàn trong trẻo, hồn nhiên, hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên và tự luyện viết cho đẹp.

6. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

CHÍNH TẢ (Nghe - viết):

HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở.. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở.. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở.. Chú ý lắng nghe cô giáo phát