• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14 Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ...

TOÁN LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết so sánh các khối lượng. Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.

2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

* Lưu ý: Bài tập 4 tổ chức dưới dạng trò chơi - theo chương trình giảm tải của Bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ(3-5’)

- Gọi HS lên làm bài tập tiết trước - Nhận xét.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): Nêu mục tiêu bài học a,Thực hành (25’)

Bài 1: ><= ?

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Cho HS học nhóm 4 trong 5’

- YC các nhóm lên gắn bài trên bảng lớp - Cho HS các nhóm nhận xét, chốt đáp án

Bài 2:

- Mời HS đọc đề bài.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Đặt câu hỏi hướng dẫn : + Bài toán cho biết gì, hỏi gì?

Thực hiện yc

Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Học nhóm 4 làm vào bảng học nhóm

- Đại diện các nhóm gắn bài lên bảng 744g > 474g 305g < 350g

400g + 8g< 480g; 450g < 500g - 40g

-1 HS đọc đề bài.

- Thảo luận nhóm đôi.

(2)

+ Muốn biết mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta phải làm như thế nào?

+ Số gam kẹo biết chưa?

- Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở - Gọi 1 HS lên bảng thi làm nhanh

- Nhận xét, chốt lại:

Bài 3:

- Gọi 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- Đặt hệ thống câu hỏi để HD HS làm bài + Cô Lan có bao nhiêu đường?

+ Cô Lan đã dùng hết bao nhiêu gam đường?

+ Cô làm gì về số đường con lại?

+ Bài toán yêu cầu tính gì?

- Yêu cầu HS làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo

- Gọi 2 HS lên bảng thi làm nhanh.

- Nhận xét, chốt lại.

b,Trò chơi bài 4 (7 phút).

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết xác định khối lượng của 1 vật qua cân đồng hồ.

* Cách tiến hành:

Bài 4: Thực hiện trò chơi

- Cho HS thực hiện trò chơi theo nhóm.

- Phổ biến luật chơi và tổ chức cho HS chơi trò chơi "Cân tiếp sức".

- Nhận xét, biều dương nhóm thắng cuộc.

3. Củng cố-dặn dò(1-2’) - Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm

Bài giải

Cả 4 gói kẹo cân nặng là 130 x 4 = 520g

Cả kẹo và bánh cân nặng là.

520 + 175 = 695 (g) Đ/S: 695 (g) - 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Trả lời câu hỏi của GV

- Cả lớp làm bài vào vở và kiểm tra chéo tập của bạn

- 2 HS lên bảng thi làm nhanh.

- HS thực hiện trò chơi

- Các nhóm thực hiện trò chơi

(3)

Lắng nghe,ghi nhớ TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lồi các nhân vật. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Lưu ý: Học sinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.

* HCM:

- Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.

- Nội dung: Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ(5 phút):

- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi bài cũ

- Nhận xét 2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp a.Luyện đọc (15-17 phút)

- Đọc mẫu bài văn.

- Yêu cầu HS nói những điều các em biết về anh Kim Đồng

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.

- Cho HS luyện đọc từng câu.

- Cho HS phát hiện từ khó và hướng dẫn học sinh đọc đúng từ khó.

- Mời HS đọc từng đoạn trước lớp...

- Mời HS giải thích từ mới: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.

Thực hiện yc

Lắng nghe

- Đọc thầm theo GV.

- Tự do phát biểu

- Tiếp nối nhau đọc từng câu và giải nghĩa từ.

- Đọc theo hướng dẫn của GV - Giải thích các từ khó trong bài.

- Đọc từng đoạn - Giải thích từ mới.

(4)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài (15 phút)

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Anh Kim Đồng đựơc giao nhiệm vụ gì?

* TTHCM: Bác luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ cho ta thấysự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng

+ Vì sao cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?

+ Cách đi đường của hai Bác cháu như thế nào?

TIẾT 2

d. Kể chuyện (20 phút)

- YC HS quan sát các bức tranh trong SGK - Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1- GV nhận xét.

- Cho HS tập kể theo nhóm

- Cho 4 HS thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.

- Gọi 1 HS kể toàn bộ truyện

- Nhận xét, tuyên dương những HS kể hay.

c. Luyện đọc lại (15-17 phút) - Đọc diễn cảm đoạn 3.

- Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng - Cho 2 HS thi đọc đoạn 3

- Mời 2 nhóm thi đọc theo cách phân vai - Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

3. Củng cố-dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Đọc thầm đoạn 1.

+ Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới

- Lắng nghe

- Thảo luận nhóm đôi.

+ Vì vùng này là vùng người Nùng ở, đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng.

- Đi rất cẩn thận , Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước……

- Quan sát tranh - 1 HS khá kể đoạn 1.

- Tập kể nhóm đôi

- 4 HS thi kể từng đoạn trước lớp - Nhận xét.

- 1 HS kể toàn bộ truyện

- Lắng nghe

- Đọc theo hướng dẫn của GV - 2 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3 - 2 nhóm thi đọc

- Nhận xét

Lắng nghe,ghi nhớ

(5)

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ...

CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT) NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng: Làm đúng BT điền tiếng có vần ay/ây (BT2). Làm đúng BT (3) a/b hoặc Bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ(5 phút):

- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước

- Nhận xét, đánh giá chung.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết (25 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.

* Cách tiến hành:

Hướng dẫn HS chuẩn bị.

- Đọc toàn bài viết chính tả.

- Yêu cầu 1HS đọc lại bài viết.

- Hướng dẫn HS nhận xét về cách viết bằng hệ thống câu hỏi:

Thực hiện yc

Lắng nghe

Tượng Kim Đồng

- Lắng nghe.

- 1HS đọc lại bài viết.

(6)

+ Trong đoạn viết có những tên riêng nào viết hoa?

+ Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật?

+ Lời đó của ai? Đựơc viết thế nào?

- Cho HS tìm, phân tích và viết từ khó vào bảng con từ khó dễ viết sai: lững thững, mỉm cười, đeo túi, đằng sau, bợt,…

Đọc cho HS viết bài vào vở.

- Theo dõi, uốn nắn cách ngồi và cầm bút của HS

- YC HS đổi vở bắt lỗi chéo

- Yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì.

- nhận xét 5 bài viết của HS.

- HD HS chữa lỗi

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (6-7 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS tìm được các tiếng có vần ay/ây, i/iê.

* Cách tiến hành:

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống: ay hay ây

- Treo bảng phụ và cho HS nêu yêu cầu của đề bài.

- YC HS học nhóm đôi

- Cho HS thi làm bài tiếp sức

- Mời đại diện từng tổ lên đọc kết quả

- Nhận xét, chốt lại:Cây sậy, đòn bẩy, số bảy, ngủ dậy, dạy học

- Cho HS QS cây sậy; giải thích cây đòn bẩy Bài tập 3: Phần b: Điền vào chỗ trống i hay iê - Mời 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Treo bảng phụ cho 2 đội thi tiếp sức - Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.

- Phát biểu

- Tìm từ khó và viết bảng con

- Viết vào vở.

- Đổi vở bắt lỗi chéo - Chưã lỗi theo HD

- 1HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Học nhóm đôi - 2 nhóm thi tiếp sức.

- Nhận xét.

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- Làm việc cá nhân.

- 2 đội thi làm bài tiếp sức

(7)

- Cho HS nêu ND của đoạn văn vừa điền.

3. Củng cố-dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Cả lớp nhận xét.

- Phát biểu

Lắng nghe,thực hiện

TOÁN BẢNG CHIA 9

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9).

2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 2, 3); Bài 2 (cột 1, 2, 3); Bài 3; Bài 4.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

Gọi HS lên làm bài tập tiết trước - Nhận xét.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS lập bảng chia 9 (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp cho các em bước đầu lập được bảng chia 9 dựa trên bảng nhân 9.

* Cách tiến hành:

- Gắn 3 tấm bìa có 9 chấm tròn lên bảng yêu cầu học sinh cũng lấy 3 tấm bìa mỗi tấm 9 chấm tròn và hỏi: Vậy 9 lấy 3 lần được mấy?

- Hỏi: Có 27 chấm tròn trên các tấm bìa mỗi tấm 9 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?

- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa.

Thực hiện yc

Lắng nghe

27 chấm

- Quan sát hoạt động của giáo viên và trả lời-3tấm (học cá nhân)

(8)

- Viết lên bảng 27 : 9 = 3 và yêu cầu học sinh đọc lại phép chia.

- Làm tương tự như trên để lập được phép chia

18 : 9 = 2

- Treo bảng nhân 9 lên bảng và hỏi: Từ phép nhân 9 X 1 = 9 ta có phép chia 9 nào?

- Các phép tính còn lại cho HS học nhóm đôi

- Tương tự HS tìm các phép chia còn lại - Gọi HS đọc kết kết quả và giải thích cách làm

- Tổ chức cho học sinh học thuộc lòng bảng chia 9. bằng cách che kết quả và số bị chia.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20-22 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng bảng chia 9 vào làm bài

* Cách tiến hành:

Bài 1 (học sinh NK làm cả 4 cột): Nhẩm.

- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:

- Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”

- Nhận xét.

Bài 2 (học sinh NK làm cả 4 cột): Nhẩm.

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài

- Phát PBT cho HS và yêu cầu HS tự làm bài vào phiếu bài tập.

- Gọi 4 HS nêu kết quả GV kết hợp ghi bảng

- Cho HS nhận xét về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia

Bài 3 và 4: Toán giải - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài:

- Đặt câu hỏi để HS phân tích bài toán + Bài toán cho biết những gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Phát biểu

- HS đọc phép chia.

- Học sinh trả lời: 9 : 9 = 1

- Học nhóm đôi lập các phép chia của bảng chia 9

- Đại diện nhóm trả lời

- Học thuộc lòng bảng chia theo hướng dẫn của giáo viên.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Chơi trò chơi

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài cá nhân vào phiếu bài tập

- 4 HS nêu miệng - 2 HS nêu

- Học sinh đọc đề bài.

- Phát biểu

+ Bài 3 hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg

(9)

+ Cho HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa 2 bài toán.

- Gọi 2 HS lên bảng giải mỗi em 1 bài, cả lớp làm vào vở

- Chốt lại: Chú ý đơn vị của 2 bài toán 3. Củng cố-dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

gạo; Bài 4 hỏi có bao nhiêu túi.

- Mỗi HS giải 1 bài.

- HS nhận xét.

Lắng nghe,ghi nhớ

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ...

TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA K

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng: Khi đói ... chung một lòng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

2. Kĩ năng : Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.

3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa K, Y, Kh. Các chữ Yết Kiêu và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.

2. Học sinh: Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước

- Nhận xét, đánh giá chung.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết bảng con (10 phút)

* Cách tiến hành:

- Viết bảng con.

Lắng nghe

HS theo dõi và thực hiện

(10)

Luyện viết chữ hoa

- GV cho HS tìm các chữ hoa có trong bài:

Y, K.

- Cho HS nêu cách viết hoa 2 chữ trên

- Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.

- Gắn chữ mẫu lên bảng YC HS QS

- Yêu cầu HS viết chữ “Y, K” vào bảng con.

Cho HS luyện viết từ ứng dụng.

- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Yết Kiêu.

- Giới thiệu: Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng Đạo. Ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều chiếc thuyền chiến của giặc. Ông có nhiều chiến công trong thời nhà Trần.

- Gắn lên bảng từ ứng dụng cho học sinh quan sát.

- Yêu cầu HS viết vào bảng con.

Luyện viết câu ứng dụng - Mời HS đọc câu ứng dụng.

- Cho HS giải thích câu tục ngữ

- Chốt lại: Khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn.

Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đoàn kết, đùm bọc nhau.

- Cho HS viết bảng con

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết (20-22 phút).

* Mục tiêu: Giúp HS viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.

- Học cá nhân

- 2 HS nêu cách viết - Quan sát, lắng nghe.

- QS chữ mẫu

- Viết các chữ vào bảng con.

- 1 HS đọc tên riêng Yết Kiêu.

- Lắng nghe

- Quan sát từ ứng dụng

- Viết trên bảng con Yết Kiêu - 2 HS đọc câu ứng dụng - 2 HS giải thích

- Viết trên bảng con: Khi.

Khi Khi Khi Yết Kiêu Yết

Kiêu

(11)

* Cách tiến hành:

- Nêu yêu cầu: Viết như mẫu trong vở Tập viết

- Theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.

- Thu 5 bài để nhận xét.

3. Củng cố-dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

Kh Y Kh Y Kh Y Kh Y Yết Kiêu Yết Kiêu Yết Kiêu yết

Kiêu

Khi đói cùng chung một dạ Khi chết cùng chung một lòng

HS thực hành vào vở

Lắng nghe

Lắng nghe,ghi nhớ TOÁN

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9).

2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

(12)

Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

: Gọi HS lên làm bài tập tiết trước - Nhận xét.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp

a. Hoạt động 1: Thực hành(30-32 phút) -Bài 1,2:* Mục tiêu: Giúp HS làm các phép chia trong bảng chia 9 đúng.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Tính nhẩm

- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- Yêu cầu HS làm vào sách giáo khoa bằng bút chì.

- Phần a gọi 4 HS lên bảng; phần b trả lời miệng

- Gọi HS trả lời miệng - Hỏi HS cách nhẩm nhanh

- Chốt lại: Lấy tích chia thừa số này được thừa số kia

Bài 2: Số?

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị chia, số chia, thương.

- Phát phiếu bài tập và yêu cầu HS tự làm rồi đổi bài kiểm tra chéo

- Gọi HS nêu kết quả

- Chốt lại và nhận xét bài làm của HS

-Làm bài 3, 4 :

* Mục tiêu: Củng cố cách giải toán có lời văn, biết tìm 1/9 của một số.

* Cách tiến hành:

Bài 3: Toán giải

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- HS làm vào sách giáo khoa bằng bút chì.

- 4 HS lên bảng

- Tiếp nối nhau đọc kết quả - 2 HS nêu

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- 3 HS nêu.

- Làm bài rồi đổi bài kiểm tra chéo - Nhiều em tiếp nối đọc kết quả.

(13)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi - Yêu cầu HS làm vào vở - Gọi1 HS lên bảng - GV nhận xét Bài 4: Tìm 9

1

số ô vuông của mỗi hình - Mời HS đọc yêu cầu đề bài:

- Hình a) có tất cả bao nhiêu ô vuông?

- Muốn tìm một phần chín số ô vuông có trong hình a) ta phải làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm vào vở

- Gọi 2 HS lên bảng thi làm nhanh - Nhận xét

3. Củng cố-dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Thảo luận nhóm đôi.

- Cả lớp làm vào vở - 1 HS lên bảng làm.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- 2 HS nêu

- HS làm bào vào vở

- 2 HS lên bảng thi làm nhanh - HS nhận xét.

Lắng nghe,thực hiện LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM – KIỂU CÂU AI THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (Bài tập 1).

2. Kĩ năng : Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (Bài tập2). Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? thế nào? (Bài tập 3).

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

(14)

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

: Gọi HS lên làm bài tập tiết trước - Nhận xét.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp

a. Hoạt động 1: Ôn về từ chỉ đặc điểm (15 phút)

* Mục tiêu: HS tìm được các từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương tiện so sánh

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ sau:

- Cho HS đọc yêu cầu của bài.

- Gọi 1HS đọc đoạn thơ

- Đặt hệ thống câu hỏi để HS tìm ra các từ chỉ đặc điểm

- Gọi HS lên bảng gạch chân những từ chỉ đặc điểm

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở

KL: Các từ: xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng, trời mây, mùa thu.

Bài tập 2: Trong các câu thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau về nhưng đặc điểm gì?

- Mở bảng lớp mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Mời 1 HS đọc câu a:

- Hỏi:

+ Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau?

+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- 1 HS đọc - Học cá nhân

- 1 HS lên bảng gạch - Làm bài vào vở

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1HS đọc câu a).

- Học cá nhân

- HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài.

(15)

nhau về đặc điểm gì?

- Tương tự; yêu cầu HS làm bài vào vở - Mời 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chốt lại:

b. Hoạt động 2: Ôn câu Ai thế nào? (15-17 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai? và Thế nào?

* Cách tiến hành:

Bài tập 3: Tìm bộ phận của câu - Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Hỏi cả 3 câu trên viết theo mẫu câu nào?

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi - Cho 2 nhóm thi đua sửa bài tiếp sức - Nhận xét chốt lời giải đúng:

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- 2 HS trả lời - HS học nhóm đôi

- Mỗi nhóm cử 3 bạn thi tiếp sức - HS nhận xét.

a. Anh Kim Đồng / rất nhanh trí và dũng cảm.

Ai? Như thế nào?

b. Những hạt sương sớm / long lanh như những bóng đèn pha lê.

Cái gì? Như thế nào?

c. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ / đông nghịt người.

Cái gì? Như thế nào?

3. Củng cố-dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Lắng nghe,ghi nhớ

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ...

TOÁN

CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

(16)

1. Kiến thức: Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.

2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 2, 3); Bài 2; Bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

: Gọi HS lên làm bài tập tiết trước - Nhận xét.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (10 phút).

* Mục tiêu: Giúp HS nắm đựơc các bước thực hiện một phép toán chia hết, chia có dư.

* Cách tiến hành:

a) Phép chia 72 : 3

- Viết lên bảng: 72 : 3 = ?. Yêu cầu HS nêu cách thực hiện

- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.

- Gọi 1 HS lên bảng làm b) Phép chia 65 : 2

- Cách thực hiện tương tự như trên

b. Hoạt động 2: Thực hành (20-22 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết cách tính đúng, các phép chia

Thực hiện yc Lắng nghe

Lắng nghe

- 2 HS nêu - HS làm nháp - 1 HS lên bảng làm

(17)

* Cách tiến hành:

Bài 1 (học sinh NK làm cả 4 cột): Tính - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:

- Phần a: Cho HS làm bảng con - Uốn nắn sửa sai cho HS

- Phần b: Yêu cầu HS tự làm vào vở

- Gọi HS lên bảng sửa bài (Nêu cả cách tính) - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

Bài 2: Toán giải - Mời HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS nêu cách tìm 5

1

của 60 phút - Cho HS cả lớp làm bài vào vở

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.

Bài 3: Toán giải

- Mời 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Yêu cầu cả lớp bài vào vở

- Cho 2 HS lên bảng thi làm nhanh

- Nhận xét, sửa bài.

3. Củng cố-dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bảng con - Cả lớp làm bài vào vở - 4 HS lên bảng sửa bài - Nhận xét

- HS đọc đề bài.

- 1 HS nêu

- Cả lớp làm bài vào vở.

- Một em lên bảng làm.

- 1 HS đọc đề bài.

- Học nhóm đôi - HS làm bài

- 2 HS thi làm nhanh trên bảng Bài giải

Ta có 31 : 3 = 10 (dư 1) Như vậy có thể may nhiều nhất 10

bộ quần áo và còn thừa 1m vải.

Đáp số: 10 bộ quần áo, thừa 1m vải.

Lắng nghe,ghi nhớ

TẬP ĐỌC NHỚ VIỆT BẮC

(18)

1. Kiến thức : Hiểu nội dung: ca ngợi đất nước và người việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 10 dòng thơ đầu.

2. Kĩ năng : Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* TTHCM:

- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng DT.

- Nội dung: Ca ngợi ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng của Bác trên Chiến khu Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

: Gọi HS lên làm bài tập tiết trước - Nhận xét.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp a. Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút).

* Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu dòng thơ.

* Cách tiến hành:

- Đọc diễn cảm toàn bài:

- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.

- Cho HS luyện đọc từng câu thơ.

- Cho HS chia từng khổ thơ (khổ 1: 10 dòng đầu; khổ 2: 6 dòng còn lại)

- Mời HS đọc từng khổ thơ trước lớp.

- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng 1 số dòng thơ

- Cho HS giải thích từ: Việt bắc, đèo, dang,

Thực hiện yc Lắng nghe

Lắng nghe

- Lắng nghe.

- Đọc tiếp nối 2 dòng thơ.

- 1 HS chia khổ thơ

(19)

phách, ân tình, thủy chung.

- Cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10phút)

* Mục tiêu: Giúp HS hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.

* Cách tiến hành:

+ Người cán bộ về miền xuôi nhớ những gì ở người Việt Bắc?

- Cả lớp trao đổi nhóm: Tìm những câu thơ cho thấy:

a. Việt Bắc rất đẹp.

b. Việt Bắc đánh giặc giỏi.

- Gọi đại diện nhóm trình bày

* HCM: Bài thơ đã ca ngợi ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng của Bác trên Chiến khu Việt Bắc thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp.

c. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ (7-8 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS nhớ và đọc thuộc bài thơ.

* Cách tiến hành:

- Mời 1 HS đọc lại bài thơ.

- Tổ chức cho HS học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu theo cách xoá dần bảng

- HS thi đua học thuộc lòng

- Cho HS nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.

- Đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (2 lượt)

- Đọc theo hướng dẫn của GV - Giải thích từ.

- Đọc nhóm đôi

- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.

- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm - Học nhóm đôi

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Lắng nghe

- 1HS đọc lại bài thơ.

- Học thuộc bài thơ theo hướng dẫn.

(20)

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- 3 HS đọc thuộc lòng

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ...

CHÍNH TẢ( Nghe - Viết) NHỚ VIỆT BẮC

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.

2. Kĩ năng: Làm đúng BT điền tiếng có vần au/âu (BT2). Làm đúng BT (3) a/b hoặc Bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước

- Nhận xét, đánh giá chung.

- 2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết (25 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS nghe và viết đúng bài vào vở.

* Cách tiến hành:

Hướng dẫn HS chuẩn bị.

- Đọc một lần đoạn thơ - Mời 1HS đọc khổ thơ 1

Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe

(21)

trình bày bài thơ bằng hệ thống câu hỏi:

+ Khổ thơ trên cho thấy điều gì?

+ Bài chính tả có mấy câu thơ?

+ Đây là thể thơ gì?

+ Cách trình bày các câu thơ?

+ Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?

- Cho HS tìm từ dễ viết sai và HD HS viết bảng con các từ đó

Đọc cho HS viết bài vào vở.

- Nhắc nhở HS cách trình bày - Yêu cầu HS đổi vở bắt lỗi chéo - YC HS chữa lỗi

- Nhận xét 7 bài viết của HS.

- HD HS chữa lỗi

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (6-8 ph)

* Mục tiêu: Giúp HS làm đúng bài tập trong SGK.

* Cách tiến hành:

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống au hay âu

- Mở bảng lớp cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS cả lớp làm vào nháp - Mời 2 nhóm thi tiếp sức

- Nhận xét, chốt lời giải đúng:

Bài tập 3: Chọn phần b: Điền vào chỗ trống i hay iê

- Mời HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm vào vở.

Việt Bắc - HS lắng nghe.

- Một HS đọc - Phát biểu

- Tìm và viết bảng con từ dễ viết sai - Nghe - viết bài vào vở

- Đổi vở sửa lỗi - Chữa lỗi vào vở

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài - Cả lớp làm vào nháp

- 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức - Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng thi làm nhanh

(22)

Kiến tha lâu cũng đầy tổ - Nhận xét, chốt lại.

3. Củng cố-dặn dò (1-2 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

tổ chim

Lắng nghe,thực hiện TẬP LÀM VĂN

GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng về giới thiệu các bạn trong tổ của mình với người khác.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Lưu ý: Không làm bài tập 1 - theo chương trình giảm tải của Bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập. Sưu tầm tranh ảnh về quê hương, đất nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

- Yêu cầu học sinh đọc bài làm văn tiết trước - Nhận xét, đánh giá chung.

- 2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp

Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ dựa vào gợi ý kể lại hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua.

a. Hoạt động 2: Giới thiệu họat động của tổ (30-32 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết giới thiệu về tổ của

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe

(23)

mình, hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.

* Cách tiến hành:

Bài tập 2: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vưà qua với 1 đoàn khách đến thăm lớp

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.

- Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì?

- Em giới thiệu những điều này với ai?

- Hướng dẫn: Đoàn khách đến thăm lớp có thể là các thầy cô trong trường, ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô của trường khác, hội phụ huynh của trường,… vì thế khi tiếp đón họ các em phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Trước khi giới thiệu về tổ mình, các em cần có lời chào hỏi ban đầu. Khi giới thiệu về tổ, các em có thể dựa vào gợi ý của SGK, có thể thêm các nội dung khác nhưng cần cố gắng nói thành câu, nói rõ ràng và tự nhiên.

- Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.

- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu

HS đọc đề bài

- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.

- Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.

- Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp.

- 2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu.

Ví dụ: Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba.

Chúng cháu rất vui được đón các bác, các chú, các cô đến thăm lớp và đặc biệt được giới thiệu với các bác, các chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu…/ Thay mặt cho các bạn HS tổ Một, em xin chào các thầy cô và chúc các thầy cô mạnh khoẻ. Hôm nay, chúng em rất vui mừng được đón các thầy cô đến thăm lớp và thăm tổ Một của chúng em…

- 1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần.

- Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả

(24)

cử chỉ điệu bộ (VD: Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp…)

- Nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố-dặn dò (1-2 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Nghe kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em.

bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.

Lắng nghe Thực hiện yc

Lắng nghe

TOÁN

CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia). Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.

2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 4.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

Gọi HS lên làm bài tập tiết trước - Nhận xét.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (10 phút).

* Mục tiêu: Giúp HS nắm đựơc các bước

Thực hiện yc Lắng nghe

Lắng nghe

(25)

thực hiện một phép toán chia có dư.

* Cách tiến hành:

a) Phép chia 78 : 4

- Viết lên bảng: 78 : 4 = ?

- Yêu cầu học sinh lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép tính cả lớp làm vào nháp.

- Gọi HS nêu lại cách thực hiện.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20-22 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết cách tính đúng, các phép chia hết và chia có dư.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Tính

- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:

- Phần a: Cho HS làm bảng con - Phần b: yêu cầu HS tự làm vào vở - Gọi HS lên bảng sửa bài

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

Bài 2: Toán giải

- Mời 1 HS đọc đề bài.

- Đặt hệ thống câu hỏi để HS tìm cách giải + Lớp học có bao nhiêu HS?

+ Loại bàn trong lớp là loại bàn như thế nào?

+ Bài toán hỏi gì?

- Cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Yêu cầu cả lớp bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp.

- Nhận xét kết quả, sửa bài.

- HS đặt tính theo cột dọc

- 1 HS lên bảng thực hiện phép tính cả lớp làm vào nháp

- 2 HS nêu cách thực hiện

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- Làm vào bảng con - Làm bài vào vở

- 4 HS lên bảng sửa bài - HS nhận xét.

- 1 HS đọc đề bài.

- Phát biểu

- Thảo luận nhóm đôi

- Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.

Bài giải

Ta có 33 : 2 = 16 (dư 1)

Số bàn có 2 học sinh ngồi là 16 bàn, còn 1 học sinh nên cần thêm 1 bàn

nữa.

(26)

Bài 4: Toán giải

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS lấy hình tam giác ra xếp hình

- Chọn HS nào xếp xong trước lên bảng xếp hình.

3. Củng cố-dặn dò (1-2 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

16 + 1 = 17 (bàn) Đáp số: 17 cái bàn.

- Sửa bài.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Hai nhóm thi làm bài.

- 1 HS xếp hình trên bảng

Lắng nghe,thực hiện SINH HOẠT TUẦN 14

I/ MỤC TIÊU:

- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của bạn, của lớp.

- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Tổ chức : Hát

1. Nhận xét tình hình chung của lớp:

- Nề nếp :

...

...

...

- Lao động vệ sinh

...

...

...

- Thể dục.

...

...

...

- Đạo đức:

...

...

...

-Học tập

...

...

...

2. Phương hướng :

(27)

...

...

...

...

...

...

4. Vui văn nghệ.

III/ CỦNG CỐ DĂN DÒ :

- Giáo viên nhận xét đánh giá chung, dặn dò HS thi đua học tập lập thành tích cho lớp.

- Cần chú ý đội mũ xe máy khi đi học bằng xe máy,xe đạp điện,xe máy điện.

(28)

TUẦN 14 Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TỈNH - THÀNH PHỐ NƠI BẠN SỐNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế...ở địa phương.

2. Kĩ năng: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

(29)

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.

- Các phương pháp: Quan sát thực tế. Đóng vai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh, thành phố.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

Gọi HS lên làm bài tập tiết trước - Nhận xét.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe

(30)

a. Hoạt động 1: Làm việc với Sách giáo khoa (10 phút)

* Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh, thành phố.

* Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm

- GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầâu các em quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và nói về những gì các em quan sát được.

- GV có thể đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh trong các hình.

+ Kết luận: Ở mỗi tỉnh ( thành phố) đều có các cơ quan: hành chính văn hoá, giáo dục, y tế…

để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân.

b. Hoạt động 2: Nói về Thành phố Hồ Chí Minh (10 phút)

* Mục tiêu: HS hiểu biết về những cơ quan hành chính văn hoá.

* Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế.

- HS làm việc theo nhóm

- HS các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.

- HS khác bổ sung

- HS tập trung các tranh ảnh, bài báo, sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.

- HS có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan

(31)

c. Hoạt động 3: Vẽ tranh (10-12 phút)

* Mục tiêu: biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh các cơ quan hành chính, y tế … của tỉnh nơi em đang sống.

* Cách tiến hành:

- GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá… khuyến khích trí tưởng tượng của HS.

- Dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi một số HS mô tả tranh vẽ (hoặc bình luận tranh vẽ). Nếu có điều kiện thì khuyến khích các em bằng những phần thưởng.

3. Củng cố-dặn dò (1-2 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.

của tỉnh mình.

- HS tiến hành vẽ.

Lắng nghe,ghi nhớ

THỰC HÀNH TOÁN TIẾT 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS thuộc bảng nhân chia trong phạm vi 9 biết tìm số bị chia và số chia.

2. Kĩ năng: Biết bài giải toán về một phần mấy của một số, và tìm thừa số chưa biết.

(32)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: bảng phụ - HS: VTH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

- Gọi hs đọc bảng nhân 9 - Gv nhận xét

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp- GV nêu MT bài học

a,HD làm bài tập ( 30-32phút) Bài 1: Tính nhẩm.

a, 27 : 9 = 36 : 9 = 18 : 9 =

63 : 9 = 54 : 9 = 81 : 9 =

b, 9 x 6 = 9 x 7 = 9 x 4 =

54 : 9 = 63 : 9 = 36 : 9 =

54 : 6 = 63 : 7 = 36 : 4 =

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi HS đọc kết quả - GV nhận xét chữa bài.

+ Em có nhận xét gì kết quả của các phép tính ở cột 1 phần b.Vì sao?

Bài 2: Số.

: 9 = 2 : 2 = 9 54 :

= 6

- GV nhận xét chữa bài.

+ Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?

+ Muốn tìm số chia ta làm thế nào?

Bài 3. Số.

Số bị chia 36 81 72 45 54

Số chia 9 9 8 9 9

Thương. 4 9 9 5 6

- GV nhận xét chữa bài chốt lại lời giải đúng.

Bài 4. Tìm x.

x x 9 = 36 b, 9 x x = 45 c, x x 9 = 9

- 3 HS đọc bảng nhân 9.

- HS nghe nhắc tên bài Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu của bài.

- lớp làm bài vào vở thực hành.

- HS đọc nối tiếp.

- Vì Ta lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 3 HS lên bảng bài.

- Lớp làm bài vào vở thực hành.

- HS trả lời.

1 HS làm bảng phụ. lớp làm vào vở thực hành.

- Đọc bài, nhận xét.

- HS đọc yêu cầu

- 2 em lên bảng làm. lớp làm vào vở thực hành.

- 2 HS nêu

- HS đọc yêu cầu - HS trả lời

- HS trả lời

- HS làm bảng nhóm – báo cáo Bài giải.

Số cây chưa trồng là:

45 : 9 = 5 (cây)

Bác đã trồng được số cây là:

45 – 5 = 40 (cây)) Đáp số: 40 (cây).

(33)

- Gv nhận xét chữa bài.

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?

Bài 5: Bài toán

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yc hs làm bài

- GV nhận xét chữa bài.

3. Củng cố-dặn dò (1-2 phút):

+ Hôm nay các em củng cố về dạng toán gì?

- GV nhận xét chung giờ học.

- Chuẩn bị tiết 2

- HS nêu

HS làm bài

HS trả lời

Lắng nghe Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

ĐẠO ĐỨC

QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng tháng xóm giềng.

2. Kĩ năng: Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

3. Hành vi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

* Lưu ý: Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tình làng, nghĩa xóm; có thể cho học sinh kể về một số việc đã biết liên quan đến ”tình làng, nghĩa xóm”.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.

- Các phương pháp: Thảo luận. Trình bày 1 phút. Đóng vai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Nội dung tiêu phẩm”Chuyện hàng xóm”. Phiếu thảo luận cho các nhóm- Hoạt động 2- Tiết 1. Phiếu thảo luận cho các nhóm- Hoạt động 3- Tiết 1.

(34)

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt đông học

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

-GV gọi 2 học sinh làm bài tập tiết trước.

- Nhận xét, nhận xét chung.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp- GV nêu MT bài học

a. Hoạt động 1: đọc tiểu phẩm "chuyện hàng xóm" (10 phút)

* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đõ hàng xóm láng giềng.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu đóng tiểu phẩm (nội dung đã được chuẩn bị trước).

- Nội dung

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe

- Nhóm HS được giao nhiệm vụ lên đóng tiểu phẩm.

- HS dưới lớp xem tiểu phẩm.

- Hỏi: Em đồng ý với cách xử lí của bạn nào?

Vì sao?

- Hỏi: Qua tiểu phẩm trên, em rút ra đượcbài học gì?

- HS dưới lớp xem tiểu phẩm, tự suy nghĩ,sau đó 4 đến 5 em trả lời.

- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (10 phút)

* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mìnhtrước những ý kiến có liên quan đến việc

(35)

quan tâm, giúp đõ hàng xóm láng giềng.

* Cách tiến hành:

- Phát phiếu thảo luận cho nhóm và yêu cầu thảo luận.

- Treo 1 phiếu thảo luận (phóng to) lên bảng để các nhóm lên điền kết quả.

- Nội dung trong phiếu.

- Nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng và lời giải thích (Nếu HS chưa nắm rõ).

GV kết luận.

- Nghe yêu cầu, nhận phiếu và tiến hành thảo luận.

- Sau 3 phút, đại diện mỗi nhóm lên ghi kết quả lên bảng.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, có kèm theo lời giải thích.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, tìm hiểu ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ (10-12 phút)

* Mục tiêu: HS biết nội dung, ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ về hàng xóm, láng giềng.

* Cách tiến hành:

- Chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ nói về tình hàng xóm, láng giềng

- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận và lấy VD minh hoạ cho từng câu 3 câu ca dao, tục ngữ.

- Nhận xét, bổ sung, giải thích thêm (nếu cần).

- 3. Củng cố-dặn dò (1-2 phút):

- Thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.

Lắng nghe,ghi nhớ

(36)

Nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

BÀI 4: VĂN MINH LỊCH SỰ KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học sinh biết được như thế nào là văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.

2. Kĩ năng:

Biết ứng xử văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.

Biết chấp hành đúng quy định để đảm bảo an toàn.

3. Thái độ:

Có ý thức thực hiện tốt nếp sống văn minh, biết giữ lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện để đảm bảo an toàn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Tranh ảnh, đọc clip lên xuống xe, đi tàu thuyền an toàn/không an toàn.

- Đoạn clip về hành vi ứng xử lịch sự/ không lịch sự trên phương tiện công cộng (nếu dạy giáo án điện tử)

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 2. Học sinh:

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Trải nghiệm: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

- Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết ? – HS nêu ý kiến cá nhân

- Em nào đã được đi trên các phương tiện giao thông công cộng ? – HS trả lời cá nhân- có thể đưa tay

- Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu có người già, người tàn tật, em nhỏ… thì các em làm ?

- Nếu muốn đi đò sang bên kia sông hoặc đi du lịch trên sông nước các em nên làm gì ?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi sau đó mời đại diện vài nhóm trình bày trước lớp. (Nếu sưu tầm được tranh ảnh hoặc đoạn clip thì trình chiếu cho HS xem)

2. Bài mới:

a/ Giới thiệu bài(1’):Văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng

b/ Các hoạt động

(37)

Hoạt động 1(10’): Truyện kể Vì sao con phải nhường chỗ ?

- Giáo viên kể câu chuyện Vì sao con phải nhường chỗ ? - HS nghe

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm 4 trả lời các câu hỏi cuối truyện

- Mời đại diện vài nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét , chốt ý đúng:

(có thể trình chiếu một đoạn phim hoặc tranh ảnh) Lên xe nhường chỗ người già

Trẻ con, người ốm….là điều đương nhiên Hoạt động 2(10-12’): Bày tỏ ý kiến

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 nêu ý kiến của mình cho câu hỏi sau:

+ Nếu em là một hành khách trên chuyến xe trong câu chuyện “Tại sao con phải nhường chỗ”, em sẽ nói gì với Mai ?

- GV mời 1 số HS nêu ý kiến của mình trước lớp - GV theo dõi nhận xét

- GV cho HS quan sát hình ảnh (trang 17, 18)

- Yêu cầu các em thảo luận nhóm đôi nêu những ý kiến của mình sau khi xem các hình ảnh đó.

- GV mời một số HS nêu ý kiến của mình - GV theo dõi, nhận xét, liên hệ giáo dục - Giáo viên chốt ý:

Lên xe, xuống đò Không chen, không lấn Trật tự xếp hàng Lịch sự, đàng hoàng An toàn, vui vẻ.

- Gọi HS nhắc lại

Hoạt động 3(10’): Xử lí tình huống

- GV gọi HS đọc tình huống 1 trong sách Văn hóa giao thông 3(trang 18)

- GV cho HS làm việc theo nhóm 4 viết lại lời thoại của hai bạn ấy với lời lẽ hòa nhã, lịch sự hơn. (có thể đóng vai)

- GV mời đại diện vài nhóm lên xử lí tình huống (HS có thể đóng vai) - Các nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét, chốt ý đúng và tuyên dương những nhóm có lời thoại tốt - GV gọi 1 HS đọc tình huống 2 trong sách Văn hóa giao thông 3(trang 18) -Yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm lớn: Theo em, các bạn nhỏ trong câu chuyện trên đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em đi cùng với nhóm bạn ấy em sẽ cư xử thế nào ?

- Mời một vài nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét - GV nhận xét, chốt những cách giải quyết tốt

- GV cho HS xem 1 đoạn clip (nếu dạy giáo án điện tử) cho tình huống trên - GV chốt: Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy, tuyệt đối không được đùa giỡn và chấp hành đúng quy định để đảm bảo an toàn.

(38)

- GV cho HS hơi trò chơi Ô cửa bí mật

- GV nêu cách chơi, luật chơi: Học sinh sẽ lựa chọn các ô cửa (6 ô cửa, mỗi ô cửa HS mở ra là1 hình vẽ hoặc 1 đoạn clip, hoặc 1 câu hỏi.

Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

THỰC HÀNH TOÁN TIẾT 2

I.

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết giải toán có liên quan đến phép chia số có hai chữ số với số có một chữ số.

2. Kĩ năng: HS biết thực hiện phép chia số có hai chữ số với số có một chữ số.

3. Thái độ: HS tích cực tham gia các hoạt động.

II, ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

-GV: Bảng phụ -HS: Vở thực hành

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

-GV gọi 2 học sinh làm bài tập tiết trước.

- Nhận xét, nhận xét chung.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp- GV nêu MT bài học

Bài 1: Tính

84 6 72 3 96 4 64 4 GV nhận xét chữa bài.

+Ta thực hiện phép chia từ đâu sang đâu?

Bài 2.Tính.

86 6 73 3 97 7 66 4

- Gv nhận xét chữa bài.

+ HS nêu cách tính.

+ Số dư phải như thế nào so với số chia?

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 2 HS lên bảng làm.

- Lớp làm bài vào vở.

- HS trả lời.

- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm vào vở.

- HS nêu - HS nêu

- 1HS nêu yêu cầu - HS TL

Trồng được bao nhiêu hàng cây bắp cải?

- 2 nhóm làm bài.

Bài giải.

(39)

Bài 3: Bài toán.

- Giải toán

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yc hs làm bài

- GV nhận xét bài chữa bài.

Bài 4.Bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu làm bài

- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài 5 .Đố vui.

Khoanh vào trước câu trả lời đúng.

- GV chữa bài nhận xét.

3. Củng cố-dặn dò (1-2 phút):- Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn bài, hoàn thành các bài tập.

Trồng được số hàng bắp cải là:

84 : 3 = 28 ( hàng) Đáp số : 28 hàng.

- HS nhận xét bài bạn.

- 1HS nêu yêu cầu - Học sinh trả lời

- Cắt được nhiều nhất bao nhiêu đoạn dây, còn thừa mấy mét dây?

- 1HS lên bảng làm bài, Lớp làm vào vở. Bài giải.

Cắt được nhiều nhất số đoạn là:

47 : 5 = 9( đoạn).thừa 2 m Cắt được nhiều nhất là 9 đoạn và còn

thừa 2m dây.

- 1HS nêu yêu cầu - HS khoanh - Cả lớp cùng làm.

- Đọc bài, nhận xét.

- HS tự làm - đọc kết quả.

36 : 2= 18 (thương lớn nhất ) Lắng nghe,ghi nhớ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT 1

I.

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung nội dung bài đọc.

2. Kĩ năng: Luyện kỹ năng cho học sinh đọc đúng và đọc hiểu bài văn: Đôi bạn.

Đọc đúng bài văn, biết ngắt nghỉ đúng dấu câu.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

II, ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- GV: Phiếu bài tập - HS: VTH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

-GV gọi 2 học sinh làm bài tập tiết trước.

Thực hiện yc Lắng nghe

(40)

- Nhận xét, nhận xét chung.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’): GT trực tiếp- GV nêu MT bài học

a,Luyệnđọc bài Đôi bạn (15 phút) - GV đọc mẫu HD đọc

- Cho lớp đọc nối tiếp câu

- GV theo dõi bài đọc của HS sửa sai cho từng em.

+ Bài chia làm mấy đoạn?

- Cho HS đọc nối tiếp đoạn - Cho HS đọc nhóm

- Thi đọc

- Đọc đồng thanh

b,Hướng dẫn làm bài tập (15-17 phút) Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu

a, Con chim mồi thoát khỏi lồng bay đi đâu?

b, Vì sao Sình không dám sang vùng đất đó?

c, Thấy cậu bé dao xuất hiện, thái độ của sình thế nào?

d, Bị Sình doạ, cậu bé nói gì?

e, Triệu Đại Mã đã chủ động với Sình thế nào?

g, Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?

- GV nhận xét chốt lại câu đúng.

- Gọi 1em đọc lại toàn bài 3. Củng cố-dặn dò (1-2 phút):

- GV nhận xét chung giờ học. khen những HS chăm chỉ trong giờ học

Lắng nghe - HS nghe

- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài văn.

- HS chia đoạn: 3 đoạn - HS đọc nối tiếp đoạn - HS đọc nhóm

- 2 nhóm thi đọc - HS đọc đồng thanh

- 1 HS đọc yêu cầu - Ý 1

- Ý 3.

- Ý 3.

- Ý 1 - Ý 3.

- Ý 2.

- 1 học sinh đọc lại bài Lắng nghe,ghi nhớ TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TỈNH THÀNH PHỐ NƠI BẠN SỐNG (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế...ở địa phương.

2. Kĩ năng: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đặc biệt là bạn Ngân rất tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè…Còn em thì lại là cây hề của tổ nhưng sức học cũng không kém gì các bạn ấy.. Trong tháng vừa

bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè…Còn em thì lại là cây hề của tổ nhưng sức học cũng không kém gì các bạn ấy. Trong tháng vừa qua, tổ em đã dành được hai

Trong tháng thi đua vừa qua, tổ em nhận được rất nhiều lời khen vì hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ

- Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình.. - Trình bày diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu

- Vì: Các cấp độ tổ chức này có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát

Hàng tuần chúng em đều tổ chức ít nhất một lần đi học nhóm nhằm để giải quyết những bài tập khó mà các bạn trong tổ còn thắc mắc chưa hiểu rõ về hai môn Tiếng việt và

+ Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a, b, c; giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin, nói được những điểm tốt và điểm riêng trong tính nết của

Kiến thức: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2).. Kĩ năng: Có kĩ năng giới thiệu