• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO ÁN MÔN MĨ THUẬT KHỐI 4,5 – TUẦN 9 Ngày soạn: 29/10/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 01/11/2021 (4C,4B, 4A) Thứ 3 ngày 02/11/2021 (4D)

BÀI 9: VẼ TRANG TRÍ

VẼ ĐƠN GIẢN HOA, LÁ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc, vẻ đẹp của một vài hoa, lá đơn giản.

- HS biết cách vẽ đơn giản hoa, lá.

- HS vẽ đơn giản (được một số bông hoa chiếc lá và vẽ màu theo ý thích.

- Thảo luận chia sẻ với bạn về cách vẽ hoa lá đơn giản

* BVMT(Liên hệ): Yêu quý vẻ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên. Biết trân trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên xung quanh. Có ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập chu đáo

* HSKT: Tập vẽ được bông hoa hoặc chiếc lá II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGV- SGK. Tranh ảnh hoa, lá , một số bài HS … 2. Học sinh: SGK , Vbt 4, Bút dạ, bút chì, tẩy, màu….

III. . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Khoảng 2’)

- Cho HS giải đố về các loài hoa, lá - GV nhân xét, tuyên dương vào bài.

- Hs tham gia thi đố.

- Lắng nghe.

- Tham gia vận động.

Hoạt động 2: Hoạt động khám phá (Khoảng 10’)

* Quan sát nhận biết sự khác nhau của các loài hoa, lá.

- Gv cho hs quan sát 1 số hoa lá thật và ảnh chụp về hoa lá, bài trang trí

+ Cho biết tên gọi các loại hoa lá?

+ Giúp HS nêu tên 1 số loại hoa

+ Hình dáng và màu sắc có gì khác nhau?

+ Kể tên 1 số loài hoa mà em thích?

+ So sánh hình dáng của lá hoa hồng và lá hoa cúc?

+ Lá trầu, lá bàng có hình dáng thế nào?

+ Nêu sự giống và khác nhau giữa hoa lá

- Hs quan sát và nhận xét.

- Hoa cúc, hoa hồng, cẩm chướng, lan, lá bàng, phượng...

- Trả lời theo ý hiểu của mình dưới sự gợi ý của GV

- 2 Hs so sánh - 3 Hs nêu

- Lá trầu hình trái tim, ....

- Hs lắng nghe

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

(2)

thật và hoa lá đơn giản?

* GVKL: Từ hoa, lá này có thể đơn giản, cách điệu để sử dụng trong trang trí, lược bỏ bớt những chi tiết rườm rà và sắp xếp lại cấu trúc cho cân đối

* Quan sát nhận biết cách vẽ đơn giản hoa lá

- Gv thị phạm minh hoạ lên bảng

- GV giới thiệu bài của HS năm trước.

- Giống về hình dáng, đặc điểm.

- Khác: về chi tiết.

- Hs quan sát gv vẽ minh họa

- HS nêu lại các bước B1: Vẽ trục và các nét chính hoa, lá.

B2: Vẽ phác nét chính của hoa, lá.

B3: Sửa hình và vẽ màu theo ý thích.

Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (Khoảng 17’) Vẽ đơn giản hoa lá theo ý thích vtv T27.

- Hướng dẫn hs tập vẽ đơn giản một bông hoa hoặc chiếc lá cân đối với khổ giấy.

Quan sát kĩ hoa, lá khi vẽ, bỏ bớt các chi - Gợi ý HS tô màu tươi sáng, gọn gàng...

-Hs thực hành cá nhân theo các bước GV đã

hướng dẫn.

- Vẽ màu theo ý thích.

-HSTập vẽ một bông hoa hoặc chiếc lá đơn giản theo ý thích.

- Tập thực hành theo hướng dẫn, giúp đỡ của GV.

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 4’) - Gv cùng HS trưng bày, gợi ý hs nhận xét.

+ Bạn vẽ có cân đối với khổ giấy chưa?

+ Vẽ hình lá cây và hoa có rõ, đặc điểm ? + Bạn tô màu có đẹp không?

+ Em thích bài nào nhất? vì sao?

- Tuyên dương HS, nhận xét chung

- Hướng dẫn học sinh về quan sát thêm một số loại hoa, lá khác và vẽ tạo dáng, trang trí theo ý thích.

- Hs quan sát nhận xét theo các tiêu chí gv đưa ra.

- HS tham gia trưng bày bài và nêu ý thích về bài của bạn.

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

- Quan sát, lắng nghe

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 1’)

- GV bổ sung và giáo dục HS - HS lắng nghe - Lắng - Lắng nghe

(3)

- Giáo dục theo mục tiêu của bài.

- Về nhà xem trước bài sau, chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.

nghe và ghi nhớ. Học sinh chuẩn bị đồ dùng và quan sát kĩ đồ vật có dạng hình trụ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

Ngày soạn: 29/10/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 02/11/2021 (5D) Thứ 4 ngày 03/11/2021 (5B) Thứ 5 ngày 04/11/2021 (5C) Thứ 6 ngày 05/11/2021 (5A)

CHỦ ĐỀ 11: VẼ BIỂU CẢM CÁC ĐỒ VẬT (2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của các đồ vật - học sinh vẽ được tranh biểu cảm đồ vật.

- Học sinh chăm chỉ, tích cực quan sát cảm nhận vẻ đẹp mọi đồ vật xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Một số tranh vẽ biểu cảm các đồ vật khác nhau. Mẫu vẽ (bình nước, ấm tích, bát, chai, lọ hoa, ca, cốc, ...), hình minh họa cách vẽ biểu cảm đồ vật.

2. Học sinh: SGK, vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu, giấy III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

TIẾT 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 3’) - Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài

học

- Giới thiệu nội dung tiết học.

- Nhắc lại nội dung tiết 1

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 5’) - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo

nhóm.

- GV giới thiệu tranh

+ Tranh vẽ gì?

- Học sinh quan sát tranh thảo luận, tìm hiểu

+ Tranh vẽ các đồ vật

(4)

+ Hình mảng, đường nét, cách vẽ và màu sắc của mỗi bức tranh như thế nào?

+ Bức tranh được vẽ bằng những màu nào?

+ Tranh biểu cảm đồ vật là tranh như thế nào?

+ Cách vẽ của các bức tranh khác nhau, hình mảng khác nhau, màu sắc khác nhau..

+ Đỏ, lam, tím,...

+ Tranh biểu cảm đồ vật là diễn tả cảm xúc của người vẽ thông qua đường nét và màu sắc. Những đường nét và màu sắc được vẽ cách điệu theo cảm xúc riêng của người vẽ tạo nên vẻ đẹp ấn tượng cho bức tranh.

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 23’) 1. Hướng dẫn thực hiện

- Nêu cách vẽ tranh biểu cảm đồ vật.

- Gv minh họa nhanh lại một vài ví dụ để học sinh quan sát nhận biết kỹ hơn cách vẽ biểu cảm 2. Thực hành sáng tạo

(Gv bày đa dạng mẫu để học sinh lựa chọn vẽ theo ý thích)

- Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm - Yêu cầu quan sát mẫu, vẽ không nhìn giấy, mạnh dạn đưa tay khi vẽ để hình vẽ không quá nhỏ

- Gv quan sát hướng dẫn thêm trong suốt quá trình học sinh thực hành bố cục, đường nét, màu sắc, hình mảng, sáng tối, đậm nhạt, nóng lạnh...)

- Hs nêu: Mắt tập trung quan sát hình dáng, đặc điểm của mẫu, tay vẽ vào giấy. Mắt quan sát đến đâu, tay vẽ đến đó. Mắt không nhìn vào giấy, tay đưa bút liên tục không nhấc lên khỏi tờ giấy trong cả quá trình vẽ

-Vẽ thêm các nét biểu cảm (các nét thêm vào mang tính trang trí, có thể vẽ theo chiều dọc, chiều ngang hoặc bao quanh hình vẽ theo cảm xúc làm cho đồ vật thêm sinh động và đẹp hơn).

Vẽ màu vào các đồ vật: sử dụng màu có độ tương phản đậm - nhạt, sáng - tối,

Nóng - lạnh.

- Hs quan sát

- Hs thực hiện vẽ theo nhóm.

Chọn cho nhóm để vẽ thành các chủ đề như: vẽ ấm chén, Vẽ các đồ vật có dạng hình trụ, đồ vật xung quanh ta, đồ dùng gia đình,..

(5)

3.3: Cảm nhận, chia sẻ

- Gv hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm vật mẫu

- Gv hướng dẫn học sinh thuyết trình về sản phẩm của mình, gợi ý học sinh khác đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.

- Gv đặt câu hỏi gợi mở để hs khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình, tự đánh giá

+ Em có cảm nhận gì khi tham gia vẽ biểu cảm đồ vật?

+ Đồ vật em vẽ đã thể hiện được các nét và màu sắc biểu cảm chưa? Được thể hiện ở chỗ nào?...

+ Em thích bài vẽ của bạn nào nhất? Vì sao?

– Tổng hợp chia sẻ của HS, nhận xét sản phẩm.

- Học sinh thực hiện trưng bày sản phẩm

- Học sinh thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. Tham gia nhận xét, đánh giá về sản phẩm của nhóm bạn

- Hs nghe, ghi nhớ

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 1’) - Hướng dẫn học sinh về nhà tập vẽ biểu cảm

những đồ vật xung quanh mình

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 2’) - Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Dặn học sinh chuẩn bị cho giờ học sau.

- Lắng nghe và ghi nhớ. Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giúp học sinh hiểu hình dáng,đặc điểm, màu sắc cảu một số con vật quen thuộc.. - Giúp học sinh cách vẽ

- HS năng khiếu: Vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp với đề tài đã chọn, hình vẽ sắp xếp cân đối, màu sắc phù hợp.. - Thái độ : HS cảm nhận được vẻ đẹp

-Nêu được tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca bài hát: Học sinh lớp Hai Chăm ngoan.. Yêu thích môn âm nhạc - Cảm nhận được vẻ

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục các hình ảnh và màu sắc.. - HS dùng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc, ý kiến

- GV giới thiệu tranh ảnh một số đồ vật được trang trí hoặc các bài trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềm,…để học sinh nhận biết:. * Màu sắc làm cho

- Giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây (tranh, ảnh, lá thật) để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc.. Lá cây gồm có thân

- Yêu cầu học sinh quan sát các vật mẫu để nhận ra hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các vật mẫu - Gv hướng dẫn cách vẽ tranh biểu cảm:4. + Mắt tập trung quan sát

Kiến thức: Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật xung quanh.. Kĩ năng: Biết cách vẽ và vẽ được tranh