• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 1/02/2021 Tiết: 85, 86, 87, 88, 89 Ngày giảng: ...

CHỦ ĐỀ: VẺ ĐẸP TRONG THƠ HỒ CHÍ MINH

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học Kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ Hồ Chí Minh

Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học Thời gian dự kiến: 3 tiết, thời gian thực hiện:

Tiết 85, 86

1. Tác giả - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường

2. Vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của Hồ Chí Minh trong ba bài thơ: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường (vẻ đẹp của một nghệ sĩ)

Tiết 87, 88

1. Vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của Hồ Chí Minh trong ba bài thơ: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường (vẻ đẹp của một chiến sĩ cách mạng)

2. Nét đẹp trong phong cách thơ Hồ Chí Minh qua ba bài thơ: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường (sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại)

Tiết 89: Luyện tập tổng kết chủ đề

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

I. M c tiêu

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được thơ của Hồ Chí Minh sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ c/m trong những ngày tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn,gian khổ ở Pác Pó, trong những ngày tháng Bác bị giam cầm tại nhà tù Tưởng Giới Thạch; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, vẻ đẹp của một vị khách lâm tuyền giữa chốn non xanh nước biếc của Bác; đồng thời thấy được vẻ đẹp tư tưởng của chiến sĩ say mê cách mạng, lại rất ung dung tự tại, chủ động trước mọi h/cảnh.

- Hiểu được giá trị độc đáo của ba bài thơ : Nét đẹp trong phong cách thơ Hồ Chí Minh ( sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại)

2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của HCM; phân tích được những chi tiết NT tiêu biểu trong bài thơ tứ tuyệt. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm bản dịch hai tác phẩm Bác viết trong tù ; phân tích được 1 số chi tiết Nt tiêu biểu trong TP thơ dịch từ tiếng Hán. So sánh sự khác nhau giữa Vb chữ Hán và Vb dịch bài thơ .

- Có ý thức liên hệ với bài thơ liên quan để tìm hiểu về vẻ đẹp nhân vật trữ tình.

- Đọc diễn cảm thơ và cảm nhận văn học.

- Rèn KNS : giao tiếp ( trao đổi, trình bày suy nghĩ về t/yêu TN, yêu quê hương...) ; suy nghĩ sáng tạo ( Pt, bình luận) ; xác định giá trị bản thân

3. Thái độ - HS có hứng thú học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập để

(2)

tiếp thu kiến thức.

- Có tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến,tự hào và kính trọng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc – Hồ Chí Minh.

- GDTT HCM: Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

- GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch.

- GD môi trường: qua bức tranh thiên nhiên trong 2 văn bản: Đi đường và Ngắm trăng đã cho thấy tình yêu thiên nhiên gắn với tình

yêu quê hương của Bác Hồ. Mỗi chúng ta hãy biết trân trọng thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.

- GD KNS:

+ KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về giản dị mà rất đỗi kiên cường của Bác Hồ với cuộc đời cách mạng khó khăn gian khổ nhưng phong thái ung dung tự tại vượt lên hoàn cảnh.

+ KN tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước, kiên cường – Hồ Chí Minh;

+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về hình ảnh để thấy tâm tư, tình cảm ý chí sáng ngời của người Bác Hồ. (Sử dụng các PP: động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, hỏi - đáp...)

- GD đạo đức: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, sống có lý tưởng, vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn để đấu tranh

vì tự do vì hòa bình cho dân tộc Việt Nam.

=> giáo dục về giá trị GIẢN DỊ, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, TỰ DO, HÒA BÌNH...

4. Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: Yêu quê hương, đất nước, yêu con người, biết ơn.

- Năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học),

- Năng lực giải quyết vấn đề(phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương) - Năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm),

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm;

- Năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

- Năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm.

II. Chuẩn bị

- GV nghiên cứu cuốn Chuẩn kiến thức kĩ năng, Sách giáo khoa Ngữ văn 8, sách giáo viên Ngữ văn 8. Soạn giáo án. Máy vi tính, máy chiếu, mạng internet, tranh ảnh liên quan đến hai bài thơ. Sử dụng một số phần mềm: power poin, Word, …

- HS: Soạn bài chủ đề theo hướng dẫn của GV

(3)

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập cốt lõi có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

III. Bảng mô t m c đ nh n th c và h thống câu h i, bài t p

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Hoàn cảnh

sáng tác ba bài thơ.

Vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ, của một chiến sĩ cách mạng trong hai bài thơ.

Tài năng về nghệ thuật của tác gỉa:

Nghệ thuật cổ điển mà hiện đại .

- Nhớ được hoàn cảnh sáng tác ba bài thơ.

- Nhớ những câu thơ đặc sắc và tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Bác.

- học thuộc lòng ba bài thơ - Nhận ra được một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu

- Nhận diện về từ loại,nhận diện về các phép tu từ…

- Giải thích được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật chi tiết, tiêu biểu

- Lí giải được ý nghĩa nội dung bài thơ.

- Giải thích được ý nghĩa của từ ngữ.

- Hiểu được tác dụng của các phép tu từ.

- Câu tự luận trả lời ngắn

- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, thể loại lí giải giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

- Hiểu được ý nghĩa của một số hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong đoạn trích.

- Trình bày được cảm nhận ấn tượng của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

- Khái quát ý nghĩa tư tưởng mà tác giả gửi đến người đọc.

- So sánh sự giống và khác nhau để thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật.

- So sánh vẻ đẹp thơ Bác với các bài thơ khác của Bác viết khi ở chiến khu Việt Bắc, hay các bài thơ của các tác giả khác viết trong tù.

- So sánh vẻ đẹp của vị khách lâm tuyền của Bác với các bậc hiền nhân quân tử xưa

Bài tập thực hành:

- Trình bày miệng (thuyết trình, trình bày một số vấn đề …)

- Nghiên cứu so sánh đặc sắc nghệ thuật theo chủ đề.

- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.

- Trình bày những kiến giải riêng về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Bác, có những phát hiện sáng tạo về ba bài thơ.

- Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân (những bài học rút ra và vận dụng vào cuộc sống)

- Viết đoạn văn (hoặc bài văn) để trình bày những hiểu biết về bài thơ, vận dụng những vấn đề đã học vào cuộc sống như thế nào…

Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả.

(4)

Hệ thống câu hỏi/ bài tập tương ứng với mỗi mức độ yêu cầu được mô tả:

1. Mức độ nhận biết:

? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?

? Ba bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

? Xác định thể thơ?Bố cục

?) Câu thơ mở đầu bài thơ Tức cảnh Pác Bó Bác muốn nói điều gì? Cấu tạo câu thơ này có gì đặc biệt?

? Khái quát nôi dung câu 1,2,3,4 bài thơ Đi đường ...

2. Mức độ thông hiểu:

? So sánh phần phiên âm và dịch thơ trong bài thơ Ngắm trăng – Đi đường

? HS đọc diễn cảm ba bài thơ và nhận xét về giọng điệu thơ của Bác

? PT bố cục của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt trong một bài thơ

? Tác dụng của phép đối?

?) Nhận xét về nhịp điệu câu thơ?

? vẻ đẹp của một người tù – chiến sĩ CM được thể hiện ntn ở Hồ Chí Minh trong bài thơ Ngắm trăng

? Vậy có phải bài thơ Đi đường chỉ đơn giản nói đến chuyện đi đường?

….

3. Mức độ vận dụng thấp:

? Qua tìm hiểu ba bài thơ khi soạn bài ở nhà, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào trong con người cũng như thơ của Hồ Chí Minh

? Có ý kiến cho rằng đọc bài thơ ta thấy hiện lên giữa chốn non xanh nước biếc ở Pác bó một vị khách lâm tuyền. Em có đồng ý không ?

? Nói Tức cảnh Pác Bó hiện lên hình ảnh của một vị khách lâm tuyền đang ung dung giữa chốn non xanh nước biếc. Nhưng thú lâm tuyền của Bác, theo em có gì khác với người xưa

?) Vẻ đẹp về tâm hồn, tư tưởng đó của Bác đã được thể hiện ở những bài thơ nào của Bác mà đã học

?Trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó ta thấy hiện lên một vị khách lâm tuyền hóm hỉnh ở chốn suối rừng nhưng hơn thế em còn cảm nhạn được vẻ đẹp nào của Bác nữa

?) Nói hai câu thơ cuối thể hiện được mối giao hòa tuyêt đối giữa con người và vầng trăng.

Ý kiến của em?

? Từ ba bài thơ em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách HCM

….

4. Mức độ vận dụng cao.

? so sánh với bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch

? Vương Chi Hoán đời Đường đã bước lên núi cao ngắm được dòng sông Hoàng trải rộng với ánh mặt trời rực rỡ còn Hồ Chí Minh cũng trải qua bao khó khăn của việc đi qua những chặng đường núi non hiểm trở để lên được đỉnh cao nhất thu nhận được hết cả nước non trong tầm mắt . Theo em giữa Bác với người xưa có gì khác nhau trong cánh nhìn, cách cảm.

? Có ý kiến cho rằng ba bài thơ của HCM đã có sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại. Ý kiến của em

? từ ba bài thơ của Bác, em rút ra được suy nghĩ gì cho bản thân

(5)

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học IV. Tiến trình dạy học

Tiết 85, 86 1. Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong tiết học 3. Bài mới.

Hoạt động 1: Khởi động (5’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình.

Giới thiệu bài (Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc):

- HS tổ ba trình diễn bài hát ca ngợi Bác Hồ

?Bài hát em vừa nghe có tên là gì? Do ai sáng tác và em được học bài hát này ở lớp mấy?

Hãy cảm nhận về ca từ và nhịp điệu của bài hát trên? Từ lời ca ấy nhạc sĩ muốn truyền tải tình cảm gì tới chúng ta.

- Bài hát có lời ca trong sáng, nhịp điệu vui tươi, rộn ràng để từ đó truyền tải tình yêu thương…………..

GV: giới thiệu bài mới dẫn từ hai bài thơ của Bác đã học ở lớp 7: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Hđ 2 (6’)

- Mục tiêu: học sinh nắm được những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm

- Phương pháp: vấn đáp

- Phương tiện: tư liệu, SGK, máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não.

?) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?

- HS phát biểu -> GV trình chiếu chân dung tác giả - chốt, khái quát

?) Ba bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào - HS trình bày – GV trình chiếu hình ảnh giới

thiệu - bổ sung, khái quát

1.Bài thơ Tức cảnh Pác Bó: tháng 6 – 1940, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn. Thực dân Pháp đầu hàng phát xít Đức. Lúc này, Bác đang hoạt động bí mật ở Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc). Tháng 2 năm 1941, Bác về nước và chọn Pác Bó làm căn cứ để từ đây trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Hoàn cảnh sống của Bác lúc này vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Trời rét, sức khỏe yếu

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả: ( 1890 – 1969) - Quê: Kim Liên – Nam Đàn - Nghệ An

- Bác là vị lãnh tụ vĩ đại, Người Cha già kính yêu của dân tộc VN.

2. Tác phẩm

a. hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó : Viết 2/1941 khi Bác bí mật về nước chỉ đạo cách mạng VN (tại Pác Pó – Cao Bằng) - Hai bài thơ Ngắm trăng và Đi đường viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, khi Bác bị bắt giam tại Trung Quốc tháng 8/1942. in Trong tập “ Nhật ký trong tù ”.

(6)

nhưng Bác phải ở trong cái hang nhỏ ẩm ướt, tối tăm.

Ăn uống hết sức kham khổ, thức ăn hằng ngày phần lớn là cháo bột ngô và măng rừng. Bàn làm việc của Bác là một phiến đá ven suối. Cái hang Bác ở có tên là hang Cốc Bó, chỉ khoảng hơn một mét vuông dưới đáy là tương đối bằng phẳng, đủ kê một tấm ván thay cho giường. Vách hang chỗ lồi cao, chỗ lõm sâu, không khí lạnh lẽo, ẩm thấp. Trước cửa hang là dòng suối nhỏ chảy sát chân ngọn núi. Bác đặt tên là suối Lênin và núi Mác. Bàn làm việc của Bác là phiến đá kê trên hai hòn đá và một hòn đá thấp hơn làm ghế cũng ở gần bờ suối.

2.Bài thơ Ngắm trăng và Đi đường: 2/1941, Bác Hồ về Pác Pó để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Đến T6, Bác bí mật sang TQ để tranh thủ sự viện trợ quốc tế nhưng đến thị trấn Túc Vinh thì bị chính quyền Quốc dân Đảng ở Quảng Tây bắt giữ. Chúng đã giam Bác 14 tháng tại nhà tù Tưởng giới Thạch.

- GV trình chiếu và giới thiệu về tập thơ :“Ngục trung nhật ký” gồm 133 bài, viết bằng chữ Hán, là một cuộc

“vượt ngục TT” của Hồ Chí Minh.

3 HS đọc ba bài thơ

? Nêu cách đọc

- HS nêu – GV bổ sung – nhận xét cách đọc của ba bạn

? Thể thơ của ba bài ?

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt với bố cục: khai – thừa – chuyển– hợp

?) Bố cục ba bài thơ được chia ntn?

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó :

+ Phần 1: 3 câu đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Pó

+ Phần 2: Câu cuối: Cảm nghĩ của Bác Bài thơ Ngắm trăng

+ Phần 1: 2 câu đầu: hoàn cảnh ngắm trăng và cảm xúc của Bác

+ Phần 2: 2 câu cuối: cuộc vượt ngục tinh thần của Bác

Bài thơ Đi đường: Bài thơ có hai lớp nghĩa

?) Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp trong con người cũng như thơ của Hồ Chí Minh qua ba bài thơ - HS thảo luận - Trình bày – bổ sung

GV nhận xét, khái quát

b. Đọc - tìm hiểu thể loại, bố cục bài thơ

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

-Chủ đề:

+ vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ, vẻ đẹp của một chiến sĩ CM ở Hồ Chí Minh

+ Vẻ đẹp phong cách thơ Bác.

Hđ 3( 28’) II. Phân tích

(7)

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của Hồ Chí Minh trong ba bài thơ - Phương pháp:đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, nhóm.

- phương tiện; bảng, máy chiếu, SGK - Kĩ thuật: động não.

HS đọc diễn cảm bài thơ Tức cảnh Pác Bó

?) Câu thơ mở đầu bài thơ Bác muốn nói điều gì?

Cấu tạo câu thơ này có gì đặc biệt? Tác dụng?

- Giới thiệu nề nếp sinh hoạt của Bác giữa núi rừng - Câu thơ sử dụng tiểu đối: Thời gian: sáng/tối Không gian : suối/hang Hành động : ra/vào -> Diễn tả hành động đều đặn, nhịp nhàng của Bác

?) Nhận xét về nhịp điệu câu thơ ?

- Ngắt nhịp 4/3 -> tạo 2 vế sóng đôi, nhịp nhàng, nề nếp. Giọng điệu thoải mái, phơi phới

-> Bác ung dung, hòa điệu với nhịp sống núi rừng, luôn luôn làm chủ hoàn cảnh sống

Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang, hai là suối. Hành động cũng chia hai: ra suối, vào hang. Thời gian biểu hằng ngày đều đặn: sáng ra, tối vào. Sáng ra bờ suối là để làm việc, tối vào hang là để nghỉ ngơi. Sự thật gần như chỉ có thế. Thực ra chất thơ giấu trong âm điệu, vẫn là nhịp 4/3 hay 2/2/1 /2 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Sáng rồi tối, tối rồi sáng; ra rồi vào, vào rồi ra… đơn giản, quen thuộc mà bền vững, ung dung.

Câu thơ vừa nói lên việc tổ chức cuộc song khéo léo, vừa nói về tâm hồn của con người đã sống nhịp nhàng cùng khung cảnh ấy.

?) Sau khi giới thiệu nề nếp sinh hoạt, câu thơ thứ 2 cho ta biết điều gì ? Nhận xét của em về cái ăn của Bác ?

- Cháo bẹ : cháo ngô đơn sơ, giản dị, - Rau măng : rau và măng rừng kham khổ

?) Em hiểu như thế nào về cụm từ " vẫn sẵn sàng" ? - Rau, cháo đầy đủ đến mức dư thừa, luôn có sẵn -> cách nói hóm hỉnh, vui đùa, thích thú với hòan cảnh sống hiện tại

Bữa cơm đơn sơ, đạm bạc, quanh quẩn chỉ có cháo ngô và măng đắng, măng nứa, rau rừng… hết ngày này sang ngày khác, vẫn sẵn sàng nghĩa là các thứ đó

1.Vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của Hồ Chí Minh trong ba bài thơ: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường

a.Vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ

*. Niềm vui của Hồ Chí Minh khi được sống và làm việc giữa thiên nhiên trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó

- Bằng giọng điệu hóm hỉnh, vui đùa, bài thơ diễn tả cuộc sống tuy khó khăn, thiếu thốn

(8)

luôn luôn có sẵn xung quanh. Mặt khác, cháo bẹ, rau măng còn gợi nhớ tới cảnh sống an bần lạc đạo của người xưa:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

(Nguyễn Bỉnh Khiêm) hoặc:Trúc biếc, nước trong ta sẵn đó (Nguyễn Trãi)

Sự thiếu thốn đã được thi vị hóa thành phong lưu. Xưa là ước lệ, tượng trưng, nay hoàn toàn là sự thật. Chỉ phớt qua một chút xưa là câu thơ đậm đà thêm ý vị.Nhưng ý vị nhất vẫn là giọng điệu thơ. Cháo bẹ, rau măng cũng như Sáng ra, tối vào là nhịp điệu an nhiên, khoan hòa bên trong. Ba chữ vẫn sẵn sàng nâng câu thơ lên thành một lời bình phẩm với giọng điệu lạc quan, gần như tự hào, nghĩa là an nhiên, tự tại ở mức cao hơn.

?) câu 3 nói về công việc của Bácntn

- Bác giới thiệu việc làm của Bác : dịch sử Đảng

-> Công việc lớn lao, vĩ đại, chỉ đạo Cách mạng Việt Nam từ nơi cội nguồn

-> Bàn đá thô ráp, gồ ghề, lỗi lõm -> Khó khăn, thiếu thốn,

?) Phép đối trong câu 3 thể hiện như thế nào ? - Đối ý : bàn đá chông chênh /dịch sử Đảng

(Điều kiện làm việc tạm bợ)/(công việc quan trọng) - Đối thanh : BTBB – TTT

? Có ý kiến cho rằng đọc bài thơ ta thấy hiện lên giữa chốn non xanh nước biếc ở Pác bó một vị khách lâm tuyền. Em có đồng ý không ?

GV : câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu 2 nói về ăn, câu thơ thứ 3 nói về làm việc. Cả 3 câu đều thuật tả cảnh sinh hoạt của n/vật trữ tình ở Pác bó, đều toát lên cảm giác thích thú bằng lòng. Thú lâm tuyền của các tao nhân mặc khách xưa.

HS đọc diễn cảm bài thơ Ngắm trăng

?) Bài thơ mở đầu bằng từ “Ngục trung” gợi cho em suy nghĩ gì?

- Hoàn cảnh đặc biệt:hiện thực tàn khốc của chốn lao tù...

?.Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh ntn?

- không rượu, không hoa

?) Tại sao trong tù mà người tù lại nhắc tới rượu, hoa trong đêm trăng đẹp?Em hiểu như thế nào về câu thơ

nhưng Bác ung dung, hoà nhịp với thiên nhiên, làm chủ hoàn cảnh sống.

*.Ngắm trăng – sự giao hòa tuyệt đối giữa thi nhân và vầng trăng.

(9)

đầu ?từ đó cho ta hiểu gì về tâm hồn của Bác ?

- theo truyền thống phương Đông, thưởng trăng có rượu có hoa,- > HCM ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt).

GV : Thông thường người ta ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, thư thái, uống rượu, xem hoa, thưởng trăng; có rượu và hoa thì sự thưởng trăng mới thật mĩ mãn, mười phần thú vị. Nói chung người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, HCM đã ngắm trăng trong 1 h/cảnh đặc biệt : trong ngục tù! Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là tù nhân bị đày đoạ, vô cùng cực khổ.ĐK sinh hoạt của nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống c/ sống “ khác loài người” làm sao phù hợp với việc thưởng trăng ! làm sao có rượu , có hoa để mà thưởng trăng.

- Câu thơ “ trong tù ko rượu cũng ko hoa”-> trước cảnh đêm trăng đẹp quá , Bác bỗng khao khát thưởng trăng 1 cách trọn vẹn và lấy làm tiếc ko có rượu và hoa. Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù khắc nghiệt ấy đã cho thấy người tù ko hề vướng bận bởi những ách nặng nề về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.

?. trước cảnh trăng đẹp đó Bác có tâm trạng như thế nào?

- Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ “nại nhược hà” (biết làm thế nào?) -> Bác xốn xang, bối rối trước cảnh đêm trăng đẹp. -> Câu thơ cho ta thấy rõ tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Người. Đêm trăng đẹp quá! Mà trong tù thì biết thế nào để thưởng thức một đêm trăng trọn vẹn và vì vậy nên Bác càng bối rối. Người chiến sĩ cách mạng vĩ đại ấy vẫn là một con người yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên, đã rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, dù đang là thân tù.

?) Em nhận xét gì về câu thơ dịch “Cảnh đẹp...hững hờ” so với phần phiên âm?

- “Khó hững hờ” -> nhân vật trữ tình quá bình thản, vô tâm “nai nhược hà” (biết làm thế nào?) -> xốn xang, bối rối

? Em cảm nhận ntn về 2 câu đầu ?

- Bác ngắm trăng Trong cảnh tù ngục, tâm hồn Bác vẫn tự do, ung dung khao khát được thưởng trăng một cách ttrọn vẹn.- Bác xốn xang, bối rối trước cảnh đêm trăng đẹp. Một con người yêu thiên nhiên sâu sắc.

(10)

* HS quan sát 2 câu cuối

?) Nói hai câu thơ cuối thể hiện được mối giao hòa tuyêt đối giữa con người và vầng trăng. Ý kiến của em?

Hs trao đổi nhóm – trình bày, nhận xét, bổ sung – GV bình, hỏi HS thêm

Hai câu thơ còn cho ta thấy sức mạnh tinh thần kỳ diệu của một thi sĩ. Trong này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn đến say người. Ở giữa hai thế giới đối cực đó là cửa sắt của nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỷ tìm đến nhau.

Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở…. của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng tìm đến đối diện đàm tâm với vầng trăng tri kỷ.

?) Hai câu thơ giúp em cảm nhận được vẻ đẹp gì ở Bác?

* GV: ở đây, trăng và người đều là sự hoá thân của Bác.Sự hóa thân của một tâm hồn vừa là nghệ sĩ chủ động tìm đến cái đẹp mà không nhà ngục nào ngăn cản được.

4. Củng cố, Hướng dẫn về nhà: 2’ GV khái quát nội dung bài học : về hoàn cảnh sáng tác ba bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ của Bác

- Học thuộc lòng ba bài thơ. Nhớ hoàn cảnh sáng tác.

- Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Bác trong hai bài thơ: Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng

- Chuẩn bị: Soạn: Chủ đề: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh qua 3 bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường

- Một số câu hỏi định hướng:

+ PT vẻ đẹp của một chiến sĩ CM trong từng bài thơ

? Nói bài thơ Tức cảnh Pác Bó hiện lên hình ảnh của một vị khách lâm tuyền đang ung dung giữa chốn non xanh nước biếc. Nhưng thú lâm tuyền của Bác, theo em có gì khác với người xưa

?) Câu cuối cùng, Bác nhận xét về cuộc đời cách mạng như thế nào? Em bình luận ntn về từ sang

? vẻ đẹp của một người tù – chiến sĩ CM được thể hiện ntn ở Hồ Chí Minh trong bài thơ Ngắm trăng

? Bài thơ Đi đường không chỉ nói về việc đi đường núi mà còn có ý nghĩa nào khác. Em hãy lí giải hai nghĩa đó trong bài thơ

(11)

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tiết 87, 88 1. Ổn định – 1’

2. Kiểm tra – 5’: ? Đọc thuộc lòng hai bài thơ: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng. Em cảm nhận ntn về vẻ đẹp tâm hồn của Bác

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình.

GV chuyển tiết 2

Hđ 3 ( 33’)

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của Hồ Chí Minh trong ba bài thơ - Phương pháp:đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, nhóm.

- phương tiện; bảng, máy chiếu, SGK - Kĩ thuật: động não.

Đọc thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó

? Nói Tức cảnh Pác Bó hiện lên hình ảnh của một vị khách lâm tuyền đang ung dung giữa chốn non xanh nước biếc. Nhưng thú lâm tuyền của Bác, theo em có gì khác với người xưa

- Hs trao đổi – phát biểu

- GV bình

Người xưa vì chán ghét thực tại mà lánh đục về trong, tìm về chốn thôn quê, nơi rừng núi ở ẩn sống một cuộc đời an bần lạc đạo, không vương bụi trần.

Còn Bác dù có sống ở Pác Bó với cuộc sống gian khổ, đạm bạc Bác vẫn ung dung, vẫn đùa vui hóm hỉnh. Tuy vậy trong Bác vẫn canh cánh một nỗi lòng vì dân vì nước. Suối và hang không chỉ là nơi sinh hoạt mà ở đây còn là nơi Bác làm việc và hoạt động bí mật với công việc lớn lao, vĩ đại, chỉ đạo Cách mạng Việt Nam từ nơi cội nguồn.

-> Bàn đá chông chênh thô ráp -> Chông chênh vốn nghĩa là không vững, không có chỗ dựa chắc chắn.

Chiếc bàn đá của Bác quả là chông chênh thật vì nó

b.vẻ đẹp của một chiến sĩ cách mạng

(12)

chỉ là một phiến đá. Đó là thứ bàn làm việc bất đắc đĩ.

Nhưng hàm ý của từ chông chênh không nhằm nói tới đặc điểm của cái bàn đá cụ thể mà là ẩn dụ về tình thế muôn vàn khó khăn của cách mạng nước ta và cách mạng thế giới lúc bấy giờ. Năm ấy, phe phát xít đang thắng ở khắp các mặt trận. Vậy mà trong cái thế chông chênh đó, Bác Hồ vẫn bình tĩnh dịch sử Đảng (lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô, viết bằng tiếng Nga) cho cán bộ ta nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm phong phú, quý báu để vận dụng vào thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của dân tộc.

Dịch, chỉ là một chữ khiêm tốn. Bác đâu có dịch mà dường như Người đang viết sử VN để CM VN chuyến sang một trang mới. Bác đang tổ chức, lãnh đạo PTCMVN. Chữ dịch còn thể hiện sự gắn bó của Bác với PTCM thế giới.

*GV : Người xưa khi bất đắc chí thường lánh về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền cho khuây khỏa tâm hồn, nhưng Bác lại khác. Bác đến với núi rừng không phải với mục đích ở ẩn mà là để mưu tính cho từng bước đi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

?) Câu cuối cùng, Bác nhận xét về cuộc đời cách mạng như thế nào? Em bình luận ntn về từ sang

- Cuộc đời cách mạng "sang" -> một cái cười tự nhiên, bất ngờ, thú vị:

Sang ở đây không phải là sự giàu sang về vật chất mà đó là cái sang của một tâm hồn nghệ sĩ đang sống ung dung, chủ động trong hoàn cảnh sống thiếu thốn, gian khổ. Đây còn là cái sang – niềm vui của một chiến sĩ CM sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài được trực tiếp về nước lãnh đạo CM, niềm vui của một chiến sĩ lấy tự do, hạnh phúc của nhân dân làm mục đích sống, niềm vui khi nhận định thời cơ CM của dân tộc đang đến gần. Vậy so với tất cả những niềm vui ấy thì những suối sâu, hang tối,cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh chẳng có nghĩa lí gì, thậm chí nó còn rất sang trọng bởi chính nó đã gắn liền với cuộc đời hoạt động CM của Bác.

Như vậy, suối không chỉ là chỗ làm việc, hang không chỉ là chỗ nghỉ ngơi mà hang còn mở ra phía suối, tạo nên không gian thoáng đãng, đủ chỗ cho nhịp sống của con người hoà vào nhịp của đất trời. Gian nan, vất vả cũng như tan biến vào cái nhịp tuần hoàn, thư thái ấy. Cháo bẹ và rau măng là kham khổ, nghèo nàn, nhưng đã được nâng lên thành cái sẵn sàng, đầy

(13)

đủ, thành một thoáng vui. Đến việc dịch sử Đảng trên bàn đá chông chênh thì đã lồng lộng cái thế vững chắc của tiến trình cách mạng giữa gian nguy. Cuộc đời cách mạng thật là sang!Tinh thần của bài thơ tụ lại cả ở từ sang này. Niềm tin, niềm tự hào của Bác tỏa sáng cả bài thơ.

?) Qua đây em nhận xét gì về vẻ đẹp của Bác ?

- Cao quý, vĩ đại, trí tuệ, sang suốt, lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng mà người theo đuổi

* Tức cảnh Pác Bó - Cái

“sang” của chiến sĩ cách mạng luôn lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

HS đọc bài thơ Ngắm trăng

? vẻ đẹp của một người tù – chiến sĩ CM được thể hiện ntn ở Hồ Chí Minh trong bài thơ

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù không chỉ là một thi nhân mà còn là một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao” Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt.. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do của một chiến sĩ vĩ đại mà xiềng xích nhà tù không thể ngăn cản được.

Hs đọc bài thơ Đi đường

? Câu mở đầu viết về điều gì

- là nhận xét chung của Bác về chuyện đi đường:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan (Đi đường mới biết gian lao) ? Tại sao Bác lại có nhận xét như vậy

Đây không phải là nhận xét chủ quan chỉ sau một vài chuyến đi bình thường mà là sự đúc kết từ hiện thực của bao hành trình vất vả, hiểm nguy mà Bác đã phải trải qua. Trong thời gian mười bốn tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trái phép, Bác Hồ thường xuyên bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác khắp mười ba huyện của tỉnh Quảng Tây.

Chuyện đi đường là việc xảy ra hằng ngày. Có chặng Người đi thật dễ chịu trong khung cảnh “ Chim ca rộn

*Ngắm trăng – vẻ đẹp của một người tù, một chiến sĩ CM có phong thái ung dung, tự tại, yêu đời, yêu tự do.

*Đi đường – bài thơ giàu tính triết lí của một người tù, chiến sĩ CM

- Hình ảnh của hiện thực – đi đường trong những lần chuyển lao ở nhà tù

(14)

núi, hương bay ngát rừng” nhưng chủ yếu là những chặng đường vất vả tay bị cùm, chân bị xích, đi trong sương gió lạnh buốt thấu xương hay trong nắng trưa đổ lửa. Vượt dốc, băng đèo, lội suối… với những khó khăn thử thách nhiều lúc tưởng như quá sức chịu đựng của con người. Từ thực tế đó, tác giả khái quát thành chuyện đi đường.

? Câu thơ thứ hai cụ thể hóa những gian lao trên đường đi ntn

Trùng san chi ngoại hựu trùng san (Núi cao rồi lại núi cao trập trùng)

Giữa khung cảnh thiên nhiên chỉ toàn là núi cao nối tiếp núi cao, con người vốn nhỏ bé, yếu ớt lại càng thêm nhỏ bé, yếu ớt. Đường xa, dặm thẳm, vực sâu, dốc đứng… biết bao trở ngại, thách thức dễ làm cho con người chán nản, ngã lòng. Bởi vừa vượt qua mấy đỉnh núi cao, sức tinh thần, vật chất đã vơi, con người tưởng đã thoát nạn, ngờ đâu lại núi cao trập trùng chặn đứng trước mặt. Trong câu thơ chữ Hán có chữ hựu ác nghiệt, lời dịch nhân cái ác nghiệt ấy lên gấp đôi: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.

Gian lao kể sao cho xiết! Cấu trúc khép kín ở câu thơ chữ Hán (Trùng san chi ngoại hựu trùng san), chuyển sang kết cấu trùng lặp tăng tiến, vế sau nặng trĩu thêm bởi từ trập trùng ở cuối, cấu trúc khép kín và trùng lặp tăng tiến ấy dường như đẩy con người vào cái thế bị hãm chặt giữa ba bề bốn bên là rừng núi, không thoát ra được, chỉ có kiệt sức, nhụt chí, buông xuôi.

? GV chuyển ý : Nhưng núi cao có ngăn cản, làm nhụt chí người đi đường không? – HS đọc 2 câu cuối

?) Câu 3- “chuyển” đã chuyển mạch thơ như thế nào?

- 2 câu đầu: nói về nỗi gian lao của người đi đường...

- Câu 3: mọi gian lao đều đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường đã lên tới đỉnh cao chót

?) Hai câu thơ muốn khẳng định điều gì?

Giữa vòng vây núi non trập trùng, chất ngất, hoang vu đó nổi lên điểm sáng, điểm động là con người với vẻ ngoài tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng bên trong lại là một nghị lực, sức mạnh phi thường.

Câu thơ trước kết thúc bằng hình ảnh trùng san, câu thơ sau mở đầu cũng bằng hình ảnh ấy. Trong thơ dịch không liền như thế nhưng cũng lặp được núi cao… núi cao… Âm điệu ấy nâng con người lên cái thế tưởng như bình thường nhưng thực ra lại rất hào

(15)

hùng. Đạp lên đỉnh núi cao này bước sang đỉnh núi cao kia như đi trên bậc thang, cứ thế từ tốn lên đến đỉnh cao chót vót. Câu thơ chữ Hán dừng lại ở âm thanh chắc nịch của chữ hậu, tạo nên âm hưởng rắn rỏi, mạnh mẽ. Câu thơ dịch có âm điệu dàn trải như tiếng thở phào sung sướng, nhẹ nhõm: Núi cao lên đến tận cùng.

Đến đây thì mọi gian lao, vất vả đã khép lại; kết quả, phần thưởng xứng đáng mở ra. Lúc trước là mắt chạm vào vách núi cao thẳng đứng, chỉ toàn đá và cây; nay thì mắt nhìn bốn phương, đâu đâu cũng thấy muôn trùng nước non (vạn lí dư đổ). Leo lên đến tận cùng, đứng trên đỉnh núi cao nhất (cao phong), phóng tầm mắt ra xa, không những tầm nhìn mở rộng mà cả trí óc, tấm lòng, cuộc đời cũng mở rộng. Con người đã đến đích sau cuộc hành trình muôn vàn gian khổ. Âm hưởng câu thơ cuối ngân vang thể hiện niềm lạc quan vô hạn trước tương lai tươi đẹp. Cảnh muôn trùng nước non giờ đây đã thu gọn trong tầm mắt Bác. Bài thơ kết thúc ở niềm vui, niềm kiêu hãnh to lớn đó.

?Vậy có phải bài thơ này chỉ đơn giản nói đến chuyện đi đường?

Đi đường không phải chỉ có gian nan vì núi cao trập trùng mà còn có bao khó khăn nguy hiểm khác. Hình ảnh núi cao trập trùng tượng trưng cho vô vàn khó khăn, nguy hiểm mà con người thường gặp trong đời.

Cho nên đường ở đây không phải là con đường đỉ trên mặt đất mà nó chính là đường đời, đường cách mạng.

Liệu có mấy ai suốt đời chỉ toàn gặp thuận buồm xuôi gió, thẳng một lèo đến thắng lợi, thành công? Trở ngại, nguy nan là chuyện thường tình. Muốn vượt qua tất cả, con người phải có một ý chí kiên cường, nội lực phi thường cùng một niềm tin không gì lay chuyển nổi. Như vậy mới có thể đạt được chiến thắng vinh quang. Thắng gian lao nguy hiểm và cao hơn nữa là chiến thắng chính mình.

Nếu con đường đó là con đường cách mạng thì chân lí tất yếu nêu trên lại càng sáng tỏ. Cuộc đời phấn đấu, hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi. Trên con đường cách mạng đầy chông gai, sóng gió, với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại. Từ chuyện đi đường tưởng như rất đỗi bình thường, người chiến sĩ cộng sản lão thành

Đó là con đường nhiều gian khổ mà nhà tù TGT đày ải người tù; người tù phải vượt qua chập chùng đường núi;

muôn trùng núi non thu vào trong tầm mắt khi lên đến đỉnh núi.

c) ý nghĩa triết lí

- Con đường CM nhiều thử thách,chông gai nhưng chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp.

- Người CM phải rèn luyện ý chí kiên định, phẩm chất kiên cường.

(16)

Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta một bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích.

4. Củng cố, Hướng dẫn về nhà: 2’ GV khái quát nội dung bài học về vẻ đẹp tư tưởng, nhân cách của Bác –

- Học thuộc lòng 3 bài thơ. Cảm nhận được vẻ đẹp trong tư tưởng nhân cách của Bác.

- Chuẩn bị: Soạn: Chủ đề: Vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh qua 3 bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường

- Một số câu hỏi định hướng:

Phân công chuẩn bị bài tập dự án để thuyết trình:

4 câu hỏi tương ứng với 4 nhóm:

? Có ý kiến cho rằng ba bài thơ của HCM đã có sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại. Ý kiến của em ( chỉ ra và PT rõ chất cổ điển cùng chất hiện đại trong từng bài thơ)

?) Qua ba bài thơ em cảm nhận như thế nào về cuộc sống, tâm hồn cũng như vẻ đẹp trong tư tưởng, nhân cách của Bác?

? Từ 3 bài thơ, em hãy khái quát vẻ đẹp trong phong cách thơ của Hồ chí Minh

? Suy nghĩ của em sau khi học ba bài thơ của Bác V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Tiết 89 1. Ổn định -1’

2. Kiểm tra: 5’ ? Đọc thuộc lòng hai bài thơ: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường. Em cảm nhận ntn về vẻ đẹp tư tưởng và nhân cách của Bác

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình.

GV chuy n tiêt 3

Hđ 2 ( 23’)

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu nét đẹp trong phong cách thơ Hồ Chí Minh

- Phương pháp:đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, nhóm.

- phương tiện; bảng, máy chiếu, SGK - Kĩ thuật: động não.

? Có ý kiến cho rằng ba bài thơ của HCM đã có sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại. Ý kiến của em

- HS trao đổi nhóm – viết bảng nhóm – thuyết

2.Nét đẹp trong phong cách thơ Hồ Chí Minh

a.Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường mang đậm màu sắc cổ điển của thơ ca phương Đông

-Thể thơ Đường luật: thất ngôn

(17)

trình- nhận xét, bổ sung

- GV đánh giá, khái quát- phân tích bình thêm Ví dụ: bố cục bài Tức cảnh Pác Bó

- câu 1 khai ( mở ra): nói về nét sinh hoạt hằng ngày của Bác – việc ở

- câu 2 (thừa): ): nói về nét sinh hoạt hằng ngày của Bác – việc ăn

- Câu 3 ( chuyển) thơ tứ tuyệt khó nhất câu 3: từ không khí của thiên nhiên là suối hang sớm tối chuyển sang không khí hoạt động XH, đảng, sử ,dịch sử Đảng. Từ những chữ cái mềm mại suối măng rau chuyển sang bàn đá , chất đá rắn chắc. Từ những âm bằng êm đềm chuyển sang thanh chắc- nặng: dịch, sắc: đá, hỏi: sử đanh thép, rắn rỏi- chuyển nhưng như là không chuyển nhẹ nhàng chẳng có gì bị đứt gãy.

- câu 4: kết bằng một từ sang giàu ý nghĩa Nghệ thuật đối: Tức cảnh Pác Bó - Đối ý : bàn đá chông chênh /dịch sử Đảng

(Điều kiện làm việc tạm bợ)/(công việc quan trọng) - Đối thanh : BTBB – TTT

Ngắm trăng

?) Về mặt kết cấu, 2 câu thơ này có gì đặc biệt? Phân tích để thấy được hiệu quả nghệ thuật của nó?

- Tiểu đối: Nhân >< nguyệt Nguyệt >< thi gia

- Bình đối: nhân – nguyệt, minh nguyệt – thi gia

-> Cấu trúc đăng đối của 2 câu cho thấy giữa người và “nguyệt” có “song sắt” nhà tù chắn giữa

- Hiệu quả nghệ thuật:

+Diễn tả mối quan hệ gắn bó, tri kỉ giữa trăng và người; cả 2 cùng hướng về nhau

+ Tạo nên 2 không gian: ngoài cửa sổ: trong sáng, trong cửa sổ: tăm tối - tứ thơ “ Đường đời khó khăn” là cũng mượn ý thơ của người xưa

Trong Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều nói về đường đời đau khổ:

Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ Đường thế đồ gót rỗ kì khu

Cao Bá Nhạ trong Tự tình khúc lại xót xa cho thân phận trên đường đời xa xôi:

Những là sợ gió e sương

Thương thân chua xót nghĩ đường xa xôi

tứ tuyệt theo kết cấu khai -thừa - chuyển - hợp tuyệt khéo.

- vẻ đẹp trong nghệ thuật đối của thơ Đường – Ngắm trăng, Đi đường

- tứ thơ “ Đường đời khó khăn”

là cũng mượn ý thơ của người xưa

- sử dụng thi liệu quen thuộc trong thơ cổ: trăng và thể hiện niềm say mê trước vẻ đẹp đêm trăng.

- vẻ đẹp của phong thái ung

(18)

? HS đọc diễn cảm ba bài thơ và nhận xét về giọng điệu thơ của Bác

? so sánh với bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch -Đều xuất hiện hình ảnh trăng sáng

-Lí Bạch trông trăng mà động mối tình với quê hương.

-Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh tù ngục nhưng trong đó có chất thép – vẻ đẹp của một chiến sĩ CM với phong thái ung dung, lạc quan, khát khao tự do cháy bỏng. Đó không chỉ là một phong thái mà còn là một bài học đạo đức, một bài học mà người CM nào cũng cần phải có ( Liên hệ với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tố Hữu)

? Vẻ đẹp đó đã được thể hiện ở những bài thơ nào đã học

?Trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó ta thấy hiện lên một vị khách lâm tuyền hóm hỉnh ở chốn suối rừng nhưng hơn thế em còn cảm nhạn được vẻ đẹp nào của Bác nữa

- vẻ đẹp của một chiến sĩ cách mạng đang lo lắng cho sự nghiệp CM, đang vì nước vì dân.

? Vương Chi Hoán đời Đường đã bước lên lầu cao ngắm được dòng sông Hoàng trải rộng với ánh mặt trời rực rỡ còn Hồ Chí Minh cũng trải qua bao khó khăn của việc đi qua những chặng đường núi non hiểm trở để lên được đỉnh cao nhất thu nhận được hết cả nước non trong tầm mắt . Theo em giữa Bác với người xưa có gì khác nhau trong cánh nhìn, cách cảm.

-Người xưa lên núi để ngắm thiên nhiên với sự nhàn tản

-Bác đi đường khi đang bị giam cẩm. Người tù đã chấp nhận và vượt lên những khó khăn để hướng tới đích. Trên đỉnh cao thắng lợi biết bao niềm vui. Vui vì đỉnh cao đã được chiếm lĩnh, vì đã làm tròn trách nhiệm được giao. Và vì vậy, từ việc đi đường người chiến sĩ CM đã đúc kết được kinh nghiêm không chỉ về việc đi đường mà còn là kinh nghiệm đấu tranh

dung tự tại, hóm hỉnh của một bậc hiền nhân quân tử giữa chốn non xanh nước biếc ở Pác Bó.

b. Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường mang tính hiện đại

-Giọng thơ hiện đại, khỏe khoắn, lạc quan.

-Thể hiện trong vẻ đẹp của một chiến sĩ cách mạng luôn vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, luôn đang lo lắng cho việc nước, đang vì nước vì dân.

(19)

qua những chặng đường CM mà mình đang thực hiện.

Hoạt động 4(5’)

- Mục tiêu: Hướng dẫn Hs tổng kết về chủ đề.

- Phương pháp: trao đổi nhóm.

- Phương tiện: máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não,.

?) Qua ba bài thơ em cảm nhận như thế nào về cuộc sống, tâm hồn cũng như vẻ đẹp trong tư tưởng, nhân cách của Bác?

? Từ 3 bài thơ, em hãy khái quát vẻ đẹp trong phong cách thơ của Hồ chí Minh

- HS trao đổi nhóm, trình bày - GV khái quát – trình chiếu

=> 1 HS đọc 3 ghi nhớ

Hoạt động 5 (5’)

Hướng dẫn HS luyện tập PP trình bày 1’

? Đọc diễn cảm 3 bài thơ - từ ba bài thơ của Bác, em có được cảm nhận và suy nghĩ gì

HS suy nghĩ, bộc lộ GV nhận xét, đánh giá

III. Tổng kết chủ đề 1. nội dung:

- Ba bài thơ viết về những ngày tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn,gian khổ của Bác ở Pác Bó, trong những ngày tháng Bác bị giam cầm tại nhà tù Tưởng Giới Thạch; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, vẻ đẹp của một vị khách lâm tuyền giữa chốn non xanh nước biếc của Bác; đồng thời thấy được vẻ đẹp tư tưởng của chiến sĩ say mê cách mạng, lại rất ung dung tự tại, chủ động trước mọi h/cảnh.

2. nghệ thuật:

- Nét đẹp trong phong cách thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ c/m.

IV. Luyện tập

? Đọc diễn cảm 3 bài thơ - từ ba bài thơ của Bác, em có được cảm nhận và suy nghĩ gì 4. Củng cố, Hướng dẫn về nhà (2’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

? Khái quát những nội dung cần nhớ của chủ đề - HS trình bày, nhận xét, bổ sung

- GV khái quát vẻ đẹp trong ba bài thơ của Bác

- Học thuộc thơ, nhớ được vẻ đẹp trong ba bài thơ của Bác: vẻ đẹp về tâm hồn, nhân cách, tư tưởng, vẻ đẹp phong cách thơ Bác

- Soạn: Câu cảm thán và Câu trần thuật

+ Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng.

+ Trả lời các câu hỏi và làm phần bài tập sgk V. Rút kinh nghiệm

………

...

...

(20)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

-Câu hỏi :Viết những hành vi biểu hiện thiếu tôn trọng người khác.. II/ Trả lời câu hỏi

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Câu 6: Xác định cách gieo vần ở bài thơ sau Cảnh khuya Tiếng suối trong như tiếng hát xa,.. Trăng lồng cổ thụ, bóng