• Không có kết quả nào được tìm thấy

QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHUYÊN MỤC

TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC

DÂN CHỦ - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỔ CHỨC VÀ

QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

NGUYỄN THẠC DŨNG

TÓM TẮT

Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: dân chủ là “chìa khóa vạn năng” để giải quyết mọi khó khăn. Dân chủ theo quan điểm của Người vừa là nguyên tắc, vừa là tiền đề, là điều kiện cho sự xây dựng và phát triển hợp tác xã ở Việt Nam. Để thực hiện nguyên tắc đó, theo Người phải có các điều kiện: cán bộ phải chí công vô tư, hết mình vì sự nghiệp chung; xã viên phải giám sát cán bộ quản lý hợp tác xã, phải phát huy vai trò làm chủ của mình, đồng thời hợp tác xã cũng phải tạo điều kiện bảo đảm sự làm chủ của xã viên.

Trong cuốn Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh viết: từ thuở ban đầu “mấy người” “rủ nhau lập ra một cái hội” làm vải cho tốt và bán giá trung bình trong làng xóm, tiếp đến hợp tác xã là “góp gạo thổi cơm chung” đến những kiểu hợp tác xã cụ thể như “hợp tác xã tiền bạc” do “dân cày và thợ thuyền chung vốn lập ra”. Sau này, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng hợp tác xã tiếp tục được phát triển, nhưng có một quan điểm xuyên suốt mà Người luôn nhấn mạnh là tất cả mọi loại hình hợp tác xã, đều do người lao động tự nguyện tổ chức; đều

không thể khiên cưỡng, bắt buộc, không phải làng nào cũng phải lập mỗi làng một hợp tác xã. Cũng không phải mỗi làng phải lập mấy hợp tác xãY Mục tiêu của các hợp tác xã không phải lợi nhuận là cao nhất mà vì sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia hợp tác, mọi người tham gia đều có quyền hạn ngang nhau. Đã vào hợp tác xã thì bất kỳ góp nhiều góp ít, vào trước vào sau, ai cũng bình đẳng như nhau. Qua đó có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ vừa là nguyên tắc, vừa là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển hợp tác xã ở Việt Nam.

Nguyên tắc dân chủ, theo Người, thể hiện ở hai khía cạnh. Một là, trong cơ chế quản Nguyễn Thạc Dũng. Thạc sĩ. Trường Đại học

Tôn Đức Thắng.

(2)

lý hợp tác xã phải đảm bảo tính dân chủ, công tâm của ban quản trị (hay cán bộ).

Hai là, xã viên phải phát huy tính dân chủ để xây dựng hợp tác xã vững mạnh, phải thể hiện mình là người chủ của hợp tác xã (hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ).

1. DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ

Theo Hồ Chí Minh, một phong trào hay một hành động cách mạng muốn thành công, xét đến cùng là do vai trò của người lãnh đạo. Người viết: “Việc gì cũng phải có lãnh đạo thì mới thành công. Ai lãnh đạo tổ đổi công? Trực tiếp là tổ trưởng tổ đổi công” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 7, tr. 541).

Chính vì vậy, Người rất coi trọng công tác quản lý điều hành trong các hợp tác xã nông nghiệp. Người cho rằng đó là nhân tố có vai trò quyết định đối với sự vững mạnh của hợp tác xã và sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Để quản lý sản xuất của hợp tác xã, theo quan điểm của Người, tổ đổi công, hợp tác xã “Y thì phải có tổ trưởng hoặc ban quản trị. Quản trị phải dân chủ” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 7, tr. 540).

Việc làm phải bàn bạc với nhau. Mọi người đều hiểu mới vui lòng làm. Có người chưa hiểu, chưa vừa lòng, mà bắt họ làm thì hỏng việc. Lãnh đạo tổ đổi công, hợp tác xã cần phải dân chủ. Người giải thích rõ:

“Dân chủ nghĩa là: việc to thì phải bàn bạc với các tổ viên mà quyết định. Việc nhỏ thì cán bộ bàn bạc với nhau mà làm. Quyết không nên độc đoán, bao biện, gò ép. Phải tránh bệnh quan liêu mệnh lệnh. Phải khéo khuyến khích tự phê bình và phê bình trong tổ” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 8, tr. 199).

Trong việc xây dựng hợp tác xã cũng như quyết định một vấn đề chung mọi người

cần bàn bạc một cách dân chủ và đảm bảo công bằng hợp lý. Đây là một quan điểm và nội dung có tính nguyên tắc, được thể hiện trong nhiều bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh ở các thời điểm khác nhau. Nói chuyện với nhân dân hợp tác xã nông nghiệp Cầu Thành, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (ngày 2/3/1958), Người chỉ rõ:

“Muốn xây dựng tổ đổi công, hợp tác xã được tốt phải đoàn kết, phải làm cho mọi người tự nguyện tham gia, phải bàn bạc dân chủ và phải tính toán cho công bằng, hợp lý” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 9, tr. 133).

Phát biểu tại đại hội sản xuất đông - xuân ở tỉnh Thái Bình (ngày 26/10/1958), Người cũng nhắc nhở: “Xây dựng tổ đổi công phải theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, không gò ép. Các tổ nhỏ thỏa thuận với nhau hợp thành tổ vừa, tổ vừa cũng theo nguyên tắc tự nguyện hợp lại thành tổ lớn, tiến dần lên hợp tác xã” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 8, tr. 245). Trong quá trình xây dựng hợp tác xã, Bác luôn nhắc nhở phải chuẩn bị tốt về tư tưởng cho nông dân, làm cho họ tự nguyện, tự giác, cho họ được bàn bạc, thỏa thuận thật sự dân chủ, chứ không được gò ép theo lối mệnh lệnh, hành chính. Người viết: “Đồng thời phải chuẩn bị tốt để khi có đủ điều kiện thì đưa hợp tác xã lên bậc cao. Chuẩn bị tốt là làm cho xã viên tự nguyện, tự giác, không được gò ép, mệnh lệnh” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 403).

Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu: Muốn quản lý tốt hợp tác xã, cán bộ quản trị phải thật sự dân chủ, chí công vô tư, “tránh quan liêu mệnh lệnh”, làm việc gì cũng cần bàn bạc kỹ với xã viên. Nguyên tắc này bảo đảm hợp tác xã thật sự là của dân, do dân và vì dân, hoạt động dưới sự

(3)

kiểm soát của nhân dân, tránh được tệ độc đoán, tham nhũng.

Trong rất nhiều bài viết, bài nói chuyện với cán bộ, đồng bào, Người thường hay căn dặn: “Về phần Ban quản trị thì phải có tinh thần trách nhiệm trước xã viên, phải dựa vào xã viên, bàn bạc dân chủ với xã viên để giải quyết mọi công việc trong hợp tác xã, phải chí công vô tư, phải công bằng và liêm khiết. Làm được như vậy thì nhất định hợp tác xã sẽ tốt và đời sống của xã viên sẽ ngày càng được cải thiện” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 8, tr. 259). Cán bộ (ban quản trị) là người được xã viên bầu ra để quản lý hợp tác xã cần phải có tinh thần trách nhiệm trước xã viên, phải dựa vào xã viên, bàn bạc dân chủ với xã viên, phải công bằng liêm khiết. Hoạt động của ban quản trị phải lấy xã viên làm trung tâm, không phải là ông chủ ngồi chỉ tay năm ngón, buộc người khác phải làm cái này cái kia.

Người cán bộ phải khéo quản lý, khéo giáo dục, động viên xã viên sao cho họ tin tưởng, vui vẻ và phấn khởi sản xuất. Mặt khác, cán bộ phải sòng phẳng, chí công vô tư, không thiên vị. Sự lựa chọn một ban quản trị đáp ứng được yêu cầu phát triển hợp tác xã là yếu tố quyết định đến sự thành bại của hợp tác xã. Trong bài nói chuyện với đồng bào Kiến An, Hải Phòng, Người đã nêu: “Để củng cố và phát triển hợp tác xã, điều rất quan trọng là:

- Cán bộ phải chí công vô tư, - Lãnh đạo phải dân chủ,

- Quản lý chặt chẽ và toàn diện,

- Phân phối phải công bằng” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 8, tr. 139).

Theo Hồ Chí Minh, tổ chức hợp tác xã chỉ là bước đầu, quan trọng là quản lý hợp tác

xã. Để quản lý tốt hợp tác xã thì “ban quản trị phải luôn luôn đi sát xã viên kiểm tra đôn đốc,Y mỗi khi làm xong một việc phải rút kinh nghiệm. Cái gì tốt phải phổ biến, đề cao, cái gì xấu phải bảo nhau tránh” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 9, tr. 133). Trong bài nói chuyện tại hội nghị rút kinh nghiệm công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp toàn miền Bắc, năm 1959, Người yêu cầu hợp tác xã nên đề ra nội quy cụ thể và điều lệ hoạt động. Nội quy cần do toàn thể xã viên bàn bạc dân chủ đề ra để hợp với tình hình thực tế của mỗi hợp tác xã và tự nguyện, tự giác thi hành. Sau này ở tuổi 79, tuy sức khỏe đã rất yếu, Người vẫn quan tâm viết lời giới thiệu cho bản Điều lệ tóm tắt của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Người nhấn mạnh: “Muốn quản lý tốt hợp tác xã, cán bộ quản trị phải dân chủ, tránh quan liêu mệnh lệnh, làm việc gì cũng cần bàn bạc kỹ với xã viên. Làm việc theo lối mệnh lệnh, quan liêu, không dân chủ thì chắc chắn thất bại” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 9, tr. 538). “Phải thực hiện 4 cùng, tức là: cùng ăn, cùng ở, cùng lao động và cùng bàn bạc công việc với quần chúng trong hợp tác xã” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 223). Các cấp từ trung ương đến huyện phải lãnh đạo chặt chẽ, thiết thực, phải đến tận nơi kiểm tra, đôn đốc và phải đi đúng đường lối, không được quan liêu lãnh đạo phong trào trên giấy tờ.

Các cán bộ chẳng những phải biết chính trị, mà còn phải biết cả kỹ thuật, trái lại biết kỹ thuật mà không biết chính trị thì công tác cũng không tốt. Phải nằm ở cơ sở chỉ đạo phong trào, đừng đi cơ sở theo kiểu chuồn chuồn đạp nướcY Người viết: “Cán bộ từ tỉnh đến xã phải đi xem xét tận đồng ruộng, phải cùng quần chúng bàn bạc, đặt kế

(4)

hoạch cho sát và theo dõi đôn đốc, chu đáo liên tục” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 9, tr.

569); “Cán bộ tổ đổi công, hợp tác xã phải công bằng, dân chủ và gương mẫu. Ví dụ:

làm thì cán bộ xung phong làm việc khó, khi thu hoạch chia hoa lợi thì để cho xã viên lấy trước, cán bộ lấy sau, không nên lấy trước, thế mới tốt” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 9, tr. 439).

Hồ Chí Minh nhấn mạnh: cần coi trọng xây dựng ban quản trị hợp tác xã vững mạnh, vì Ban quản trị là hạt nhân của hợp tác xã.

Người nhiều lần chỉ ra những yêu cầu của từng thành viên và những nhiệm vụ phải thực hiện của ban quản trị hợp tác xã.

Trong dịp về thăm quê lần thứ hai (tháng 12/1961), Người đã trình bày rõ quan điểm này với cán bộ xã và xã viên hợp tác xã Vĩnh Thành, Nghệ An: ở đâu quản trị khá thì hợp tác xã tiến, quản trị kém thì hợp tác xã yếu. Ban quản trị là những người do xã viên lựa chọn và bầu cử ra. Mọi công việc của hợp tác xã trước khi làm, ban quản trị phải đem ra bàn bạc với xã viên, hỏi ý kiến xã viên. Ban quản trị phải công bằng, không được thiên vị. Dân là chủ, xã viên là chủ. Ban quản trị làm việc để phục vụ ông chủ, bà chủ chứ không phải ngồi chỉ tay năm ngón, buộc người khác phải làm cái này, cái kia” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr.

474). Về vấn đề tài chính, theo Người, tài chính phải công khai, thu và chi phải báo cáo cho xã viên biết: “Ban quản trị phải minh bạch. Có 1 vạn đồng mà tiêu hết 500 hay 5000 đồngY tất cả xã viên đều biết còn lại mấy, thì ai cũng thoải mái. Nếu thu thập và chi tiêu không công khai, sổ sách lại lèo nhèo, xã viên sẽ nghi ngờ ông quản trị “chấm mút” vô đó rồi. Do đó gây mất đoàn kết nội bộ. Không có đoàn kết, hợp

tác xã không thể tiến bộ được” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 474). Vì vậy, Người nêu rõ: Đối với cán bộ quản trị hợp tác xã cần phải nêu cao tinh thần xung phong, gương mẫu, chí công vô tư, liêm khiết, rèn luyện tác phong dân chủ, mọi việc đều phải làm theo đuờng lối quần chúng, khắc phục bệnh quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch, độc đoán.

Vào cuối năm 1959, các tỉnh miền Bắc mở rộng phong trào hợp tác hóa. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh giữa hai con đường, hai tư tưởng vẫn đang hằng ngày hằng giờ diễn ra. Người nhắc: Qua cuộc thảo luận về hai con đường, nhiều bà con nông dân muốn đi vào con đường làm ăn hợp tác. Bà con nông dân vào hợp tác xã đều mong muốn sản xuất được nhiều hơn, thu nhập tăng hơn trước khi vào hợp tác xã.

Các cán bộ, ban quản trị, sau khi thảo luận về hai con đường rồi, trên thực tế phải làm cho mọi người phân biệt rõ ràng hai con đường. “Tóm lại, các cán bộ quản trị cần nghĩ mọi cách làm thế nào cho hợp tác xã của mình ngày càng đẩy mạnh sản xuất, thu nhập của hợp tác xã và xã viên ngày càng thêm tăng, giúp các xã viên hăng hái và vui vẻ lao động, nội bộ trong hợp tác xã ngày càng đoàn kết” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 9, tr. 538).

Để phong trào xây dựng hợp tác xã được tốt, đi đúng hướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nêu gương những hợp tác xã tốt mà còn chỉ ra những hợp tác xã yếu.

Trong bài Một hợp tác xã không gương mẫu, tháng 1/1961, Người đã nghiêm khắc chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của hợp tác xã T.B là: “Vì ban quản trị đã phạm những khuyết điểm sau đây:

(5)

- Cán bộ không dân chủ - không đưa công việc bàn bạc với xã viên, mà cứ dùng cách quan liêu, mệnh lệnh, gò épY

- Phân phối không công bằngY Tài chính đã gần một năm chưa thanh toán. Xã viên nghi ngờ ban quản trị tham ô.

- Lãnh đạo không chặt chẽ.

- Không làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ.

- Không đi đúng đường lối quần chúng - Đối với những xã viên thật thà nêu ý kiến hoặc phê bình, cán bộ không chịu lắng nghe, không chịu sửa chữa, mà còn dùng cách chụp mũ, đàn ápY Nói tóm lại, những khuyết điểm đó cộng với kém giáo dục chính trị đã gây mâu thuẫn nặng nề giữa quần chúng xã viên và cán bộ, làm cho hợp tác xã mất đoàn kết; làm cho xã viên chán nản, bất mãn và không yên tâm lao động sản xuất” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 256-257). Nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Nam Liên (Nghệ An) về những việc chưa tốt của Hợp tác xã, Người nói: “Vì sao ban quản trị làm việc thiếu sót mà không ai nói đến, không ai nhắc. Là vì xã viên không thấy mình có quyền dân chủ, có quyền giám đốc ban quản trị. Đáng lý ra phải phê bình, phải hỏi.

Đó là vì lợi ích chung” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 455).

Trong Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) tháng 7/1961, là hội nghị chuyên sâu về phát triển nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Người khái quát: “Chúng ta nhất trí nhận rằng phong trào hợp tác xã nói chung là tốt. Đồng thời chúng ta cũng thấy nó còn có những khuyết điểm cần phải sửa chữaY Khuyết điểm phổ biến

nhất là nhiều ban quản trị còn yếu, vì cán bộ tiến không kịp với mức độ phát triển của hợp tác xã, ví như những tiểu đội trưởng mà phải chỉ huy những đại đội hoặc tiểu đoàn” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr.

379-380). Qua đây, chúng ta thấy, Người đã nhìn thấy rất rõ những yếu kém cũng như vai trò quan trọng của ban quản trị đối với sự vững mạnh của hợp tác xã và sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.

Người khẳng định thêm một lần nữa:

“Theo ý tôi, cái chìa khóa của việc phát triển nông nghiệp là chỉnh đốn tốt ban quản trị hợp tác xã” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 545).

Hồ Chí Minh còn chỉ ra mối quan hệ giữa chi bộ với ban quản trị, với hợp tác xã.

Người viết: “Cần phải ra sức củng cố chi bộ ở nông thôn. Chi bộ tốt thì ban quản trị mới tốt. Ban quản trị tốt thì xã viên mới đoàn kết và hăng hái sản xuất, hợp tác xã mới củng cố và phát triển tốt. Đồng thời cần qui định rõ tư cách và quyền hạn của cán bộ quản trị. Ví dụ: Đại hội xã viên bầu ra cán bộ quản trị và có quyền cách chức cán bộ nào bất lực; cán bộ quản trị phải chí công vô tư; tài chính phải công khai”

(Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 380). Trong bài nói chuyện với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Người nhắc: “Hễ chi bộ tốt thì hợp tác xã tốt, chi bộ kém thì hợp tác xã kém. Đó là kinh nghiệm chung” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 441). Các chi ủy phải có kinh nghiệm sản xuất, phải học cho biết kỹ thuật nông nghiệp, “phải lãnh đạo tốt các ban quản trị hợp tác xã và các đội sản xuất” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr.

416). Thăm nông trường thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình, Người nói: “Trung ương, tỉnh, huyện đều có trách

(6)

nhiệm, nhưng trực tiếp lãnh đạo nông thôn là chi bộ. Hợp tác xã tốt thì không cần hỏi cũng biết ngay chi bộ tốt, hợp tác xã kém không cần hỏi cũng biết ngay chi bộ kém;

vì Đảng ta là Đảng lãnh đạo” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 591).

Hồ Chí Minh khẳng định: “Hợp tác xã nào mà ban quản trị hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, xã viên có tinh thần làm chủ thì hợp tác xã đó tốt. Còn hợp tác xã kém là hợp tác xã mà ban quản trị quan liêu mệnh lệnh, xã viên không thấy mình làm chủ. Vì vậy phải chú trọng làm sao cho ban quản trị tốt’ (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 591).

Tóm lại, để quản lý hợp tác xã một cách dân chủ, theo Người phải có các điều kiện:

Cán bộ phải chí công vô tư, hết mình vì sự nghiệp chung; Xã viên phải giám sát cán bộ quản lý hợp tác xã, phải biết tự làm chủ hợp tác xã.

2. PHÁT HUY TÍNH DÂN CHỦ CỦA XÃ VIÊN

Theo Hồ Chí Minh, xã viên phải phát huy tính dân chủ để xây dựng hợp tác xã vững mạnh, phải thể hiện mình là người chủ của hợp tác xã (hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ). “Khi xưa làm ăn riêng lẻ, mọi người đều lo lắng cho mình. Nay có hợp tác xã rồi, thì tình tình tàng tàng, kềnh càng vô hạn. nhiều sãi không ai đóng cửa chùa.

Thế là không tốt” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 473). Việc nâng cao tinh thần làm chủ hợp tác xã cho xã viên là rất cần thiết.

Người viết: “Đúng! Nay dân đã là chủ.

Nhưng phải cho ra người chủ, chứ không thể phất phơ được. Mọi người đều có trách nhiệm làm cho dân giàu nước mạnh, quốc phòng vững mạnh. Làm chủ hợp tác

xã là thế nào? Là phải coi công việc của hợp tác xã như công việc của mình, chứ không phải làm sao cũng được” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 455).

Xã viên “phải đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, phải chăm lo công việc hợp tác xã như công việc của nhà mình, phải giữ vững kỷ luật lao động và hăng hái sản xuất” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 32). Người cho rằng, yếu tố đoàn kết và giúp đỡ nhau là một vấn đề rất quan trọng trong hợp tác xã.

Có như vậy nó mới tạo nên sức mạnh, tạo nên hưng phấn trong lao động. Nếu trong hợp tác xã mất đoàn kết, mâu thuẫn với nhau thì triệt tiêu sức mạnh hợp tác. Mỗi xã viên cần phải ý thức điều này. “Còn nếu xã viên chân đứng trong, lòng ở ngoài, chỉ ham lợi riêng trước mắt, không thấy lợi chung lâu dài thì không bao giờ hết khó khăn và hợp tác xã khó mà phát triển” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 10, tr. 247). Người nhắc nhở: “Mỗi người phải coi tổ đổi công, hợp tác xã như nhà của mình, phải làm lợi cho tổ đổi công trước, lợi cho mình sau, như thế mới là tốt. Ví dụ: cái nhà hợp tác xã dột, nhà của mình cũng dột thì phải làm nhà cho hợp tác xã trước” (Hồ Chí Minh, 1996, tập 9, tr. 439).

Trong quá trình phát triển của cách mạng có nhiều hình thức tổ chức hợp tác xã khác nhau phù hợp với yêu cầu, mục đích cách mạng và sự giác ngộ của quần chúng.

Các hình thức tổ chức hợp tác xã cũng được hình thành, phát triển từ thấp đến cao, cả quy mô và tổ chức, nhiệm vụ.

Trong quá trình phát triển hợp tác xã, Hồ Chí Minh thường xuyên chỉ rõ, phải đảm bảo lợi ích chung của tập thể, của xã hội, nhưng phải chú ý tới quyền và lợi ích chính đáng, thiết thực của xã viên, của

(7)

người lao động, phải coi trọng công tác chính trị, tư tưởng, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong hợp tác xã, giữa Ban quản trị với xã viên. Bác đã từng nói: Công tác tư tưởng, công tác chính trị trong hợp tác xã phải được coi là công tác hàng đầuY phải giáo dục cho cán bộ hợp tác xã tinh thần chí công, vô tư, tác phong dân chủ, đồng thời giáo dục cho xã viên biết coi công việc hợp tác xã như công việc của nhà mình. Phải cũng cố lòng tin của xã viên ở lối làm ăn tập thể, tính hơn hẳn của hợp tác xã, sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội. Nhất thiết phải làm cho xã viên thấy rõ được lợi ích của hợp tác xã và lợi ích của xã viên là một. Người nhắc nhở cán bộ phải làm sao tổ chức sản xuất cho tốt để cho các gia đình đều có lợi và tập thể cũng có lợi. Đồng thời quản lý phải dân chủ, làm sao cho những gia đình trong tổ đổi công đều có lợi.

3. KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: Dân chủ là cái “chìa khóa vạn năng” để giải quyết mọi khó khăn. Đối với vấn đề xây dựng và phát triển hợp tác xã, nội dung dân chủ theo quan điểm của Người trước hết là xã viên phải phát huy vai trò làm chủ của

mình, đồng thời hợp tác xã cũng phải tạo điều kiện bảo đảm sự làm chủ của xã viên.

Để làm điều đó, trước hết mỗi xã viên cần nâng cao tinh thần tập thể, phải làm chủ hợp tác xã. Nội dung làm chủ theo tư tuởng của Nguời, sau này đã được Đảng ta nêu cụ thể ngắn gọn và khái quát là:

Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Thứ hai, theo Hồ Chí Minh, hợp tác xã muốn thực hiện dân chủ phải có ban quản lý tốt do xã viên trực tiếp bầu ra. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn nguyên giá trị. Việc có một ban quản trị tốt là yêu cầu kiên quyết để một hợp tác xã nông nghiệp tồn tại và phát triển. Ban quản trị phải gồm những người có năng lực điều hành sản xuất kinh doanh, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc của hợp tác xã và phải luôn là đại biểu cho ý chí và quyền lợi của các xã viên. Đồng thời, phải có cơ chế để kiểm tra, giám sát việc quản lý hợp tác xã như phát huy quyền làm chủ của các xã viên, thực hiện tốt phê bình và tự phê bình. Các hợp tác xã cũng phải hoạt động trên cơ sở Luật Hợp tác xã (sửa đổi, bổ sung năm 2003) để xây dựng nội quy, quy chế hoạt động phù hợp với luật pháp.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

Hồ Chí Minh. 1996. Toàn tập. Tập 7, 8, 9, 10. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khung năng lực chuyển tải cách nhìn thống nhất về công việc, là công cụ cho phép các nhà quản lý và các chuyên gia tư vấn về quản lý nguồn nhân lực có khung tham

- Các Cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân chia quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng vẫn phải có sự phối hợp, giám sát lẫn

Các hành vi có nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động bao gồm việc thu gom, phân loại, xử lý không đúng quy định như không có tủ hốt nơi chứa các chất thải hóa học dễ

Cung cáúp mäüt säú kiãún thæïc vaì thæûc haình vãö táûp huáún cho näng dán; âàûc âiãøm tám lyï cuía ngæåìi âi hoüc, laì ngæåìi dán täüc thiãøu säú; kiãún

Có thể hiểu, quản lý NSX là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật đối với

+ Thuộc về người sử dụng lao động: ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH từ phía người sử dụng lao động cũng chính từ sự nhận thức, chấp hành pháp luật của

Chính vì vậy công tác kiểm tra là vô cùng quan trọng để xác định xem việc kê khai đối tượng, quỹ lương của đơn vị SDLĐ, việc trích nộp BHXH bắt buộc cho NLĐ có

- Một là, Các công tình liên quan đến vấn đề bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong những năm gần đây đã nghiên cứu, chỉ ra các phương thức để nâng cao chất lượng công tác bồi