• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÔN TẬP HÓA 9 HKII (2019-2020)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ÔN TẬP HÓA 9 HKII (2019-2020)"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ÔN TẬP HÓA HỌC 9 – HỌC PHẦN CÁC HỢP CHẤT HIDROCACBON

A. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT I. KHÁI NIỆM VỀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ 1. Thế nào là hợp chất hữu cơ?

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, các loại muối cacbonat kim loại…) 2. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?

Có 2 loại chính:

- Hidrocacbon: thành phần chỉ có nguyên tố C và H Thí dụ: CH4, C2H4, C6H6

- Dẫn xuất của hidrocacbon thành phần ngoài cacbon và hidro, trong phân tử còn có các nguyên tố khác như oxi, nitơ, clo…

Thí dụ: C2H6O, C2H5O2N, CH3Cl.

II. METAN

- Công thức phân tử: CH4

- Phân tử khối: 16 1. Metan có ở đâu?

Metan có trong các loại mỏ dầu, mỏ than, trong bùn ao và trong khí bioga 2. Cấu tạo phân tử như thế nào?

a. Công thức cấu tạo:

b. Đặc điểm cấu tạo như thế nào?

Trong phân tử metan có bốn liên kết “ – ” gọi là liên kết đơn => Phản ứng đặc trưng là phản ứng thế

3. Trình bày tính chất hóa học của metan? Mỗi tính chất viết PTHH minh họa?

a. Tham gia phản ứng cháy (Tác dụng với Oxi) sinh ra khí CO2 và hơi nước CH4 + 2O2

to CO2+ 2H2O

b. Tham gia phản ứng thế (Tác dụng với Clo) làm mất màu Clo H H

│ │

H – C – H + Cl - Cl ⃗as H – C – Cl + HCl │ │

H H Phương trình phân tử:

CH4 + Cl2as CH3Cl + HCl

(2)

III. ETILEN

- Công thức phân tử: C2H4

- Phân tử khối: 28

1. Cấu tạo phân tử như thế nào?

a. Công thức cấu tạo: CTCT thu gọn CH2 = CH2 b. Đặc điểm cấu tạo như thế nào?

Giữa 2 nguyên tử cacbon có 2 liên kết (liên kết đôi). Trong liên kết đôi, có một liên kết kém bền, dễ bị đứt khi tham gia phản ứng hóa học.

=> Phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng

2. Trình bày tính chất hóa học của etilen? Mỗi tính chất viết PTHH minh họa?

a. Tham gia phản ứng cháy: sinh ra khí CO2 và hơi nước, phản ứng tỏa nhiều nhiệt C2H4 + 3O2

to 2CO2 + 2H2O

b. Tham gia phản ứng cộng với dung dịch Brom (làm mất màu dd Brom) CH2 = CH2 + Br2  Br – CH2 - CH2 – Br

Phương trình phân tử:

C2H4 + Br2  C2H4Br2

*Lưu ý:

Các hợp chất có liên kết đôi (tương tự như etilen) dễ tham gia phản ứng cộng c. Tham gia phản ứng trùng hợp

n CH2 = CH2 (- CH2 - CH2 -)n

Etilen Poly etilen 3. Etilen được dùng để làm gì?

- Dùng để sản xuất: chất dẻo P.E, axit axetic, rượu etylic,...

- Kích thích hoa quả mau chín.

IV. AXETILEN

- Công thức phân tử: C2H2

- Phân tử khối: 26

1. Cấu tạo phân tử như thế nào?

a. Công thức cấu tạo:

H – C  C – H hoặc CTCT viết gọn HC  CH b. Đặc điểm cấu tạo như thế nào?

Giữa 2 nguyên tử cacbon có 3 liên kết (liên kết ba). Trong liên kết ba, có 2 liên kết kém bền, lần lượt dễ bị đứt khi tham gia phản ứng hóa học.

=> Phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng

 

xt,as,to

(3)

2. Trình bày tính chất hóa học của axetilen? Mỗi tính chất viết PTHH minh họa?

a. Tham gia phản ứng cháy: sinh ra khí CO2 và hơi nước, phản ứng tỏa nhiều nhiệt 2C2H2 + 5O2

to 4CO2 + 2H2O

b. Tham gia phản ứng cộng với dung dịch Brom (làm mất màu dd Brom) CH  CH + 2Br2  Br2- CH – CH- Br2

Phương trình phân tử:

C2H2 + 2Br2  C2H4Br4

*Lưu ý: Các hợp chất có liên kết ba (tương tự như axetilen) đều có thể tham gia phản ứng cộng.

V. BENZEN

- Công thức phân tử: C6H6

- Phân tử khối: 78

1. Cấu tạo phân tử như thế nào?

a. Công thức cấu tạo

b. Đặc điểm cấu tạo như thế nào?

Sáu nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh đều khép kín. Có 3 liên kết đôi xen kẻ 3 liên kết đơn.

2. Trình bày tính chất hóa học của benzen? Mỗi tính chất viết PTHH minh họa?

a. Tham gia phản ứng cháy: sinh ra khí CO2 và hơi nước, phản ứng tỏa nhiều nhiệt và có muội than

2C6H6 + 15 O2

to 12CO2 + 6H2O

b. Tham gia phản ứng thế với Brom lỏng, có điều kiện bột Fe xúc tác và nhiệt độ:

C6H6 + Br2  C6H5Br + HBr c. Tham gia phản ứng cộng

Trong điều kiện thích hợp benzen có tham gia phản ứng cộng với một số chất như hidro,...

C6H6 + 3H2 C6H12

*Kết luận: Do phân tử Benzen có cấu tạo đặc biệt nên Benzen vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng nhưng dễ thế khó cộng.

B. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đâu là hợp chất hidrocacbon?

A. CH3Cl. B. CH4 C. C2H5OH. D. CH3COOH.

Câu 2: Phân tử khối của etilen là

A. 14. B. 26. C. 28. D. 46.

Câu 3:Dãy chất nào sau đây gồm các chất đều có thể làm mất màu dung dịch brom?

 

Ni,t0

(4)

A. Metan, benzen. B. Etilen, axetilen.

C. Metan, axetilen. D. Benzen, axetilen.

Câu 4: Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là A. Phân tử có vòng 6 cạnh.

B. Phân tử có 3 liên kết đôi.

C. Phân tử có vòng 6 cạnh đều chứa 3 liên kết đôi, xen kẻ 3 liên kết đơn.

D. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa liên kết đôi và liên kết đơn.

Câu 5: Dẫn 0,1 mol khí C2H4 (đktc) sục vào dd brom. Màu da cam của dung dịch brom sẽ:

A. Chuyển thành vàng nhạt. B. Chuyển thành không màu.

C. Chuyển thành vàng đậm hơn. D. Không thay đổi gì.

Câu 6: Để xác định chất (X) là chất hữu cơ, người ta thường dựa vào:

A.Trạng thái tồn tại. B. Độ tan trong nước.

C. Màu sắc. D.Thành phần nguyên tố.

Câu 7: Trong 4 chất sau, chất có % khối lượng cacbon lớn nhất là

A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. C2H6.

Câu 8: Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hidro, tham gia phản ứng cộng và phản ứng thế nhưng không làm mất màu dung dịch brom. Hợp chất đó là

A. Metan. B. Axetilen. C. Etilen. D. Bezen.

Câu 9: Chất hữu cơ khi cháy tạo sản phẩm CO2 và H2O với tỉ lệ số mol là 1: 2 có công thức phân tử là

A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. C6H6

Câu 10: Trong nhóm các hidrocacbon sau, nhóm hidrocacbon nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng?

A. CH4 , C2H4 B. C2H4, C6H6

C. C2H2 , C2H4 D. C2H2 , C6H6

Câu 11: Đốt cháy hết 32 gam khí metan. Thể tích khí CO2 sinh ra (đktc) là

A. 11,2 lít. B. 22,4 lít. C. 33,6 lít. D. 44,8 lít.

Câu 12: Đốt cháy 6 gam chất hữu cơ (A) thu được 8,8 gam CO2 và 3,6 gam H2O. (A) chứa các nguyên tố

A. C, H. B. C, H, O. C. C, H, N. D. C, H, N, O.

Câu 13: Để đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí metan (đktc) thì cần số lít oxi là

A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.

Câu 14: Một hidrocacbon (X) có thành phần chứa 75% cacbon. (X) có công thức hóa học là A. C2H4 B. C2H2 C. C6H6 D. CH4

(5)

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít axetilen (đktc) thì cần phải dùng số lít khí oxi là

A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,60 lít

Câu 16: Dãy chất nào sau đây toàn là hợp chất hữu cơ ?

A. CO2, NaHCO3, C6H6Cl6. B. C2H5Na, C2H2Br2, C6H5NO2. C. CaCO3, CH3Cl, CH3COONa. D. H2CO3, C2H6, CH3Cl.

Câu 17: Phương trình hóa học nào sau đây viết đúng ?

A. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl. B. CH4 + Cl2 → C2H6 + HCl.

C. CH4 + Cl2 → CH3 + HCl. D. CH4 + Cl2 → CH3Cl + H2

Câu 18: Cấu tạo phân tử metan gồm:

A. 1 liên kết đôi. B. 4 liên kết đơn.

C. 1 liên kết ba. D. 1 liên kết đơn.

Câu 19: Những chất có liên kết đôi sẽ tham gia phản ứng nào?

A. Phản ứng trung hòa. B. Phản ứng thế.

C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng thủy phân.

Câu 20: Công thức nguyên của hidro cacbon (A) là (CH2)n. Biết tỉ khối hơi của (A) so với khí oxi bằng 0,875. Công thức phân tử của (A) là

A. C2H6 B. C3H8. C. C2H4 D. C3H6.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon thu được số mol CO2 bằng nửa số mol H2O, hiđro cacbon đó là

A. C6H6 B. C2H2 C. C2H4 D. CH4

Câu 22: Benzen tác dụng với hiđro, xúc tác niken, tạo thành xiclohexan. Thể tích hiđro (đktc) cần thiết để tác dụng hết với 7,8g benzen là

A. 4,48 lít. B. 5,6 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.

Câu 23: Khí C2H2 lẫn khí CO2, SO2, hơi nước. Để thu được khí C2H2 tinh khiết cần dẫn hỗn hợp khí qua

A. Dung dịch nước brom dư. B. Dung dịch NaOH dư rồi qua dd H2SO4 đặc C. Dung dịch kiềm dư. D. Dung dịch nước brom dư rồi qua dd H2SO4 đặc.

Câu 24: Cho các chất: CH4, H2, Cl2, O2. Có mấy cặp chất khi trộn với nhau tạo hỗn hợp nổ?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 25: Thể tích dung dịch Br2 0,2M cần để tác dụng vừa đủ với 0,56 lít etilen (đktc) là A. 125 ml. B. 150 ml. C. 175 ml. D. 625 ml.

Câu 26: Chất dùng để kích thích quả mau chín là

A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. CO2

Câu 27: Phản ứng đặc trưng cho liên kết đôi, liên kết ba là A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế.

(6)

C. phản ứng cháy. D. phản ứng trùng hợp.

Câu 28: Nguyên liệu để sản xuât P.V.C là

A. C2H4O2 B. C2H2 C. CH4 D. C2H4

Câu 29: Cho CO2 vào nước cất chứa sẵn mẫu quỳ tím. Hiện tượng quan sát được là quỳ tím…:

A. Xanh.. B. Đỏ. C. Tím. D. Không màu.

Câu 30: Khi đốt cháy axetilen thì tỉ lệ số mol giữa H2O và CO2 sinh ra là bao nhiêu?

A. 2 : 1 B. 1 : 1 C. 1 : 2 D. 1 : 3 Câu 31: Công thức cấu tạo dạng thu gọn của hợp chất C2H6

A. CH2 – CH3 B. CH3 = CH3 C. CH2 = CH2 D. CH3 – CH3. Câu 32: Khí CH4 lẫn khí CO2. Để làm sạch khí CH4 ta dẫn hỗn hợp khí qua:

A. dd Ca(OH)2 B. dd Br2 C. Khí Cl2 D. dd H2SO4. Câu 33: Cần bao nhiêu mol khí etilen để làm mất màu hoàn toàn 5,6 gam dd Br2?

A. 0,015 mol. B. 0,025 mol. C. 0,035 mol. D. 0,045 mol.

Câu 34: Công thức phân tử của axetilen là

A. CH4 B. C2H2 C. C2H4 D. C6H6.

Câu 35: Trong thực tế, khi lội xuống ao thấy có bọt khí sủi lên mặt nước. Vậy, khí đó là A. Metan. B. Oxi. C. Cacbonic. D. Hiđro.

Câu 36: Hãy ghép cột A với cột B sao cho phù hợp:

Cột A Cột B Trả lời

1. Hiđrocacbon

2. Dẫn xuất hiđrocacbon

a. CH4; C2H6; C3H6; C3H4. b. CH4; CO2; C2H8; C2H4. c. C2H6O; CH3NO2; CH3Cl.

d. CH4; C2H4; C2H2; C6H6. e. C2H4O2; CH2Cl2; C6H12O6.

1. ghép với ……a, d………

2. ghép với……c, e………..

Câu 37: Từ CaC2 , nước người ta có thể điều chế trực tiếp chất nào trong các chất sau?

A. C2H6 B. C2H4 C. C2H2 D. CH4

Câu 38: Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng hai lần số nguyên tử cacbon và làm mất màu dung dịch brom. Hợp chất đó là

A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. benzen.

Câu 39: Hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, tham gia phản ứng thế, không tham gia phản ứng cộng. Hợp chất đó là

A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. benzen.

Câu 40: Một hiđrocacbon (X) khi đốt cháy tuân theo phương trình hóa học sau:

2X + 5O2 0

t 4 Y + 2H2O Hiđrocacbon (X) là

A. etilen. B. axetilen. C. metan. D. benzen.

Câu 41: Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là

A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao. B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.

(7)

C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao. D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

Câu 42: Đặc trưng cho liên kết đơn là phản ứng nào?

A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng thế.

C. Phản ứng trao đổi. D. Phản ứng trùng hợp.

Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 44,8 lít khí C2H2 (đktc) trong không khí. Thể tích khí oxi cần dùng (đktc) là

A. 112 lít. B. 224 lít. C. 336 lít D. 448 lít.

Câu 44 Khí biogaz được ủ từ phân gia súc, cháy được và dùng để đun nấu trong gia đình.

Thành phần chính của khí biogaz là:

A. etilen. B. axetilen. C. metan. D. hidro.

Câu 45: Chất nào sau đây có thể hấp thụ các sản phẩm sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn metan:

A. H2SO4 đặc. B. CaCl2 C. dd Na2CO3 D. Al2O3. Câu 46: Khi đốt cháy 3 chất khí: CH4 , C2H4 , C2H2 . Chất nào cho ngọn lửa sáng nhất:

A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. Không xác định.

Câu 41 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxHy cần 0,25 mol O2 . X là chất nào?

A. C2H4 B. CH4 C. C2H2 D. C6H6.

C. TỰ LUẬN:

Câu 1: Viết các PTHH thực hiện các chuyển đổi hóa học sau. Ghi rõ điều kiện (nếu có):

a. Canxi cacbua → (1) axetylen → (3)benzen → (4)Brom benzen ↓(2)

Tetra brom etan

Câu 2: Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau: metan, axetylen, cacbonic ?

Câu 3: Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4 và C2H2 tác dụng hết với dung dịch Brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6 gam

a. Hãy viết PTHH xảy ra?

b. Tính thành phần % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp?

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít metan

a. Hãy tính thể tích oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành?

b. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua dung dịch Ca(OH)2. Tính khối lượng chất kết tủa thu được? (Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%, các thể tích chất khí đo ở đktc)

Câu 5: Dẫn từ từ 4,48 lít hỗn hợp (đktc) gồm etilen và metan đi qua dung dịch brom dư, thấy có 1,12 lít khí thoát ra khỏi dung dịch Brom.

a. Tính thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp?

b.Tính khối lượng dung dịch brom đã tham gia phản ứng ?

(8)

Câu 6: Đốt cháy 3 gam hợp chất hữu cơ A, thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O.

a. Trong A có những nguyên tố nào?

b. Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của (A)?

c. Viết PTHH của (A) với khí clo khi có ánh sáng?

Câu 7: Đốt cháy 9,2 gam chất hữu cơ A, thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O.

a.Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?

b. Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối của A so với hiđro 23?

Câu 8: Đốt cháy 28 ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 67,2 ml khí oxi.

a. Tính thành phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp?

b. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra?

(Thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)

Câu 9: Đốt cháy 22,4 lít hỗn hợp gồm CH4 và C2H2 thu được 35,84 lít khí CO2 (các khí đo ở đktc) a. Xác định thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp?

b. Tính khối lượng của oxi cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đã biết, ta cần thực hiện các bước sau:.. + Bước 1: Tính khối

Sau đó đặt hai quả cầu nhỏ bằng thủy tinh có bán kính lớn, nhỏ khác nhau sao cho hai mặt cầu tiếp xúc với nhau và đều tiếp xúc với mặt nón, quả cầu lớn tiếp xúc với

Tính thành phần phần trăm theo thể tích của các hỗn hợp khí trước và sau phản ứng.. Tính hiệu suất của

Xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn

– Tính chất hóa học của ankan và xicloankan.. e) Khi sục khí xiclopropan vào dung dịch brom. Viết phương trình phản ứng và gọi tên phản ứng của isobutan trong các

Cũng trong chuỗi các nghiên cứu này, sử dụng glucomannan làm chất nền định hướng cấu trúc nhưng với một cách tiếp cận khác với các công bố trước đây, vật liệu α- Fe 2 O 3

Kim tự tháp Kêốp ở Ai Cập được xây dựng vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên.. Cho hình chóp tứ giác

Dẫn hỗn hợp X đi qua dung dịch brom dư, sau phản ứng thấy có 32 gam brom tham gia phản ứng và còn lại 2,24 lít khí thoát ra khỏi bình brom... Các thể tích