• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN ÔN TẬP

Ngày soạn: 01/ 04 / 2020

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 4 tháng 05 năm 2020

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH DỊCH COVID-19

I.Mục tiêu:

- HS biết các biện pháp phòng tránh dịch Covid-19 khi ở nhà, ở trường, ngoài xã hội.

- Thực hiện việc đeo khẩu trang, giãn cách với mọi người.Thực hiện việc dùng đồ dùng cá nhân. Không dùng chung với bạn

-HS chú ý lắng nghe, hứng thú, vận động mọi người cùng thực hiện.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Khẩu trang, nước rửa tay khô.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động 1: Hướng dẫn đeo khẩu trang

- Đeo khẩu trang để mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong do mặt xanh có tính thấm nước, mặt trắng có tính hút ẩm có tác dụng thấm hơi thở.

- Khẩu trang phải che kín cả mũi và miệng

- Khi đeo khẩu trang thì cầm quai đeo vào, tuyệt đối không chạm tay vào mặt trong của khẩu trang.

- Khẩu trang khi đã đeo vào thì không được chạm đến vì có thể đưa vi khuẩn lây nhiễm từ tay qua các lớp khẩu trang đi vào đường hô hấp gây nhiễm bệnh

- Khi tháo khẩu trang, chỉ cầm vào phần quai đeo để tháo, tuyệt đối không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang tránh để lây nhiễm vi khuẩn qua bàn tay rồi lây qua đường hô hấp.

- Tháo bỏ khẩu trang bỏ vào thùng rác có nắp đậy.

- Rửa tay ngay sau khi vứt khẩu trang vào thùng rác.

=> Đeo khẩu trang đúng cách không chỉ giúp các con phòng được nhiều căn bệnh lây qua đường hô hấp mà còn giúp các con rèn được thói quen dùng khẩu trang khi đi ra ngoài và đến nơi đông người.

Hoạt động 2: Quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế

Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.

Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay)

Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái)

Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Kết luận: Có thể nói rằng đôi bàn tay là bộ phận linh hoạt nhất trên cơ thể của con người. Bàn tay giúp chúng ta làm mọi việc từ lao động, ăn uống, vệ sinh cá nhân, cầm nắm các vật... Chính vì sự linh hoạt đó mà bàn tay của con người phải tiếp xúc với rất nhiều thứ từ đồ ăn, đất cát, phân, động vật hay đơn giản là tay nắm cửa. Do

(2)

phải tiếp xúc với nhiều đồ vật như vậy mà bàn tay có thể có những vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.coli sau khi chúng ta đi đại tiện; hay virus cúm, virus sởi sau khi dùng tay xì mũi. Thử tưởng tượng xem nếu như bạn không rửa tay thì bạn có thể reo rắc các vi khuẩn và virus này ở khắp nơi - những nơi mà bạn chạm tay hoặc chính những vi sinh vật này sẽ gây bệnh cho bạn.

TOÁN

LUYỆN TẬP BẢNG NHÂN 3, BẢNG NHÂN 4, BẢNG NHÂN 5

I.MỤC TIÊU:

- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 3, nhân 4, nhân 5.

- Biết giải toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3, bảng nhân 4, bảng nhân 5).

- GDHS áp dụng vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Dưới lớp GV gọi 3 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3, 4, 5.

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới:

a. Giới hiệu bài:

- Trong giờ toán hôm nay, các em sẽ cùng nhau luyện tập, củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 3, 4, 5.

b Luyện tập:

Bài 1. Số?

- Gọi HS nêu y/c bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hỏi: Để điền được kết quả vào ô trống em làm thế nào?

- 3 HS lên bảng làm – lớp làm vào vở.

- Chữa bài :

- Cho HS nhận xét Đ - S.

GV: Qua bài tập 1, cần ghi nhớ bảng nhân 3, 4, 5.

Bài 2.

- Gọi 2 HS đọc bài toán.

Tính:

3 x 4 = 12 3 x 6 = 18 4 x 6 = 24 4 x 9 = 36 5 x 8 = 40 5 x 7 = 35 - Hs đọc

- HS nhận xét.

- HS nêu yêu cầu

- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.

- Em thực hiện nhân.

- 3HS lên bảng làm bài

3 x 3 = 9 4 x 5 = 20 5 x 6 =`30 3 x 8 = 24 4 x 8 = 32 5 x 3 = 15 - HS nhận xét

- HS đọc bài toán.

(3)

+ Bài cho biết gì ? + Bài hỏi gì?

- GV kết hợp tóm tắt.

Tóm tắt

Mỗi can đựng: 4 lít dầu 3 can : … lít dầu?

- Yêu cầu HS làm bài

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S.

+ Yêu cầu HS nêu câu lời giải khác?

- GV nhận xét. Củng cố cách giải bài toán có lời văn.

Bài 4.

- Gọi 2 HS đọc bài toán.

+ Bài cho biết gì ? + Bài hỏi gì?

- GV kết hợp tóm tắt.

Tóm tắt Mỗi túi: 5 kg gạo 8 túi : … kg gạo?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài : - Nhận xét Đ - S.

+ Nêu cách đặt lời giải khác?

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

+ Hôm nay các em luyện tập những kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời - Nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở ô li Bài giải:

3 can đựng số lít dầu là:

4 x 3 = 12 (l )

Đáp số: 12 l dầu.

- HS nêu

- HS đọc bài toán - HS trả lời

- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- 1HS làm bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

Bài giải:

8 túi có số kg gạo là:

5 x 8 = 40 (kg )

Đáp số: 40 kg gạo.

- Ghi nhớ bảng nhân 3, 4, 5.

- Giải bài toán đơn về nhân 4, 5.

TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC:ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ, MÙA XUÂN ĐẾN, CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

(4)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện với giọng các nhân vật.

- HS nhớ lại nội dung bài Tập đọc Ông Mạnh thắng Thần Gió, Mùa Xuân đến, Chim sơn ca bà bông cúc trắng.

- HS biết yêu quý, bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ:

-Yêu cầu HS chuẩn bị đồ dùng.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Bài tập.

Phần 1: Luyện đọc Ông Mạnh thắng Thần Gió.

- GV gọi HS đọc bài -GV nhận xét

- Nội dung câu chuyện là gì?

Phần 2: Luyện đọc Mùa xuân đến.

- GV gọi HS đọc bài - GV nhận xét

- Nội dung bài tập đọc là gì?

Phần 3: Luyện đọc Chim sơn ca và bông cúc trắng.

- GV gọi HS đọc bài -GV nhận xét

?Nội dung câu chuyện là gì?

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay học những gì ? - GV nhận xét tiết học

- Chuẩn bị đồ dùng: SGK Tiếng việt

-HS đọc bài theo hình thức, cá nhân, lớp

-HS nhận xét -HS lắng nghe -HS trả lời

-HS đọc bài theo hình thức, cá nhân, lớp

-HS nhận xét -HS lắng nghe -HS trả lời

-HS đọc bài theo hình thức, cá nhân, lớp

-HS nhận xét -HS lắng nghe -HS trả lời -HS trả lời -HS lắng nghe

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ:TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT, TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố cho học sinh vốn từ về thời tiết 4 mùa trong năm, vốn từ về chim chóc (biết sắp xếp tên các loài chim vào đúng nhóm thích hợp). Biết trả lời câu hỏi Khi nào để hỏi về thời điểm?

(5)

- Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết 4 mùa và biết sử dụng từ ngữ về chim chóc đúng văn cảnh. Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi với cụm từ chỉ khi nào?

- GDHS có ý thức tự giác trân trọng vốn từ Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Gv: Phiếu bài tập.

- Hs: VBT, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS thực hiện hỏi đáp theo mẫu câu hỏi có từ : Khi nào?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2) Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học b) Hướng dẫn làm bài tập:

Bài tập 1: Tìm từ thích họp trong các từ sau: mưa dầm, mưa phun, mưa bóng mây, mưa đá điền vào chỗ trống:

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gọi Hs đọc các từ trong ngoặc.

a) Mưa ngắn và thưa hạt do một đám mây nhỏ đưa đến, một thoáng rồi lại tạnh, gọi là …

b) Mưa kéo dài nhiều ngày, thường trên một diện tích rộng, gọi là …

c) Mưa có hạt đông cứng thành nước đá, gọi là …

d) Mưa rất nhỏ nhưng dày hạt, có thể kéo dài nhiều ngày, thường có ở miền Bắc vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân, gọi là …..

- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng:

a) mưa bóng mây; b) mưa dầm;

c) mưa đá; d) mưa phùn.

GV: Mưa bóng mây là kiểu mưa bất chợt không có điềm báo trước. Mưa dầm thường xảy ra mùa xuân và mùa đông. Mưa phùn thường vào nửa sau

- 2HS thực hiện hỏi đáp theo mẫu câu hỏi có từ : Khi nào?

- VD: Khi nào cậu cảm thấy vui nhất?

Tớ vui nhất khi được cô giáo khen.

- Lớp nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Tìm từ thích hợp ...

- HS đọc từ.

- HS làm bài cá nhân.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét.

(6)

của mùa đông. Mưa đá thường xảy ra vào mùa hè.

- Khi trời mưa các con cần làm gì?

Bài tập 2: Tìm tên các loài chim để điền tiếp vào chỗ trống:

a) Chim có giọng hót hay.

M: hoạ mi, …

b) Chim sống trong rừng. M: công, … c) Chim sống ngoài biến. M: hải âu, … d) Chim có tên được hình thành từ tiếng hót. M: bìm bịp, ….

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng.

a) Chim có giọng hót hay: sơn ca, hoạ mi, chào mào, khướu…

b) Chim sống trong rừng: vẹt, trĩ, khướu, đại bàng, gõ kiến…

c) Chim sống ngoài biển: chim cánh cụt, chim ó biến…

d) Chim có tên được hình thành từ tiếng hót: chích choè, đa đa, tu hú, cuốc, bắt cô trói cột…

Bài tập 3: Trả lời câu hỏi các cụm từ được gạch chân:

a, Sứ giả gặp bà lão hái hoa khi nào?

b, Nhà vua nghĩ ra được cách tính tuổi khi nào?

c, Khi nào, thần dân được mở hội ba ngày, ba đêm?

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Gv đưa mẫu

- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng

a) Sứ giả gặp bà lão hái hoa đào khi bà quay trở về

b) Nhà vua nghĩ ra được cách tính ruổi khi sứ giả về tâu vua việc bà lão hái hoa đào chờ con.

c) Khi hoa đào nở thần dân được mở hội ba ngày, ba đêm.

3) Củng cố - Dặn dò

- Bài hôm nay học những nội dung gì?

- Gv nhận xét giờ học.

- Hs nêu.

- Hs đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài đọc bài làm - Nhận xét

- Hs nêu yêu cầu

- Hs đọc mẫu, nhận xét

- Hs làm bài cá nhân, đọc bài làm - Lớp nhận xét, bổ sung

.

(7)

- Dặn Hs chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 02/ 04 / 2020

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 5 tháng 05 năm 2020

TOÁN

LUYỆN TẬP BẢNG CHIA 2, BẢNG CHIA 3, BẢNG CHIA 4, BẢNG CHIA 5 I. MỤC TIÊU:

- Củng cố việc ghi nhớ bảng chia 2, bảng chia 3, bảng chia 4, chia 5.

- Biết giải toán có một phép chia (trong bảng chia 2, bảng chia 3, chia 4, chia 5).

- GDHS áp dụng vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Dưới lớp GV kiểm tra 4 HS đọc thuộc lòng bảng chia 2, 3, 4, 5.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài

GV nêu mục tiêu của giờ học.

b. Luyện tập:

Bài 1: Tính nhẩm

- Chữa bài

- Dựa vào đâu để em làm được BT này?

GV: Củng cố bảng chia 2.

Bài 2: Tính nhẩm

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Chữa bài

- Em có nhận xét gì về mỗi cột phép tính?

- 4 HS đọc bảng chia 2, chia 3, 4, 5 - Nhận xét

- 1 HS nêu y/c bài.

- 2 HS làm bài bảng, lớp làm vào vở.

- Đọc kết quả

4 : 2 = 2 24 : 4 = 6 16 : 4 = 4 10 : 5 = 2 14 : 2 = 7 27 : 3 = 9 18 : 3 = 6 30 : 5 = 6

+ Nhận xét đúng – sai.

- Dựa vào các bảng chia đã học

- HS đọc yêu cầu.

- 2 HS làm bài bảng, lớp làm vào vở.

2 x 6 = 12 3 x 8 = 24 4 x 7 = 28 12 : 2= 6 24 : 3 = 8 28 : 4 = 7 5 x 8 = 40

40 : 5 = 8

- HS đọc kết quả + Nhận xét Đ - S.

- Lấy tích chia cho thữa số này, kết quả là thừa số kia

(8)

GV: Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

Bài 3:

- BT cho biết gì? BT hỏi gì?

- Nhìn tóm tắt nêu lại BT?

Tóm tắt 2 tổ : 18 lá cờ Mỗi tổ : ...lá cờ?

- Chữa bài

- Nêu câu lời giải khác?

- GV củng cố cách giải bài toán có lời văn.

Bài 4:

- GV tóm tắt

5 bình : 15 bông hoa Mỗi bình : … bông hoa?

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.

- GV nhận xét Bài 5:

Tóm tắt

3 túi: 15kg gạo.

1 túi: ...kg gạo?

- Nhìn tóm tắt nêu lại bài toán?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Chữa bài

Bài giải:

Số ki-lô-gam gạo của mỗi túi là:

15 : 3 = 5 ( kg)

Đáp số: 5kg gạo.

+ Nêu câu lời giải khác?

- Đổi chéo vở kiểm tra 3. Củng cố - dặn dò:

- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 2, 3, 4

- HS đọc bài toán.

- HS nêu lại bài toán

- 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở

Bài giải

Mỗi tổ có số lá cờ là:

18 : 2 = 9 (lá cờ) Đáp số: 9 lá cờ.

- Đọc bài giải + Nhận xét Đ - S.

+ Đổi chéo vở kiểm tra - HS nêu

- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán - HS nêu

- Lớp làm bài cá nhân Bài giải

Mỗi bình có số bông hoa là:

15 : 5 = 3 ( bông hoa) Đáp số : 3 bông hoa.

- Lớp nhận xét

-HS nêu

- Nêu yêu cầu bài, làm bài, đọc bài làm.

- Nhận xét

(9)

và bảng chia 5.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau

__________________________________

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA, TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM

I. MỤC TIÊU:

- Viết được một đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mừa hè, về các loài chim - Nói, viết câu đủ ý, ngắn gọn, biết dùng từ đúng ngữ pháp hoàn thiện 1 đoạn văn.

- HS có ý thức bảo vệ loài chim có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: VBTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài “Mùa xuân đến” và trả lời câu hỏi:

-Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách nào?

- GV nhận xét, đánh giá 2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu, ghi tên bài.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Viết 1 đoạn văn ngắn từ 3-5 câu nói về mùa hè.

- Gọi HS nêu yêu cầu.

+ Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?

+ Mặt trời mùa hè như thế nào?

+ Cây trái trong vườn như thế nào?

+ HS thường làm gì vào dịp nghỉ hè?

- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào VBT.

- Gọi HS đọc bài và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn.

- GV chữa lỗi câu, từ cho từng HS.

Bài 2 : Đọc bài văn sau rồi làm bài tập:

- 1 HS đọc bài “Mùa xuân đến” và trả lời câu hỏi:

- Ngửi: Mùi hương thơm nức của các loài hoa, hương thơm của không khí đầy ánh nắng.

- Nhìn: Ánh nắng mặt trời, cây cối đang thay màu áo mới.

- HS nhận xét.

- HS đọc

- HS nêu yêu cầu.

- Bắt đầu từ tháng tư trong năm.

- Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ.

- Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm,...

- Đi nghỉ mát, vui chơi, về quê thăm ông bà...

- HS viết trong 5-7 phút, 1 hs viết bảng phụ.

- Nhiều HS đọc bài – Nhận xét.

(10)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

.

a) Tìm những câu tả hình dáng của chích bông?

b) Tìm những câu tả hoạt động của chích bông?

c) Viết 2, 3 câu về một loài chim?

- Khi viết về loài chim cần chú ý điều gì?

- GV: Cần nói hoặc viết đúng quy trình về loài chim và nêu được cảm nghĩ của mình về loài chim đã.

3. Củng cố - dặn dò:

- Giờ hôm nay được học kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu

- Đại diện trình bày.

a)- Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim.

- Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm.

- Hai chiếc cánh nhỏ xíu.

- Cặp mỏ chích bông tớ tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.

b) - Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến.

- Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút.

- Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt... Nó khéo moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong những thân cây mảnh dẻ, ốm yếu.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài vào vở.

- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài viết.

- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.

- Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm nổi bật, cảm nghĩ của mình về loài chim đã.

- HS nêu

_________________________________

TIẾNG VIỆT

LUYỆN VIẾT CHỮ HOA Q, R, S, T

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố lại cách viết chữ hoa Q, R, S, T theo cỡ vừa và nhỏ; viết câu ứng dụng Quê hương tươi đẹp, Ríu rít chim ca, Sáo tắm thì mưa, Thẳng như ruột ngựa theo cỡ nhỏ.

- Rèn cho Hs viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

- Giáo dục Hs có thói quen ngồi viết đúng tư thế, tự giác rèn chữ viết ,giữ gìn vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: Mẫu chữ.

- Hs: Vở ô li, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(11)

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs - Gv nhận xét, đánh giá

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học b. Hướng dẫn viết chữ hoa:

Luyện viết chữ hoa Q,R,S,T

- Gọi Hs nhắc lại độ cao, dòng kẻ ngang và cách viết chữ hoa Q, R,S,T

- GV hướng dẫn lại: Chữ Q, R, S, T hoa c. Luyện viết vào bảng con:

- GV viết mẫu chữ Q, R, S, T hoa cỡ nhỡ

trên bảng lớp, kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.

- Cho Hs viết bảng con - Nhận xét, sửa sai, uốn nắn.

d. Luyện viết vở ô ly:

- Yêu cầu Hs luyện viết vào vở - Viết chữ Q:

+ 1 dòng chữ cái Q hoa cỡ nhỡ

+ 1 dòng chữ Q hoa cỡ nhỏ.

+ 1 dòng chữ Quê cỡ vừa.

+ 1 dòng chữ Quê cỡ nhỏ.

+ 2 dòng cụm từ ứng dựng cỡ nhỏ: Quê hương tươi đẹp.

- Viết chữ R:

+ 1 dòng chữ R hoa cỡ nhỡ.

+ 1 dòng chữ R hoa cỡ nhỏ.

+ 1 dòng chữ Ríu cỡ vừa.

+ 1 dòng chữ Ríu cỡ nhỏ.

+ 3 dòng cỡ nhỏ câu ứng dụng: Ríu rít chim ca.

- Viết chữ hoa S:

+ 1 dòng chữ S hoa cỡ nhỡ.

+ 1 dòng chữ S cỡ nhỏ

+ 1 dòng chữ Sáo hoa cỡ nhỡ.

+ 1 dòng chữ Sáo hoa cỡ nhỏ.

+ 3 dòng câu ứng dụng: Sáo tắm thì mưa (cỡ nhỏ)

- Viết chữ hoa T:

+ 1 dòng chữ cái T hoa cỡ nhỡ.

+ 2 dòng chữ cái T hoa cỡ nhỏ.

+ 1 dòng chữ Thẳng cỡ vừa.

+ 1 dòng chữ Thẳng cỡ nhỏ.

- Lớp nhận xét

- Hs nhắc lại

- Hs theo dõi GV hướng dẫn

- Cả lớp luyện viết trên bảng con.

- HS viết vở

(12)

+ 2 dòng cụm từ ứng dựng cỡ nhỏ.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS đ. Chữa bài:

- GV chữa nhanh vài bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Gọi Hs nêu lại quy trình viết chữ hoa Q, R, S

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị tiết sau

- Lớp nhận xét - Hs nêu.

________________________________________

ĐẠO ĐỨC

ÔN CÁC NỘI DUNG BÀI HỌC TUẦN 20, 21, 22

I.MỤC TIÊU:

- HS hiểu: Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho ười mất. Trả lại của rơi là thật thà sẽ được mọi người quý trọng. Biết một số câu yêu cầu ,đề nghị lịch sự. Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu , đề nghị lịch sự.

- HS biết trả lại của rơi khi nhặt được. Nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tôn trọng người khác. HS biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.

- HS có thái độ quý trọng người thật thà, không tham của rơi. HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh tình huống cho HĐ1. Các tấm bìa nhỏ 3 màu: Đỏ, xanh, trắng.

- HS: VBT

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Khi nhặt được của rơi em cần làm gì?

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Đóng vai.

Mục tiêu: HS biết trong mọi trường hợp khi nhặt được của rơi thì sẽ tìm mọi cách trả lại cho người mất.

Cách tiến hành:

- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.

- Cần trả lại cho người đánh mất.

+ TH1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển truyện của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn. Em sẽ…

+ TH2: Giờ ra chơi em nhặt được 1 chiếc bút rất đẹp ở sân trường. Em

(13)

- GV yêu cầu các nhóm lên đóng vai.

- GV theo dõi, nhận xét.

- Yêu cầu thảo luận lớp:

* Các em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn vừa lên đóng vai không? Vì sao?

* Em thấy bạn không chịu trả lại của rơi cho người đánh mất em phải làm gì?

* Em nghĩ gì khi nhận được lời khuyên của bạn là không nên tham của rơi?

- GV kết luận:

+ TH1: Em cần hỏi xem bạn nào mất để trả lại.

+ TH2: Em nộp lên văn phòng để nhà trường trả lại cho ngời đánh mất.

+ TH3: Em cần khuyên bạn hãy trả lại cho người mất, không nên tham của rơi Hoạt động 2: HS tự liên hệ

- GV nêu yêu cầu: Những em nào đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ? Hãy kể lại 1 vài trường hợp cụ thể?

- Yêu cầu HS tự liên hệ kể trước lớp.

- GV khen ngợi những HS đã biết thực hiện.

=> Cần nói lời yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự. Khi kể chuyện con cần nói to rõ ràng.

d. Hoạt động 3: Trò chơi “ Văn minh lịch sự”

- GV phổ biến luật chơi: Người chủ trò nói:

+ Mời các bạn đứng lên.

+ Mời các bạn ngồi xuống!

+ Giơ tay phải!...

Nếu là lời nói lịch sự thì HS cả lớp làm theo, nếu là lời nói chưa lịch sự thì các bạn không thực hiện theo yêu cầu. Ai

sẽ…

+ TH3: Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại. Em sẽ…

- Các nhóm đóng vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Không, vì của rơi không phải của mình nên không được sử dụng.

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS tự liên hệ kể trước lớp.

- HS nghe phổ biến nội dung trò chơi

- HS tham gia chơi

- HS trình bày đáp án và giải thích.

(14)

thực hiện không đúng luật sẽ bị phạt.

- Cho HS chơi.

- Nhận xét - đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò:

- Khi nói lời yêu cầu, đề nghị chúng ta cần nói với thái độ như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 03/ 04 / 2020

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 6 tháng 05 năm 2020

TOÁN

LUYỆN TẬP MỘT PHẦN 2, MỘT PHẦN 3, MỘT PHẦN 4, MỘT PHẦN 5

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS ôn lai cách nhận biết được biểu tượng “Một phần hai”, “Một phần ba”,

“Một phần tư”, “Một phần năm”. Biết viết và đọc ½, đọc 1/3, ¼, 1/5.

- Nhận biết bằng hình ảnh trực quan để đọc đúng “Một phần hai”, “Một phần ba”,

“Một phần tư”, “Một phần năm”. Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau.

- Học sinh vận dụng vào cuộc sống hàng ngày trong tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều như hình vẽ trong SGK/114.

- HS: Bộ đồ dùng toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2HS lên bảng làm bài tập

- Dưới lớp gọi 3 HS đọc thuộc lòng bảng chia 3.

- GV nhận xét, đánh giá.

2) Bài mới

a) Giới thiệu bài

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

c) Thực hành

Bài 1 : Hình nào được khoanh vào

½.

- 2HS lên bảng làm bài tập

Nhân 3 x 4 = 12 3x 7 = 21 3 x 10 = 30 Chia 12 : 3 = 4 21 : 3 = 7 30 : 3 = 10

- Hs đọc thuộc bảng chia 3.

- Hs nhận xét.

- HS nêu yêu cầu bài - Làm bài – đọc bài làm - Lớp nhận xét

(15)

- GV nhận xét đánh giá

Bài 2: Đã khoanh vào 1/3 hình nào?

- Bài tập yêu cầu làm gì?

GV cho HS nêu các hình đã khanh - Gọi HS giải thích cách làm.

- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng.

Đã tô màu 1/3 hình A

Bài 3: Hình nào đã khoanh vào 1/4 số con thỏ ?

- GV nhận xét, hình b

Bài 4: Hình nào đã tô vào 1/5 số ô vuông?

a, b,

c,

- GV nhận xét, hình a.

3) Củng cố - Dặn dò:

- Nêu cách viết 1/3, 1/4, 1/5?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS trình bày trước lớp.

- Giải thích cách làm - Lớp nhận xét

- 2 HS nêu – Nhận xét

- HS trình bày trước lớp.

- Giải thích cách làm - Lớp nhận xét

___________________________________

TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN, CÒ VÀ CUỐC, BÁC SĨ SÓI, QUẢ TIM KHỈ

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện với giọng các nhân vật.

- HS nhớ lại nội dung bài Tập đọc Một trí khôn hơn trăm trí khôn, Cò và Cuốc, Bác sĩ Sói, Quả tim Khỉ.

(16)

- HS biết yêu quý, bảo vệ động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ:

-Yêu cầu HS chuẩn bị đồ dùng.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2. Bài tập.

Phần 1: Luyện đọc Một trí khôn hơn trăm trí khôn

- GV gọi HS đọc bài -GV nhận xét

- Nội dung câu chuyện là gì ? Phần 2: Luyện đọc Cò và Cuốc.

- GV gọi HS đọc bài -GV nhận xét

- Bài khuyên em điều gì?

Phần 3: Luyện đọc Bác sĩ sói - GV gọi HS đọc bài

- GV nhận xét

- Nội dung câu chuyện là gì?

Phần 4: Quả tim khỉ - GV gọi HS đọc bài

- GV nhận xét

- Nội dung câu chuyện là gì?

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay học những gì ? - GV nhận xét tiết học

- Ôn đọc và trả lời câu hỏi các bài đã học

- Chuẩn bị đồ dùng: SGK Tiếng việt

-HS đọc bài theo hình thức, cá nhân, nhóm, lớp

-HS nhận xét -HS lắng nghe -HS trả lời

-HS đọc bài theo hình thức, cá nhân, nhóm, lớp

-HS nhận xét -HS lắng nghe -HS trả lời

-HS đọc bài theo hình thức, cá nhân, nhóm, lớp

-HS nhận xét -HS lắng nghe -HS trả lời

HS đọc bài theo hình thức, cá nhân, nhóm, lớp

-HS nhận xét -HS lắng nghe -HS trả lời

-HS trả lời -HS lắng nghe

___________________________________

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP ĐẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?

I. MỤC TIÊU:

- Biết sử dụng dấu vào đoạn văn. Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ: ở đâu?

(17)

- điền được dấu chấm và dấu chấm than. Viết chính xác câu hỏi theo mẫu.

- Giáo dục sử dụng dấu chấm và dấu chấm than trong ngữ cảnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Gv: Phiếu bài tập.

- Hs: VTHTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ

- Hãy thay cụm từ Khi nào dưới đây bằng cụm từ khác:

+ Khi nào bạn được nghỉ Tết ? + Khi nào thì đến mùa xuân ? - Nhận xét

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Ôn tập

Bài 1: Điền vào ô trống dấu chấm hoặc dấu chấm than.

- GV gọi HS nêu yêu cầu - Hướng dẫn HS điền dấu

- GV chốt ý đúng, củng cố nhận xét + Khi nào ta dùng dấu chấm, khi nào dùng dấu chấm than ?

Bài 2: Dựa vào các bài vừa học, trả lời câu hỏi

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Gv đưa mẫu, yêu cầu Hs đọc, nhận xét

- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng

a) Sứ giả gặp bà lão hái hoa đào ở đâu?

-> Sứ giả gặp bà lão hái hoa đào trong vườn

b) Gió Nam sống ở đâu?

-> Gió Nam sống ở Châu phi nóng bức c) Gió Bắc sống ở đâu?

-> Gió Bắc sống ở Bắc Cực băng giá.

- GV: Đặc điểm của 2 loại gió Gió Nam

- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS nêu

- HS làm vào VBT - Đọc bài làm Ôi, đẹp quá!

Hoa Hồng.

Ông mặt trời ơi, cứu cháu với ! Hãy trở về với mẹ đất đi.

- HS đọc bài làm

- Dấu chấm được dùng ở cuối câu khi đã đủ ý. Dấu chấm than đặt ở cuối câu cảm.

- 1HS đọc yêu cầu.

- Dựa vào các bài vừa học, trả lời câu hỏi

- Hs đọc mẫu, nhận xét: Câu hỏi ở đâu?

- Hs làm bài cá nhân, đọc bài làm - Lớp nhận xét

(18)

sống ở Châu phi nóng bức. Gió Bắc sống ở Bắc Cực băng giá.

3. Củng cố - dặn dò

+ Yêu cầu HS đặt một câu hỏi với cụm từ khi nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà ôn lại các bài tập đọc.

______________________________________________

THỦ CÔNG

ÔN GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ

I. MỤC TIÊU:

- Biết gấp, cắt, dán phong bì.

- Gấp, cắt, dán được phong bì, nếp gấp ,đường cắt,đường dán tương đối thẳng.

- GDHS yêu quý sản phẩm..

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phong bì mẫu có khổ lớn. Quy trình gấp, cắt, dán phong bì có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.

- HS: Một tờ giấy hình chữ nhật màu trắng. Thước kẻ, bút chì, bút màu, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.

b. GV hướng dẫn HS thực hành:

- GV cho HS quan sát mẫu.

+ Nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán phong bì?

- GV cho nhiều HS nhắc lại.

- GV tổ chức cho HS thực hành.

- GV nhắc HS dán cho thẳng , miết phẳng, cân đối.

- Gợi ý cho HS trang trí phong bì.

- GV quan sát, hướng dẫn những em còn lúng túng.

- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm.

- GV nhận xét - đánh giá sản phẩm của HS.

+ GDNGLL: Thực hành xong các em cần phải làm gì?

3. Củng cố, dặn dò:

- HS để đồ dựng học tập trên bàn.

- HS quan sát.

- HS nhắc lại.

- Bước 1: Gấp phong bì.

- Bước 2: Cắt phong bì.

- Bước 3: Dán thành phong bì.

- HS thực hành gấp, cắt , dán phong bì.

- Trưng bày sản phẩm.

- Dọn vệ sinh lớp học.

(19)

+ Nêu lại các bước gấp, cắt, dán phong bì?

- Nhận xét tinh thần học tập , sự chuẩn bị bài của HS.

- Dặn dò: VN tập gấp, cắt, dán phong bì.

Giờ sau mang giấy thủ công, giấy vở HS, giấy trắng, bút chì, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán để chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra.

- HS nêu

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 04/ 04 / 2020

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 7 tháng 05 năm 2020

TỰ NHIÊN XÃ HỘI ÔN TẬP: XÃ HỘI I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS biết: Củng cố và khắc sâu những kiến thức về chủ đề “Xã hội”.

- Kể với bạn bè, mọi người xung quanh về gia đình, trường học và cuộc sống xung quanh.

- Có tình cảm yêu mến, gắn bó với gia đình, trường học.

* GDBVMT

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Gv: Các câu hỏi ghi vào phiếu.

- Hs: VBT Tự nhiên xã hội

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ:

- Nêu nơi em ở thuộc huyện, tỉnh nào?

Nêu nghề nghiệp của những người xung quanh nơi em ở.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2) Bài mới:

a) Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học.

b)Các hoạt động:

Hoạt động 1: Kể nhanh tên các bài đã học

Mục tiêu:

Nhớ tên các bài đã học.

Cách tiến hành:

- Về chủ đề xã hội , chúng ta đã học những bài nào? Có tất cả mấy bài?

- 2 Hs kể.

- Hs nhận xét.

- HS nối tiếp nhau nêu:

+ Gia đình.

+ Đồ dùng trong gia đình.

+ Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở.

(20)

GVKL: Để củng cố lại các kiến thức đã được học hôm nay, chúng ta sẽ học bài ôn tập: xã hội.

Hoạt động 2: Thi hùng biện về gia đình, nhà trường và cuộc sống xung quanh Mục tiêu:

Kể được về gia đình, trường học và cuộc sống xung quanh.

Cách tiến hành:

- Yêu cầu bằng những tranh, ảnh đã sưu tầm được, kết hợp với việc nghiên cứu SGK và huy động vốn kiến thức đã học, các nhóm thảo luận để nói về các nội dung đã được học:

+ Nhóm 1: Nói về gia đình.

+ Nhóm 2: Nói về nhà trường.

+ Nhóm 3: Nói về cuộc sống xung quanh.

- Các yêu cầu cần đạt:

+ Nói đúng, đủ kiến thức.

+ Sinh động.

+ Có kèm tranh ảnh.

- Tổng kết cuộc thi.

* Em cần giữ sạch môi trường ở những nơi nào? Làm thế nào để giữ sạch những nơi đó?

Hoạt động 3: Làm phiếu học tập.

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý kiến em cho là đúng:

a. Chỉ cần giữ gìn môi trường ở nhà.

b. Cô hiệu trưởng có nhiệm vụ đánh trống

+ Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

+ Trường học.

+ Các thành viên trong nhà trường.

+ Phòng tránh té ngã khi ở trường.

+ Giữ trường học sạch đẹp.

+ Đường giao thông

+ An toàn khi đi các phương tiện giao thông.

+ Cuộc sống xung quanh.

- HS thảo luận nhóm 3.

- Các nhóm nghe phổ biến nội dung yêu cầu.

- Ví dụ:

+ Những công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình là:

ông bà nghỉ ngơi, bố mẹ đi làm, em đi học,…

+ Đồ dùng trong gia đình có rất nhiều loại: Đồ sứ có bát, đĩa, …đồ nhựa có xô, chậu,…Để đồ dùng luôn bền đẹp, khi sử dụng chúng ta phải chú ý cẩn thận, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.

+ Cần phải giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và có các biện pháp đề phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

+ Cần giữ sạch nhà ở, trường học và những nơi công cộng…

- HS làm bài cá nhân vào phiếu.

- Nộp bài cho GV.

(21)

báo hiệu hết giờ.

c. Không nên chạy, nhảy ở trường, để giữ gìn an toàn cho bạn và cho mình.

d. Chúng ta có thể ngắt hoa ở vườn trường để tặng cô nhân ngày 20-11.

đ. Đường sắt dành cho tàu hỏa đi lại.

e. Bác nông dân làm việc trong các nhà máy.

g. Không nên ăn các thức ăn ôi thiu để phòng ngộ độc.

h. Thuốc tây cần để tránh xa tầm tay trẻ em.

Bài 2: Nối các câu ở cột A tương ứng với câu ở cột B:

A B

Phòng tránh ngộ độc

xung quanh nhà ở và trường học.

Phòng tránh té ngã khi ở nhà.

Giữ sạch môi trường

bền đẹp

Cần phải giữ gìn đồ dùng trong gia đình

giành cho phương tiện giao thông

Đường bộ khi ở trường.

Bài 3: Hãy kể tên:

a) Hai ngành nghề ở vùng nông thôn:…..

b) Hai ngành nghề ở vùng thành phố:…..

c) Ngành nghề ở địa phương bạn:……

3. Củng cố - Dặn dò:

* Nêu cách giữ gìn vệ sinh môi trường?

- GV hệ thống nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về cây cối.

- Hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Hs nêu

_____________________________________

TOÁN

LUYỆN TẬP TÌM MỘT THỪA SỐ I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS: Biết tìm một thừa số chưa biết trong các dạng x x a= b; a x x = b. Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có phép chia.

- Học sinh biết tìm thừa số chưa biết; phân biệt với cách tìm tổng.

- Giáo dục học sinh có thói quen ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

(22)

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Gv: Bảng phụ.

- HS: Vở, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp.

Tìm x:

X x 2 = 6 3 x X = 158

- Muốn tìm một thừa số chưa biết, ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài.

b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Tìm x

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- BT yêu cầu làm gì?

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài

- Chữa bài

+ Muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta làm như thế nào?

- GV: Củng cố cách tìm thừa số chưa biết.

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống - Gọi HS nêu yêu cầu.

+ Để điền đúng số vào ô trống em làm thế nào?

- Gọi 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở ô li.

- 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp.

X x 2 = 6 3 x X = 15 X = 6 : 2 X = 15 : 3 X = 4 X = 5 - … ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- HS nhận xét, chữa bài.

- HS nêu yêu cầu của bài.

+ Tìm một thừa số chưa biết.

- 3 HS làm bảng con, lớp làm vào vở ô li.

a. X x 2 = 8 b. 5 x x = 20 x = 8 : 2 x = 20 : 5 x = 4 x = 4 c. 4 x x = 28 x = 28 : 4 x = 7 - Nhận xét

- … ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- HS nêu yêu cầu

- Nhân 2 thừa số để tìm tích, lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở ô li.

Thừa số 2 2 2 3 3 3

(23)

- Chữa bài

+ Nêu cách tìm tích?

+ Nêu cách tìm thừa số chưa biết?

- GV: Củng cố cách tìm thừa số chưa biết, cách tìm tích.

Bài 4:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?

- GV kết hợp tóm tắt lên bảng.

Tóm tắt 3 túi : 21 kg gạo 1 túi : ... kg gạo?.

- Gọi 1 Hs lên bảng làm bài, lớp làm vở.

- Chữa bài

- Nêu câu lời giải khác?

- GV: Củng cố kĩ năng giải bài toán có phép chia.

3. Củng cố - dặn dò

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm tn?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

Thừa số 6 6 3 2 5 5

Tích 1

2

12 6 6 15 15

- Nêu kết quả - nhận xét - Đổi vở kiểm tra.

- Hs nêu

- Lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- 1, 2 HS đọc đề bài.

- Phân tích đề toán

- HS nh́ìn tóm tắt nêu đề toán

- 1 Hs lên bảng làm bài, lớp làm vở.

Bài giải

Mỗi túi có số kg gạo là:

21 : 3 = 7 ( kg)

Đáp số: 7 kg gạo - Nhận xét đúng sai.

- Hs nêu

- Lấy tích chia cho thừa số đã biết

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ.

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: NHƯ THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU:

- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm: Từ ngữ về muông thú .Biết trả lời và đặt câu hỏi có cụm từ: “Như thế nào?”.

- Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp. Đặt được đúng câu có cụm từ

“Như thế nào? ”

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Gv: Bảng phụ ghi bài tập.

- Hs: VBT, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(24)

1) Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3HS lên bảng làm bài.

Điền tên các loài chim thích hợp vào chỗ chấm và giải thích các câu đó:

- Gv nhận xét, đánh giá.

2) Bài mới:

a) Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học.

b) Hướng dẫn làm bài tập:

Bài tập 1: Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp

- Bài yêu cầu làm gì?

- Có mấy nhóm? Các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì?

- Gọi 2HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.

- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng:

+ Thú dữ nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác.

+ Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu.

- Những con thú có trong bài tập 1 đều sống ở những nơi nào?

- Vì sao hổ, báo, gấu...lại xếp vào nhóm thú dữ?

* Hiện nay một số loài thú dữ đang có nguy cơ không còn tồn tại, chúng ta cần phải làm những gì để loài thú này còn tồn tại?

- Em hãy nêu những từ ngữ nói về muông thú?

Bài tập 2: Trả lời câu hỏi về đặc điểm của các con vật

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp.

- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng.

a) Thỏ chạy như thế nào?

- 3HS lên bảng làm bài.

+ HS1: Đen như...

+ HS2: Hôi như ...

+ HS3: Nói như … - Lớp nhận xét.

- Hs theo dõi.

- Hs đọc yêu cầu bài tập

- Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp.

- Có 2 nhóm - 1 nhóm là thú dữ nguy hiểm, nhóm kia là thú không nguy hiểm.

- 2HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.

- Lớp nhận xét.

- Sống trong rừng.

- Hổ, báo, gấu...chúng ăn thường thích ăn thịt động vật và sống trong rừng sâu.

- Hs nêu

- hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác...

- Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Trả lời câu hỏi về đặc điểm của các con vật.

- HS thực hành hỏi đáp theo cặp.

- Một số cặp trình bày hỏi đáp trước lớp.

- Lớp nhận xét.

(25)

- Thỏ chạy nhanh như bay (Thỏ chạy rất nhanh/ Thỏ chạy nhanh như tên bắn…)

b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào?

- Sóc chuyền cành rất khéo (rất giỏi/

nhanh thoăn thoắt…) c) Gấu đi như thế nào?

- Gấu đi rất chậm (Gấu đi lặc lè/ Gấu đi nặng nề,…)

d) Voi kéo gỗ như thế nào?

- Voi kéo gỗ rất khỏe (băng băng/…) Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu dưới đây

a) Thấy hươu cao cổ nằm ủ rũ, không ăn, Bi rất lo lắng.

b) So với cái cổ dài của hươu cao cổ, chiếc khăn của Bi quá nhỏ.

c) Màu sắc những chiếc khăn trên cổ hươu rất rực rỡ.

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- GV ghi: Trâu cày rất khỏe.

- Gọi 1 HS đọc câu văn.

- Trong câu văn trên từ ngữ nào được in đậm?

- Để đặt được câu hỏi cho bộ phận này, SGK đã dùng câu hỏi nào?

- Yêu cầu HS hỏi đáp theo cặp - Gv nhận xét, chốt bài làm đúng

a) Thấy hươu cao cổ nằm ủ rũ, không ăn, Bi như thế nào?

b) So với cái cổ dài của hươu cao cổ, chiếc khăn của Bi như thế nào?

c) Màu sắc những chiếc khăn trên cổ hươu như thế nào?

3) Củng cố - dặn dò:

- Kể tên 1 số loài thú mà em biết?

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài thú?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn Hs chuẩn bị bài sau .

- Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu dưới đây.

- 1 HS đọc câu văn.

- ...rất khỏe.

- Trâu cày như thế nào?

- HS hỏi đáp theo cặp: 1HS nêu câu văn, 1HS đặt câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- Hs kể

- Chăm sóc, không đánh đập...

__________________________________________________________

Ngày soạn: 05/ 04 / 2020

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 8 tháng 05 năm 2020

(26)

TIẾNG VIỆT LUYỆN VIẾT SÂN CHIM I. MỤC TIÊU:

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả “Sân chim”. Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr /ch.

- Viết đều nét, các nét nối liền mạch.

- GDHS có ý thức cẩn thận, sạch sẽ khi viết bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: Bảng phụ viết nội dung BT1.

- HS: Bảng con, VBT, SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- GV đọc: luỹ tre, chích choè, chim trĩ.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b. Hướng dẫn nghe - viết:

Củng cố nội dung:

- GV đọc một lần bài chính tả trong SGK.

- Gọi HS đọc lại

- Bài “Sân chim” tả gì?

Hướng dẫn cách trình bày:

- Gọi HS nêu một số từ trong bài cảm thấy khó viết

- Yêu cầu HS viết nháp các từ khó

- GV phân tích, lưu ý HS một số từ dễ lẫn + trắng xóa # trắng sóa

- Cách trình bày

- Những chữ nào trong bài bắt đầu bằng tr, s?

- Trong bài có những dấu câu gì?

- Bài viết gồm mấy câu?

- Nêu cách trình bày?

c. HS viết bài

- GV đọc cho HS viết bài

- GV đọc chậm từng cụm từ cho HS viết bài.

- GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

d. Chữa bài:

- GV chữa, nhận xét một số bài viết của

- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.

- Nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi.

- Chim nhiều không tả xiết.

- xiết, thuyền, trắng xoá, sát sông.

- HS viết nháp

- sân, trứng, trắng, sát, sông.

- Hs nêu

- HS viết bài vào vở.

(27)

HS.

e. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:

Bài 1: Điền vào chỗ trống - Yêu càu hs làm bài.

- Gv nhận xét, chữa bài.

a) tr hoặc ch:

đánh trống, chống gậy, chèo bẻo, leo trèo, quyển truyện, câu chuyện.

Bài 2: Tìm tiếng, đặt câu với một trong những tiếng tìm được rồi ghi vào chỗ

trống:

Tiếng Câu

Bắt đầu bằng:

tr: truyện, trâu, trèo, trêu, trong.

ch: cháo,

chim, chải, chỉ, chảo...

- Mẹ mua cho em một quyển truyện.

- Em rất thích ăn cháo.

- Nêu những tiếng và câu khác.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Hãy nêu cách trình bày bài viết?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.

- HS đọc lại bài làm trên bảng.

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 2, 3 HS làm bài trên phiếu, lớp làm vào VBT.

- HS dán phiếu lên bảng, đọc lại bài làm của mình.

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S.

- Hs nêu

- 2 Hs nêu – nhận xét

__________________________________

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS rèn luyện kĩ năng: Thực hiện các phép tính (từ trái sang phải) trong một biểu thức có hai phép tính (nhân và chia hoặc chia và nhân). Nhận biết một phần mấy. Giải bài toán có phép nhân.

- Học sinh thực hiện các phép tính trong dãy tính nhanh, trình bày đúng theo mẫu, viết lời giải đúng phù hợp với phép tính nhân.

- Học sinh có ý thức cẩn trong tính toán, biết vận dụng kiến thức nhân chia trong bảng vào cuộc sống thực tiễn.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: bảng phụ, bút dạ - HS: Vở ô ly, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

(28)

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp.

Tính:

25 : 5 = 5 30 : 5 = 6 25 – 5 = 20 30 – 5 = 25 - GVNX, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của giờ học.

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1(124): Tính (theo mẫu) - Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn mẫu.

4 x 3 : 2 = 12 : 2 = 6

- Gọi 3 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài:

+ Hãy giải thích cách làm.

- Khi thực hiện biểu thức có hai dấu phép tính nhân, chia ta làm như thế nào?

GV: Cần thực hiện các phép tính từ trái sang phải.

Bài 2(124):Tìm x - Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- Gọi 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng.

+ Nêu tên gọi các thành phần trong từng phép tính?

- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp.

- HS nhận xét

- 1 HS đọc y/c - Tính theo mẫu

- 3 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài.

a) 5 x 6 : 3 = 30 : 3 b) 6 : 3 x 5 =2 x 5 = 10 = 10 c) 2 x 2 x 2 = 4 x 2 = 8

+ Nhận xét Đ - S.

- Hs nêu

- Ta thực hiện lần lượt từ trái sang phải

- 1 HS đọc y/c

- Tìm thành phần chưa biết của phép tính

- 2 HS làm bài trên bảng con, lớp làm bài vào vở.

a) x + 2 = 6 c) 3 + x = 15 x = 6 - 2 x = 15 - 3 x = 4 x = 12 b) X x 2 = 6 3 x X = 15 x = 6 : 2 x = 15 : 3 x = 3 x = 5

- Hs nhận xét - Hs nêu

(29)

- Nêu cách tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng?

- Muốn tìm thừa số chưa biết trong 1 tích ta làm như thế nào?

GV: Củng cố cách tìm số hạng chưa biết và tìm thừa số chưa biết.

Bài 4:

- Gọi HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV tóm tắt

Tóm tắt

1 chuồng: 5 con thỏ 4 chuồng: ... con thỏ?

- Gọi 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở ô li.

- Chữa bài :

+ Yêu cầu HS nêu câu lời giải khác.

GV: Củng cố cách giải bài toán liên quan đến phép nhân.

3. Củng cố - dặn dò:

- Gọi 4 HS đọc thuộc các bảng chia.

- GVNX giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau

-.... Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết - ... Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết

- 1 HS đọc yêu cầu - 1 HS nêu

- 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở ô li.

Bài giải

Số con thỏ có trong 4 chuồng là:

5 x 4 = 20 (con thỏ) Đáp số: 20 con thỏ - Đọc bài làm

+ Nhận xét bài trên bảng.

+ Đổi vở kiểm tra

- 4 chuồng có số con thỏ là:

- 2 HS đọc thuộc các bảng chia – Nhận xét

___________________________________________

TIẾNG VIỆT

ĐÁP LỜI XIN LỖI. VIẾT NỘI QUY

I. MỤC TIÊU:

- Rèn kĩ năng nghe – nói: Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản. Giúp học sinh biết tác dụng của nội quy.

- Học sinh nói lời xin lỗi trong từng tường hợp cụ thể, diễn đạt rõ ý. Ghi nhớ và viết lại được từ 2-3 điều trong nội quy của trường.

- Học sinh tự tin trong giao tiếp. Giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

(30)

- GV kiểm tra 2 cặp HS thực hành nói lời cảm ơn và đáp lại lời cảm ơn theo 3 tình huống ở BT2 (Tiết TLV tuần 21).

- GVNX, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

GV giới thiệu, ghi tên bài.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Bức tranh vẽ gì?

- GV khen ngợi những HS biết nói lời xin lỗi với thái độ chân thành; đáp lại lời xin lỗi nhẹ nhàng, lịch sự.

* Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi?

- Nên đáp lại lời xin lỗi của khác với thái độ thế nào?

- GV: Khi làm điều gì sai trái, không phải với người khác; khi làm phiền người khác; khi muốn người khác nhường cho mình làm trước việc gì,...Khi đáp lại lời xin lỗi cần thể hiện thái độ lịch sự, biết thông cảm, biết kiềm chế bực tức vì người khác mắc lỗi đã nhận lỗi, xin lỗi mình.

Bài 2: Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào?

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Gợi ý:

+ Đáp lại lời xin lỗi ai trong các tình huống ở BT2.

- Yêu cầu HS thực hành theo cặp - Gọi 1 vài cặp thực hành trước lớp.

- 2 HS thực hành nội dung đáp lại lơi cảm ơn.

- Nhận xét

- Hs nêu

- Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm lời hai nhận vật.

- Bạn ngồi bên phải làm rơi vở của bạn ngồi bên trái, vội nhặt vở và xin lỗi bạn.

Bạn này trả lời: “Không sao”.

- 2, 3 cặp HS thực hành: 1 em nói lời xin lỗi, em kia đáp lại.

- Khi làm điều gì sai trái, không phải với người khác ; khi làm phiền người khác ; khi muốn người khác nhường cho mình làm trước việc gì,..

- Cần thể hiện thái độ lịch sự, biết thông cảm, biết kiềm chế bực tức vì người khác mắc lỗi đã nhận lỗi, xin lỗi mình.

- HS nêu yêu cầu.

- Đáp lại lời xin lỗi với bạn - HS thực hành

- HS thể hiện trước lớp

(31)

VD:

a. HS1: Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút.

HS2: Không sao, bạn đi trước đi.

- GV đưa bảng phụ: yêu cầu cặp HS thực hành: 1 HS đọc tình huống trên băng giấy - 1HS thực hiện y/c.

- Gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung nếu có cách nói khác.

b. Không sao/ Có sao đâu/ Có gì nghiêm trọng đâu mà bạn phải xin lỗi...

c. Không sao, lần sau bạn phải cẩn thận nhé/ Tiếc quá, nhưng mình sẽ tẩy sạch..

d. Mai cậu mang đi nhé/ Không sao, mai cậu mang đi cũng được

* Đã có khi nào em gặp những tình huống đó chưa?

* Trong giao tiếp có những tình huống cần xin lỗi và cần đáp lại lời xin lỗi, em cần ứng xử như thế nào?

- Nhận xét - tuyên dương những HS nói tốt.

Bài 3: Nội quy trường học - Bài yêu cầu làm gì?

- GV treo bảng phụ.

- Yêu cầu HS đọc: “Nội quy trường học”.

- Yêu cầu HS nhìn bảng chép lại 2 – 3 điều trong bản nội quy.

- Chúng ta cần thực hiện nội quy của trường như thế nào?

3. Củng cố - dặn dò:

- Khi đáp lời xin lỗi cần có thái độ như thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

+ Nhận xét

- 1 cặp HS thực hành: 1 HS đọc tình huống trên băng giấy - 1HS thực hiện y/

c.

- HS nhận xét bổ sung

- Hs nêu

- Hs đọc yêu cầu bài tập

- Chép lại nội quy trường học.

- HS đọc cá nhân.

- HS chép lại 2-3 điều trong bản nội quy.

- Thực hiện nghiêm túc và thường xuyên.

- Nhẹ nhàng, khiêm tốn, lễ phép

___________________________________________

SINH HOẠT LỚP I/ MỤC TIÊU:

- Đánh giá, nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần 23 và đề ra phương hướng nhiệm vụ tuần 24.

(32)

- Học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, của lớp và từ đó có hướng khắc phục những tồn tại trong đầu đi học sau kì nghỉ dài.

- Có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Giáo viên: Nội dung sinh hoạt - Học sinh: Nội dung sinh hoạt

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.Nhận xét tuần ôn tập:

1.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV kiểm tra, trao đổi với lớp trưởng.

2.Tiến trình

Hoạt động 1: Lớp nhận xét hoạt động trong tuần 23:

Hoạt động 2: Giáo viên nhận xét về các mặt

- Đạo đức: Ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ bạn. Đã có ý thức tự giác học tập trong học trực tuyến.

+ Có ý thức giữ vở sạch sẽ hơn.

+ Đồ dùng học tập đã đầy đủ.

+ Nề nếp: Vào lớp học trực tuyến đúng giờ tuần.

Hoạt động 3) Tổng hợp cuối tuần - Gv nhận xét, tổng hợp ý kiến - Khen:

+ Tập thể: Tổ….( Cờ đỏ); Tổ …. ( cờ vàng);

+ Cá

nhân...

hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài học và có bài làm tốt treo bảng thi đua

- Nhắc nhở: ...

Hoạt động 4: Phương hướng tuần 23 - Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, nề nếp ra vào lớp, chuyên cần.

- Hăng hái phát biểu xây dựng bài hơn nữa - Tiếp tục thi đua học tập tốt.

- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ cả ngày, cả tuần.

-Lớp trưởng báo cáo tiến trình với GV

-Lớp trưởng điều hành -Tổ trưởng các tổ báo cáo

-Lớp phó văn thể và lớp phó học tập báo cáo.

-Lớp trưởng nhận xét chung -Ý kiến của học sinh

- Lớp phát biểu ý kiến: Khen: cá nhân, tổ

- Lớp trưởng lấy ý kiến của các bạn.

- Tổng hợp ý kiến

(33)

- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường

- Tích cực rèn chữ viết, học thuộc lòng các bảng nhân, chia đã học.

_______________________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

Bài 2: Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng cụm từ khác( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…). - Bao giờ các bạn đi thăm

Từ ngữ chỉ bộ phận trên cơ thể.