• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ 22 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN: TẾT VÀ Thời gian thực hiện số tuần: 3 Tên chủ đề nhánh: Mùa xuân

Thời gian thực hiện số tuần: 1 tuần từ ngày 14/02 /2022 A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

ĐÓN TRẺ

- THỂ DỤC SÁNG

1. Đón trẻ

- Đón trẻ vào lớp trẻ tự cất đồ dùng cá nhân

2.Trò chuyện

- Trò chuyện xem tranh ảnh về tết và mùa xuân - Cô giáo dục trẻ an toàn giao thông, một số kĩ năng sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng; Nước, điện, gió,…ở trong lớp

3. Điểm danh

- Cô kiểm tra trẻ đến lớp

4.Thể dục sáng

-Tập các động tác theo cô + ĐT hô hấp: Thổi bóng ay

+ĐT Tay: Tay đưa ra trước sang ngang

+ĐTBụng: Đứng cúi người về phía trước tay chạm ngón chân

+ ĐT Chân: Gồi nâng 2 chân

+ ĐT Bật: Bật tiến về phía trước

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với mọi người. Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Trò chuyện giúp trẻ hiểu về chủ đề đang thực hiện, kích thích sự ham học hỏi hiểu biết của trẻ

- Trẻ biết kĩ năng sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.

- Trẻ biết được tên của mình và tên của bạn.

- Giúp trẻ biết quan tâm tới bạn bè

- Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô

- Phát triển thể lực cho trẻ khi tập thể dục

- Trẻ thích luyện tập để có cơ thể khỏe mạnh

- Trường lớp sạch sẽ.

- Trang phục của cô gọn gàng

- Tranh ảnh về chủ đề mùa xuân

- Sổ điểm danh

- Sân tập, các động tác thể dục

(2)

MÙA XUÂN

Từ ngày 24/ 01/2021 đến 26/02 /2022 Đến rồi

đến ngày 18/ 02/2022

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Đón trẻ

- Cô đến sớm quét dọn và thông thoáng phòng học.

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần. Cô nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo và các bạn

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

2. Trò chuyện:

+ Mùa nào đẹp nhất trong năm?

+ Thời tiết mùa xuân như thế nào?

+ Mùa xuân bắt đầu từ tháng nào?

+ Hoa gì thường nở vào mùa xuân ?

+ Những hoạt động nào thường diễn ra trong mùa xuân?

- Cô giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp và tham gia tích cực vao các hoạt động mùa xuân

- Cô giáo dục trẻ an toàn giao thông, một số kĩ năng sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng; Nước, điện, gió,…ở trong lớp 3. Điểm danh

- Giáo viên gọi tên trẻ theo danh sách.

- Báo ăn cho cô nuôi.

- Nhắc trẻ đi học đều đúng giờ 4. Thể dục sáng:

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ:

* Khởi động:

- Cho trẻ hát và vận động theo bài “ Mùa xuân của bé”, đi các kiểu chân. Dồn hàng xếp đội hình 3 hàng ngang dãn cách nhau một sải tay.

* Trọng động:

+ ĐT hô hấp: Thổi bóng bay

+ĐT Tay: Tay đưa ra trước sang ngang

+ĐTBụng: Đứng cúi người về phía trước tay chạm ngón chân

+ ĐT Chân: Gồi nâng 2 chân + ĐTBật: Bật tiến về phía trước

* Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân

- Chào cô, chào phụ huynh, cất đồ dùng.

- Mùa xuân ạ - Ấm áp - Từ tháng 1 ạ

- Hoa đào, hoa mai ạ.

- Đi du xuân, các lễ hội - Lắng nghe.

- Vâng ạ - Trẻ dạ cô

- Trẻ khởi động.

- Tập các động tác theo sự hướng dẫn của cô.

- Trẻ vận động nhẹ nhàng

(3)

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG NGOÀI

TRỜI

1. Hoạt động có mục đích - Quan sát hoa mùa xuân

- Quan sát thời tiết mùa xuân

2.Trò chơi vận động:

- Cáo và thỏ

- Rồng rắn lên mây

3. Chơi tự do.

- Vẽ theo ý thích trên sân trường

- Rèn luyện kỹ năng quan sát so sánh, phân biệt.

- Trẻ biết được đặc điểm thời tiết, phong cảnh mùa xuân

- Phát triển tư duy ngôn ngữ,khả năng chú ý quan sát, phân loại ghi nhớ có chủ định.

- Biết được đặc điểm thời tiết trong ngày, biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

- Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi

- Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi

- Rèn sự nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ.

- Phát huy tinh thần đoàn kết, sự hợp tác nhóm.

Luyện khả năng nhận biết nhanh các chữ cái đã học - rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật.

-Trẻ biết vẽ theo ý thích của mình

- Trẻ vui vẻ khi tham gia vẽ theo ý thích

- Mũ dép cho trẻ, trang phục gọn gàng.

-Câu hỏi đàm thoại

- Sân chơi - mũ cáo, thỏ

-Phấn

HOẠT ĐỘNG

(4)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Hoạt động có mục đích

- Cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động.

- Trò chuyện về mùa xuân

+ Mùa nào đẹp nhất trong năm?

+ Thời tiết mùa xuân như thế nào?

+ Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy?

+ Con thấy cây cối vào mùa xuân như thế nào?

+ Hoa gì thường nở vào mùa xuân ?

+ Những hoạt động nào thường diễn ra trong mùa xuân?

- Cô giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp và tham gia tích cực vao các hoạt động mùa xuân

- Quan sát thời tiết:

+ Con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?

+ Có gì khác biệt so với ngày hôm qua?

- Giáo dục trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

2.Trò chơi vận động;

- Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi

* TC: Cáo và thỏ . Chọn một bé đóng làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.

* TC: Rồng rắn lên mây

- Cách chơi: Một bạn sẽ đóng làm thầy thuốc, các bạn còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồng dao: Rồng rắn lên mây.

3. Chơi tự do

- Cô tổ chức cho trẻ chơi tự do theo ý thích

- Cô hướng dẫn, gợi ý động viên khuyến khích trẻ

- Trẻ quan sát.

- Dạo chơi, tham quan, quan sát

- Mùa xuân ạ - Ấm áp - Từ tháng 1 ạ

- Đâm chồi nảy lộc ạ.

- Hoa đào, hoa mai ạ.

- Đi du xuân, các lễ hội - Con rất thích rất vui.

- Ấm áp ạ - Có nắng ạ

- Nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi

- Chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của cô.

- Vẽ theo ý thích

(5)

A. TỔ CHỨC CÁC

HOẠT

ĐỘNG NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG GÓC

* Góc chơi đóng vai:

- Cửa hàng bán hoa Của hàng ăn uống

* Góc xây dựng:

- Xây dựng khu vui chơi, các trò chơi về ngày xuân

*Góc Nghệ thuật:

- Tô màu, xé dán tranh về mùa xuân

*Góchọc tập

- Xem tranh ảnh các loại hoa quả, hoạt động ngày tết về mùa xuân

*Góc thiên nhiên:

- Quan sát sự phát triển của cây, chăm sóc cây hoa cảnh

- Biết thể hiện vai chơi.

-Biết đóng vai người bán, người mua

- Biết chia sẻ với bạn những suy nghĩ của mình.

- Mở rộng sự giao tiếp cho trẻ -Trẻ biết nhiệm vụ của người xây dựng

- Phát huy khả năng sáng tạo của trẻ

- Phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ, trẻ biết cách sắp xếp xé dán tranh về mùa xuân

- Nhận biết được 1 số hoa quả và các hoạt động về mùa xuân

- Trẻ biết được quá trình phát triển của cây

- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh

- Mô hình cửa hàng ăn uống

- Gạch, các dụng cụ của nghề xây dựng - Cây hoa quả các loại

- Giấy màu, hồ dán, kéo, sáp màu

- Tranh ảnh hoa quả,và hoạt động về mùa xuân.

- Các loại cây

(6)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Thoả thuận trước khi chơi.

- Hỏi trẻ: các con đang học chủ đề gì?

- Lớp mình có những góc chơi gì?

- Giới thiệu góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Các con thích góc chơi gì hãy về góc chơi đó nhé.

- Trẻ tự nhận vai chơi 2. Quá trình chơi.

- Đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi

* Góc chơi đóng vai:

+ Con dự định chơi những gì?

+ Bạn nào làm nhóm trưởng chỉ đạo góc chơi?

+ Của hàng con bán những loại hoa gì?

- Cửa hàng ăn uống sẽ nấu những món ăn gì để phục phụ cho các du khách?

* Góc xây dựng

- Các bác đang xây gì thế?

+ Bác dự kiến sẽ trồng cây như thế nào?

+ Bác cần những nguyên vật liệu gì nữa không?

*Góc Nghệ thuật:

- Trò chuyện để trẻ kể về mùa xuân gợi ý trẻ tô màu, xé dán tranh mùa xuân.

*Góc học tập

- Con nhìn thấy gì trong bức tranh này?

- Những bông hoa có đẹp không ?

- Hướng dẫn trẻ kể tê về một số lọa quả….

*Góc thiên nhiên:

- Cô cùng trẻ quan sát sự phát triển của cây - Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây hoa

3. Kết thúc chơi.:

- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi

- Cô cho tổ trưởng của các góc tự giới thiệu về góc chơi của mình, sau đó cất đồ dùng đồ chơi

- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi

- Chủ đề mùa xuân đến rồi - Kể các góc chơi

- Trẻ nêu ý tưởng

- Sẽ hỏi xem dự kiến chỉ đạo như thế nào?

- Món gà hấp lá chanh, thịt bò xào, canh bí đỏ….

- Chúng tôi đang vườn hoa mùa xuân

- Tôi sẽ trồng nhiều cây hoa mai

- Tôi cần thêm gạch để xây thêm bồn hoa.

- Trẻ tập tô màu, xe dán hoa

- Rất đẹp - Xem sách - Làm sách - Quan sát - Chăm sóc

- Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ báo cáo kết quả chơi - Trẻ tham quan góc xây dựng theo hướng dẫn của cô

(7)

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG

ĂN

1.Trước khi ăn.

- Trẻ rửa tay rửa mặt sạch sẽ trước khi ăn.

2.Trong khi ăn:

- Tổ chức cho trẻ ăn trưa 3. Sau khi ăn:

- Trẻ biết các thao tác rửa tay, mặt

- Trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình.

- Trẻ có nề nếp sắp xếp bàn ghế gọn gàng

- Nước, khăn..

- Bát, thìa, đĩa, khăn lau

HOẠT ĐỘNG NGỦ

1. Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ:

- Tổ chức cho trẻ ngủ

3. Sau khi ngủ dậy

- Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ ngủ ngon giấc

- Trẻ nằm đúng tư thế để ngủ

- Ngủ sâu giấc

- Tạo cho trẻ có tinh thần tốt sau giấc mơ.

- Chăn, gối, đĩa hát ru

- Phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ.

- Giường, gối đầu.

- Khăn, một số động tác vận động

HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO

Ý THÍCH

1. Ôn nội dung bài học buổi sáng

- Cho trẻ học vở làm quen với các phương tiện giao thông

- Bổ sung những hoạt động hàng ngày cho trẻ yếu...

2. Chơi theo ý thích của bé chơi trò chơi về ATGT 3.Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề mùa xuân đến rồi - Nhận xét nêu gương tiêu chuẩn bé ngoan

- Thưởng cờ cuối ngày

- Biết xem tranh truyện về chủ đề mùa xuân đến rồi

- Ôn những bài đã học

- Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi trẻ được tự mình chọn đồ dùng đồ chơi.

- Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên.

- Nhận biết các ưu khuyết điểm của cá nhân trẻ và các bạn trong lớp.

- Những bài hát, thơ, truyện thuộc chủ đề mùa xuân đến rồi - Vở bé làm quen PTGT

- Đồ chơi trong các góc

- Các bài hát chủ đề mùa xuân đến rồi - Cờ, bé ngoan

TRẢ TRẺ

- Vệ sinh cá nhân trẻ trước khi ra về

- Trẻ lấy đồ dùng đúng nơi quy định

- Biết lễ phép chào cô

- Trẻ sạch sẽ trước khi ra về - Trẻ có thói quen lấy đồ dùng đúng nơi quy định và chào cô và các bạn khi về với bố mẹ

- Khăn mặt

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.

HOẠT ĐỘNG

(8)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Trước khi ăn:

- Cô hướng dẫn trẻ các thao tác rửa tay, rửa mặt. Làm vệ sinh.

2.Trong khi ăn:

- Cô hỏi trẻ thực đơn ăn ngày hôm nay,và thực đơn đó thuộc nhóm gì? Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng.

- Cô động viên trẻ ăn hết xuất ăn của mình 3. Sau khi ăn:

- Cô nhắc trẻ cất gọn ghế ngồi, rửa tay, rửa mặt sạch sẽ.

- Trẻ rửa tay, mặt

- Mời cô, mời bạn trước khi ăn.

- Trẻ thực hiện

1. Trước khi ngủ

- Cô dọn sạch sẽ, thông thoáng phòng ngủ.

- Cô chuẩn bị đủ chăn, gối.

2. Trong khi ngủ

- Cô cho trẻ nghe những bài hát dân ca để trẻ ngủ - Trẻ ngủ cô bao quát trẻ

3. Sau khi ngủ dậy.

- Cô cho trẻ đi vệ sinh sau khi ngủ dậy, chải tóc cho trẻ.

- Hướng dẫn trẻ thu dọn phòng ngủ gọn gàng

- Trẻ chuẩn bị vào phòng ngủ.

- Ngủ

- Trẻ đi vệ sinh.

- Trẻ vận động 1. Ôn nội dung bài học buổi sáng

- Cô gợi ý hướng dẫn cho trẻ xem tranh truyện về chủ đề mùa xuân đến rồi

- Cho trẻ ôn lại các bài thơ bài hát: Mùa xuân

- Trẻ học vở làm quen với các phương tiện giao thông 2. Cô cho trẻ chơi theo ý thích.

- Hướng dẫn trẻ chơi đồ chơi trong các góc theo ý thích, xếp ngăn nắp gọn gàng. Chơi trò chơi về ATGT 3. Nêu gương:

Bước 1: Ổn định: Hát hoặc đọc thơ về chủ đề Bước 2: Biểu diễn văn nghệ

- Cho trẻ biểu diền văn nghệ những bài hát thuộc chủ đề mùa xuân đến rồi

Bước 3: Nhận xét nêu gương

+ Cô hỏi trẻ về các tiêu chuẩn bé ngoan.

+ Cho trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan + Cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.

Bước 4: Tuyên dương thưởng cờ -> Cô nhận xét trẻ và cho trẻ cắm cờ

- Trẻ đọc, hát.

- Trẻ chơi.

-Trẻ hát, đọc thơ

- Trẻ biểu diễn theo nhạc - Nêu các tiêu chuẩn bé ngoan - Trẻ tự nhận xét

- Cắm cờ

* Trả trẻ

- Cô cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ra về

- Cho trẻ lấy đồ dùng đúng nơi quy định, chào bố mẹ.

- Rửa tay chân sạch sẽ

- Chào cô, bố, mẹ, các bạn ra về.

(9)

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 14 tháng 02 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG : Thể dục. VĐCB: Chuyền bóng qua đầu ,qua chân TCVĐ: Độ nào nhanh

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Hát bài: “ Mùa xuân của bé”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên vận động “Chuyền bóng qua đầu, qua chân” và biết cách chuyền bóng qua đầu, qua chân không làm rơi bóng.

- Biết chơi trò chơi “Vượt chướng ngại vật” đúng luật 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tập hợp hàng và chuyển đội hình cho trẻ.

- Rèn kĩ năng phối hợp tay mắt cho trẻ.

- Rèn kĩ năng phối hợp nhịp nhàng giữa trẻ với trẻ khi luyện tập.

- Rèn sự nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ.

- Củng cố kỹ năng điểm số 1, 2 và định hướng không gian cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.

- Trẻ nghiêm túc, đoàn kết, hợp tác khi luyện tập.

- Trẻ có nề nếp và biết phối hợp, hợp tác với bạn trong hoạt động.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của thầy:

- Giáo án.

- Nhạc thể dục

- Trang phục gọn gàng.

- Bóng, Xắc xô.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Trang phục của trẻ gọn gàng - Quả bông thể dục

- Nơ cài ngực

- Bóng, vòng, cổng chui.

3. Địa điểm:

- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức - Cô cho trẻ về chỗ ngồi 2. Giới thiệu bài.

- Chào mừng các bé đến với hội thi “Bé khỏe bé ngoan 2022” lớp 5 tuổi A5 trường MN Hồng Thái Đông.

- Đến với hội thi hôm nay có 2 đội chơi.

+ Đội số 1 + Đội số 2

- Thành phần không thể thiếu trong mỗi hội thi đó là ban

- Hát cùng cô

(10)

giám khảo, BTC xin trân trọng giới thiệu có các bác các cô sẽ là ban giám khảo cho hội thi ngày hôm nay. Đề nghị các vận động viên nổ một tràng pháo tay dành cho ban giám khảo.

- Trong hội thi ngày hôm nay chúng ta phải vượt qua 3 phần thi:

+ Phần thứ nhất mang tên: Đồng diễn thể dục + Phần thứ hai mang tên: Bé thi tài

+ Phần thứ ba mang tên: Chung sức

Ban tổ chức xin hỏi có VĐV nào không đủ sức khỏe để vào sân chơi không?

- Vậy xin mời các VĐV lấy cho mình hai quả bóng để phần thi thêm hấp dẫn hơn nào.

3. Hướng dẫn.

*. Hoạt động 1: Khởi động (2-3 phút)

- Để ai cũng có sức khỏe dẻo giai để bước vào hội thi BTC yêu cầu cả hai đội cùng khởi động trên nền nhạc của BTC.

- Cho trẻ đi các kiểu đi: Đi thường bằng bàn chân, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh….

Về đội hình 2 hàng dọc.

- Cho trẻ điểm số 1, 2 tách hàng

- Các VĐV vừa hoàn thành phần khởi động, các VĐV đã thấy cơ thể mình dẻo giai và sẵn sàng bước vào hội thi ngày hôm nay chưa?

Hoạt động 2: Trọng động (21-23 phút) a. Bài tập phát triển chung

- Không để các VĐV phải chờ lâu xin mời các vận động viên bước vào phần thi thứ nhất: Phần thi đồng diễn thể dục.

- Ở phần thi này BTC yêu cầu các VĐV sẽ đồng diễn theo giai điệu bài “Cả nhà thương nhau” cùng các động tác: Tay, Chân, bụng, bật nhảy (mỗi động tác 2 lần 8 nhịp)

Phần thi bắt đầu.

- Cô cho trẻ tập các động tác theo cô.

Các VĐV đã thực hiện rất tốt phần thi của mình, chúc mừng cả haiđội . Phần thi này BTC quyết định tặng cho mỗi đội 1 bông hoa và đều đủ điều kiện bước sang phần thi thứ hai.

b. Vận động cơ bản

- Ngay sau đây xin mời các VĐV bước vào phần thi thứ hai vô cùng hấp dẫn mang tên “Bé thi tài”

- Trên tay ban tổ chức có gì đây?

- Vâng ạ

- Đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân

- Trẻ tập theo cô bài tập PTC

- Trẻ nắng nghe

(11)

- Với những quả bóng này các VĐV có thể chơi gì?

Trước khi vào phần thi thứ hai BTC dành cho các VĐV 1 phút để trải nghiệm với những quả bóng thú vị này, một phút bắt đầu.

- Thời gian trải nghiệm dành cho các vận động viên đã kết thúc.

Các VĐV vừa trải nghiệm với trái bóng như thế nào?

(Mời 1 – 2 trẻ trả lời)

Trái bóng này hôm nay sẽ là thử thách của phần thi thứ hai.

- Ở phần thi này các VĐV sẽ thực hiện vận động:

“Chuyền bóng qua đầu, qua chân” (Thầy mời cả lớp nhắc lại tên vận động)

- Ở phần thi này cả hai đội cần thực hiện đúng yêu cầu của BTC mới đạt điểm cao và dành chiến thắng, vì vậy BTC sẽ hướng dẫn cho hai đội cách “Chuyền bóng qua đầu, qua chân” sao cho đúng với yêu cầu của hội thi, xin mời hai gia đình chú ý.

- Cô thực hiện mẫu lần 1: Không giải thích.

- Cô thực hiện lần 2: Phân tích, giảng giải.

- TTCB: Hai độ đứng thành hai hàng dọc theo từng đội, mỗi VĐV đứng cách nhau một cánh tay, 2 chân rộng bằng vai, VĐV đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay.

- TH: Khi có hiệu lệnh “Chuyền” thì VĐV đứng đầu cầm bóng đưa lên cao ra phía sau người hơi ngả ra sau chuyền qua đầu cho VĐV đứng sau, VĐV đứng sau đón bóng bằng 2 tay vào khoảng trống của quả bóng và sau đó cúi xuống đưa bóng qua 2 chân chuyền cho VĐV tiếp theo, VĐV kế tiếp đón bóng và đưa lên cao chuyền qua đầu, tiếp tục thực hiện cho đến cuối hàng. VĐV cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng và thực hiện chuyền qua đầu qua chân cho VĐV đứng sau.

- Lần lượt thực hiện

- Vừa rồi các VĐV đã thực hiện rất tốt vận động

“Chuyền bóng qua đầu, qua chân” cả hai đội đã sẵn sàng bước vào phần thi thứ hai này chưa?

- Yêu cầu của phần thi này như sau

Cách chơi: VĐV của 2 đội chơi xếp thành hai hàng dọc cách nhau một cánh tay, chân rộng bằng vai.

Khi bản nhạc của ban tổ chức cất lên, các VĐV thực hiện vận động “Chuyền bóng qua đầu, qua chân” liên tục tới VĐV cuối cùng cầm bóng để vào rổ của đội mình. Sau một bản nhạc đội nào lấy được nhiều bóng sẽ giành chiến thắng, đội chiến thắng ở phần thi này sẽ nhận được

- Quan sát cô làm mẫu - Lắng nghe cô

- Rồi ạ

(12)

2 bông hoa của BTC.

+ Luật chơi: VĐV nào thực hiện sai vận động hoặc đánh rơi bóng sẽ không được tính.

- Tổ chức thi đua giữa hai đội .

- BTC kiểm tra kết quả 2 đội, khen ngợi, động viên trẻ.

c. Trò chơi vận động; Đôin nào nhah hơn

Cả hai đội đều đủ điều kiện bước sang phần thi cuối cùng ngày hôm nay, phần thi “Chung sức”

- Ở phần thi này hai đội sẽ trải qua trò chơi “Vượt chướng ngại vật”

Để thực hiện được phần thi này BTC yêu cầu các VĐV lùi về vạch chuẩn.

Cách chơi: Hai đội sẽ đứng thành hàng dọc trước vạch chuẩn, sau khi nghe hiệu lệnh và tiếng nhạc cất lên thì VĐV đầu hàng tay chống hông và bật chụm chân liên tục qua các vòng tới cổng chui khéo léo bò chui qua cổng sao cho không chạm vào cổng, tới đích lấy cho mình một quả bóng để vào rổ của đội mình sau đó chạy nhanh về cuối hàng. Cứ tiếp tục như thế đến hết bản nhạc đội nào lấy được nhiều bóng hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng.

Yêu cầu của phần thi này là các VĐV không chạm vào các chướng ngại vật và không thực hiện khi VĐV đội mình chưa chạy về hàng. Nếu phạm quy sẽ không được tính.

Phần thi này quyết định đội nào chiến thắng trung cuộc nên các gia đình hãy cố gắng lên.

- BTC tổ chức thi

- BTC nhận xét kết quả và tuyên bố đội thắng cuộc.

Hoạt động 3: Hồi tĩnh (1-2 phút)

- Các VĐV thân mến! Hội thi đã khép lại và chúc mừng kết quả của hai đội Bây giờ chúng mình cùng thả lỏng cơ thể sau các phần thi cho cơ thể thoải mái hơn nào.

- Nghe cô phố biến cách chơi và luật chơi

- Chơi trò chơi

- Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………..

………..

………

………..

………..

………..

………

(13)

Thứ 3 ngày 15 tháng 02 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH: Trò chuyện tìm hiểu về mùa xuân đến rồi

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Thơ: Mùa xuân

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được thời tiết mùa xuân

- Trẻ biết được sự thay đổi diễn ra trong đời sống động thực vật trong mùa xuân - Trẻ biết được Các hoạt động của con người trong mùa xuân: đi lễ hội, đi chúc Tết, đón tết, đi lễ chùa.

2. Kỹ năng

- Phát triển tư duy ngôn ngữ khả năng chú ý quan sát, phân loại ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong quá trình đàm thoại.

3. Giáo dục thái độ

-Trẻ biết cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân, biết các chăm sóc bản thân vào thời tiết mùa xuân

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ - Các tranh ảnh cảnh:

+ Thời tiết mùa xuân, cây cối, hoa, con vật trong mùa xuân.

+ Các hoạt động của con người trong mùa xuân: đón tết, chúc tết, lễ hội xuân chùa Yên Tử, hội chùa Cửa Ông, đền Hùng, tết trồng cây.

- Cờ

2. Địa điểm tổ chức: -Trong lớp học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Mùa xuân”

- Các con vừa đọc bài thơ gì?

- Thời tiết mùa xuân như thế nào?

- Cảnh vật mùa xuân như thế nào?

- Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc cách bản thân vào thời tiết mùa xuân và biết cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân.

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô và các con cùng “Trò chuyện về mùa xuân đến” rồi nhé.

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Trò chuyện về mùa xuân đến rồi

* Thời tiết mùa xuân

- Cô cho trẻ quan sát tranh thời tiết mùa xuân - Ai biết một năm có mấy mùa?

- Đó là những mùa nào?

Trẻ đọc thơ

Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

(14)

- Các con thử nghĩ xem bây giờ là mùa gì?

- Tại sao các con nghĩ bây giờ là mùa xuân?

- Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy? Mùa xuân có gì đặc biệt?

- Thời tiết mùa xuân như thế nào? Có gì khác so với thời tiết mùa đông?

+ Bầu trời mùa xuân như thế nào?

+ Mùa xuân còn có những dấu hiệu nào khác nữa? Mưa, mây, gió, nắng?

- Đố các con biết mưa phùn còn gọi là mưa gì? Vì sao gọi là mưa phùn?

=> 1 Năm có 4 mùa và bây giờ đang là mùa xuân đấy các con ạ. Thời tiết mùa xuân rất dễ chịu bầu trời trong xanh, nắng ấm, gió nhẹ, thỉnh thoảng có gió nồm, mưa phùn

*Cảnh vật cây cối, các hoạt động của con vật trong mùa xuân

- Cho trẻ xem tranh: Cây cối đâm chồi, hoạt động của các con vật trong mùa xuân.

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Vào mùa xuân có những loài động vật nào?

+ Tại sao chúng xuất hiện nhiều trong mùa xuân?

+ Khi mùa xuân đến chúng mình thấy cây cỏ, hoa lá có những thay đổi gì?

+ Các con biết những loài hoa nào chỉ nở vào mùa xuân?

=> Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc muôn hoa đua nở, chim chóc hót ca.

*Hoạt động của con người vào mùa xuân - Mùa xuân đến mọi người thường làm gì?

- Mùa xuân đến các con thích gì nhất?

- Bố mẹ các con thường làm gì?

- Các con muốn cùng bố mẹ làm những gì?

- Cho trẻ xem hình cảnh: Ngày tết, các lễ hội xuân chùa Yên Tử, hội Đền Cửa Ông, hội đền Hùng, tết trồng cây.

(Trong quá trình xem băng hình cô cùng trẻ thảo luận về các lễ hội, giới thiệu cho trẻ biết lễ hội:

+ Hội Chù Yên Tử, Đền Cửa Ông ở Quảng Ninh.

+Hội Đền Hùng ở Phú Thọ: Giỗ tổ Hùng Vương.

+ Tết trồng cây:

- Ai là người phát động tết trồng cây?

- Vì sao tết trồng cây lại tổ chức vào mùa xuân? Cần làm gì để cây phát triển và xanh tươi?

(Mùa xuân thời tiết ấm áp, có mưa phùn làm cho cây cối

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe

Trẻ nghe và quan sát Trẻ trả lời

Trẻ nghe

Trẻ trả lời

(15)

dễ phát triển)

* GD: Chăm sóc cây, không ngắt lá, bẻ cành. Trồng cây để làm đẹp và bảo vệ môi trường

* Mở rộng

+ Đố các con sau mùa xuân là mùa gì?

- Cho trẻ xem băng về sự chuyển giao thời tiết từ mùa đông -> xuân -> hạ và mùa thu, các lễ hội trong mùa xuân.

*Hoạt động 2:Trò chơi: Chuyền cờ

- Cách chơi: Cô và trẻ ngồi theo vòng tròn cô chuyền cờ cho trẻ, cờ đến bạn nào bạn đó phải kể 1 loại hoa hoặc lễ hội có trong mùa xuân. Bạn nào không kể được phải nhảy lò cò.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay các con học bài gì?

- Về nhà các con nhớ cùng dọn dẹp trang trí nhà cửa cùng với bố mẹ để đón tết nhé.

5. Kết thúc

- Cô chuyển hoạt động

Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

Trẻ trả lời

- Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………..

……….

………..

……….

……….

………

………..

Thứ 4 ngày 16 tháng 02 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG: Văn học: Thơ hoa cúc vàng

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Câu đố « Mùa xuân »

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Kiến thức:

+Trẻ biết tên bài thơ “Hoa cúc vàng” do tác giả Nguyễn Văn Chương sáng tác.

+Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi hóm hỉnh trong bài thơ.

+ Trẻ hiểu được nội dung bài thơ nói về mùa xuân về muôn hoa đua nở.

(16)

+ Trẻ hiểu các cụm từ “Nắng đi đâu miết” “Còn cây chịu rét” “Nở bung thành hoa” trong bài thơ.

2.Kỹ năng:

+Trẻ có khả năng ghi nhớ được bài thơ, đọc thọc thơ, rõ lời, thể hiaam điệu vi hóm hỉnh khi đọc bài thơ.

+ Trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

+ Trẻ có kỹ năng đọc theo nhóm.

3.Thái độ:

+ Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động +Yêu cái đẹp của thiên nhiên: mùa xuân và tết.

+Yêu hoa, có ý thức giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ hoa.

+Biết tác hại khi dẫm lên hoa và tự ý ngắt hoa.

II. Chuẩn bị :

-Tranh ảnh, đồ dùng về chủ đề Thực vật Tết và mùa xuân, các loại hoa ở các góc chơi.

- Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử powerpoint - Sa Bàn minh họa bài thơ

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức

Cô đọc câu đố về mùa xuân: Mùa gì ấm áp ...

Đâm chồi nảy lộc - Đố các con biết đó là mùa gì?

- Đúng rồi, mùa xuân đến thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc và mùa xuân đến

- Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc cách bản thân vào thời tiết mùa xuân và biết cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân.

2. Giới thiệu bài

- Các con ạ vào ngày tết cổ truyền nhân dân ta thường làm bánh chưng và bánh dày, vậy ai đã nghĩ ra hai thứ bánh đó để làm vào ngày tết? Chúng mình cùng nghe cô kể câu truyện: Sự tích bánh chưng, bánh dày nhé!

- Trẻ đoán.

- Lắng nghe.

(17)

3. Hướng dẫn

*Hoạt động 1:Kế chuyện cho trẻ nghe - Cô kể chuyện diễn cảm lần 1

- Giảng nội dung: Ngày xưa trên trái đất chỉ có 3 mùa đó là mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Nhờ Thỏ con có lòng hiếu thảo, đã biết doàn kết các bạn muông thú và các loài hoa đã đón được mùa xuân về mà ngày nay có bốn mùa:

Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Cô kể chuyện lần 2 kết hợp dùng hình ảnh minh họa câu truyện.

*Giảng từ khó

- Các con có biết “lòng hiếu thảo” là như thế nào không?

- Lòng hiếu thảo là sự kính trọng, lòng yêu thương ông, bà, cha, mẹ

*Hoạt động 2: Đàm thoại

- Các con vừa nghe câu truyện gì?

- Trong câu truyện có những ai?

- Ngày xưa trong câu chuyện có mấy mùa?

- Đó là những mùa nào?Thiếu mùa nào?

- Mùa xuân chỉ xuất hiện khi nào?

- Ai đã nghĩ ra cách để đón mùa Xuân? Vì sao bạn Thỏ lại có ý nghĩ đó?

- Bạn Thỏ thì làm gì?

- Nhờ sự cố gắng của muông thú và các loài hoa đã tạo nên điều kỳ diệu gì?

- Cô mùa xuân đã tặng món quà gì cho bạn Thỏ?

*Giáo dục: Các con ạ, nhờ có lòng hiếu thảo của bạn Thỏ và sự đoàn kết cố gắng của muông thú và các loài hoa mà các bạn đã đón được mùa Xuân về đấy. Vì vậy các con phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người.

*Hoạt động 3: Dạy trẻ kể chuyện

+ Cô cho trẻ kể chuyện theo vai,cô là người dẫn chuyện + Cho trẻ kể chuyện sáng tạo

+ Cô động viên khuyến khích trẻ kể 4. Củng cố.

- Hôm nay các con vừa được nghe câu chuyện gì?

- Cô giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi nghe lời cô giáo ông bà

5. Kết thúc

- Kết thúc cô cùng trẻ hát Bé chúc xuân.

-Vâng ạ

- Nghe cô kể chuyện - Nghe cô giảng nội dung

-Lắng nghe

- Sự tích mùa xuân ạ

- Bạn Thỏ, nàng xuân, mẹ thỏ và muông thú

- 3 mùa ạ.

- Mùa hè, thu, đông và thiếu mùa xuân ạ

- Bạn thỏ ạ vì mẹ bạn chuyển mùa bị ốm

- Nàng xuân xinh đẹp đã đến với trái đất.

- Chiếc áo trắng tinh - Lắng nghe

- Trẻ kể

- Sự tích mùa xuân ạ

-Trẻ hát và kết thúc HĐ.

-Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………..

(18)

………..

Thứ 5 ngày 17 tháng 02 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG: Toán: Nhận biết so sánh chiều rộng của 3 đối tượng Hoạt động bổ trợ: Câu đố “Mùa xuân”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức.

- Cũng cố kiến thức nhận biết chiều rộng của 2 đối tượng.

- Trẻ biết so sánh nhận xét từng cặp đối tượng để nhận ra sự khác nhau về chiều rộng của 3 đối tượng, biết sắp xếp chiều rộng của 3 đối tượng theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn, biết diến đạt kết quả chính xác.

2. Kỹ năng .

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, sắp xếp thứ tự chiều rộng của 3 đối tượng

- Luyện kỹ đặt cạnh nhau, đặt chồng lên nhau, kỷ năng diễn đạt đúng từ : ‘Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất’’.

3. giáo dục.

- Trẻ chú ý trong giờ học, tham gia tích cực vào các trò chơi.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý các loài hoa, từ đó biết chăm sóc và bảo vệ các loại hoa.

NDTH: Âm nhạc: Mùa xuân ơi ; Mùa xuân ; Cùng múa hát mừng xuân MTXQ: trò chuyện về mùa xuân.

II. Chuẩn bị.

- Mô hình lễ hội “đền cờn” có trang trí đồ dùng rộng – hẹp khác nhau

- Mỗi trẻ 3 bức tranh: đào, hoa cúc, hoa sen, 3 khung ảnh. Có chiều rộng tương ứng - Đồ dùng của cô giống của trẻ, kích thước to hơn.( Soạn trên máy vi

tính)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1: Ổn định tổ chức - Cô cho trẻ về chỗ ngồi 2. Giới thiệu bài:

Hôm nay có các cô giáo trong trường về thăm lớp mình, các con hãy vang lên bài hát thật vui để tặng các cô nhé!

- Cho trẻ hát theo nhạc bài "Mùa xuân ơi"

Xuân xuân ơi xuân đã về có nỗi vui nào hơn mùa xuân đến. Mùa xuân về mang đến cho chúng ta niềm vui gì?

Năm mới đến mọi người muốn cầu chúc cho gia đình mình được an vui sung túc. Bây giờ cô cháu mình sẽ cùng đi Lễ hội đền cờn nhé!

3. Hướng dẫn:

- Trẻ lắng nghe cô nói

- Trẻ hát và vận động - 2- 3 Trẻ trả lời

Trẻ kể tên các đồ dùng

(19)

*Hoạt động 1: Ôn nhận biết chiều rộng của 2 đối tượng.

- Lễ hội đền cờn được bày bán rất nhiều thứ, các con quan sát xem đó là những thứ gì?

+ Lễ hội thật long trọng có băng rôn chào mời khách đấy. Ai có nhận xét gì về 2 băng rôn?

+ Hai câu đối này như thế nào?

+ Có rất nhiều bức tranh Phật giáo được bày bán, con có nhận xét gì về chiều rộng của 2 bức tranh?

- Được đi lễ hội các con có cảm giác gì? Cho trẻ hát bài “Mùa xuân”

*Hoạt động 2: Dạy trẻ so sánh sắp xếp thứ tự về chiều rộng của 3 đối tượng.

Mỗi người đi lễ hội không thể quên mua những món về quà để làm kỷ niệm, các con xem đó là món quà gì?

- Bức tranh gì? Có bao nhiêu bức tranh?.

* So sánh bức tranh hoa đào với bức tranh hoa cúc.

( Cô trình chiếu trên máy)

- Các con hãy chọn hoa đào đặt cạnh bức tranh hoa cúc.

- Ai có nhận xét gì về 2 bức tranh ? + Bức tranh nào rộng hơn ?

+ Bức tranh nào nhỏ hơn ?

- Làm cách nào để biết được 2 bức tranh không bằng nhau ? (Hướng dẫn kỷ năng đặt chồng)

+ Tại sao con biết bức tranh hoa đào rộng hơn ? + Vì sao bức tranh hoa cúc hẹp hơn ?

Nhấn mạnh : Khi ta đặt chồng bức tranh hoa cúc lên lên bức tranh hoa đào ta thấy bức tranh hoa đào thừa ra một phần như vậy là BT hoa đào rộng hơn, còn tranh hoa cúc bị thiếu đi một phần đúng là hẹp hơn rồi.

- Có cách nào để biết 2 bức tranh không bằng nhau nữa không ?

+ Các con có nhìn thấy tranh hoa cúc không ? Vì sao ?

Nhấn mạnh : Vì bức tranh hoa đào rộng hơn nên che lấp bức tranh hoa cúc, còn bức tranh hoa cúc hẹp hơn nên nên ta không nhìn thấy được.

* So sanh bức tranh hoa sen và bức tranh hoa đào.

So sánh cặp tranh hoa cúc với hoa sen (tương tự)

* So sánh 3 bức tranh.

- Băng rôn phía trên rộng hơn, phía dưới hẹp hơn

- Câu đối màu xanh rộng, màu đỏ hẹp

- Trẻ nhận xét về 2 bức tranh - Trẻ hát và về chổ ngồi

- Bức tranh hoa đào hoa cúc, hoa sen.

- 1.2.3 bức tranh.

- 3- 4 trẻ nhận xét - Tranh hoa đào - Tranh hoa cúc

- Đặt BT hoa cúc chồng lên bức tranh hoa đào.

- Thừa ra một phần - Thiếu đi một phần - Trẻ lắng nghe

- Đặt chồng bức tranh hoa đào lên hoa cúc

- Vì bức tranh hoa cúc hẹp hơn...

- Trẻ lắng nghe

- Không bằng nhau

- Tranh hoa đào rộng hơn tranh hoa cúc và hao sen.

- Bức tranh hoa cúc hẹp hơn hoa đào, rộng hơn bức tranh hoa sen.

- Nhỏ hơn tranh hoa cúc và hoa

(20)

- Cô cho trẻ xếp 3 bức tranh ra và so sánh.

- Các con thấy 3 bức tranh này như thế nào ?

+ Bức tranh hoa đào so với bức tranh hoa cúc và hoa sen như thế nào ?

+ Tranh hoa cúc như thế nào so với tranh hoa đào và hoa sen ?

+ Tranh hoa sen so với tranh hoa cúc và hoa đào ntn ? - Vậy bức tranh nào rộng nhất ? hẹp hơn ? hẹp nhất ? - Cô cho trẻ đặt chồng bức tranh lên nhau theo thứ tự và yêu cầu nói nhanh:

- Lần 1 : Cô nói độ rộng hẹp trẻ nói tên bức tranh - Lần 2 : Cô nói tên tranh trẻ nói độ rộng hẹp.

* Hoạt động 3: Luyện tập.

- TC: Làm tranh

- Để treo được bức tranh lên tường cho đẹp thì chúng mình phải làm gì?

+ Cách chơi: mỗi bạn phải đặt 3 bức tranh vào 3 khung, yêu cầu đặt tranh phải nằm vừa trong viền của khung, nếu tranh bị thừa ra hoặc thiếu đi so với đường viền khung thì bức tranh đó chưa đủ tiêu chuẩn để mang tranh đi triển lãm.

+ Tranh hoa đào đặt vào khung màu đỏ + Tranh hoa cúc tranh màu vàng

+ Tranh hoa sen- khung màu xanh

Các bức tranh đã được làm xong, xin mời các họa sỹ mang tranh đến phòng triển lãm

- T/C : Phòng triển lãm tranh

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi, mỗi thành viên trong đội được cầm 1 bức tranh mình thích, đi khéo léo trong đường hẹp và lên treo ngay ngắn đúng thứ tự độ rộng hẹp theo yêu của cô.

+ Đội 1: Treo tranh theo thứ tự hẹp nhất đến rộng nhất

+ Đội 2: Từ rộng- hẹp + Đội 3: Từ Hẹp – rộng - Cô kiểm tra kết quả của 3 đội 4. Củng cố.

- Các con vừa được học bài gì ? 5. Kết thúc

- Cho trẻ hát bài ‘ Cùng múa hát mừng xuân’ đi ra ngoài.

đào

- Tranh hoa đào rộng nhất, tranh hoa cúc hẹp hơn, tranh hoa sen hẹp nhất

- Đặt tranh vào khung - Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ đặt tranh vào khung

- Trẻ mang tranh lên đứng theo tổ

- Trẻ lắng nghe

- 3 đội thi nhau chơi

- Trẻ hát đi ra ngoài

- Trẻ trả lời

(21)

- Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ kiến thức kỹ năng của trẻ)

………..

………..

………

………..

………...

...

Thứ 6 ngày 18 tháng 02 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG: Âm nhạc: Dạy hát: Mùa xuân đến rồi Nghe hát : Mùa xuân của bé TC: Ai đoán giỏi

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Thơ: Mùa xuân

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

Trẻ hát đúng lời, đúng cao độ, vui tươi, hồn nhiên với bài hát: “Mùa xuân đến rồi”,

Biết vận động nhịp nhàng theo bài hát: “ Mùa xuân của bé” và biết chơi vui với trò chơi: “ Ai đoán giỏi”.

2. Kỹ năng

-- Rèn kỹ năng hát to, rõ lời, kỹ năng vận động, khả năng thể hiện tình cảm theo nhịp bài hát.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quý các loài hoa, chăm sóc bảo vệ hoa.

II. CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng của cô và giáo viên

- Nhạc giai điệu bài hát“Mùa xuân đến rồi” “Mùa xuân của bé”, - Mũ chóp

- Trang phục gọn gàng sạch sẽ..

2. Địa điểm tổ chức:

- Tronglớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

Câu đố : “ Hoa gì ngủ hết đông tàn

Xuân về hớn hở muôn vàn trời Nam”

Đố bé là hoa gì?

- Trẻ đoán

(22)

- Cho trẻ xem tranh hoa mai.

Trò chuyện về hoa mai, hoa đào.

2. Giới thiệu bài

- Khi mùa xuân đến thì hoa mai, hoa đào và các loài hoa khác cũng đua nhau nở rộ. Để có được những bông hoa đẹp như tranh thì các con phải biết chăm sóc, bảo vệ hoa, không bứt lá bẻ cành nhé.

- Với đề tài về mùa xuân, hôm nay cô cũng có 1 bài hát rất hay, hôm nay cô sẽ dạy cho các con nha.

3. Hướng dẫn:

*. Hoạt động 1: Dạy hát “ Mùa xuân đến rồi”

- Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Mùa xuân đến rồi” thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát.

- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát: “Mùa xuân đến rồi” nhạc và lời của Phạm Thị Sữu.

- Các con nghe giai điệu của bài hát như thế nào?

+ Cô giảng nội dung bài hát . Bài hát này bài hát nói về phong cảnh khi mùa xuân đến, có ánh nắng, có hoa, có bướm rất đẹp.

- Bài hát này rất hay cô sẽ hát lại cho các con nghe lần nữa nhé!

- Cô hát cho trẻ nghe lần 2.

- Cô vừa hát cho các các con nghe bài hát gì? Tác giả nào?

- Bây giờ cô sẽ dạy các con hát nhé! Bài này các con sẽ hát với âm điệu vui tươi, cao vút thể hiện sự hồn nhiên yêu thích thiên nhiên của các bạn nhỏ khi biết mùa xuân đã về.

- Cô dạy lớp hát từng câu cho đến hết bài 2,3 lần - Cô cho trẻ hát từ đầu cho đế hết bài 2 lần - Cô cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân - Mở nhạc cho lớp hát hết bài.

- Lớp hát lại 2 lần nữa.

* Hoạt động 2: Nghe hát: Mùa xuân của bé

- Cô hát lần 1 vừa hát vừa làm điệu bộ theo nội dung bài hát. Sau đó giới thiệu tên bài hát tên tác giả, giảng

- nắng nghe

Trẻ nắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ hát

- Nghe cô hát

(23)

nội dung bài hát.

- lần 2 cô bật băng cho trẻ nghe lại bài hát 1 lần

* Hoạt động 3: “Thi xem ai đóan giỏi”

- Cô phổ biến luật chơi,cách chơi trò chơi:

* Luật chơi:

- Bạn nào không đoán đúng sẽ bị nhảy lò cò.

* Cách chơi:

- Cô cho 1 bạn lên chụp mũ kím sau đó cô chỉ bạn nào thì bạn đó sẽ hát những bài bát mà bạn tự thích bạn chụp mũ kín nghe và đoán đúng tên bạn đang hát 4. củng cố:

- Các con vừa học bài hát gì?

- Được chơi trò chơi gì?

5. kết thúc:

_ Cô nhận xét cho trẻ ra chơi

-Nghe cô phổ biến cách chơi luật chơi

-Chơi trò chơi

- Mùa xuân đến rồi - Ai đoán giỏi

-Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………..

………..

………..

………..

………

………..……… ……….

………..

………..………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy

Bạn cuối cùng nhận bóng để vào rổ của đội mình, khi kết thúc bản nhạc cô và trẻ đếm kết quả của từng đội xem đội nào chuyền được nhiều bóng nhất.. - Luật chơi: Trong

-TTCB: Chân đứng rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng các ngón tay áp sát bề mặt của quả bóng và để thực hiện được bài vận động chuyền bóng qua đầu, qua chân các con sẽ