• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 93

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ ( Phạm Văn Đồng )

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp HS nắm được vài nét về tác giả, cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng đọc - hiểu văn bản nghị luận.

- Kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong vb nghị luận.

- Kĩ năng sống: + kĩ năng xác định giá trị làm chủ bản thân, rèn luyện đạo đức, lối sống

+ kĩ năng bộc lộ cảm xúc, kĩ năng nhận thức.

* Tích hợp giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh: Phong cách sống giản dị trong con người Bác.

- Biết yêu thương, tôn trọng, đoàn kết

- biết kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc 3. Thái độ

- Có thái độ trân trọng những đức tính giản dị của Bác và biết cách học tập, vận dụng trong đời sống.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phân tích, trình bày.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, tài liệu tham khảo, một số hình ảnh về việc làm của Bác, máy chiếu.

- HS: sgk, vở soạn, sưu tầm một số câu chuyện về đức tính giản dị của Bác.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp.

- KT động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày một phút, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

? Để chứng minh tiếng Việt hay và đẹp, tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào?

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1’)

Chúng ta đã được nghe nhiều người kể chuyện về Hồ Chí Minh – Bác Hồ kính yêu của dân tộc. Suốt mấy chục năm sống bên cạnh Bác Hồ, với sự hiểu biết tường tận và lòng kính yêu chân thành, thắm thiết của mình, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết về Bác Hồ. Vậy ông viết về Bác như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu văn bản....

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

vấn- Hoạt động 1 (5’) I. Giới thiệu chung

(2)

- Mục tiêu học sinh nắm được đôi nét về tác giả - PP PP vấn đáp

- KT hỏi trả lời

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu - Cách tiến hành

? Em biết gì về tác giả Phạm Văn Đồng?

- Hs trình bày dựa vào sgk

- Gv bổ sung: Suốt trong mấy chục năm ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài và sách về Chủ tịch HCM bằng sự hiểu biết tường tận và tình cảm yêu kính chân thành, thắm thiết của mình.

? Nêu xuất xứ của văn bản?

- 1 HS nêu -> GV chốt

...

...

Hoạt động 2 ( 30’)

- Mục tiêu học sinh đọc và phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp, thuyết trình.

- KT động não, đặt câu hỏi.

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Cách tiến hành

? Em hãy nêu cách đọc văn bản

- GV nêu yêu cầu đọc: đọc to, rõ ràng, mạch lạc và thể hiện rõ tình cảm của tác giả.

- Gv đọc mẫu -> 2 HS đọc tiếp

? Ngoài những chú thích trong sgk, còn những từ ngữ nào mà các em chưa rõ nghĩa?

- Hs phát hiện - Gv giải thích.

? Văn bản viết theo kiểu nghị luận nào?

- Chứng minh là chính (còn có giải thích, biện luận).

? VB bàn luận về vấn đề gì?

- Đức tính giản dị của Bác Hồ.

? Tác giả lập luận theo trình tự nào? Bố cục văn bản?

- Nhận xét khái quát -> biểu hiện cụ thể.

- Bố cục: 2 phần

+ Từ đầu -> tuyệt đẹp: nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.

+ Còn lại: những biểu hiện của tính giản dị.

? Em nhận xét gì về 2 câu văn mở đầu văn bản?

- Câu 1: nêu nhận xét chung

1. Tác giả:

- Là một trong những học trò xuất sắc và cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm

- Là đoạn trích từ bài diễn văn của Phạm Văn Đồng trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ Tịch HCM ( 19/5/1970)

II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích

2. Bố cục

- Văn bản nghị luận chứng minh

- Bố cục 2 phần

3. Phân tích

(3)

- Câu 2: giải thích nhận xét trên

? Luận điểm của toàn vb là gì?

- Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị với đời sống bình thường của Bác.

? Luận điểm chính trên có mấy luận điểm phụ? Tác giả tập trung vào luận điểm phụ nào?

- Có 2 luận điểm phụ đời sống cách mạng to lớn đời sống hàng ngày giản dị -> tập trung làm nổi bật luận điểm phụ 2.

? Đức tính giản dị trong đời sống hàng ngày của Bác được đánh giá cụ thể qua những từ ngữ nào?

- Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

? Thái độ của tác giả?

=> ngợi ca, tin ở nhận định của mình

? Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả ở câu 1? Tác dụng?

- 2 vế đối lập: đời hoạt động lay trời chuyển đất ><đời sống bình thường vô cùng giản dị.

-> Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc vừa gần gũi thân thương với mọi người

*GV: Cách lập luận của tác giả ngắn gọn mà sâu sắc giúp ta thấy được phẩm chất vừa vĩ đại vừa giản dị của Bác. Đặc biệt đức tính giản dị của Bác toả sáng trong từng từ, từng câu.

Giọng văn lôi cuốn, sang trọng, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, biểu cảm.

? Qua lời nhận định của tác giả, em thấy Bác là người như thế nào?

- Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp trong đời sống hàng ngày.

? Cảm nhận của em về Bác bằng một đoạn văn?

Giáo dục đạo đức cho học sinh

3.1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ

Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn.

4. Củng cố (2’)

- Nhắc lại đôi nét về tác giả, tác phẩm?

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài, sưu tầm tài liệu về Bác - Chuẩn bị phần còn lại ( phiếu học tập)

+ Phân tích những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác.

Để làm sáng tỏ cho luận điểm, tác giả đã nêu ra những chứng cứ nào?

Ở đoạn văn tiếp theo, tác giả đề cập đến lối sống giản dị của Bác ở những ph- ương diện nào?

Tác giả đã dùng những chứng cớ nào để chứng minh sự giản dị trong tác phong sinh hoạt của Bác?

Để chứng minh Bác giản dị trong việc làm, quan hệ với mọi người, tác giả đã làm thế nào? Tác dụng?

Hãy nhận xét về các chứng cứ mà tác gải đã nêu?

Chỉ ra những câu văn bình luận và biểu cảm trong đoạn văn? Tác dụng?

(4)

Cuộc sông của Bác như vậy có phải là cuộc sống của nhà hiền triết ẩn dật k?

Vậy đó là một cuộc sống như thế nào?

Em hiểu như thế nào về lời giải thích về lí do sống giản dị của Bác?

Tại sao t/g lại gọi đó là đời sống thực sự văn minh?

Từ những dẫn chứng vừa phân tích, em thấy Bác là người ntn?

Cách chứng minh cho sự giản dị trong cách nói và viết của Bác có gì đặc biệt? Tại sao?

T/g bình luận ntn về những câu nói đó?

Ý nghĩa của lời bình luận về tác dụng của lối nói giản dị?

Em có nhận xét gì về cách nói và viết của Bác?

Từ đây, em thấy giản dị là một đức tính như thế nào của Bác?

Em hãy khái quát nội dung vb?

Em học được gì từ cách nghị luận của tác giả?

1. Tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn: - Nhật kí trong tù 2. Em học được gì từ đức tính giản dị của Bác? Điều đó có ý nghĩa gì trong c/s?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

--- Soạn:...

Giảng:... Tiết 94

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ ( TIẾP) ( Phạm Văn Đồng )

I. Mục tiêu ( như tiết 93) II. Chuẩn bị

III. Phương pháp, kĩ thuật IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

? Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định như thế nào về đức tính giản dị của Bác? Em hiểu gì về lời nhận định đó?

3. Bài mới

Ở tiết trước các em đã tìm hiểu nhậ định về đức tính giản dị của Bác Hồ. Bài học hôm nay các em tiếp tục tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của đức tính giản dị của Bác.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1 (30’)

- Mục tiêu học sinh phân tích những biểu hiện cụ thể I. Giới thiệu chung II. Đọc, hiểu văn bản

(5)

của đức tính giản dị của Bác Hồ.

- PP vấn đáp, thảo luận, phân tích, quy nạp, thuyết trình.

- KT động não, chia nhóm, trình bày 1 phút.

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Cách tiến hành

*GV chuyển ý: Sự giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống...

? Để làm sáng tỏ cho luận điểm trên, tác giả đã nêu ra những luận cứ nào?

- Giản dị trong sinh hoạt, lối sống.

- Giản dị trong cách nói và viết.

? Ở đoạn văn tiếp theo, tác giả đề cập đến lối sống giản dị của Bác ở những phương diện nào?

- Giản dị trong tác phong sinh hoạt - Giản dị trong quan hệ với mọi người

? Tác giả đã dùng những chứng cớ nào để chứng minh sự giản dị trong tác phong sinh hoạt của Bác?

- Bữa cơm: vài 3 món giản đơn, không rơi vãi...

- Cái nhà sàn: chỉ vẻn vẹn vài 3 phòng...

? Để chứng minh Bác giản dị trong việc làm, quan hệ với mọi người, tác giả đã làm thế nào? Tác dụng?

- Liệt kê một số dẫn chứng:

+ viết thư cho một đồng chí + nói chuyện ...

+ đi thăm nhàm tập thể của công nhân + tự làm mọi việc, đặt tên...

-> Bác là người trân trọng, tỉ mỉ, yêu quý tất cả mọi người.

? Hãy nhận xét về các chứng cứ mà tác gỉa đã nêu?

- Chọn lọc, tiêu biểu, giản dị, gần gũi, cụ thể, xác thực, thân thuộc với mọi người.

? Ngoài những dẫn chứng để chứng minh cho luận cứ, tác giả còn xen kẽ những câu văn bình luận. Hãy chỉ ra những câu văn bình luận và biểu cảm trong đoạn văn?

Tác dụng?

- “Ở việc nhỏ đó...phục vụ”

- “ Một đời sống như vậy..biết bao”

=> khẳng định lối sống giản dị của Bác -> bày tỏ tình cảm quý trọng Bác, tác động tới tình cảm của người đọc

? Cuộc sống của Bác như vậy có phải là cuộc sống của nhà hiền triết ẩn dật không?

- Không

? Vậy đó là một cuộc sống như thế nào?

- Đó là cuộc sống thanh bạch, giản dị và t/g đã giải thích cho lí do đó.

1. Đọc, chú thích 2. Bố cục

3. Phân tích

3.1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác.

3.2. Những biểu hiện của đức tính giản dị - Giản dị trong lối sống

+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản

+ Cái nhà sàn chỉ vài ba phòng

+ Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến người phục vụ

(6)

? Em hiểu như thế nào về lời giải thích về lí do sống giản dị của Bác?

- Bác sống giản dị vì cuộc đời Bác gắn liền với cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt của quần chúng nhân dân.

- Vì Bác được tôi luyện trong cuộc đấu tranh đó

=> Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, là gương sáng cho mọi người, lay động lòng người và tác giả gọi đó là đời sống thực sự văn minh.

? Tại sao t/g lại gọi đó là đời sống thực sự văn minh?

- Đó là c/s phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình...

* GV: không như những nhà hiền triết ẩn dật lánh đục về trong mà Bác của chúng ta luôn làm việc hết mình vì nước, vì dân...như vậy giản dị về vc càng làm phong phú thêm đ/

s tinh thần. T/c, tâm hồn của Bác đúng như nhà thơ Tố Hữu viết:

Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

? Từ những dẫn chứng vừa phân tích, em thấy Bác là người ntn?

- Luôn trân trọng yêu quý tất cả, nêu gương sáng cho mọi người

? Bác không chỉ giản dị trong lối sống mà Bác còn rất giản dị trong cách nói và viết. Vậy cách chứng minh cho sự giản dị trong cách nói và viết của Bác có gì đặc biệt?

Tại sao?

- Tác giả dẫn những câu nói của Bác: không có gì..., nước Việt Nam là một...

- Là những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa, dễ thuộc, dễ nhớ về hình thức, mọi người đều biết và hiểu.

? T/g bình luận ntn về những câu nói đó?

- Những chân lí giản dị...cách mạng.

? Ý nghĩa của lời bình luận về tác dụng của lối nói giản dị?

- Đề cao sức mạnh phi thường, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng của nhân dân.

? Em có nhận xét gì về cách nói và viết của Bác?

- Câu nói, lời văn của Bác giản dị nhưng chứa đựng những nội dung sâu sắc....

? Từ đây, em thấy giản dị là một đức tính như thế nào của Bác?

Tích hợp giáo dục đạo đức

? Em hãy khái quát nội dung vb?

- Ca ngợi đức tính giản dị mà sâu sắc trong lối sống, lối nói và viết, đó là một vẻ đẹp cao quý của Bác Hồ.

? Em học được gì từ cách nghị luận của tác giả?

- Giản dị trong cách nói và viết

Giản dị là một phẩm chất cao đẹp của Bác cùng với đ/s tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc đã làm nên tầm vóc văn hoá ở Người.

4. Tổng kết 4.1. Nội dung 4.2. Nghệ thuật

(7)

- Kết hợp chứng minh – giải thích – bình luận, biểu cảm=>

nghị luận hỗn hợp

- Chọn dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, gần gũi - Bày tỏ tình cảm, thái độ trong nghị luận - 1 HS đọc

Hoạt động 2 ( 5’)

- Học sinh lấy ví dụ chứng minh được đức tính giản dị của Bác Hồ.

- PP vấn đáp

- KT giao nhiệm vụ Hs tìm và đọc - Tức cảnh Pác Bó - Bác ơi ( Tố Hữu)

Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch chẳng vàng son Mong manh áo vải, hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

- Sáu mươi tuổi

Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe Trần mà như thế kém gì tiên - Sáu mươi ba tuổi

Sống quen thanh đạm nhẹ người

Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung.

Tích hợp giáo dục đạo đức

HS viết bài cảm nhận về đức tính giản dị của Bác

………

……

………

…….

4.3. Ghi nhớ - sgk(55)

III. Luyện tập

1. Tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn:

2. Em học được gì từ đức tính giản dị của Bác? Điều đó có ý nghĩa gì trong c/s?

4. Củng cố (2’)

- Cảm nhận của em sau khi học xong vb?

5. Hướng dẫn về nhà (4’)

- Học bài, sưu tầm tài liệu về Bác.

- Chuẩn bị bài Ý nghĩa văn chương.

Nêu những hiểu biết của em về Hoài Thanh?

Hãy nêu vài nét về văn bản?

Giải thích các từ: văn chương, hình dung, phù phiếm, thâm trầm, tâm linh?

Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?

Văn bản thuộc nghị luận chính trị - xã hội hay nghị luận văn chương?

Tác giả khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Em hiểu như thế nào là “cốt yếu”?

Tác giả quan niệm như vậy đã đúng chưa?

Tại sao tác giả cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương từ câu chuyện đời xưa thú vị?

Nhận xét về cách vào bài của tác giả?

V. Rút kinh nghiệm

(8)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 95+ 96

BÀI VIẾT SỐ 5: VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp học sinh ôn tập về cách viết bài văn lập luận chứng minh cũng như về kiến thức văn và tiếng việt có liên quan đến bài làm, vận dụng vào làm bài văn chứng minh cụ thể.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận chứng minh.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo.

3. Thái độ

- Có ý thức tự giác khi làm bài 4. Năng lực hướng tới

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực nhận xét, đánh giá, phân tích, chứng minh.

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian 90’

III. Thiết lập ma trận đề.

MA TRẬN ĐỀ Tên

chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số

Mức độ

thấp Mức độ cao

Văn lập luận chứng minh

- Nhận biết được thế nào là lập luận chứng minh và bố cục của một bài lập luận chứng minh.

- Lí giải được tại sao khi làm bài văn không thể bỏ qua một trong bốn bước cơ bản của một bài lập luận chứng minh.

- Giải thích

được ý

nghĩa của câu tục ngữ.

- Biết vận dụng kiến thức về văn lập luận chứng minh để viết bài.

- Xác định được luận điểm, luận cứ và cách lập luận của bài.

- Biết cách chứng minh để làm sáng tỏ cho luận điểm.

- Đưa dẫn chứng để chứng minh phải thật khéo léo, tránh gò ép và dẫn chứng phải chân thật.

Số câu: 1 ( ý 1, 3 câu 1)

Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1 ( ý 2 câu 1) Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70%

Số câu: 2 Số điểm:

10 Tỉ lệ:

(9)

100%

IV. Đề bài Câu 1 (3 điểm)

1. Thế nào là lập luận chứng minh?

2. Muốn làm một bài văn lập luận chứng minh cần phải thức hiện những bước nào? Có thể bỏ qua một trong các bước đó được không? Vì sao?

3. Bài văn lập luận chứng minh có bố cục như thế nào?

Câu 2 (7 điểm)

Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh lời dạy trên.

V. Hướng dẫn chấm Câu 1 (3 điểm)

- Mức tối đa: trả lời đầy đủ các ý sau:

+ Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy (1điểm)

+ Muốn làm một bài văn lập luận chứng minh cần trải qua 4 bước: tìm hiểu đề, tìm ý;

lập dàn ý; viết bài; đọc lại và sửa chữa (0,5 điểm)

+ Không thể bỏ một trong bốn bước trên vì nếu bỏ bước 1 thì người viết dễ bị lạc hướng hoặc bỏ bước 2 thì bài viết sẽ bị thiếu ý hoặc các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (0,5 điểm).

+ Bố cục của bài văn thuyết minh gồm 3 phần (1 điểm) MB: Nêu luận điểm cần được chứng minh

TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm

KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần mở bài.

- Mức chưa tối đa: trả lời được ý nào cho điểm ý đó.

- Mức không đạt: làm sai hoặc không làm.

Câu 2 (7 điểm)

- Tùy theo bài làm của học sinh nhưng cơ bản phải đạt được các ý sau:

* Tiêu chí về nội dung (6 điểm) a. Mở bài (0,5 điểm)

- Mức tối đa: Dẫn dắt và nêu được luận điểm cần chứng minh.

+ Dẫn dắt: Trong cuộc sống, khi làm việc gì mà vội vàng, hấp tấp sẽ hỏng việc.

+ Nội dung (luận điểm): Nếu cố gắng, bền chí, kiên trì và nhẫn nại sẽ thành công.

+ Trích dẫn: Tục ngữ có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): nêu được luận điểm, trích dẫn được câu tục ngữ nhưng dẫn dắt chưa hay, diễn còn mắc một số lỗi chính tả.

- Mức không đạt: Làm sai hoặc không làm.

b. Thân bài (5 điểm) - Mức tối đa:

+ Nêu lí lẽ: Giải thích (1,5 điểm)

a) Nghĩa đen: thanh sắt được mài mãi sẽ thành cái kim bé nhỏ, tiện lợi (0,5 điểm).

b) Nghĩa bóng: Nếu kiên trì, nhẫn nại thì bất cứ việc gì ta cũng làm được (1,5 điểm).

+ Nêu dẫn chứng (3,5 điểm) + Trong học tập (1 điểm)

- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả 2 tay nhưng anh đã tập viết bằng chân -> học đại học -> thầy giáo.

(10)

- Lương Đình Của: vất vả, khó nhọc ngày này ngày khác để nghiên cứu, lai tạo nhiều giống lúa...

- Hai nhà bác học Pháp Pierre Curie và Mari Curie: mấy năm luyện 8 tấn quặng bã để thành 1/10 gram chất rađium.

+ Trong lao động sản xuất (1 điểm)

- Anh Hồ Giáo: 20 năm âm thầm làm việc -> anh hùng lao động.

- Lều Vũ Điều (mỏ than MK): anh hùng lao động.

+ Trong chiến đấu (1 điểm)

- Kháng chiến chống quân Mông Nguyên của vua tôi nhà Trần - Kháng chiến chống Pháp và Mĩ

+ “Chín năm làm một Điện Biên....vàng”.

+ Chiến thắng 1975 - Bác Hồ: đã đúc kết

+ “...Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công”.

+ Kiên trì và nhẫn nại.

Không chịu lùi một phân”.

-> Kiên trì, nhẫn nại như kim chỉ nam trong mọi hoạt động, việc làm của chúng ta...(0,5 điểm)

- Mức chưa tối đa: Triển khai được ý nào cho điểm ý đó.

- Mức không đạt: Lạc đề hoặc không làm.

c. Kết bài (0,5 điểm) - Mức tối đa:

+ Đây là bài học chung cho mọi người.

+ Bản thân: rèn tính kiên trì, bền bỉ từ nhỏ, trong học tập và cuộc sống.

- Mức chưa tối đa: Rút ra được bài học cho mọi người nhưng chưa có liên hệ đến bản thân.

- Mức không đạt: không có kết bài.

* Các tiêu chí khác (1 điểm) - Hình thức (0,5 điểm)

+ Mức tối đa: Bài viết đầy đủ bố cục, trình bày hợp lí, khoa học, các phần liên kết chặt chẽ, biết sử dụng từ ngữ có tính liên kết trong văn nghị luận chứng minh, diễn đạt trôi chảy, mắc ít lỗi chính tả.

+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đầy đủ bố cục, hợp lí nhưng diễn đạt còn lủng củng, mắc ít lỗi chính tả.

+ Mức không đạt: Bài viết lộn xộn, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả.

- Sáng tạo (0,5 điểm)

+ Mức tối đa: Vận dụng tốt các thao tác nghị luận như giải thích, phân tích. Lời văn trong sáng, tự nhiên.

+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo một trong các yêu cầu trên.

+ Mức không đạt: Không có các yêu cầu trên 4. Thu bài - nhận xét

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại văn nghị luận chứng minh

- Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn lập luận chứng minh.

+ Đọc các đề văn trong sgk (65- 66)

+ Mỗi em chuẩn bị một đoạn văn cho đề 1, 2, 5.

V. Rút kinh nghiệm

(11)

………

………

………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác :.. + Bác Hồ không những tiếp nhận truyền

- Thấy đượcsự sống giản dị, hòa đồng đã làm nên vẻ đẹp của Bác Hồ, đã làm nên sức mạnh của Việt Nam, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam.. - Tự rèn luyện lối

- Thấy đượcsự sống giản dị, hòa đồng đã làm nên vẻ đẹp của Bác Hồ, đã làm nên sức mạnh của Việt Nam, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam... - Tự rèn luyện lối

- Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của DT như: yêu QH ĐN, nhân ái, khoan dung, nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, giữ chữ tín, liêm khiết,

Từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, hãy viết đoạn văn từ 7-9 câu trình bày suy nghĩ của em về con người của Bác, trong đoạn văn có sử dụng

- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với

- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả; Thấy được những

Hoạt động 1: (12') Tìm hiểu một vài nét khái quát về thời kì Phục Hưng ý a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu một vài nét khái quát về thời kì Phục Hưng ý b, Nội