• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn: 07/12/2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 10 tháng 12 năm 2011 Học vần

BÀI 55: ENG - IÊNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức - Học sinh đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng.

- Đọc được câu ứng dụng Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

2. Kĩ năng- Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Ao, hồ giếng. Luyện nói được 2-4 câu theo chủ đề.

3. Thái độ- GDHS có ý thức trong luyện đọc, luyện viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

- Cho hs đọc: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng.

- Đọc câu ứng dụng: Không sơn mà đỏ Không gõ mà kêu Không khều mà rụng.

- GV đọc: trung thu, củ gừng - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần eng

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: eng - Gv giới thiệu: Vần eng được tạo nên từ e và ng.

- So sánh vần eng với ung

- Cho hs ghép vần eng vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: eng - Gọi hs đọc: eng

- Yêu cầu hs ghép tiếng: xẻng

- Cho hs đánh vần và đọc: xờ- eng- xeng- hỏi- xẻng.

- Gọi hs đọc toàn phần: eng- xẻng- lưỡi xẻng.

Vần iêng:

(Gv hướng dẫn tương tự vần eng.) - So sánh iêng với eng.

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: iêng bắt đầu bằng iê vần eng bắt đầu bằng e).

c. Đọc từ ứng dụng:(8 phút)

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần eng.

- HS nghe - Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần eng.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

(2)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng

- Gv giải nghĩa từ: xà beng, cái kẻng, bay liệng.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(8 phút)

- Gv giới thiệu cách viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(20 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: nghiêng, kiềng - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Ao, hồ, giếng - Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Chỉ đâu là cái giếng?

+ Nơi em ở có ao, hồ, giếng ko?

+ Ao, hồ, giếng có gì giống và khác nhau?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

GDHS cẩn thận khi sinh hoạt ở nơi có ao, hồ, giếng phòng tránh đuối nước…

c. Luyện viết:(10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng - Gv hướng dẫn hs tư thế ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể - Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, tập thể - Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

- 2 hs nêu.

- 3 hs lên chỉ.

- 3 hs nêu.

- 4 hs nêu.

- HS nghe

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

3. Củng cố, dặn dò:(4 phút)

- Tìm tiếng ngoài bài có vần mới.

- Gv nhận xét giờ học - Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 53.

__________________________________

(3)

Toán

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh:

- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.

2.Kĩ năng - Biết làm tính trừ đúng trong phạm vi 8.

- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. Hoàn thành BT 1, 2, 3 (cột 1), bài 4( a) 3.Thái độ - GDHS có ý thức tự giác làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Cho hs làm bài: Tính:

2 + 6 = 8 + 0 = 3 + 5 = 4 + 4 = - Đọc bảng trừ trong phạm vi 8?

- Gv nhận xét- đánh giá 2. Bài mới :

a. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8 (12 phút)

- Tiến hành tương tự bài “phép trừ 6 và phép trừ 7.”

Nếu học sinh nhìn vào hình vẽ điền ngay được kết quả thì cũng được, không cần thiết phải lặp lại

- Giữ lại công thức, yêu cầu học sinh học thuộc.

8 – 1 = 7 8 – 3 = 5 8 – 5 = 3 8 – 7 = 1 8 – 2 = 6 8 – 4 = 4 8 – 6 = 2

- Cho hs tự điền kết quả vào bảng trừ trong sgk.

b. Thực hành:(20 phút) Bài 1: Tính:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng trừ trong phạm vi 8 để làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- Gv quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét - chữa bài Bài 2: Tính:

- Cho cả lớp làm bài.

- Gv quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét - chữa bài

- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ:

1 + 7 = 8 8 – 1 = 7 8 – 7 = 1 Bài 3: Tính:

- Cho hs nêu cách làm.

- 2 hs làm bài.

- Lớp làm bảng con - 3 HS đọc

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8:

- Hs tự điền kết quả.

- Học sinh làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Hs đọc và nhận xét.

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu. Từ 1 phép cộng ta lập được 2 phép trừ

- Hs nêu.

(4)

- Cho hs làm bài.

- Cho hs nhận xét về từng cột tính: 8 – 4 = 4 8 – 1 – 3 = 4 8 – 2 – 2 = 4 Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp : 8 - 4 = 4

8 - 3 = 5 - Gọi hs nêu phép tính trước lớp.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

*BD HS: Mẹ Mai mua 8 quả xoài. Mẹ chọn 5 quả mang biếu bà, gọt một quả cho Mai ăn. Hỏi còn lại mấy quả xoài?

- Hs làm bài.

- Hs nhận xét – nêu cách làm.

- 1 hs nêu.

- Hs thực hành theo cặp.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

3. Củng cố- dặn dò:(3 phút)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nêu nhanh kết quả đúng.”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng trừ trong phạm vi 8.

_____________________________

Đạo đức

ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mình.

2.Kĩ năng - Học sinh có ý thức thực hiện nghiêm túc việc đi học đều đúng giờ.

3. Thái độ: Tự giác thực hiện việc đi học đúng giờ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều đúng giờ.

- Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ.

III.ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa; đồ dùng để sắm vai.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4 phút) - Gọi hs nêu tư thế khi chào cờ?

- Em đã thực hiện chào cờ đúng tư thế chưa?

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

a. Hoạt động 1:(10 phút) Sắm vai tình huống trong bài tập 1 - Giáo viên chia nhóm và phân công mỗi nhóm đóng vai một tình huống riêng trong bài tập 4.

- Gọi hs đại diện nhóm đóng vai.

Kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.

b. Hoạt động 2:(10 phút) HS thảo luận nhóm bài tập 5 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận phân vai 2 học

- 3 hs nêu.

- Hs thảo luận nhóm 2.

- Học sinh sắm vai trong từng tình huống.

- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.

(5)

sinh đóng nhân vật trong tình huống - Cho hs đóng vai trước lớp.

- Nếu có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn?

Kết luận: Trời mưa, các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa vượt khó khăn để đi học.

c. Hoạt động3(10 phút) Thảo luận lớp.

+ Bạn nào lớp mình luôn đi học muộn?

+ Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?

- Cho học sinh đọc câu thơ ở cuối bài.

- Cả lớp hát bài “Đi tới trường.”

- Hs đóng vai trước lớp.

- Học sinh trả lời.

- Hs tự nhận xét.

- Vài hs kể.

- 2 học sinh đọc.

- Hs hát tập thể.

3- Củng cố- dặn dò:(5 phút)- Lớp vừa được học xong bài đạo đức gì? Lớp mình có đi học muộn nữa không?

Liên hệ GDG&QTE

- Giáo viên kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình.

___________________________

Tự nhiên và xã hội AN TOÀN KHI Ở NHÀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây nóng, bỏng và cháy.

2. Kĩ năng: Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.

3. Thái độ: HS có ý thức tự bảo vệ bản thân.

* GDBVTNMTBĐ: Những nhà sống ở ven biển, trên biển cần đảm bảo an toàn tránh xảy ra tai nạn qua đó giáo dục cho các em BVTNMTBĐ

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật.

- KN tự bảo vệ

- Phát triển KN giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

III.ĐỒ DÙNG

- Tranh ảnh trong sgk.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Gọi hs nêu những công việc đã giúp bố mẹ ở nhà.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

a. Hoạt động 1(12 phút) Quan sát

- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ chỉ và nói các bạn trong từng hình đang làm gì? Điều gì có thể xảy ra?

- Các bạn dùng dao như vậy có nguy hiểm hay không?

Kết luận: Khi phải dùng dao hoặc những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn nên cẩn thận để tránh bị đứt tay....

- 3 hs kể.

- Hs làm việc theo cặp.

- Đại diện cặp trình bày - Học sinh trả lời.

- Hs nêu.

(6)

b. Hoạt động 2 (18 phút) Đóng vai - Chia nhóm 4 hs.

- Yêu cầu hs quan sát các hình ở trang 31 và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống xảy ra trong từng hình.

- Gv nhận xét, bổ sung.

- Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai diễn của mình?

- Nếu là em, em có cách ứng xử khác không?

- Các em rút ra được bài học gì qua tình huống đó?

- Nếu có lửa cháy các đồ vật trong nhà, em sẽ phải làm gì?

- Em có biết số điện thoại gọi cứu hỏa ở địa phương mình không?

Kết luận: Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa. Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy...

- Các nhóm thảo luận - Hs đại diện trình bày.

- Hs nhận xét.

- Hs đóng vai trả lời.

- 5 hs nêu.

- 3 hs nêu.

- Hs trả lời.

- Vài hs nêu và ghi nhớ.

3. Củng cố- dặn dò (5 phút)

- Gv tổ chức cho hs cho chơi trò chơi: “Gọi cứu hỏa”để tập xử lý.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs ở nhà cẩn thận tránh tai nạn.

_____________________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

NGHE KỂ CHUYỆN VỀ CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ NHỎ TUỔI I. Mục tiêu hoạt động :

- Giúp học sinh biết được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của một số anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi trong lịch sử đấu tranh giữ nước

- Tự hào, kính trọng và biết ơn các anh hùng, liệt sĩ.

- Tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi.

II. Tài liệu, phương tiện:

Các tư liệu về các anh hùng.

III. Các hoạt động chủ yếu :

Bước 1: Chuẩn bị:

- Gv thông báo cho hs về nội dung hình thức của hoạt động.

- Hướng dẫn hs tự tìm hiểu, sưu tấm tư liệu…

Bước 2: Giới thiệu

- Đội văn nghệ biểu diễn tiết mục văn nghệ hướng vào chủ đề, như bài Kim Đồng.

- Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở

+ Bài hát vừa rồi nói đến nhân vật anh hùng nào?

+ Em biết gì về nhân vật anh hùng đó?

Bước 3: Kể chuyện :

- Giáo viên kể cho học sinh nghe một số câu chuyện về cuộc đời và những chiến công của các anh hung trẻ tuổi như Kim Đồng, Vừ A Dính…

Sau mỗi câu chuyện gv hỏi:

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- HS trả lời

(7)

- Câu chuyện kể về ai?

- Chiến công nổi bật của anh hùng trẻ tuổi đó là gì?

- Người anh hùng đó đã hi sinh trong hoàn cảnh nào?

- Em học được đức tính gì ở người anh hùng đó?

Học sinh thảo luận Giáo viên kết luận Bước 4: Tổng kết- Đánh giá

- Gv nhận xét ý thức, thái độ học tập của học sinh.

- Tuyên dương cá nhân, nhóm thảo luận tích cực Dặn dò tiết sau

- Lắng nghe

- HS trả lời

- HS trả lời - HS trả lời

- Lắng nghe

Ngày soạn: 08/10/2018

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2018 Học vần

BÀI 56: UÔNG - ƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Học sinh đọc được uông, ương, quả chuông, con đường

- Đọc được câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.

2. Kĩ năng: Viết được: uông, ương, quả chuông, con đường

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồng ruộng. HS nói được 2- 4 câu theo chủ đề.

3. Thái độ - GDHS có ý thức tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5 phút)

- Cho hs đọc: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng.

- Đọc câu ứng dụng:

Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- GV đọc: xà beng, củ riềng - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần uông

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uông

- Gv giới thiệu: Vần uông được tạo nên từ uô và ng.

- So sánh vần uông với ung

- Cho hs ghép vần uông vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: uông

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2 hs nêu.

- Hs ghép vần uông.

(8)

- Gọi hs đọc: uông

- Yêu cầu hs ghép tiếng: chuông

- Cho hs đánh vần và đọc: chờ- uông- chuông - Gọi hs đọc toàn phần: uông- chuông- quả chuông.

Vần ương:

(Gv hướng dẫn tương tự vần uông.) - So sánh ương với uông?

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: ương bắt đầu bằng ươ vần uông bắt đầu bằng uô).

c. Đọc từ ứng dụng(8 phút)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: rau muống, luống cày, nhà trường , nương rẫy

- Khuyến khích HS giải nghĩa từ.

- Gv giải nghĩa từ: luống cày, nương rẫy.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con(8 phút)

- Gv giới thiệu cách viết: uông, ương, quả chuông, con đường - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(20 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng.

Trai gái bản mường cùng vui vào hội.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: nương, mường - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

*BD HS: Đọc trơn toàn bài.

**GĐHS: Đánh vần từ ứng dụng.

b. Luyện nói:(6 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Đồng ruộng - Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những ai?

+ Lúa, ngô, khoai, sắn được trồng ở đâu? Ai trồng?

+ Trên đồng các bác nông dân đang làm gì?

+ Em ở nông thôn hay thành thị? Đã nhìn thấy các bác làm làm việc trên đồng chưa?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

GDHS biết tôn trọng những người lao động, quý trọng những sản phẩm do lao động làm ra…

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần uông.

- 2 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- HS: Giải nghĩa từ - Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể - Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 4 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS đọc trơn.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 2 hs nêu.

+ 4 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

(9)

c. Luyện viết:(10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: uông, ương, quả chuông, con đường - Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv Nhận xét.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

3. Củng cố, dặn dò:(4 phút)

- Tìm tiếng ngoài bài có vần mới.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 57

____________________________________

Thể dục

BÀI 14: RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Ôn một số động tác Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản đã học - Làm quen với trò chơi "Chạy tiếp sức".

2. Kỹ năng: - Tư thế đứng cơ bản yêu cầu thực hiện được động tác chính xác hơn giờ trước.

- Biết tham gia vào trò chơi ở mức ban đầu.

3. Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa giờ.

II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- GV chuẩn bị 1 còi, 2-4 lá cờ và kẻ vẽ sân cho trò chơi "Chạy tiếp sức"

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Phần mở đầu:

- GV tập hợp HS thành 2- 4 hàng dọc, sau đó cho quay thành hàng ngang. GV nhắc lại nội quy và cho HS sửa lại trang phục.

- Đứng vỗ tay, hát.

* Kiểm tra bài cũ: Gọi chỉ định 3-4 HS thực hiện lại các tư thế cơ bản đã học.

2. Phần cơ bản:

a. Ôn các tư thế rèn luyện cơ bản GV hướng dẫn cán bộ lớp hô cho HS thực hiện, GV quan sát sửa sai.

GV nhận xét:

b. Ôn phối hợp các tư thế.

GV hướng dẫn cán bộ lớp hô cho HS thực hiện, GV quan sát sửa sai.

GV nhận xét:

9-10’’

1 lần

1 lần

23-26’

6-7’

2-3 lần 6-7’

2-3 lần

- Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số và

Thực hiện theo yêu cầu của GV

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

HS thực hiện theo hướng dẫn của G

(10)

c. Trò chơi: “Chạy tiếp sức”

- Khi có lệnh em số 1 của các hàng chạy nhanh vòng qua mốc về chạm tay bạn.

- Bạn số 2 chạy như bạn số 1, lần lượt đến hết.

3. Phần kết thúc:

- Tập một vài động tác thả lỏng.

- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.

- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.

- GV phổ biến trò chơi.

- Tổ chức chơi thử , chơi thật.

11-12’

2-3 lần

3 – 4’

1 lần

HS quan sát và chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV

Lớp tập trung 2 -4 hàng ngang và hát.

HS lắng nghe và ghi nhớ

___________________________________

Thực hành kiến thức Tiếng việt Ôn tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp h/s củng cố các vần đã học có ng cuối vần. Đọc, viết đúng và chắc chắn tiếng, từ chứa vần đã học. Nối đúng chữ với hình.

2. Kĩ năng: Điền đúng vần eng, iêng. Viết được đúng câu: Đàn cò khiêng nắng.

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- BT TViệt, TH TViệt- toán, bảng phụ:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Giới thiệu bài: (1 phút) 2. Hướng dẫn HS ôn tập

Bài 1: Điền vần, tiếng có vần eng, iêng:

- Bài yêu cầu gì?

- Gv yêu cầu Hs tự đọc từ, làm bài.

=> Kết quả: khiêng, cái xẻng, cái chiêng, cái giếng, cái miệng, dong giềng

- GV chữa bài - nhận xét.

Bài 2. Đọc: Cái kẻng - Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu lớp đọc thầm - Bài có mấy câu?

- Đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 câu - Đọc toàn bài

- Gv nhận xét – sửa cho HS.

Bài 3.Viết: Đàn cò khiêng nắng.

- Bài yêu cầu gì?

- HD: Tô chữ hoa Đ và viết câu - Quan sát HD Hs

3. Củng cố, dặn dò: (4 phút) - GV nêu tóm tắt ND bài - Nhận xét giờ học

- VN ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.

- Bài yêu cầu điền vần, tiếng có vần eng, iêng - Hs tự đọc từ thiếu rồi điền vần

- 3 HS đọc từ vừa điền - Đồng thanh

- 1 Hs nêu yêu cầu đọc - Hs đọc thầm 2 lần - Bài có 5 câu

- 5 Hs đọc/ lần( đọc 2 lần) - 10 Hs đọc, lớp đồng thanh.

- Viết câu: Đàn cò khiêng nắng.

- HS viết bài

___________________________________________________

(11)

Ngày soạn: 09/12/2018

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8.

Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

2.Kĩ năng - Hoàn thành BT: 1, 2 (cột 1, 2), 3( cột 1,3), 4 (cột 1, 2).

3.Thái độ - GDHS tự giác, tích cực làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Học sinh làm bài: Tính:

8 – 3 = 8 – 5 = 8 – 8 = 8 – 0 = 8 – 7 = 8 – 1 = - Đọc bảng trừ trong phạm vi 8?

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài luyện tập(30 phút) Bài 1: Tính:

- Bài toán yêu cầu làm gì?

- Quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét chữa bài

- Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng 7 + 1 = 1 + 7 và mối quan hệ giữa cộng và trừ: 1+ 7 = 8; 8 – 1 = 7; 8 – 7 = 1

Bài 2: Số?

- Cho hs nêu yêu cầu bài tập. + 3 - Cho hs làm bài.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

- Gv nhận xét – chữa bài - Nêu cách làm bài?

Bài 3: Tính:

- Quan sát giúp đỡ HS làm bài - Nhận xét - chữa bài

- Yêu cầu hs nêu cách làm bài: 4+ 3+ 1= 8 Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 8- 2= 6

- GV nhận xét - chữa bài Bài 5: BDHS

Nối với số thích hợp:

- Giáo viên hướng dẫn cách làm: Ta tính: 5+ 2= 7

- 2 hs làm bài trên bảng.

- Lớp làm bảng con - 2 HS đọc

- Hs nêu.

- Hs làm bài - 2 HS làm bảng

- Nhận xét bài trên bảng

- 1 hs nêu.

- Hs nhẩm rồi ghi kết quả.

- Vài hs đọc và nhận xét.

- HS nêu

- Hs nêu yêu cầu bài.

- Hs làm bài- đổi chéo bài.

- HS nhắc lại cách làm - 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm theo cặp.

- Học sinh chữa bài.

- 1 hs đọc yêu cầu.

5

(12)

Vì: 8> 7; 9> 7 nên ta nối với số 9, 8.

> 5+2

< 8-0

> 8+0

- Hs theo dõi.

- Hs tự làm bài rồi chữa.

3. Củng cố- dặn dò(5 phút)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Nêu kết quả đúng.” GV nêu phép tính bất kì trong phạm vi đã học. Học sinh nêu nhanh kết quả.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau..

______________________________________________

Học vần

BÀI 57: ANG - ANH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Học sinh đọc được: ang, anh, cây bàng, cành chanh.

- Đọc được câu ứng dụng: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông?

Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió?

2.Kĩ năng : viết được: ang, anh, cây bàng, cành chanh.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Buổi sáng.

3.Thái độ - GDHS có ý thức trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy - Đọc câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.

- Gv đọc: luống cày, nhà trường - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần ang

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ang - Gv giới thiệu: Vần ang được tạo nên từ a và ng.

- So sánh vần ang với ông

- Cho hs ghép vần ang vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: ang - Gọi hs đọc: ang

- Yêu cầu hs ghép tiếng: bàng

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 ,2 hs nêu.

- Hs ghép vần ang.

- HS nghe - Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

7 8 9

(13)

- Cho hs đánh vần và đọc: bờ- ang- bang- huyền- bàng - Gọi hs đọc toàn phần: ang- bàng- cây bàng.

Vần anh:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ang.) - So sánh anh với ang.

(Giống nhau: Âm đầu vần là a. Khác nhau âm cuối vần là nh - ng)

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: buôn làng, hải cảng, bánh trưng, hiền lành.

- Gv giải nghĩa từ: buôn làng, hải cảng.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút)

- Gv giới thiệu cách viết: ang, anh, cây bàng, cành chanh.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (20 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông?

Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió?

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: cánh, cành - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (6 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Buổi sáng.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những ai?

+ Đây là nông thôn hay thành thị?

+ Buổi sáng mọi người đang đi đâu?

+ Trong nhà em buổi sáng mọi người làm gì?

+ Em thích buổi sáng mưa hay nắng? Mùa đông hay mùa hè?

*Liên hệ việc giữ gìn sức khoẻ…

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ang, anh, cây bàng, cành chanh.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ang.

- 1 ,2 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể - Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 ,2 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

- 1 ,2 hs nêu.

- 2,3 hs nêu.

- 3 hs nêu.

- 4 HS nêu

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

(14)

- Gv nhận xét, một số bài. - Hs viết bài.

3. Củng cố, dặn dò: (4 phút)

- Tìm tiếng ngoài bài có vần mới.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 58.

Ngày soạn: 10/12/2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 13 tháng 12 năm 2018 Toán

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức Giúp học sinh:

- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9. Viết được phép tính thích hợp theo hình vẽ.

2. Kĩ năng: Biết làm tính cộng trong phạm vi 9. Hoàn thành Bt1,2( cột 1,2,4) 3(cột 1), 4.

3.Thái độ - GDHS tự giác khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4 phút)

- Gọi hs đọc thuộc lòng bảng cộng, trừ trong phạm vi 8.

- Gv đánh giá , nhận xét . 2. Bài mới :

a. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9.(12 phút)

- Gv gắn các hình, yêu cầu học sinh quan sát.

Tiến hành tương tự bài Phép cộng trong phạm vi 8) 1+ 8= 9 8+ 1= 9

2+ 7= 9 7+ 2= 9 3+ 6= 9 6+ 3= 9

- Cho hs đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 9.

- GV nhận xét giúp đỡ HS

- Cho hs điền kết quả vào bảng cộng trong sgk.

b. Thực hành(20 phút) Bài 1: Tính:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 9 để làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- GV nhận xét – đánh giá.

Bài 2: Tính:

- Cho hs tự làm bài.

- GV quan sát giúp đỡ HS

- 3 hs đọc.

- HS lập bảng cộng 9

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 9:

- Hs tự điền kết quả.

- Học sinh làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Hs đọc và nhận xét.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

(15)

- GV nhận xét - chữa bài Bài 3: Tính:

- Cho hs nêu cách làm.

- GV quan sát giúp đỡ HS

- Cho hs nhận xét về từng cột tính: 4 + 5 = 9 4+ 1+ 4 = 9 4+ 2+ 3 = 9 Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 8+ 1= 9 7+ 2= 9

- Gv nhận xét - chữa bài

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs làm bài- đổi chéo bài.

- Hs nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm theo cặp.

- Học sinh chữa bài.

3. Củng cố- dặn dò(4 phút)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nối với kết quả nhanh”.

- Gv nhận xét giờ học.- Dặn hs về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 9.

___________________________________

Học vần BÀI 58: INH - ÊNH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức - Học sinh đọc được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.

- Đọc được câu ứng dụng: Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra.

2. Kĩ năng - viết được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính. HS nói được 2-4 câu theo chủ đề.

3.Thái độ - HS tự giác tích cực trong việc luyện đọc, luyện viết.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

- Cho hs đọc: Buôn làng, hải cảng, bánh trưng, hiền lành - Đọc câu ứng dụng: Không có chân có cánh

Sao gọi là con sông?

Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió?

- GV đọc: hải cảng, hiền lành - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài (5 phút) b. Dạy vần mới(18 phút) Vần inh

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: inh - Gv giới thiệu: Vần inh được tạo nên từ i và nh.

- So sánh vần inh với anh

- Cho hs ghép vần inh vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: inh

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs nêu.

- Hs ghép vần inh.

- HS nghe

(16)

- Gọi hs đọc: inh

- Yêu cầu hs ghép tiếng: tính

- Cho hs đánh vần và đọc: tờ- inh- tinh- sắc- tính - Gọi hs đọc toàn phần: inh- tính- máy vi tính.

Vần ênh:

(Gv hướng dẫn tương tự vần inh.) - So sánh ênh với inh.

(Giống nhau: Âm cuối vần là nh. Khác nhau âm đầu vần là i và ê).

c. Đọc từ ứng dụng(8 phút)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương.

- Gv giải nghĩa từ: đình làng, ễnh ương.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con(8 phút)

- Gv giới thiệu cách viết: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(15 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa, ngã kềng ngay ra.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: lênh, khênh, kềnh - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói(6 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.

+ Trong tranh vẽ những loại máy gì?

+ Chỉ đâu là máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính?

+ Trong các loại máy, con đã biết máy gì? Con thấy ở đâu + Các loại máy này dùng để làm gì?

+ Ngoài các máy trong tranh, em còn biết những máy gì nữa?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết(10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần inh.

- 2, 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể - Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 2,3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 2, 3 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 3 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

3. Củng cố, dặn dò(5 phút)

(17)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 59.

_______________________________

Thủ công

GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều.

2. Kĩ năng: Gấp được các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ. Các nếp gấp cỏ thể chưa thẳng, phẳng.

3. Thái độ: HS có ý thức tiết kiệm giấy và giữ vệ sinh lớp học.

II. ĐỒ DÙNG

- Mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều.

- Giấy màu có kẻ ô và giấy vở học sinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra (3 phút)

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.

2. Bài mới

a. Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét mẫu (8 phút)

- Cho học sinh quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều.

- Gọi hs nhận xét: Chúng cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi chúng xếp lại.

b. Hoạt động 2: Cách gấp (8 phút) Gấp nếp thứ nhất:

- Giáo viên ghim tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp vào bảng.

- Gấp mép vào 1 ô theo đường dấu.

Gấp nếp thứ hai:

- Ghim tờ giấy màu, mặt màu ở phía ngoài để gấp nếp thứ - Hướng dẫn cách gấp giống nếp thứ nhất.

Gấp nếp thứ ba:

- Giáo viên lật tờ giấy màu ghim lại mẫu gấp trên bảng rồi gấp vào 1 ô làm tương tự 2 nếp gấp trên.

- Gấp các nếp sau tương tự như các nếp trên.

- Chú ý: Để học sinh hiểu mỗi lần gấp đều lật mặt tờ giấy và gấp 1 ô theo giấy kẻ ô.

- Nhắc lại cách gấp theo quy trình?

- Nhận xét – tuyên dương

c. Hoạt động 3: Thực hành (18 phút) - Cho hs thực hành gấp từng nếp.

- Cho hs tập gấp vào giấy nháp cho thành thạo, sau đó gấp

- H thực hiện theo yêu cầu

- Học sinh quan sát.

- Hs nhận xét.

- Học sinh quan sát

- 3 HS nhắc lại cách gấp - Nhận xét – bổ sung - Hs thực hành gấp nháp.

- Gấp trên giấy màu.

(18)

trên giấy màu.

- Gv quan sát, giúp đỡ hs .

- Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm của hs.

3. Củng cố dặn dò (3 phút)

- Nhắc lại cách gấp đoạn thẳng cách đều?

- Gv nhận xét giờ học.

- Về chuẩn bị cho giờ sau “Gấp cái quạt”.

_____________________________________________________

Ngày soạn: 11/12/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 14 tháng 12 năm 2018 Toán

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức- Giúp học sinh:

- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.

2. Kĩ năng - Biết làm tính trừ đúng trong phạm vi 9.Viết được phép tính thích hợp theo với hình vẽ. Hoàn thành BT: 1,2 ( cột1,2,3),3( bảng1),4.

3. Thái độ- HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Cho hs làm bài: Tính:

2+ 7= 8+ 1=

4+ 5= 5+ 4=

- Đọc bảng cộng trong phạm vi 9?

- Gv nhận xét đánh giá 2. Bài mới :

a. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9: (12 phút)

- Tiến hành tương tự bài “Phép trừ trong phạm vi 8.”

- Chú ý: Nếu học sinh nhìn vào hình vẽ điền ngay được kết quả thì cũng được, không cần thiết phải lặp lại - Giữ lại công thức, yêu cầu học sinh học thuộc.

9- 1= 8 9- 7= 2 9- 2= 7 9- 6= 3 9- 3= 6 9- 5= 4 9- 4= 5 9- 4= 5

- Cho hs tự điền kết quả vào bảng trừ trong sgk.

b. Thực hành(18 phút) Bài 1: Tính:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng trừ trong phạm vi 9 để làm bài.

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho hs đọc kết quả và nhận xét.

- 2 hs lên bảng làm bài.

- Lớp làm bảng con - 3 HS đọc

- HS lập bảng trừ trong phạm vi 9

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8:

- HS nêu yêu cầu - Hs tự điền kết quả.

- HS chữa bài

(19)

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

Bài 2: Tính:

- Cho hs tự làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS - GV nhận xét - chữa bài.

- Gv củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ: 8+ 1= 9

9- 1= 8 9- 8= 1 Bài 3: Số?

- Cho hs nêu cách làm.

- Cho hs làm bài.

9 7 3

5 1 4

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

- Nhắc lại cách làm bài?

Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 9- 4= 5

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- GV nhận xét - chữa bài

*BD HS: Trên cây mít có 9 quả mít. Mẹ hái 2 quả, bố hái 3 quả. Hỏi trên cây mít còn lại mấy quả mít?

GĐHS: Đọc thuộc 3 phép tính trong bảng +, - 9.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Học sinh làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Hs đọc và nhận xét.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu kết quả.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- 2 hs nêu bài toán.

- Hs kiểm tra chéo.

- Nhận xét - bổ sung

3. Củng cố- dặn dò(5 phút)

- Đọc lại bảng trừ trong phạm vi 9?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng trừ trong phạm vi 9.

____________________________________

Học vần BÀI 59: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Học sinh đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng ng và nh, từ bài 52- bài 59. Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể:

Quạ và Công

2. Kĩ năng- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59..

*BD HS: kể được 2, 3 đoạn truyện theo tranh.

3.Thái độ - GDHS có ý thức ôn bài cũ, luyện bài mới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng ôn tập. Tranh minh họa cho từ, câu ứng dụng.

- Tranh minh họa cho truyện kể Quạ và Công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

- Cho hs đọc: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương.

- Gọi hs đọc: Cái gì cao lớn lênh khênh

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

(20)

Đứng mà không tựa, ngã kềng ngay ra.

- GV đọc: thông minh, bệnh viện - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1 phút) b. Ôn tập(26 phút)

- Cho hs nhớ và nêu lại những chữ vừa học trong tuần.

- Gv ghi lên bảng.

- Yêu cầu hs đọc từng âm trên bảng lớp.

- Gọi hs phân tích cấu tạo của vần: ang, anh - Yêu cầu đọc đánh vần vần ang, anh.

- Yêu cầu hs ghép âm thành vần.

- Cho hs đọc các vần vừa ghép được.

- Gọi hs đọc các từ: bình minh, nhà rông, nắng chang chang.

- Gv đọc mẫu - giải nghĩa từ: bình minh, nắng chang chang.

c. Luyện viết:(8 phút)

- Gv viết mẫu và nêu cách viết của từ: bình minh, nhà rông.

- Quan sát hs viết bài.

- Gv nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(15 phút)

- Gọi hs đọc lại bài -kết hợp kiểm tra xác xuất.

- Gv giới thiệu tranh về câu ứng dụng:

Trên trời mây trắng như bông ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng.

- Hướng dẫn hs đọc câu ứng dụng.

*BD HS: Đọc trơn cả bài.

- Gọi hs đọc câu ứng dụng.

b. Kể chuyện:(12 phút)

- Gv giới thiệu tên truyện: Quạ và Công.

- Gv kể lần 1, kể cả truyện.

- Gv kể lần 2, kể từng đoạn theo tranh.

- Gv nêu câu hỏi để hs dựa vào đó kể lại câu chuyện.

+ Tranh 1, 2, 3, 4 diễn tả nội dung gì?

+ Câu chuyện có những nhân vật nào, xảy ra ở đâu?

- Yêu cầu học sinh kể theo tranh.-

*BD HS: kể được 2, 3 đoạn truyện theo tranh.

GĐHS: Kể được 1 đoạn truyện theo tranh, có thể ngắn gọn, nhưng đủ ý chính.

- Gọi hs kể toàn bộ câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa: Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì.

- Hs viết bảng con

- Nhiều hs nêu.

- Hs theo dõi.

- 3 hs đọc.

- 2,3 hs nêu.

- 3 đọc.

- Nhiều hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- 3,4 đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc toàn bài - Hs quan sát.

- Hs viết bài vào bảng con.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát, nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 3 đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs trả lời.

- 3 hs kể từng đoạn.

- 3 hs kể.

- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện

(21)

c. Luyện viết(8 phút)

- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nêu lại cách viết từ: bình minh, nhà rông.

- Quan sát kèm HS viết bài.

- Hs theo dõi.

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Mở vở viết bài.

4. Củng cố- dặn dò:(5 phút)

- Gọi hs đọc lại toàn bài trong sgk.

- Gv tổ chức cho hs thi ghép tiếng có vần ôn tập. Hs nêu lại các vần vừa ôn.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện tập thêm. Xem trước bài 60.

___________________________________________

SINH HOẠT TUẦN 14

I.MỤC TIÊU

- HS nhận biết được những ưu nhược điểm của cá nhân cũng như của tập thể lớp trong tuần vừa qua.

- Biết tự nhận xét và sửa chữa, rút kinh nghiệm trong các tuần tới.

- Giáo dục học sinh có tinh thần phê và tự phê cao, nâng cao tinh thần đoàn kết, có ý thức xây dựng tập thể lớp ngày càng vững mạnh.

II. NỘI DUNG

1.Ổn định tổ chức 2.Tiến hành sinh hoạt

a. Các tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động của tổ trong tuần qua.

- Lớp trưởng đánh giá , nhận xét chung về tình hình của lớp về các mặt.

b. GV đánh giá nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua.

………

………

………

………

………

………

………

3. Phương hướng tuần 15: Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng ngày 22/12, ngày hội Quốc phòng toàn dân.

- Duy trì tốt các nề nếp, giữ VSCN phòng bệnh theo mùa - Xếp hàng ra vào lớp tốt, thể dục đều, đồng phục đầy đủ.

- 100% hs viết bút mực

- Các đôi bạn học tốt tích cực giúp bạn vươn lên trong học tập. Đặc biệt chú ý luyện đọc, luyện viết, luyện thuộc các bảng cộng trừ đã học.

- Thực hiện tốt ATGT và những điều đã kí cam kết.HS không mang đồ chơi nguy hiểm đến trường. Chơi những trò chơi an toàn, không chạy đuổi nhau trong giờ ra chơi.

(22)

- Chú ý đảm bảo an toàn khi dùng điện, cấm không được mang những chất dễ gây cháy nổ đền trường đề phòng tránh cháy nổ.

- Phát huy những ưu điểm đã đạt được - Khắc phục những hạn chế.

- Duy trì ôn luyện giải toán qua mạng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng:- Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ là giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mình.. Thái độ:- Học sinh thực hiện việc đi

- Kiến thức: Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ là giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mình.. - Kĩ năng: Học sinh thực hiện việc đi

- Kiến thức: - Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ là giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mìnhC. - Kĩ năng: - Học sinh thực hiện việc

- Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ là giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mình.. - Học sinh thực hiện việc đi

- Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ là giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mình..

Kiến thức - Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mình.. 2.Kĩ năng - Học sinh có ý thức

Trên đây là phương án tổ chức các công việc khi học sinh đi học trở lại của trường Tiểu học Trần Đình Tri, đề nghị cán bộ viên chức , nhân viên nhà trường thực

Kĩ năng: Bày tỏ ý kiến và tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.. 3.Thái độ: Có ý thức thực hiện học tập, sinh