• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11 Ngày soạn: Ngày 15/11/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 18/11 /2019 1C- Tiết 1; 1B- Tiết 3 Thứ 4/ 20/11 /2019 1A- Tiết 2

BÀI 11: VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ Ở ĐƯỜNG DIỀM

I. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu trang trí đường diềm đơn giản và bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của đường diềm.

- Biết cách vẽ màu vào hình vẽ sẵn ở đường diềm.

- Có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy- học:

GV:- Vật thực có trang trí đường diềm: áo, khăn.

- Hai hình vẽ đường diềm khác nhau.

- Bài vẽ của HS năm trước.

HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu.

III. Các hoạt đông dạy - học:

1.Tổ chức lớp. (1’) 2.Kiểm tra đồ dùng. ( 1’)

3.Bài mới.

Giới thiệu bài( 1’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Quan sát, nhận xét: ( 6’)

+ Giới thiệu các đồ vật có trang trí đường diềm và giảng giải: Những hình trang trí kéo dài lặp đi, lặp lại như ở giấy khen,…. miệng bát, cổ áo gọi là đường diềm.

-GVgiới thiệu đường diềm:

- Đường diềm được vẽ bằng hoạ tiết gì?

- Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?

- Hoạ tiết, màu sắc được vẽ như thế nào?

+GV nhận xét, bổ sung thêm.

Đường diềm được trang trí bằng những họa tiết hoa lá, con vật hoặc các hình tròn, hình vuông và nhiều họa tiết khác.

Có thể sắp xếp các họa tiết theo kiểu nhắc lại hoặc en kẽ, các họa tiết giống nhau được vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu.

Màu nền đậm hoặc nhạt hơn màu họa

- Quan sát

+ HS quan sát bài trang trí và trả lời:

- Hoa, lá, con vật, các đường tròn, hình vuông,..

- Xen kẽ hoặc nhắc lại

- Hoạ tiết giống nhau được vẽ bằng nhau và tô cùng màu.

- Hs lắng nghe

(2)

tiết.

2. Cách vẽ màu ( 6’)

+ Cho HS quan sát hình đường diềm (H.1, Bài 11) VTV.

- Đường diềm này có những hình gì ? Màu gì?

- Các hình sắp xếp như thế nào ?

- Giữa màu nền và màu hình vẽ như thế nào?

+GV - hướng dẫn cách vẽ:

- Vẽ màu theo kiểu xen kẽ hoặc vẽ theo kiểu nhắc lại.

- Khi vẽ màu nền nhạt thì màu hình đậm và ngược lại.

- Vẽ màu từ viền ngoài vào, vẽ đều tay, không vẽ chờm ra ngoài nét vẽ.

- Các họa tiết giống nhau được vẽ cùng màu.

- GV cho Hs quan sát bài của Hs năm trước

+ GV yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ 3. Thực hành: ( 17’)

+ GV hướng dẫn HS vẽ màu:

+ Vẽ màu theo ý thích. Có nhiều cách vẽ màu.

- Vẽ màu xen kẻ ở bông hoa.

- Vẽ màu hoa giống nhau.

- Vẽ màu nền khác với màu hoa.

- Không nên dùng quá nhiều màu( Khoảng 2 - 3 màu).

- Không vẽ màu ra ngoài hình vẽ.

+ GV theo dõi giúp đỡ HS .

- Quan sát

+ Hình vuông, màu xanh lam. Hình thoi, màu đỏ.

-Sắp xếp xen kẽ - Khác nhau

- Hs quan sát- lắng nghe

- Quan sát

- Hs nhắc lại cách vẽ màu

- HS chọn màu theo ý thích vẽ vào hình 2, 3 bài 11 VTV.

4. Nhận xét,đánh giá.( 3’)

- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ màu đúng và đẹp.

- GV yêu cầu HS tìm bài nào có màu đẹp.

- GV nhận xét động viên khích lệ học sinh.

- GV nhận xét chung tiết học 5. Dặn dò HS. ( 1’)

- Tìm và quan sát đường diềm ở một vài đồ vật, khăn vuông, giấy khen,áo, váy.

Ngày soạn: 15/ 11/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 18/ 11/ 2019 2D- T2 Thứ 4 /20/ 11/ 2019 2A- T4

Thứ 6/22/ 11/ 2019 2B- T1; 2C-T3

(3)

Bài 11: Vẽ trang trí

VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường:

- Học sinh nhận biết cách trang trí đường diềm đơn giản.

- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm - Cảm nhận vẻ đẹp của đường diềm.

+ Hs khuyết tật:

- Tập nhận xét về đường diềm, Tập vẽ họa tiết và vẽ màu với sự giúp đơ của GV II. Chuẩn bị:

GV: - Vật mẫu, bài trang trí, hình minh họa

HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2 - Thước, bút chì, tẩy màu vẽ . III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

1.Tổ chức. (1’) - Kiểm tra sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ( 2’)

- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.

- Nêu cách vẽ tranh chân dung biểu cảm?

3.Bài mới

Giới thiệu bài (1’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT Hoạt động của HS

KT 1. Quan sát, nhận xét ( 5’)

* Giáo viên cho HS xem một số đường diềm trang trí ở đồ vật như:

áo, váy,, đĩa, bát,….

- Kể tên các đồ vật được trang trí đường diểm?

- Khi được trang trí đường diểm đồ vật trở lên thế nào?

- Họa tiết dùng để trang trí đường diềm là những hình gì?

- Các họa tiết giống nhau được vẽ như thế nào?

- Màu nền và màu họa tiết có được vẽ giống nhau, cùng sắc độ đậm nhạt không?

* GV chốt:

+ Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp.

+ Hoạ tiết để trang trí đường diềm thường là hình hoa, lá, con vật.

+ Hoạ tiết được vẽ nhắc lại hoặc xen kẽ.

+ HS quan sát tranh và trả lời:

- Cái bát, áo,..

- Đẹp hơn

- Hoa lá, con vật, hình vuông, hình tròn,..

- Được vẽ bằng nhau và tô cùng màu

- Không

- Hs lắng nghe

+ HS quan sát, lắng nghe

- Lắng nghe

(4)

+ Các họa tiết giống nhau thường vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu.

+ Màu nền và màu hoạ tiết thường có độ đậm nhạt đối lập nhau.

2. Cách vẽ họa tiết và vẽ màu (6’) - Giáo viên yêu cầu hs nêu yêu cầu bài tập.

- GV hướng dẫn cách vẽ:

+ Vẽ theo hoạ tiết mẫu cho đúng; Vẽ các cánh hoa cho đều.

+ Chọn màu theo ý thích.

+ Vẽ màu đều và cùng màu ở các hoạ tiết giống nhau hoặc vẽ màu khác nhau xen kẽ giữa các hoạ tiết.

+ Vẽ màu đều, không ra ngoài hoạ tiết (không vẽ nhiều màu)

+ Nên vẽ màu nền,màu nền khác với màu họa tiết

- GV yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ 3. Hướng dẫn thực hành ( 17’) - Gv quan sát, hướng dẫn hs vẽ bài.

+ Quan sát kĩ hình mẫu trước khi vẽ.

+ Vẽ các cánh hoa cho đều.

+ Vẽ hoạ tiết cùng màu hoặc xen kẽ.

+ Màu nền và màu hoạ tiết có độ đậm nhạt đối lập nhau.

- Hs nêu yêu cầu bài tập.

+ Hình 1: Hình vẽ “hoa thị” hãy vẽ tiếp hình để có đường diềm (vẽ theo nét chấm).

+ Hình 2: Hãy nhìn hình mẫu để vẽ tiếp hình hoa..

- Hs nhắc lại cách vẽ

+ HS: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.

- Lắng nghe và quan sát

- Vẽ theo hướng dân của GV

4. Nhận xét,đánh giá.( 3’)

*Hướng dẫn HS nhận xét về:

- Vẽ hoạ tiết (đều hay chưa đều).

- Cách vẽ màu họa tiết, màu nền

- HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích.

5. Dặn dò (1’)

- Tiếp tục làm bài ở nhà (nếu chưa hoàn thành) - Quan sát các loại cờ.

Ngày soạn: 17/11/2019

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 20/11/2019 3C- T1; 3A -T3 Thứ 6 ngày 22/11/2019 3B -T2

Bài 11: Vẽ theo mẫu VẼ CÀNH LÁ

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường:

- Học sinh nhận biết được cấu tạo, hình dáng, đặc điểm của cành lá.

- Biết cách vẽ cành lá.

(5)

- Vẽ được cành lá đơn giản.

* GDBVMT: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh để bảo vệ môi trường.

+ Hs khuyết tật:

- Dưới sự giúp đỡ của gv, hs có thể vẽ được hình lá cây đơn giản II. Chuẩn bị:

GV: - Vật mẫu, tranh mẫu

HS : - Mang theo cành lá đơn giản, vở tập vẽ 3, bút chì, tẩy, màu.

III. Hoạt động dạy-học chủ yếu:

1.Tổ chức lớp. (2’) 2.Kiểm tra đồ dùng.( 1’)

3.Bài mới.

Giới thiệu bài ( 1’)

- Giáo viên cho học sinh quan sát video về cây cối để học sinh nhận biết được sự khác nhau về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các cành lá.Học sinh thấy được cây cối quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, liên hệ để hs nêu lên được những hành động bảo vệ, chăm sóc cây xanh. Giáo dục cho hs có ý thức bảo vệ môi trường.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT Hoạt động của HSKT 1. Quan sát,nhận xét ( 5’)

Giáo viên giới thiệu một số cành lá khác nhau, gợi ý để HS nhận biết:

-Tên gọi của cành lá?

- Các bộ phận của cành lá?

- Những cành này có nhau hay không?

-Nêu hình dáng, đặc điểm của một số cành lá để nhận thấy chúng khác nhau?

Màu sắc của cành lá?

* Giáo viên nhận xét, kết luận:

+ Cành lá phongphú về hình dáng màu sắc. Muốn vẽ được cành lá đệp cần nắm chắc đặc điểm, cấu tạo của cành lá và hình dáng của chiếc lá.

- Gv cho HS xem một vài bài cành lá có thể sử dụng làm hoạ tiết trang trí.

2. Cách vẽ ( 5’)

- Gv yêu cầu học sinh quan sát cành lá và gợi ý các em cách vẽ.

-Theo em để vẽ được cành lá em sẽ làm như thế nào?

+HS quansát và trả lời câu hỏi:

- Lá bàng, lá na, lá mít….

- Cành và lá - Không

- lá bàng to, mỏng, nhỏ ở phần cuống…. Lá na nhỏ, dài…

- Màu xanh...

- Lắng nghe

- Hs quan sát

- 1, 2 hs nêu

+HS quan sát và lắng nghe

- Lắng nghe

- Hs quan sát

- Hs quan sát

- Lắng

(6)

- Gv nhận xét và gợi ý cách vẽ.

GV phác hoạ trực tiếp lên bảng theo các bước vẽ.

- Cho 2 hs nhắc lại cách vẽ - Giáo viên cho xem một số bài vẽ cành lá củalớp trước để các em học tập

3. Thực hành( 17’)

- GV cho 3 hs lên bảng vẽ trên bảng.

- GV đến từng bàn để hướng dẫn, quan sát, gợi ý học sinh.

- Hs quan sát theo các bước + Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy.

+ Vẽ phác cành, cuống lá + Vẽ phác hình của từng chiếc lá.

+ Vẽ chi tiết cho giống mẫu + Có thể vẽ màu như mẫu.

- Có thể vẽ màu khác: cành lá non, cành lá già ...

- Vẽ màu có đậm, có nhạt - Hs nhắc lại

- Hs quan sát.

- Hs cầm mẫu đã chuẩn bị lên bảng vẽ

Hs làm bài theo hướng dẫn

nghe - Hs quan sát

- Lắng nghe, quan sát

- Vẽ dưới sự hỗ trợ của gv 4. Nhận xét,đánh giá.( 3’)

- Giáo viên lấy một số bài của hs rồi hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ:

+ Hình vẽ (so với phần giấy).

+ Đặc điểm của cành lá;

+ Màu sắc, ..

- Gv cùng Hs chọn bài vẽ đẹp và xếp loại.

- Động viên khen gợi hs có ý thức học bài.

5. Dặn dò. ( 1’)

- Sưu tầm tranh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam (20-11)

Ngày soạn : 16/11/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 19/ 11 /2019 4C-T1

Thứ 5 ngày 21/11/2019 4A- T2; 4B-T3

Bài 11: Thường thức mĩ thuật

XEM TRANH CỦA HỌA SĨ

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường + Hs Hà Anh:

(7)

- Học sinh hiểu được nội dung của các bức tranh qua hình vẽ, bố cục, màu sắc.

- Học sinh làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh.

- Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh.

+ Hs khuyết tật:

- Kể tên được tên màu sắc và một số hình ảnh trên tranh, chỉ ra được hình ảnh mình yêu thích trong tranh.

II. Chuẩn bị:

GV : - SGV, SGK, tranh ảnh của các họa sĩ

- Ứng dụng các thiết bị của Phòng học thông minh.

HS - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy. SGK.

III. Hoạt động dạy - học:

1. Tổ chức lớp. (1’)

2. Kiểm tra đồ dùng- bài cũ: ( 2’) - Nêu cách vẽ vật mẫu có dạng hình trụ?

3. Bài mới.

Giới thiệu bài ( 1’)

- GV giới thiệu một số tranh của các họa sĩ sau đó dẫn dắt vào bài.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT+ Hs Hà Anh

Hoạt động của HSBT 1. Xem tranh ( 20’)

- GV giới thiệu một số tranh của họa sĩ trên phông chiếu.

a- Về nông thôn sản xuất. Tranh lụa của hoạ sĩ Ngô Minh Cầu:

Giáo viên cho học sinh học tập theo nhóm.

- Gửi phiếu câu hỏi cho các nhóm trả lời.

+ Bức tranh vẽ về đề tài gì?

+ Trong bức tranh có những hình ảnh nào?

+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính?

+ Màu nào được sử dụng nhiều nhất trong tranh?

+ Tranh được vẽ bằng chất liệu gì?

- Nêu cảm nhận về bức tranh và nêu tên hình ảnh mà mình yêu thích nhất trong tranh.

* Giáo viên bổ xung, tóm tắt lại kiến thức.

b- Gội đầu. Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994)

- Học sinh quan sát

+ HS thành lập nhóm quan sát tranh và trả lời:

+ Nhận câu hỏi trên máy tính cầm tay.

+ Về nông thôn sản xuất.

+ Vợ chồng người nông dân, 2 con bò, nhà cửa, cây cối,..

+Vợ chồng người nông dân + Nâu đỏ

+ Tranh lụa - Trả lời

+ HS lắng nghe.

+ HS quan sát tranh và trả lời:

- Học sinh quan sát, lắng nghe, tập trả lời câu hỏi của gv

- Nêu hình ảnh hình yêu thích

+ Lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe

(8)

+ Tên của bức tranh?

+ Tác giả của bức tranh?

+ Tranh vẽ về đề tài nào?

+ Trong tranh có những hình ảnh nào?

+ Hình ảnh chính trong tranh?

+ Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào?

+ Chất liệu để vẽ bức tranh?

- Nêu cảm nhận về bức tranh và nêu tên hình ảnh mà mình yêu thích nhất trong tranh.

- GV bổ sung và tóm tắt chung.

Bức tranh Gội Đầu của họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ về đề tài sinh hoạt. Bức tranh khác họa cảnh sinh hoạt đời thường của người thiếu nữ nông thôn Việt Nam.

Ngoài hình ảnh chính, còn có hình ảnh cái chậu thau, ghế tre, khóm hồng làm cho tranh thêm chặt chẽ và thơ mộng. Màu sắc nhẹ nhàng: Màu trắng hồng của thân cô gái, màu hồng của hoa, màu xanh dịu mát của nền và màu đen đậm của mái tóc tạo cho tranh thêm sinh động. Đây là bức tranh khắc nên được in thành nhiều bản.

- Gội đầu

- Trần Văn Cẩn - Sinh hoạt

- Cô gái, chậu thau, chõng tre,..

- Cô gái đang gội đầu

- Nhẹ nhàng, màu chủ đạo là màu trắng, đen

-Tranh khắc gỗ - Trả lời

- Hs lắng nghe

- Trả lời

- Nêu hình ảnh hình yêu thích

- Hs lắng nghe

2. Nhận xét,đánh giá.( 3’) - GV nhận xét chung giờ học.

- Khen ngợi, động viên những học sinh,nhóm học sinh có hiều ý kiến phát biểu xây dựng bài phù hợp với nội dung tranh.

3. Dặn dò HS ( 1’)

- HS quan sát những sinh hoạt hằng ngaỳ.

- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.

Ngày soạn: 16/ 11 / 2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 19 /11/2019 5C- T1 Thứ 4 ngày 20/ 11/ 2019 5A- T3 Thứ 5 ngày 21/11/2019 5B- T5

Bài 11: Vẽ tranh

ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

(9)

I. Mục tiêu: Hs bình thường+ Hs Phương Linh

- HS hiểu cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam - Tập vẽ tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.

- Yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.

II. Chuẩn bị

GV: - SGK, hình minh họa.

HS : - SGK, vở tập vẽ 5, bút chì, tẩy, màu.

III. Hoạt động dạy-học chủ yếu 1.Tổ chức. (1’)

2.Kiểm tra đồ dùng- bài cũ: ( 2’) 3.Bài mới. . Giới thiệu bài ( 1’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT + Hs Phương Linh 1. Tìm, chọn nội dung đề tài ( 5’)

Giáo viên giới thiệu một số tranh và gợi ý để HS nhận ra:

+ Tranh về ngày 20 - 11 có những hình ảnh gì?

+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ?

+ Màu sắc?

-Em hãy kể lại một số hoạt động và các hình ảnh, màu sắc ngày 20/11:

- Giáo viên kết luận: Có nhiều cách vẽ tranh về ngày 20 -11, Tranh thể hiện được không khí của ngày lễ; Cảnh nhộn nhịp, vui vẻ của giáo viên và HS; Màu sắc rực rỡ của ngày lễ (quần áo, hoa ....);Tình cảm yêu quý của HS đối với thầy giáo, cô giáo.

2. Cách vẽ ( 6’)

- Để vẽ tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam em sẽ vẽ như thế nào?

- Gv nhận xét, hướng dẫn cách vẽ trên bảng qua các bước:=>

+ Chú ý: Vẽ hình ảnh chính, chú ý đến các dáng người cho tranh sinh động. Không nên vẽ nhiều chi tiết rườm rà.

+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Cô giáo, học sinh,…

+ Cô giáo, học sinh là hình chính, nhà cửa, cây cối là phụ.

+ Rực rỡ

Mít tinh kỉ niệm, tặng hoa, chúc mừng, hoạt động văn nghệ…

- Lắng nghe

- Hs nêu.

- Hs quan sát, nắm được cách vẽ + Chọn nội dung để vẽ tranh.

+ Phân mảng chính, phụ trong tranh

+ Vẽ các hình ảnh chính, phụ.

+ Chỉnh sửa cho rõ nội dung + Vẽ màu theo ý thích.

+ Chú ý cách vẽ hình ảnh chính để làm nổi bật nội dung.

+ Vẽ màu kín tranh và có đậm

(10)

- Giáo viên cho xem một số bài vẽ của HS lớp trước để các em học tập cách vẽ.

- Yêu cầu 2 hs nhắc lại cách vẽ 3. Thực hành ( 17’)

- GV yêu cầu HS làm bài thực hành vào vở tập vẽ.

- GV đến từng bàn để hướng dẫn bổ sung.

- GV gợi ý hs vẽ bài, sửa bài khi cần thiết.

nhạt.

- Hs quan sát

- Hs nhắc lại cách vẽ.

- Vẽ theo hướng dẫn

4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)

- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét bài vẽ về:

+ Nội dung (rõ hay chưa rõ). Các hình ảnh (sinh động).

+ Màu sắc (tươi vui).

- Học sinh tìm tranh mà mình thích và xếp loại theo cảm nhận riêng.

- Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập của lớp và khen ngợi HS có tranh đẹp.

5. Dặn dò HS ( 1’)

- Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau.

Ngày soạn: 16/11/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 19/11/2019 3B- T1

TIẾT 11: CẮT, DÁN CHỮ I ,T ( Tiết 1)

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường:

- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.Kẻ cắt dán được chữ I,T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

- HS khéo tay: Kẻ cắt dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

- HS yêu thích cắt, dán chữ.

+ Hs khuyết tật:

- Dưới sự giúp đỡ của gv tập cắt chữ I, T theo hướng dẫn.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng.

Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.

- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1')

(11)

2. KT đồ dùng học tập ( 1') 3. Bài mới:

+ Giới thiệu bài ( 1')

Hoạt động của GV Hoạt động của HSBT Hoạt động của HSKT 1. Quan sát nhận xét ( 7')

- GV giới thiệu mẫu các chữ I, T và hướng dẫn HS quan sát – SGV tr. 214.

- Yêu cầu Hs nhận xét về độ rộng, chiều cao của chữ

2. Hướng dẫn cách thực hiện ( 7') Giáo viên hướng dẫn theo các bước

* Bước 1: Kẻ chữ I, T – SGV tr. 215.

* Bước 2: Cắt chữ I, T – SGV tr. 216.

* Bước 3: Dán chữ I, T – SGV tr. 216.

3. Thực hành ( 15')

- GV tổ chức cho HS tập kẻ cắt chữ I, T.

4. Nhận xét- dặn dò (1')

- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.

- Dặn hs chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau

- HS quan sát chữ mẫu.

- Nêu nhận xét về độ rộng, chiều cao của chữ.

- Lắng nghe, quan sát

- Nhắc lại cách cắt, dán chữ I, T

- Thực hành

- Lắng nghe

-Quan sát Lắng nghe

-Quan sát Lắng nghe

- Thực hành theo hướng dẫn

- Lắng nghe

Ngày soạn: 16/11/2019

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 19/ 11/ 2019 4C- T2; 4B- T3 Thứ 5 ngày 21/11/2019 4A- T1

TIẾT 11: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI TIẾT 11: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI

BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( 2) BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( 2)

I. Mục tiêu:

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường+ Hs Hà Anh:

+ Hs bình thường+ Hs Hà Anh:

- Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.

- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.

*Với HS khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.

Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.

- Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được + Hs khuyết tật:

- Tập khâu đột thưa với sự hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ của gv II. Chuẩn bị:

II. Chuẩn bị:

+Giáo viên: Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột.

(12)

+Học sinh: Vải, kim chỉ, kéo, thước, phấn...

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định lớp : ( 1') 2. Kiểm tra bài cũ ( 5')

- GV kiểm tra đồ dùng hs chuẩn bị

- Nêu quy trình thực hiện khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.

- GV nhận xét

3. Giới thiệu bài: ( 1')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT+

Hs Hà Anh

Hoạt động của HSKT 1. Thực hành ( 21')

- Gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải -Giáo viên nhận xét, củng cố cách khâu theo các bước:

+ B1: Gấp mép vải

+ B2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa

- Giáo viên nhắc lại một số điểm cần lưu ý như tiết 1

- GV nêu yêu cầu hs thực hành, thời gian hoàn thành sản phẩm - Giáo viên quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng và chỉ dẫn thêm cho học sinh

2. Nhận xét đánh giá ( 4')

- Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm thực hành

-Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá -Giáo viên cùng hs nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh - GV nhận xét chung tiết học 3. Củng cố, dặn dò ( 3')

- Yêu cầu hs nêu lại phần nghi nhớ - Nhắc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau.

- 2 học sinh đọc ghi nhớ - 1 học sinh thực hiện thao tác

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh thực hành

- Trưng bày và đánh giá

- Lắng nghe

- Hs nêu

- Hs lắng nghe

- Quan sát, lắng nghe

- Học sinh thực hành với sự hỗ trợ của gv

- Quan sát, lắng nghe - Lắng nghe

- Hs lắng nghe Ngày soạn: 16/11/2019

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 19/ 11/ 2019 5A- T4 ( S); 5B- T2 ( C) Thứ 4 ngày 20/11/2019 5C- T1

TIẾT 11: RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TIẾT 11: RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG

I. Mục tiêu: Hs bình thường+ Hs Phương Linh

I. Mục tiêu: Hs bình thường+ Hs Phương Linh

(13)

- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

- Có ý thức giúp đỡ gia đình. Biết tiết kiệm khi sử dụng nước.

II.Chuẩn bị:

II.Chuẩn bị:

- Một số bát, đĩa, đũa, dụng cụ để rửa, nước rửa bát.

- Tranh minh họa nội dung bài.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Tổ chức lớp ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’)

- Nêu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn?

- Nêu cách thu dọn sau bữa ăn?

- GV nhận xét

3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1,)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT+ HS Phương Linh

1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống: ( 5’ )

- Em hãy cho biết mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn, ăn uống trong gia đình ?

- GV nhận xét thêm:

+ Làm sạch và giữ vệ sinh dụng cụ nấu ăn và ăn uống

+ Bảo quản dụng cụ nấu ăn và ăn uống bằng kim loại.

2. Tìm hiểu cách tiến hành rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ( 15')

- Em thường rửa dụng cụ nấu ăn, ăn uống trong gia đình khi nào ?

- Cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi : - Em hãy nêu cách tiến hành rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ?

- Theo em, những dụng cụ dính mỡ, có mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau?

- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn cách rửa dụng cụ nấu ăn, ăn uống: ( SGK- 26,27) 3. Nhận xét - đánh giá (8’)

- Cho học sinh trả lời các câu hỏi ở SGK để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- GV nhận xét , đánh giá

- Giáo viên nhận xét thái độ học tập của học sinh.

- Hs trả lời

- Lắng nghe

- Hs trả lời

- Hs thảo luận- Trả lời

- Hs lắng nghe

- Học sinh trả lời - Hs lắng nghe

(14)

4. Dặn dò (2’)

- GV nhắc nhở các em cần giúp đỡ gia đình nhất là việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống hàng ngày. Khi rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống cần phải biết tiết kiệm nước khi sử dụng, tránh lãng phí nguồn nước.

- Dặn dò học sinh về nhà xem lại những bài đã học trong chương trình và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau học bài : "Cắt, khâu, thêu tự chọn"

- Hs lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét ( 5p) - Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây (tranh, ảnh, lá thật) để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng

- Giáo viên giới thiệu về cây cối để học sinh nhận biết được sự khác nhau về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các cành lá.. Học sinh thấy được cây cối quan trọng

GV giới thiệu hình một số quả cho hs quan sát và để hs nhận ra tác dụng của cây cối, giáo dục hs biết chăm sóc và bảo vệ cây cối để bảo vệ môi trường.. Hoạt động

- Giáo viên giới thiệu một số lá cây khác nhau để các em nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các loại lá cây.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét ( 6p) - Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây (tranh, ảnh, lá thật) để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng

Mục tiêu học sinh Quảng: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn

Các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra được đặc điểm nhân cách của từng nhóm xã hội như: học sinh, sinh viên, nông dân… song các tác giả chưa chỉ ra sự

- GVgiới thiệu một số lá cây khác nhau để các em nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các loại lá cây.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT