• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3 Khối 4

Ngày soạn: Ngày 15 tháng 9 năm 2017

Ngày giảng: 4B: Tiết 3, chiều thứ 2 ngày 18 tháng 9 năm 2017 4A: Tiết 3, sáng thứ 4 ngày 20 tháng 9 năm 2017

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 3: Vẽ tranh

Tiết 3: ĐỀ TÀI CON VẬT QUEN THUỘC (Giáo dục BVMT)

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.

- Kĩ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật và vẽ màu theo ý thích.

? HS năng khiếu: Sắp xếp hình ảnh cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: HS yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi.

* GDBVMT: HS yêu mến các con vật, biết cách chăm sóc vật nuôi, phế phán những hành động săn bắt động vật trái phép (hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá).

2. Mục tiêu riêng:

* Em Thùy 4B:

- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.

- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật và vẽ màu theo ý thích.

- Yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - SGK, SGV

- Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của học sinh lớp trước.

2. Học sinh: - SGK, VTV

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

- Tranh, ảnh con vật.

III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

? GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài (2p)

Trước khi vào bài mới cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi “Xem hình vẽ đoán con vật”. Cách chơi như sau: Cô sẽ vẽ một phần của con vật, dựa vào đó các em sẽ đoán xem cô vẽ con vật gì.

1. Con mèo 2. Con gà con 3. Con bò

(2)

? Những con vật cô vẽ trên nhà các em có nuôi không?

- GV đây là những con vật rất quen thuộc với chúng ta.Vậy lớp mình có muốn vẽ tranh về đề tài con vật không? Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 3. Vẽ tranh đề tài các con vật quen thuộc.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (5p)

- GV cho HS xem một số tranh ảnh về các con vật?

? Em hãy nêu tên các con vật?

? Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật?

? Các bộ phận chính của con vật?

? Ngoài các con vật trong tranh, ảnh em còn biết những con vật nào nữa? Em thích con vật nào nhất? Vì sao?

? Em sẽ vẽ con vật nào? Hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng con vật em định vẽ?

- GVKL: Xung quanh chúng ta có nhiều con vật gần gũi và quen thuộc như: mèo, chó, trâu, lợn, gà, chim, cá...Mỗi con vật đều có hình dáng và màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng.

- Khi các con vật đi, đứng, ăn, nằm,... đều có hình dáng khác nhau.

- Muốn vẽ được một bức tranh đẹp về con vật cần quan sát kĩ và ghi nhớ màu sắc, đặc điểm, hình dáng (khi hoạt động) cùng với cảnh vật xung quanh: như cây, núi, hoa, cỏ,..

2. Hoạt động 2: Cách vẽ con vật (6p)

- Yêu cầu HS quan sát hình gợi ý cách vẽ con mèo trong SGK/10,

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Con cá, mèo, gà trống, trâu.

- Con cá vàng thân dẹt, màu vàng, đuôi mềm mại.

- Con gà trống: mào đỏ, bộ lông rực rỡ.

- Con trâu: thân to, đầu có hai sừng, 4 chân, màu đen.

- HS nêu.

- Đầu, thân, chân , đuôi.

- 2 HS kể.

- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi (2p)

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ nêu tên các con vật.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ

(3)

thảo luận nhóm đôi, nêu các bước vẽ tranh con vật?

- GV vẽ mẫu lên bảng.

+ Vẽ hình ảnh chính là con vật gồm các bộ phận đầu, mình, chân,

đuôi... cho cân đối giữa khổ giấy.

+ Vẽ các bộ phận cho rõ đặc điểm con vật.

+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động như: hoa, bướm, mặt trời....

+ Vẽ màu theo ý thích.

- GV cho HS xem 3 bức tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp để nhận xét.

3. Hoạt động 3: Thực hành (15p) - GV yêu cầu HS vẽ con vật quen thuộc mà em thích.

- Yêu cầu HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc con vật em định vẽ.

- Suy nghĩ cách sắp hình và vẽ cho cân đối với tờ giấy

- Vẽ theo các bước đã hướng đẫn.

- Có thể vẽ 1 hoặc nhiều con vật và vẽ thêm cảnh cho sinh động.

- Chú ý cách vẽ màu cho phù hợp, rõ nội dung.

- Trong khi HS vẽ, GV quan sát chung và gợi ý, hướng dẫn, bổ sung cho từng em, nhất là những em còn lúng túng.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p)

- GV cùng HS chọn 1 số bài có ưu, nhược điểm rõ nét để nhận xét về:

? Cách chọn con vật (phù hợp với khả năng)?

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS quan sát và nhận xét.

- HS làm bài cá nhân vào giấy A4.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- 3HS nhận xét.

thảo luận cùng bạn.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ làm bài.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ tự nhận xét bài của bạn.

(4)

? Cách sắp xếp hình vẽ (bố cục)?

? Hình dáng con vật (rõ đặc điểm, sinh động)?

? Các hình ảnh phụ (phù hợp với nội dung)?

? Cách vẽ màu (có trọng tâm, có đậm, nhạt)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV: nhận xét chung.

* GDBVMT:

? Qua bài học các em thấy con vật có lợi ích gì?

- Em sẽ làm gì làm gì để chăm sóc và bảo vệ các con vật?

- GV: nhận xét chung, khen ngợi, động viên những HS có bài vẽ tốt.

*Dặn dò:

- Quan sát các con vật trong cuộc sóng hàng ngày và tìm ra những đặc điểm về hình dáng, màu sắc của chúng.

- Sưu tầm họa tiết trang trí dân tộc.

- Chuẩn bị: VTV, bút chì, màu, tẩy.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- Cung cấp thức ăn bổ dưỡng như gà, vịt, lợn; là nguồn sức lực giúp con người trong sản xuất như trâu, bò; có tác dụng giúp cho môi trường cân bằng sinh thái, môi trường trong sạch hơn như mèo bắt chuột.

-

Cho chúng ăn, uống đầy đủ; tắm rửa cho chúng khi trời nóng, giữ ấm khi trời lạnh; tiêm thuốc khi bị bệnh; thiêu hủy nếu bị dịch, vệ sinh chuồng, nơi ở sạch sẽ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ nghe cô giáo dặn dò.

(5)

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 17 tháng 9 năm 2017

Ngày giảng: 3B: Tiết 2, sáng thứ 4 ngày 20 tháng 9 năm 2017.

3A: Tiết 2, sáng thứ 6 ngày 22 tháng 9 năm 2017 Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 3: Vẽ theo mẫu

Tiết 3: VẼ QUẢ

I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS biết phân biệt hình dáng, màu sắc một vài loại quả.

- Kĩ năng: Biết cách vẽ và vẽ được hình một vài loại quả và vẽ màu theo ý thích.

+ HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống với mẫu.

- Thái độ: Cảm nhận vẻ đẹp của các loại quả.

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên: - Một vài loại quả thật như: táo, quả đu đủ, quả bưởi…

- Hình gợi ý cách vẽ quả.

- Một vài bài vẽ của HS năm trước.

2. Học sinh: - Vở tập vẽ 3.

- Bút chì, màu vẽ, tẩy…

- Một vài loại quả thật (nếu có) III. Hoạt động dạy - học

1. ổn định tổ ch ứ c (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

? Lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập lớp.

- GV nhận xét 3. Bài mới

* Giới thiệu bài (2p) - Cho HS hát bài “Quả gì”

? Kể tên các loại quả có trong bài hát? Em thích quả nào nhất?

- GV: Các em có muốn vẽ loại quả mình thích không? Vậy cách vẽ như thế nào cho đệp hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 3: Vẽ quả.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét (5p) - GV cho HS quan sát một vài loại quả:

? Đây là các loại quả gì ?

? Đặc điểm và hình dáng của các quả trên (quả tròn hay dài, cân đối hay không cân đối)?

? Tỉ lệ chung và tỉ lệ các bộ phận (phần nào to, phần nào nhỏ)?

? Màu sắc của các loại quả như thế nào?

? Ngoài ra em còn biết những loại quả gì?

- Hs quan sát nhận, trả lời trả lời câu hỏi

- Quả chuối , quả đu đủ, quả bưởi…

- Quả chuối dài, quả bưởi là quả tròn.

- Quả đu đủ trên nhỏ, dưới to;

quả chuối to đều nhau, cong...

- Xanh,vàng,...

- 2 HS trả lời.

- HS nghe.

(6)

- GVKL : Trong thiên nhiên có rất nhiều loại quả. Mỗi loại có hình dáng và màu sắc và vẻ đẹp khác nhau.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (6p)

- GV đắt mẫu trên bàn giáo viên và hướng dẫn HS cách vẽ quả.

+ So sánh ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung.

+ Vẽ phác hình quả.

+ Sửa hình cho giống quả mẫu.

+ Vẽ màu theo ý thích

- GV treo hình gợi ý cách vẽ cho HS quan sát và nhắc lại cách vẽ quả.

.

- GV cho HS xem một số bài vẽ quả.

3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (20p) - GV nhắc nhở HS vẽ bài theo mẫu.

+ Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ.

+ Vẽ hình vừa với phần giấy trong Vở tập vẽ + Thực hiện bài vẽ theo từng bước GV đã hướng dẫn.

- GV đến từng bàn để quan sát và hướng, giúp đỡ những HS còn lúng túng, động viên các em hoàn thành bài.

4. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá (4p) - GV chọn một số bài trưng bày trên bảng cho HS nhận xét:

? Hình vẽ: cân đối, gần giống mẫu không?

? Màu sắc (đều, đẹp chưa)?

? Em thích bài nào nhất ? Vì sao?

- GV khen ngợi những HS hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài và những HS có bài vẽ đẹp.

* Dặn dò:

- HS quan sát mẫu và theo dõi GV vẽ.

- 1HS nhắc lại cách vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS thực hành cá nhân vào VTV.

- Quan sát và nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- Nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS nghe

- HS nghe và chuẩn bị bài.

(7)

- Quan sát quang cảnh trường em.

- Xem trước bài 4:Vẽ tranh đề tài trường em.

- Chuẩn bị: VTV3, bút chì, màu vẽ.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 18 tháng 9 năm 2017

Ngày giảng: 1A: Tiết 4, sáng thứ 5 ngày 21 tháng 9 năm 2017 1B: Tiết 3, sáng thứ 6 ngày 22 tháng 9 năm 2017

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 3: Vẽ trang trí

Tiết 3: MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN I. Mục tiêu

- Kiến thức: Nhận biết được ba màu: đỏ, vàng, lam.

- Kĩ năng: HS biết vẽ màu vào hình đơn giản.

+ HS năng khiếu:Vẽ được màu kín hình, không (hoặc ít) ra ngoài hình vẽ.

- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - Một ảnh hoặc tranh có màu: đỏ, vàng, xanh lam.

- Một số đồ vật: Hộp sáp màu, hoa, quả.

- Bài của HS năm trước.

2. Học sinh: -Vở tập vẽ 1, màu vẽ.

III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

? Nhắc lại bài học trước?

- 1 HS trả lời.

- GV nhận xét.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài (1p)

- GV: Màu sắc làm cho mọi vật trong cuộc sống hàng ngày thêm đẹp hơn. Vậy đâu là những màu cơ bản? Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 3: Màu và vẽ màu vào hình đơn giản.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Giới thiệu màu sắc (5p) - Gv cho học sinh quan sát H1- VTV trang 9 và đặt câu hỏi:

? Em hãy gọi tên các màu ở hình 1?

? Kể tên các vật có màu đỏ, vàng, xanh lam?

- GV cho HS quan sát tranh Em và con mèo trong VTV trang 9.

+ Kể tên các màu có trong tranh?

- HS quan sát hình 1- VTV/T9 - 4 HS trả lời: đỏ, vàng, xanh lam.

- 2 HS tự kể.

- HS quan sát H2 – VTV/T9.

- HS kể.

(8)

- GVKL: Mọi đồ vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc, màu sắc làm cho đồ vật đẹp hơn. Trong đó có 3 màu chính đó là đỏ, vàng, xanh lam.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ màu (6p)

- GV nêu yêu cầu bài vẽ màu vào hình đơn giản H2,3,4 – VTV/T10.

? Lá cờ Tổ quốc có màu gì? Ngôi sao có màu gì?

? Hình quả màu gì? Có màu gì?

? Dãy núi có màu gì?

- GV hớng dẫn HS cách cầm bút và cách vẽ màu:

+ Cầm bút thoải mái để vẽ dễ dàng.

+ Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau.

- GV cho HS quan sát một số bài của HS năm trước.

3. Hoạt động 3: Thực hành (20p)

- GV chọn một số bài vẽ cho HS nhận xét:

+ Bài nào vẽ màu đẹp?

+ Bài nào vẽ màu chưa đẹp?

+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- Gv đến từng bàn quan sát động viên các em hoàn thành bài vẽ.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5p)

- Gv thu một số bài của hs đính lên bảng, gợi ý hs nhận xét.

? Bạn đã sử dụng những màu nào để vẽ?

? Em thích bài nào nhất? vì sao?

- GV nhận xét chung, tuyên dương những HS có bài vẽ đẹp, động viên những em vẽ bài chưa đẹp.

- Dặn dò:

- Quan sát mọi vật (hoa, lá cây, quả) và gọi tên màu của chúng?

- Xem trước bài 4: Vẽ hình tam giác - Chuẩn bị: VTV1, bút chì, tẩy, màu vẽ

- Hs lắng nghe.

- Hs quan sát

- HS quan sát.

- Cờ màu đỏ, ngôi sao màu vàng.

- Quả xoài: có màu vàng hoặc xanh.

- Núi có màu tím, xanh lam, ...

- Hs lắng nghe và quan sát.

- HS tham khảo bài.

- HS quan sát

- HS làm bài vào VTV.

- Nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- Nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS nghe GV dặn dò.

(9)

Khối 2

Ngày soạn: Ngày 19tháng 9 năm 2017

Ngày giảng: 2A: Tiết 1, sáng thứ 6 ngày 22 tháng 9 năm 2017 Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 3: Vẽ theo mẫu Tiết 3: VẼ LÁ CÂY (Giáo dục BVMT) I. Mục tiêu

- Kiến thức: Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẽ đẹp của một vài loại lá cây.

- Kĩ năng: Biết cách vẽ lá cây. Vẽ được một lá cây và vẽ được màu theo ý thích.

+ HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu lá, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: Thêm yêu mến thiên nhiên.

* GDBVMT: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường (hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét).

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - Tranh hoặc ảnh, lá thật một vài loại lá cây.

- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ.

- Bài vẽ của học sinh năm trước.

2. Học sinh: - Vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu.

1. Ổn định tổ chức (1p) - Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra đồ dùng (1p)

- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.

3. Bài mới.

*Giới thiệu mới (1p)

- Giáo viên giới thiệu một số lá cây khác nhau để các em nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các loại lá cây.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét ( 5p) - Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây (tranh, ảnh, lá thật) để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc. Đồng thời gợi ý để các em nhận ra tên của các loại lá cây đó.

? Nêu tên các loại lá trên?

? Hình dạng, cấu tạo màu sắc của những chiếc lá đó như thế nào? (phiến lá to, nhỏ, có hình tròn, hình bầu dục, hình tam giác, hình tim,...

mép lá có răng cưa, lõm, lượn sóng,...)?

- HS quan sát tranh và trả lời.

- Lá bưởi, mít, lá trầu, tía tô, ổi.

- 2 HS nêu.

(10)

? Màu sắc của những chiếc lá đó như thế nào?

? Các loại lá cây trên có giống nhau không?

-GVKL: Mỗi chiếc lá đều có hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp khác nhau.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ cái lá (5p)

? HS quan sát cách vẽ trong VTV2/ trang 8 và nêu cách vẽ cái lá?

- GV vẽ từng bước lên bảng.

+ Vẽ hình dáng chung của chiếc lá.

+ Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống cái lá.

+ Vẽ màu theo ý thích (có thể vẽ lá màu xanh non, xanh đậm, màu vàng, đỏ ...).

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.

3. Hoạt động 3 : Hướng dẫn thực hành (20p) - Yêu cầu học sinh vẽ một chiếc lá vào VTV2.

+ Quan sát kỹ cái lá trước khi vẽ.

+ Vẽ hình vừa với phần giấy trong Vở tập vẽ 2.

+ QuaVẽ hình dáng của cái lá.

+ Vẽ màu theo ý thích: Có màu đậm, có màu.

- GV đến từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng.

4. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá (3p) - GV cùng HS chọn một số bài trưng bày trên bảng để nhận xét.

? Hình dáng (rõ đặc điểm chưa) ?

? Màu sắc (phong phú chưa)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét bài.

* GDBVMT:

? Theo em cây xanh có tác dụng như nào với môi trường?

? Là học sinh các em phải làm gì để cây xanh cho lá luôn tươi tốt?

- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh hăng hái xây dựng bài và HS có bài vẽ tốt.

- Đỏ, xanh, vàng, tím.

- Không giống nhau - HS nghe

- HS chú ý quan sát và trả lời.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS vẽ bài vào VTV/T9.

-HS chú ý quan sát.

- Nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- Nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- Cung cấp khí ô xi, làm cho môi trường trong lành.

- Phải chăm sóc: tưới cây, nhổ cỏ, bảo vệ cây xanh,...

- HS lắng nghe.

(11)

* Dặn dò:

- Quan sát hình dáng màu sắc một vài loại cây khác nhau. -Sưu tầm tranh, ảnh về cây.

- Chuẩn bị: VTV, bút chì, màu vẽ.

-HS nghe và chuẩn bị bài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên,thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu

- Học sinh nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của các đồ vật - học sinh vẽ được tranh biểu cảm đồ vật1. - Học sinh chăm chỉ, tích cực quan sát cảm nhận

Thái độ: - HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh và có ý thức bảo vệ môi trường.. *GT: Tập mô tả các hình ảnh các hoạt động và màu sắc

Cho HS quan sát hình vẽ, gợi ý cách chọn, sắp xếp hình ảnh như cách vẽ các dáng hoạt động. Cho HS nhận xét hình ảnh chính, hình ảnh phụ,

- Giáo viên giới thiệu về cây cối để học sinh nhận biết được sự khác nhau về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các cành lá.. Học sinh thấy được cây cối quan trọng

Qua vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc phong phú của hoa, quả các hoạ sĩ muốn gửi gắm vào tranh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. Trên thế giới nhiều hoạ sĩ

Kiến thức: Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của hoa lá.. Kĩ năng: Biết cách vẽ và vẽ được hoa lá gần giống mẫu, tô

Kiến thức: Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của hoa lá.. Năng lực: Biết cách vẽ và vẽ được hoa lá gần giống mẫu, tô