• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19

Ngày soạn: 12/1/2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 15 tháng 1 năm 2018 Học vần

BÀI 77: ĂC - ÂC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

2. Kĩ năng: Đọc được từ và đoạn thơ ứng dụng: Những đàn ……… qua lửa.

- Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

3. Thái độ: GDHS có ý thức trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: bác sĩ, con sóc, bản nhạc, con cóc - Đọc câu ứng dụng: Da cóc ………. hòn than.

- GV đọc: bác sĩ, bản nhạc - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần ăc

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ăc - Gv giới thiệu: Vần ăc được tạo nên từ ă và c - So sánh vần ăc với ac

- Cho hs ghép vần ăc vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: ăc - Gọi hs đọc: ăc

- Yêu cầu hs ghép tiếng: mắc

- Cho hs đánh vần và đọc: mờ-ăc- mắc - sắc- mắc - Gọi hs đọc toàn phần: ăc- mắc - mắc áo

Vần âc:

(Gv hướng dẫn tương tự vần âc.) - So sánh âc với ăc.

(Giống nhau: Âm cuối vần là c. Khác nhau âm đầu vần là â và ă).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân

- Gv giải nghĩa từ: màu sắc - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Cả lớp viết bảng con.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần ăc.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ăc.

- 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

(2)

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - GV đưa chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: ăc, mắc áo - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv giới thiệu cách viết: âc, quả gấc - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Những đàn ………..qua lửa.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: mặc - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Ruộng bậc thang.

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Hãy chỉ ruộng bậc thang trong tranh?

+ Ruộng bậc thang là nơi như thế nào?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ăc, âc, mắc áo, quả gấc - Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 2 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 3 hs nêu.

+ 4 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

(3)

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 78.

________________________________

Toán

MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được cấu tạo các số 11, 12.

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số; Số 11 (12) gồm 1 chục và 1 (2) đơn vị.

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bó que tính và các que tính rời.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Gọi hs lên bảng điền các số vào các vạch trên tia số.

0...10...

- Gọi hs đọc các số trên tia số.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Giới thiệu số 11: (6 phút)

- Yêu cầu hs lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời.

- Gv hỏi: Được tất cả bao nhiêu que tính?

- Gv ghi bảng: 11 - Gọi hs đọc: Mười một

- Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 11 là số có mấy chữ số? Là những chữ số nào?

- Gọi hs nêu cách viết số 11.

c. Giới thiệu số 12: (6 phút)

- Yêu cầu hs lấy 1 bó chục que tính và 2 que tính rời.

- Gv hỏi: Được tất cả bao nhiêu que tính?

- Gv ghi bảng: 12 - Gọi hs đọc: Mười hai

- Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 12 là số có mấy chữ số? Là những chữ số nào?

- Gọi hs nêu cách viết số 12.

d. Thực hành: (18 phút)

Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống:

- Yêu cầu hs đếm số ngôi sao rồi điền số vào ô trống.

- Gọi hs đọc các số trong bài.

- GV nhận xét – đánh giá

Bài 2: Vẽ thêm chấm tròn (theo mẫu):

- Hướng dẫn hs vẽ thêm chấm tròn vào hàng đơn vị để có đủ 11 và 12 chấm tròn.

- Gọi hs nhận xét.

- GV nhận xét – đánh giá

- 1 hs điền.

- 2 hs đọc.

- Hs thực hiện.

- 2 hs nêu.

- Hs đọc.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs thực hiện.

- 2 hs nêu.

- Hs đọc.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs đọc: 11, 10, 12 - 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs làm trên bảng.

- Hs nêu.

(4)

Bài 3: Tô màu 11 hình tam giác và 12 hình vuông:

- Yêu cầu hs đếm số hình và tô cho đúng.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- Nhận xét – đánh giá

Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:

- Cho hs làm bài.

- Gọi hs đọc các số trên tia số.

- Nhận xét – chữa bài

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- 3 hs đọc.

3. Củng cố- dặn dò: (4 phút)

- Vừa được học những số nào? 11(12) gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm ôn cấu tạo, thứ tự các số đã họ. Chuẩn bị bài sau.

____________________________

Đạo đức

LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

2. Kĩ năng: Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

3. Thái độ: Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo. Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng giáo tiếp ứng xử, lễ phép với thầy cô giáo

III. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa cho bài tập - Điều 12 công ước quốc tế.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Trong giờ học cần có thái độ như thế nào?

- Mất trật tự trong lớp có tác hại gì?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hoạt động 1: (15 phút) Đóng vai (Bài tập 1).

- Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm hs đóng vai theo một tình huống của bài tập 1.

- Gọi hs các nhóm lên đóng vai trước lớp.

- Cho hs nhận xét:

+ Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo? Nhóm nào chưa?

+ Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?

+ Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo?

Kết luận: Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép.

+ Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy, cô giáo cần đưa hoặc nhận bằng hai tay và nói lễ phép...

c. Hoạt động 2: (15 phút) Hs làm bài tập 2.

- Cho hs thảo luận theo cặp xem bạn nào trong tranh đã lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo?

- Gọi hs trình bày, giải thích lí do tại sao?

- Cho hs trao đổi, nhận xét.

Kết luận: Thầy, cô giáo đã không quản ngại khó nhọc

chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy, cô giáo, các em cần lễ phép,

- 1 hs nêu.

- 2 hs nêu.

- Thảo luận theo nhóm 4.

- Đại diện các nhóm lên thể hiện.

+ Hs nêu nhận xét.

+ 3 hs nêu.

+ Hs nêu.

- Hs lắng nghe.

- Thảo luận theo cặp.

- 3 hs đại diện nêu.

- Hs nêu.

- Hs lắng nghe.

(5)

lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo.

3. Củng cố dặn dò (5 phút)

- Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.

Ngày soạn: 13/1/2018

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 16 tháng 1 năm 2018 Học vần

BÀI 78 : UC - ƯC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ

2. Kĩ năng: Đọc được từ và đoạn thơ ứng dụng: Con gì ……….. thức dậy.

- Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất?

3. Thái độ: GDHS có ý thức trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân - Đọc câu ứng dụng: Những đàn ……… qua lửa.

- GV đọc: màu sắc, giấc ngủ - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần uc

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uc - Gv giới thiệu: Vần uc được tạo nên từ u và c - So sánh vần uc với âc

- Cho hs ghép vần uc vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: uc - Gọi hs đọc: uc

- Yêu cầu hs ghép tiếng: trục

- Cho hs đánh vần và đọc: trờ- uc- trúc- nặng- trục - Gọi hs đọc toàn phần: uc- trục- cần trục

Vần ưc:

(Gv hướng dẫn tương tự vần uc.) - So sánh ưc với uc.

(Giống nhau: Âm cuối vần là c. Khác nhau âm đầu vần là ư và u).

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2 hs nêu.

- Hs ghép vần uc.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần uc.

- 2 hs nêu.

(6)

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: máy xúc, cúc vạn thọ, lọ mực, nóng nực

- Gv giải nghĩa từ: nóng nực - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - GV đưa chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: uc, cần trục - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv giới thiệu cách viết: ưc, lực sĩ - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Con gì ……… thức dậy.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: thức - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Ai thức dậy sớm nhất?

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Em hãy chỉ và giới thiệu người và từng vật trong tranh?

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 3 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

(7)

+ Trong tranh bác nông dân đang làm gì?

+ Con gà đang làm gì?

+ Đàn chim đang làm gì?

+ Mặt trời như thế nào?

+ Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: uc, ưc, cần trục, lực sĩ - Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài

______________________________________

Toán

MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết: Số 13, 14, 15 gồm 1 chục và một số đơn vị (3, 4, 5).

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết được các số đó. Nhận biết số có hai chữ số.

3. Thái độ: Hs tự giác, tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG

- Các bó chục que tính và các que tính rời.

- Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Gọi hs lên bảng điền số vào vạch trên tia số:

0 ...10...

- Gọi hs đọc các số trên tia số.

- Cho hs nhận xét – đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu số 13, 14, 15: (12 phút) - Cho hs lấy 1 bó que tính và 3 que tính rời.

- Gv hỏi: Được tất cả bao nhiêu que tính?

- Gv ghi bảng: 13

- Gv hỏi: + Số 13 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

+ Ta viết như thế nào?

+ Cách đọc ra sao?

+ Số 13 là số có mấy chữ số?

- Từ chỗ 13 que tính cho hs lấy thêm 1 que tính nữa. Vậy có tất cả bao nhiêu que tính?

- Gv ghi bảng: 14

- Gv hỏi: + Số 14 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?

+ Ta viết như thế nào?

- 1 hs lên bảng làm.

- 2 hs đọc.

- Hs nêu.

- Hs lấy que tính.

- Hs nêu: 13 que tính

- Hs nêu: Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị.

- Hs nêu - Hs nêu.

- Hs thực hành.

- Có tất cả 14 que tính

+ Số 14 gồm có 1 chục và 4 đơn vị.

+ Ta viết chữ số 1 trước chữ số 4 sau.

(8)

+ Nêu cách đọc số?

+ Số 14 gồm có mấy chữ số?

* Tương tự giới thiệu số 15 b. Thực hành: (20 phút) Bài 1: Viết số:

- Yêu cầu hs đọc rồi viết số.

- Gọi hs đọc các số trong bài: 10, 11, 12, 13, 14, 15 - Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

- GV nhận xét – đánh giá

Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống:

- Yêu cầu hs đếm số ngôi sao trong hình vẽ rồi ghi số vào ô trống.

- Gọi hs đọc kết quả: 13, 14, 15 (ngôi sao) - GV nhận xét – chữa bài

Bài 3: Nối mỗi tranh với một số thích hợp:

- Yêu cầu hs đếm số con vật rồi nối đúng với kết quả.

- Gọi hs nêu kết quả.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- GV nhận xét – chữa bài

Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:

- Hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc các số trên tia số.

- Cho hs nhận xét.

- GV nhận xét – đánh giá

+ Số 14 gồm 2 chữ số.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- Hs đọc số.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- Hs đọc.

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm

- Hs nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò: (3 phút)

- Cho hs nêu lại các số vừa học: 13, 14, 15. Đó là các số gồm có mấy chữ số?

- Nhận xét chung giờ học

- VN học thuộc thứ tự, cấu tạo số. Chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 14/1/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2018 Học vần

BÀI 79: ÔC - UÔC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ôc- uôc, thợ mộc, ngọn đuốc 2. Kĩ năng: Đọc được từ, đoạn thơ ứng dụng: Mái nhà …………gấc đỏ.

- Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc 3. Thái độ: GDHS có ý thức trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: cúc vạn thọ, máy xúc, lọ mực, nóng nực - Đọc câu ứng dụng: Con gì …….. thức dậy.

- Gv đọc: máy xúc, lọ mực - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

(9)

b. Dạy vần mới (18 phút) Vần ôc

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ôc - Gv giới thiệu: Vần ôc được tạo nên từ ô và c - So sánh vần ôc với uc

- Cho hs ghép vần ôc vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: ôc - Gọi hs đọc: ôc

- Yêu cầu hs ghép tiếng: mộc

- Cho hs đánh vần và đọc: mờ- ôc- mốc- nặng- mộc - Gọi hs đọc toàn phần: ôc- mộc- thợ mộc

Vần uôc:(Gv hướng dẫn tương tự vần ôc.) - So sánh uôc với ôc.

(Giống nhau: Âm cuối vần là c. Khác nhau âm đầu vần là uô và ô).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: con ốc, gốc cây, đôi guốc, thuộc bài

- Cho hs đặt câu có từ: thuộc bài - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - GV đưa chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: ôc, thợ mộc - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv giới thiệu cách viết: uôc, ngọn đuốc - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2 hs nêu.

- Hs ghép vần ôc.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ôc.

- 2 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

(10)

3. Luyện tập

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Mái nhà ………… gấc đỏ.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: ốc - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Tiêm chủng, uống thuốc + Trong tranh vẽ những gì?

+ Bạn trai trong tranh đang làm gì?

+ Thái độ của bạn như thế nào?

+ Em đã tiêm chủng, uống thuốc bao giờ chưa?

Liên hệ giáo dục HS: Trẻ em có quyền được chăm sóc sức khoẻ, tiêm phòng, uống thuốc.

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc - Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 3 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

+ 2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 80.

___________________________________________

Thủ công

GẤP MŨ CA NÔ (Tiết1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết cách mũ ca lô bằng giấy.

2. Kĩ năng: Gấp được mũ ca lô bằng giấy.

3. Thái độ: HS có ý thức học tập và giữ vệ sinh chung

II. ĐỒ DÙNG

- Mũ ca lô được gấp bằng giấy màu có kích thước lớn. Giấy thủ công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Tiết trước học gấp gì?

- Kiểm tra bài của học sinh - nhận xét

: - Gấp cái ví

(11)

- Kiểm tra đồ dùng để gấp mũ - Nhận xét chung

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Quan sát và nhận xét mẫu (6 phút) - Cho học sinh quan sát mũ ca lô mẫu.

- Gv hỏi:

+ Mũ ca lô được gấp từ tờ giấy hình gì?

+ Nêu hình dáng và tác dụng của mũ ca lô.

b. Giáo viên hướng dẫn mẫu (10 phút) - Gv thao tác từng bước gấp để hs quan sát.

- Chú ý: Giáo viên hướng dẫn chậm để học sinh quan sát, nắm được quy trình gấp mũ ca lô.

- Hướng dẫn cách tạo tờ giấy vuông:

+ Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật + Gấp tiếp theo.

+ Miết nhiều lần đường gấp, rồi xé bỏ phần giấy thừa, ta được tờ giấy hình vuông.

- Hướng dẫn gấp đôi hình vuông theo đường chéo.

- HD gấp các nếp gấp tiếp theo để được mũ ca lô.

c. Thực hành(15 phút) - Cho hs gấp tạo hình vuông.

- Yêu cầu hs thao tác từng bước.

- GV quan sát, giúp đỡ

- để lên bàn

- Hs quan sát mẫu.

- Trả lời câu hỏi.

- Hs nêu.

- Hs quan sát các thao tác của giáo viên.

- Hs theo dõi.

- Hs gấp vào giấy nháp.

- Hs thực hành.

3. Củng cố, dặn dò: (4 phút)

- Mũ ca lô được gấp từ tờ giấy hình gì?

- Gv nhận xét giờ thực hành; sự chuẩn bị của học sinh.

- Dặn hs về chuẩn bị cho giờ sau thực hành bằng giấy màu.

Ngày soạn: 15/1/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2018 Toán

MƯỜI SÁU, MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được mỗi số 16, 17, 18, 19 gồm 1 chục và một số đơn vị (6, 7, 8, 9).

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết các số đó; điền được các số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 trên tia số. Hoàn thành bải tập 1, 2, 3, 4.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG

- Các bó chục que tính và một số que tính rời.

- Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Gọi hs lên viết và đọc các số từ 0- 15. Yêu cầu hs phân tích bất kì một số nào.

- Gọi hs nhận xét – đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Giới thiệu số 16, 17, 18, 19 (12 phút)

- 2 hs thực hiện.

(12)

- Cho hs lấy 1 bó que tính và 6 que tính rời.

- Gv hỏi: Được tất cả bao nhiêu que tính?

- Gv ghi bảng: 16

+ Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

+ Ta viết như thế nào?

+ Nêu cách đọc số 16?

+ Số 16 là số có mấy chữ số?

- Cho hs đọc số: 16

- Cho hs từ 16 que tính rồi lấy thêm 1, 2, 3 que tính nữa. Vậy có tất cả bao nhiêu que tính? (Gv thực hành tương tự số 16).

- Gv ghi bảng: 17, 18, 19.

- Các số 17, 18, 19 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?

+ Ta viết như thế nào?

+ Nêu lại cách đọc số?

+ Các số 17, 18, 19 là số có mấy chữ số?

- Cho hs đọc các số: 17, 18, 19 3. Thực hành: (18 phút) Bài 1: Viết số:

- Yêu cầu hs đọc rồi viết số.

- Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

- GV nhận xét – đánh giá

Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống:

- Yêu cầu hs đếm số cây nấm trong hình vẽ rồi ghi số vào ô trống.

- Gọi hs đọc kết quả: 16, 17, 18, 19 cây nấm - Cho hs nhận xét.

- GV nhận xét – đánh giá

Bài 3: Nối mỗi tranh với một số thích hợp:

- Yêu cầu hs đếm số con vật rồi nối với số thích hợp.

- Gọi hs nêu kết quả.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- GV nhận xét – đánh giá

Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả.

- Cho hs nhận xét bài.

- GV nhận xét – chữa bài

- Hs lấy que tính.

- Hs nêu: Được 16 que tính?

+ Gồm 1 chục và 6 đơn vị.

+ Chữ số 1 trước, chữ số 6 sau.

+ Đọc là: Mười sáu.

+ Là số có 2 chữ số.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Học sinh thực hành.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs đọc.

- Hs viết các số theo yêu cầu.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs làm bài.

- 3 hs đọc.

- Hs nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 4 hs nêu.

- Hs đổi bài kiểm tra.

- Báo cáo kết quả - 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- Hs đọc.

- Hs nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)

- Cho hs nêu lại các số vừa học: 16, 17, 18, 19. Các số này gồm có mấy chữ số?

- Nhận xét chung giờ học

- VN học thuộc thứ tự, cấu tạo số. Chuẩn bị bài sau.

____________________________________

Học vần

BÀI 80: IÊC - ƯƠC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn 2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Quê hương ……….. ven sông.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Xiếc, múa rối, ca nhạc.

3. Thái độ: GDHS có ý thức trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

(13)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: con ốc, gốc cây, đôi guốc, thuộc bài - Đọc câu ứng dụng: Mái nhà ………. gấc đỏ.

- GV đọc: con ốc, thuộc bài - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần iêc

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: iêc - Gv giới thiệu: Vần iêc được tạo nên từ iê và c - So sánh vần iêc với uôc

- Cho hs ghép vần iêc vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: iêc - Gọi hs đọc: iêc

- Yêu cầu hs ghép tiếng: xiếc

- Cho hs đánh vần và đọc: xờ- iêc- xiếc – sắc- xiếc - Gọi hs đọc toàn phần: iêc- xiếc- xem xiếc

Vần ươc: (Gv hướng dẫn tương tự vần iêc.)

- So sánh ươc với iêc.(Giống nhau: Âm cuối vần là c.

Khác nhau âm đầu vần là ươ và iê).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ

- Gv giải nghĩa từ: cá diếc - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - GV đưa chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: iêc, xem xiếc - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- 2 hs đọc - 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2 hs nêu.

- Hs ghép vần iêc.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần iêc.

- 2 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

(14)

- Gv giới thiệu cách viết: ươc, rước đèn - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Quê hương …… ven sông.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: biếc, nước - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Xiếc, múa rối, ca nhạc.

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Em thích nhất loại hình nghệ thuật nào trong các loại hình trên? Tại sao?

+ Em đã xem xiếc và múa rối, ca nhạc ở đâu chưa? Vào dịp nào?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

Liên hệ GDG&QTE: Trẻ em có quyền được hưởng thụ các loại hình văn hóa nnghệ thuật.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn - Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

- 5 hs đọc.

- 5 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 3 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 đọc.

+ 2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 81.

Tự nhiên xã hội

CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: H nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống ở địa phương

(15)

2. Kĩ năng: Biết được những hoạt động chính ở nông thôn . Thái độ: Có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.

* GDBVTNMTBĐ: Có thể hiện về môi trường sống gắn bó với biển đảo của HS tại những vùng biển đảo

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương.

- Phân tích so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.

III. CHUẨN BỊ:

- Các hình trong SGK.

- Bức tranh cánh đồng gặt lúa phóng to, băng hình về cuộc sống ở nông thôn.

IV. LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ (5phút)

- Em đã quan sát được gì sau khi tham quan khu vực quanh trường?

- Người dân địa phương ở đây sống bằng nghề gì?

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài (1 phút) b.Làm việc với SGK.(15 phút)

Mục đích: Nhận ra đây là bức tranh vẽ về cuộc sống ở nông thôn. Kể được một số hoạt động ở nông thôn.

Cách tiến hành:

- Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.

- Con nhìn thấy những gì trong bức tranh?

- Đây là bức tranh vẽ cuộc sống ở đâu? Vì sao con biết?

- Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.

- Theo con bức tranh đó có cảnh gì đẹp nhất? Vì sao con thích?

* GDBVTNMTBĐ: Có thể hiện về môi trường sống gắn bó với biển đảo của HS tại những vùng biển đảo

b. Thảo luận nhóm (15 phút)

Mục đích: H biết yêu quý, gắn bó quê hương mình.

Cách tiến hành:

- Bước1: Yêu cầu H thảo luận theo nội dung + Các con đang sống ở đâu?

+ Hãy nói về cảnh vật nơi con sống?

- Bước 2: Kiểm tra kết quả hđộng.

+ Gọi HS trong nhóm phát biểu 3. Củng cố - dặn dò (4 phút).

- Bưu điện, trạm y tế, trường học, cách đồng…

- ở nông thôn vì có cánh đồng - 3 em nêu

- HS nghe

- Thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm phát biểu - HS khác bổ xung.

(16)

- Con có yêu quê hương mình không? Vì sao?

- G nhận xét chung.

- VN ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.

________________________________________________

Thể dục

BÀI 19: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Ôn trò chơi "Nhảy ô tiếp sức".

- Làm quen với 2 động tác: Vươn thở và tay của bài thể dục.

2. Kỹ năng: - Biết tham gia vào trò chơi ở mức ban đầu.

- Thực hiện được các động tác thể dục ở mức cơ bản đúng.

3. Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa giờ.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- GV chuẩn bị 1 còi và kẻ ô chuẩn bị cho trò chơi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.

- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm.

- Khởi động: Xoay cổ tay, chân, hông, gối ……

2. Phần cơ bản:

* Học 2 động tác thể dục - Động tác vươn thở:

GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích và cho HS tập bắt chước.

Gv hô cho HS tập theo Gv quan sát sửa sai cho HS - Động tác tay:

GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích và cho HS tập bắt chước.

Gv hô cho HS tập theo Gv quan sát sửa sai cho HS - Tập liền lúc 2 động tác:

Gv hô cho HS tập theo Gv quan sát sửa sai cho HS

*Trò chơi:Nhảy ô tiếp sức.

- GV nêu tên trò chơi, sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi, làm mẫu sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi.

- Tổ chức chơi thử.

- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi - Nhận xét

9 – 10’

1 lần 1 lần

23-26’

5-6’

1 -2 lần

2-3 lần 5-6’

1 -2 lần

2-3 lần 6’

1 -2 lần 7-8

1 lần

1 lần 3-4 lần

- Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số và

Thực hiện theo yêu cầu của GV

HS quan sát giáo viên làm mẫu rồi tập theo nhịp hô và hướng dẫn của GV

HS quan sát giáo viên làm mẫu rồi tập theo nhịp hô và hướng dẫn của GV

HS tập và sửa sai theo hướng dẫn của GV

(17)

HS quan sát Gv hướng dẫn cách chơi và luật để tham gia trò chơi một cách chủ động 3. Phần kết thúc:

- Thả lỏng: HS đi thường theo nhịp và hát . - Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.

- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.

3 – 4’

3-4 lần – Lớp tập trung 2 -4 hàng ngang, thả lỏng các cơ .

HS lắng nghe và ghi nhớ.

___________________________________________________________________

Ngày soạn: 16/1/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 19 tháng 1 năm 2018 Tập viết

TUỐT LÚA, HẠT THÓC, MÀU SẮC, GIẤC NGỦ, MÁY XÚC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs viết đúng các từ: tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc.

…. kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một

2. Kĩ năng: Học sinh viết đúng cỡ chữ trình bày sạch đẹp, thẳng hàng.

3. Thái độ: Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ viết mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Cho hs viết: nét chữ, kết bạn

- Kiểm tra bài viết ở nhà của hs.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn cách viết:(15 phút) - GV đưa chữ mẫu

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc.

- hs viết bảng.

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát - Nêu nhận xét

- Hs theo dõi.

(18)

- Giáo viên viết mẫu lần 1 - Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ Tuốt lúa: Viết tiếng tuốt trước có vần uôt có dấu sắc trên vần ô, viết tiếng lúa có dấu sắc trên chữ u.

+ Hạt thóc: Viết chữ hạt có dấu nặng dưới a, chữ thóc có dấu sắc trên chữ o.

+ Màu sắc: Viết chữ màu trước, dấu huyền trên chữ a, dấu sắc trên chữ ă.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn từ máy xúc.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.

c. Hướng dẫn viết vào vở: (16 phút) - Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- Chấm một số bài nhận xét

- Hs viết vào bảng con - Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

3. Củng cố- dặn dò: (3 phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- Về luyện viết vào vở

Tập viết

CON ỐC, ĐÔI GUỐC, CÁ DIẾC, RƯỚC ĐÈN, KÊNH RẠCH

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs viết đúng các từ: con ốc, đôi guốc, cá diếc, rước đèn, kênh rạch…. kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một

2. Kĩ năng: Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng. Viết đúng cỡ chữ.

3. Thái độ: Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ viết mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Kiểm tra bài viết ở nhà của hs.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn cách viết: :(15 phút) - GV đưa chữ mẫu

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát - Nêu nhận xét

(19)

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: con ốc, đôi guốc, cá diếc, rước đèn, kênh rạch

- Giáo viên viết mẫu lần 1 - Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ: con ốc, đôi guốc, cá diếc, rước đèn, kênh rạch

+ con ốc: Gồm hai tiếng. Chữ cái c được viết gần chữ cái o nối lia bút sang chữ cái n, Chữ cái ô được viết nối liền chữ cái c, dấu sắc được viết trên chữ cái ô

+ đôi guốc: Tiếng guốc có vần uôc và dấu sắc. Viết tiếng đôi viết chữ cái đ rồi lia bút sang viết chữ cái ô lia tiếp bút sang viết chữ cái i. Tiếng guốc viết chữ cái g trước sau đó ta lia bút lên viết chữ cái u tiếp theo ta lia bút để viết chữ cái ô và chữ cái c, dấu sắc được đặt trên chữ cái ô.

- Hướng dẫn từ cá diếc, kênh rạch tương tự như trên.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.

c. Hướng dẫn viết vào vở: (16 phút) - Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- Chấm một số bài nhận xét

- Hs theo dõi.

- Hs viết vào bảng con - Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

3. Củng cố- dặn dò: (3 phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- Về luyện viết vào vở

Toán

HAI MƯƠI, HAI CHỤC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được số 20 gồm hai chục.

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết số 20. Phân biệt được số chục, số đơn vị.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG

- Các bó chục que tính. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Gọi hs lên đọc các số từ 0 đến 10; từ 11 đến 19. Yêu cầu hs phân tích bất kì một số nào.

- Gọi hs dưới lớp nhận xét - GV nhận xét – đánh giá.

- 2 hs thực hiện.

(20)

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Giới thiệu số 20 (10 phút)

- Cho hs lấy 1 bó que tính và 9 que tính rời. Thêm 1 que nữa.

- Gv hỏi: Được tất cả bao nhiêu que tính?

- Gv ghi bảng: 20

- Hỏi hs: + Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

+ Ta viết như thế nào?

+ Cách đọc ra sao?

+ Số 20 là số có mấy chữ số? Là những chữ số nào?

- Gv giới thiệu 20 còn gọi là hai chục.

- Gọi hs đọc số 20.

b. Thực hành (20 phút)

Bài 1: Viết các số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10, rồi đọc các số đó:

- Yêu cầu hs đọc rồi viết số vào bài.

- Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

- GV nhận xét – chữa bài Bài 2: Trả lời câu hỏi:

- Cho hs trả lời về cấu tạo của các số: 12, 16, 11, 10, 20.

- Trả lời trước lớp.

- Gọi hs nhận xét.

- GV nhận xét – tuyên dương

Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó:

- Yêu cầu hs tự điền các số trên tia số.

- Cho hs đọc các số đó.

- Cho hs nhận xét.

- GV nhận xét – đánh giá Bài 4: Trả lời câu hỏi:

- Cho hs tìm số liền sau của một số rồi trả lời.

- Gọi hs nêu trước lớp.

KL:Lấy số đã cho cộng thêm 1 đơn vị sẽ được số liền sau đó.

- Hs thực hiện lấy que tính.

- Được 20 que tính?

+ Số 20 gồm 2chục và 0 đơn vị.

+ Viết chữ số 2 trước, chữ số 0 sau.

+ Đọc là: Hai mươi.

+ Là số có 2 chữ số.

- HS đọc.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs làm bài theo cặp.

- 2 hs nêu.

- Hs nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu.

- Hs tự điền số vào các vạch trên tia số.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nhận xét.

- Hs xác định số liền sau của một số.

- 3 hs nêu.

3. Củng cố- dặn dò: (3 phút)

- Hai mươi còn gọi là bao nhiêu?

- Nhận xét chung giờ học

- Dặn hs về làm bài vào vở ở nhà.

_____________________________________________________

Văn hóa giao thông

VĂN MINH, LỊCH SỰ KHI ĐI BỘ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được cách ứng xử văn minh, lịch sự khi đi bộ.

2. Kĩ năng

Biết thực hiện các quy định khi đi bộ.

3. Thái độ

HS có ý thức thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi đi bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Tranh ảnh minh họa đúng/sai về người đi bộ

(21)

- Tranh ảnh trong sách văn hóa giao thông.

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Trải nghiệm

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về khi đi bộ:

+ Ở lớp, có em nào đã từng đi bộ trên vỉa hè chưa?

+ Khi đi trên vỉa hè mà bị vật liệu xây dựng choán chỗ hết thì em phải làm sao?

- Cá nhân HS giơ tay phát biểu.

- GV chuyển ý sang phần hoạt động cơ bản.

2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “VỈA HÈ

LÀ LỐI ĐI CHUNG”

- GV đọc truyện 2 lần.

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi:

+ Minh, Sơn và Hồng đi đâu?

+ Theo em, ba bạn ấy đi bộ như thế đã đúng chưa?

+Ba bạn ấy có nên đi như thế không? Tại sao?

+ Theo em, khi đi trên vỉa hè, chúng ta nên đi như thế nào cho văn minh, lịch sự?

- GV cho HS xem một số tranh ảnh minh họa.

- GV chốt ý, yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 17.

“Vỉa hè đâu phải lối riêng Nên đi hàng một để đừng phiền ai?”

3. Hoạt động thực hành - GV nêu yêu cầu

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo tranh; nêu nội dung tranh và đánh dấu x vào ô trống ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm trong SGK.

- Lắng nghe

- Vài HS trả lời - Lắng nghe.

- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trong 2 phút.

- HS: Minh, Sơn và Hồng đi đến hiệu sách để mua hộp bút chì màu.

- Theo em, ba bạn ấy đi bộ như thế chưa đúng.

- HS trả lời theo cá nhân

- Theo em, khi đi trên vỉa hè, chúng ta nên đi hàng một cho văn minh, lịch sự.

- HS xem tranh minh họa - Lắng nghe, HS đọc ghi nhớ

- 1 HS nêu yêu cầu

- Thảo luận nhóm 4 trong 2 phút

(22)

- Gọi HS nêu nội dung từng tranh, lớp nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình về điều nên làm hoặc không nên làm theo từng tranh bằng thẻ. (GV đưa hình ảnh)

-Yêu cầu HS nêu ý kiến vì sao nên/ không nên theo từng tranh cụ thể.

- GV liên hệ giáo dục

* Đối với tranh 2, 3, 4 GV đặt câu hỏi:

- Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở các tranh trên?

3. Hoạt động ứng dụng

GV kể cho HS nghe câu chuyện ứng dụng + Nếu có mặt ở đó, nhìn thấy cụ già em sẽ làm gì?

+ Gọi các nhóm lên đóng vai; lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần)

- GV kết luận, rút ra bài học:

Có những việc dù nhỏ Ta nên cần làm ngay Những cụ già, em nhỏ Hay phụ nữ mang thai Nếu ai cần giúp đỡ

Hãy sẵn lòng chung tay - Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ 4. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tập tích cực

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- HS nêu nội dung từng bức tranh - HS bày tỏ ý kiến của mình bằng thẻ.

*Tranh 1, 5: nên làm

*Tranh 2, 3, 4:không nên làm.

- HS trả lời

- Lắng nghe.

- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung

- HS thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe

______________________________

SINH HOẠT TUẦN 19

I. MỤC TIÊU

- HS nhận ra ưu, khuyết điểm trong tuần. Có hướng khắc phục và phát huy.

- Đề ra phướng hướng tuần 20.

- Có ý thức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

II. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét.

2. ý kiến học sinh.

3. GV nhận xét chung:

………

………

(23)

………

………

………

………

………

………

4. Phướng hướng tuần 20:

- Tiếp tục học chương trình học kì 2

- Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm tốt. Ngoan ngoãn học giỏi

- Tiếp tục XD đôi bạn cùng tiến. Rèn luyện chữ viết, bảo quản cẩn thận bút viết.

- Chú ý viết sạch và thường xuyên kiểm tra, bảo quản bút mực cẩn thận.

- Thực hiện tốt mọi nề nếp.

- Chú ý thực hiện tốt ATGT đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, không chơi các trò chơi, đồ chơi nguy hiểm, Không tàng trữ, mua bán sử dụng pháo nổ, đốt thả đèn trời..., không leo trèo, không chơi gần ao, hồ, sông , suối khi không có người lớn đi kèm...

- Chú ý VSCN sạch sẽ, phòng chống dịch bệnh…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá