• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Ngày soạn: 26/ 02/ 2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 01 tháng 03 năm 2021 Toán

MỘT PHẦN TƯ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nhận biết bằng hình ảnh trực quan "Một phần tư", biết đọc, viết 1/4.

2, Kĩ năng: Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành bốn phần bằng nhau.

3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:

Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:

12 : 3 …… 6 : 2 28 : 4 …… 2 x 3 4 x 2 …… 32 : 4

- Gọi HS dưới lớp đọc thuộc bảng chia 4 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Giới thiệu "Một phần tư"

1

4 (15’) - Vẽ hình trên bảng

+ Em nào cho biết trên bảng có hình gì?

- Yêu cầu HS quan sát hình vuông và cho biết

+ Hình vuông được chia làm mấy phần?

+ Có mấy phần được tô màu?

- Như vậy là đã tô được một phần tư hình vuông.

- HD HS viết:

1

4; đọc: Một phần tư

- KL: Chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được

1 4

- 3 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- Theo dõi thao tác của GV, phân tích bài toán và trả lời:

- Hình vuông

- Được chia làm 4 phần bằng nhau - Có 1 phần được tô màu

- Theo dõi bài giảng của GV và đọc, viết số

1 4

(2)

hình vuông 3. Luyện tập Bài 1(6’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài, sau đó gọi HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét

- Vì sao em biết hình A dược tô màu 1 4 hình A?

Bài 2(8’)

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

+ Vì sao em biết hình A dược tô màu 1 4 ? C. Củng cố - dặn dò (4’)

- Để thể hiện 1

4 người ta dùng số nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS quan sát và phát biểu

- Đã tô màu 1

4 hình A - Đã tô màu

1

4 hình B - Đã tô màu

1

4 hình C - Nhận xét

- HS đọc - Lớp làm VBT + Đã tô màu

1

4 hình A + Đã tô màu

1

4 hình B + Đã tô màu

1

4 hình D - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

_____________________________________

Tập đọc QUẢ TIM KHỈ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5 SGK) HS năng khiếu trả lời được câu hỏi 4

2, Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Khỉ, Cá Sấu).

Mở rộng vốn sống, ghét sự gian ngoan, xảo quyệt.

3, Thái độ: Yêu thích, hứng thú với môn học

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

(3)

- Ra quyết định ứng phó với căng thẳng . - Tư duy sáng tạo.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS đọc bài Nội quy đảo Khỉ, trả lời câu hỏi:

-Nội quy đảo Khỉ có mấy điều?

-Vì sao Khỉ Nâu lại cười khoái chí?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5’)

+ GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.

b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7’)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10’) -Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+ Bạn là ai?// Vì sao bạn khóc?// (giọng lo lắng, quan tâm)

+ Tôi là Cá sấu.// Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.// (giọng buồn bã, tủi thân) + Vua của chúng tôi ốm nặng,/ phải ăn 1 quả tim khỉ mới khỏi.//Tôi cần quả tim của bạn.//

+ Chuyện quan trọng vậy// mà bạn chẳng báo trước.// Quả tim tôi để ở nhà.// Mau đưa tôi về,// tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.// (giọng bình tĩnh, tự tin).

- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu - leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắt, lưỡi cưa, nước mắt, trấn tĩnh, lủi mất.

- Cá nhân, ĐT

- HS nêu: 3 đoạn - HS nghe

(4)

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2, 3, 4 tương tự

- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10’)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài (12’)

-Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của Cá Sấu?

- Khỉ gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào?

-Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?

- Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của Khỉ khi biết cá Sấu lừa mình?

- Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?

-Vì sao Khỉ lại gọi Cá Sấu là con vật bội bạc?

-Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất?

-Theo em, Khỉ là con vật như thế nào?

-Còn Cá Sấu thì sao?

-Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV rút ra nội dung bài.

- Gọi vài HS đọc lại 4. Luyện đọc lại (18’)

- GV tổ chức cho 2 đội thi đua đọc - GV gọi 3 HS đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, Cá Sấu, Khỉ) - Theo em, khóc và chảy nước mắt có giống nhau không?

- GV giảng thêm: Cá Sấu thường chảy nước mắt, do khi nhai thức ăn, tuyến

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Da sần sùi, dài thượt, răng nhọn hoắt, mắt ti hí.

- Cá Sấu nước mắt chảy dài vì không có ai chơi.

- Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi và định nấu quả tim của Khỉ.

- Đầu tiên Khỉ hoảng sợ, sau đó lấy lại bình tĩnh.

- Khỉ lừa lại Cá Sấu bằng cách hứa vẫn giúp và nói rằng quả tim của Khỉđang để ở nhà nên phải quay về nhà mới lấy được.

- Vì Cá Sấu xử tệ với Khỉ trong khi Khỉ coi Cá Sấu là người bạn thân.

- Vì nó lộ rõ bộ mặt là kẻ xấu.

- Khỉ là người bạn tốt, rất thông minh.

- Cá Sấu là kẻ bội bạc.

- Không ai muốn chơi với kẻ ác./ Phải chân thật trong tình bạn./ Những kẻ bội bạc, giả dối thì không bao giờ có bạn.

- 2 đội thi đua đọc trước lớp.

- Không giống nhau vì khóc là do buồn khổ, thương xót hay đau đớn, còn chảy nước mắt có thể do nguyên nhân khác như bị hạt bụi bay vào mắt, cười nhiều,

(5)

nước mắt của cá sấu bị ép lại chứ không phải do nó thương xót hay buồn khổ điều gì. Chính vì thế nhân dân ta thường có câu: “Nước mắt cá sấu” là để chỉ những kẻ giả dối, giả nhân, giả nghĩa.

- GV nhận xét – tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò (5’)

- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV nhận xét giờ học

- Dặn về nhà đọc bài, chuẩn bị bài: Voi nhà.

- HS nhận xét.

- Trả lời - HS nghe.

Kể chuyện QUẢ TIM KHỈ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: HS dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện. HS năng khiếu biết phân vai dựng lại câu chuyện.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp được lời của bạn.

3, Thái độ: HS yêu thích kể chuyện.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát, ...

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Ra quyết định

- Ứng phó với căng thẳng

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Bác sĩ Sói

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. GV HD kể chuyện (27’) a. Kể lại từng đoạn câu chuyện

- GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể cho các

- 2 HS kể

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- Nghe

- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể về 1 bức tranh. Khi HS kể thì các HS

(6)

bạn trong nhóm cùng nghe.

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.

- Yêu cầu các nhóm có cùng nhận xét .

* Chú ý khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS còn lúng túng.

+Đoạn 1:

- Câu chuyện xảy ra ở đâu?

- Cá Sấu có hình dáng như thế nào?

- Khỉ gặp Cá Sấu trong trường hợp nào?

- Khỉ đã hỏi Cá Sấu câu gì?

- Cá Sấu trả lời Khỉ ra sao?

- Tình bạn giữa Khỉ và Cá Sấu như thế nào?

- Đoạn 1 có thể đặt tên là gì?

+ Đoạn 2

- Muốn ăn thịt Khỉ, Cá Sấu đã làm gì?

- Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?

- Lúc đó thái độ của Khỉ ra sao?

- Khỉ đã nói gì với Cá Sấu?

+ Đoạn 3

- Chuyện gì đã xảy ra khi Khỉ nói với Cá Sấu là Khỉ đã để quả tim của mình ở nhà?

- Khỉ đã nói với Cá Sấu điều gì?

+ Đoạn 4:

- Nghe Khỉ mắng Cá Sấu làm gì?

b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Yêu cầu HS kể theo vai - Yêu cầu HS nhận xét bạn kể

- Chú ý càng nhiều HS được kể càng tốt.

- GV và cả lớp nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò (5’)

- Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?

khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho bạn.

- 1 HS trình bày 1 bức tranh.

- HS nhận xét .

- Câu chuyện xảy ra ở ven sông.

- Cá Sấu da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như 1 lưỡi cưa sắt.

- Cá Sấu hai hàng nước mắt chảy dài vì buồn bã.

- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?

- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.

- Ngày nào Cá Sấu cũng đến ăn hoa quả mà Khỉ hái.

=> Khỉ gặp Cá Sấu.

- Mời Khỉ đến nhà chơi.

- Cá Sấu mời Khỉ đến chơi rồi định lấy tim của Khỉ

- Khỉ lúc đầu hoảng sợ rồi sau chấn chỉnh lại.

- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng báo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.

- Cá Sấu tưởng thật đưa Khỉ về. Khỉ trèo lên cây thoát chết

- Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu.

- Cá Sấu tẽn tò, lặn xuống nước, lủi mất.

- HS 1: vai người dẫn chuyện.

- HS 2: vai Khỉ.

- HS 3: vai Cá Sấu - Nhận xét

- Phải thật thà. Trong tình bạn không được dối trá./ Không ai muốn kết bạn

(7)

- Giáo dục HS - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

với những kẻ bội bạc, giả dối.

- HS nghe

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 26/ 02/ 2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 02 tháng 03 năm 2021 Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng chia 4. Biết giải toán có một phép tính chia trong bảng chia 4. Biết thực chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.

2, Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng bảng chia 4 vào tính toán

3, Thái độ: HS ham thích học toán, tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS lên bảng vẽ 1

4 hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật được tô màu?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài 1: Tính nhẩm (8’) - Gọi HS đọc yêu cầu

- HS tính nhẩm rồi ghi kết quả vào vở.

- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.

Bài 2: Tính nhẩm (8’)

- 3 HS vẽ - Lớp vẽ nháp - Nhận xét

-Hs nghe

- HS đọc

- HS thực hiện 2 phép tính chia trong một cột.

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 8 : 4 = 2 20 : 4 = 5

36 : 4 = 9 40 : 4 = 10 12 : 4 = 3 28 : 4 = 7 24 : 4 = 6 32 : 4 = 8 - Nhận xét

(8)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Mỗi lần thực hiện 2 phép tính nhân và chia (tương ứng) trong một cột.

Chẳng hạn: 3 x 6 = 18 18 : 3 = 6 - Nhận xét

+ Khi có kết quả của phép nhân ta có viết ngay được kết quả của phép chia không?

Bài 3: (7’)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

+ Có tất cả bao nhiêu học sinh?

+ Chia đều thành 4 tổ nghĩa là chia như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét

Bài 4: (7’)

- Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết số thuyền chở hết số khách đó ta làm như thế nào?

- Nhận xét.

+ Bài toán vận dụng bảng chia mấy?

C. Củng cố - dặn dò (5’) - Yêu cầu đọc bảng chia 4 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm và chữa bài.

4 x 3 = 12 4 x 2 = 8 4 x 1 = 4

12 : 4 = 3 8 : 4 = 2 4 : 4 = 1 12 : 3 = 4 8 : 2 = 4 4 : 1 = 4 - HS nhận xét.

- HS đọc đề bài.

- Có tất cả 40 học sinh.

- Nghĩa là chia thành 4 phần bằng nhau, mỗi tổ là một phần.

- 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài vở Bài giải

Mỗi tổ có số học sinh là:

40 : 4 = 10 ( học sinh)

Đáp số: 10 học sinh - Nhận xét

- HS đọc - Trả lời

- HS trình bày bài giải. Bạn nhận xét . Bài giải

Cần số thuyền dể chở hết số khách là:

12 : 4 = 3 (thuyền) Đápsố: 3 thuyền - Nhận xét

- HS đọc

- HS nghe, ghi nhớ.

Đạo đức

THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cho HS các kĩ năng, hành vi ứng xử đã học.

2. Kỹ năng: Biết phân biệt hành vi đúng/ sai.

3. Thái độ: HS thực hành, vân dụng các kĩ năng đã học trong cuộc sống.

(9)

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát, ...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

+ Khi nhận và gọi điện thoại em cần phải làm gì?

+ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện điều gì?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài 2. Hoạt động 1: (18’) Đóng vai

- GV tổ chức hoạt động cả lớp hỏi và trả lời các câu hỏi GV nêu:

+ Em hãy kể tên các bài đạo đức đã học từ kỳ II đến nay?

+ Em hãy kể tên các những việc em đã làm khi nhặt được của rơi em sẽ làm gì?

+ Khi em nhận, gọi điện thoại em đã làm gì?

+ Khi nhặt được của rơi em phải làm gì?

+ Khi nhận, gọi điện thoại lịch sự thể hiện điều gì?

+ Muốn mượn đồ của bạn em phải nói lời gì? Với thái độ như thế nào?

+ Em đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị chưa?

Em hãy kể 1 ví dụ?

3. Hoạt động 2: (12’) HS thực hành - GV đưa ra tình huống:

+ Mượn đồ dùng, chỉ đường, bố mẹ cho đi chơi,...

+ Nhận điện thoại khi bố mẹ vắng nhà + Gọi điện thoại nhầm số, muốn gặp bạn,...

- Nhận xét, tuyên dương C. Củng cố - dặn dò (4’)

- GV yêu cầu HS đọc lại các câu thơ cuối bài - Nhận xét tiết học.

- Cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn, đặt máy nhẹ nhàng, không nói to, nói trống không.

- Thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.

- Nhận xét

- HS nêu câu trả lời - HS đóng vai - Nhận xét

- HS thực hành đóng vai và xử lí tình huống đó.

- Nhận xét

- HS đọc - Lắng nghe

(10)

- Về học bài thực hiện những điều đã học.

Chuẩn bị bài sau.

Tự nhiên và xã hội

MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được tên lợi ích của một số loài cây sống trên cạn. Quan sát và chỉ ra được một số cây sống trên cạn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao.

3. Thái độ: Hs có ý thức bảo vệ các loài cây.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,...

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng quan sát và, tìm kiếm và xử lí các thông tin về các loài cây sống trên cạn.

- Kĩ năng ra quyết định nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

- Phát triển kĩ năng học tập biết hợp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối.

* BVMT: Giáo dục HS hiểu lợi ích của cây xanh đối với đời sống từ đó giúp các em biết bảo vệ cây cối và thích sưu tầm về cây.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

+ GV yêu cầu HS nêu tên một số loài cây sống trên cạn, một số loài cây sống dưới nước?

+ Nêu ích lợi của mốt số cây sống trên cạn, một số cây sống dưới nước?

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3’)

- Giới thiệu, nêu mục tiêu.

2. Hoạt động 1: (14’)

- Quan sát cây cối ở sân trường, vườn trường và xung quanh trường .

- GV chia lớp thành những nhóm nhỏ và phân công khu vực cho các em quan sát - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu tên cây đặc điểm và ích lợi của cây được quan sát vá phát cho nhóm trưởng phiếu

- HS trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- HS hoạt động theo nhóm

- Nhóm trưởng nhận phiếu quan sát có nội dung như sau :

1.Tên cây?

(11)

hướng dẫn quan sát

- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn

- GV đưa hiệu lệnh để chấm dứt hoạt động quan sát

- GV hướng dẫn các em quay về lớp - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày phiếu hoạt động của nhóm

- GV nhận xét , bổ sung cho các nhóm còn thiếu.Tuyên dương những nhóm có phiếu hoàn thành tốt

3. Hoạt động 2: (14’) - Hoạt động theo SGK

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi

? Quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong SGK (chiếu trên sile)

- GV theo dõi và nhắc nhở các nhóm - GV gọi HS chỉ và nói tên từng cây trong mỗi hình

- GV đặt câu hỏi thêm:

+ Trong những cây được giới thiệu trong SGK, cây nào là cây ăn quả, cây nào là cây cho bóng mát, cây nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nào là cây vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm gia vị?

=>GV kết luận: Có rất nhiều loài cây sống trên cạn .Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho con người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác .

- GV tổng kết và nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò (5’)

- GV cho HS thi xem ai kể được nhiều tên các cây sống trên cạn .

+ Nêu những việc cần làm để bảo vệ cây cối?

- GV nhận xét tiết học

- Chuẩn bị: Một số loài cây sống dưới

2. Đó là loại cây cao cho bóng mát hay cây hoa, cây cỏ …

3.Thân cây và cành lá có gì đặc biệt?

4.Cây đó có hoa hay không?

5.Có thể nhìn thấy phần rễ cây hay không? Tại sao? Đối với rễ cây sống trên cạn có vai trò gì đặc biệt?

6.Vẽ lại cây đã quan sát được . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm cùng tìm hiểu ,có thể chia nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm tìm hiểu những ý nhỏ để đảm bảo thời gian.

- Sau khi HS quan sát thực tế và quay lại lớp theo sự hướng dẫn của GV - Đại diện nhóm trưởng lên trình bày - “Nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong hình ”

- HS hoạt động theo nhóm đôi Hình 1: Cây mít Hình 2:Cây phi lao Hình 3 :cây ngô Hình 4: Cây đu đủ Hình 5: Cây thanh long

Hình 6: Cây sả Hình 7: Cây lạc - HS tự trả lời

- HS nghe

- HS tự kể - Lắng nghe

(12)

nước

________________________________________________________________

Ngày soạn: 27/ 02/ 2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 03 tháng 23 năm 2021 Toán BẢNG CHIA 5

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia 5. Nhớ được bảng chia 5. Biết giải toán có một phép chia trong bảng chia 5

2, Kĩ năng: Biết vận dụng bảng chia 5 vào làm bài tập.

3, Thái độ: HS ham thích học toán, tự giác tích cực có tính cẩn thận trong tính toán, học tập, vận dụng được vào trong cuộc sống hàng ngày.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- 1HS lên bảng làm bài tập sau: Có 24l dầu rót vào các can, mỗi can 4l. Hỏi rót được mấy can dầu?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Lập bảng chia 5

- Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn?

- Hãy nêu phép tính.

+ Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn.

Biết mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?

- Hãy đọc phép tính.

- Viết lên bảng 20 : 5 = 4 và yêu cầu HS đọc phép tính này.

- Tiến hành tương tự với một vài phép tính khác.

* Luu ý: Có thể xây dựng bảng chia 5 bằng

- HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- Nghe

- 4 tấm bìa có 20 chấm tròn.

- Phép tính 5 x 4 = 20.

- có tất cả 4 tấm bìa.

- Phép tính đó là: 20 : 5 = 4.

- Cả lớp đọc đồng thanh: 20 chia 5 bằng 4.

(13)

cách cho phép nhân và yêu cầu HS viết phép chia dựa vào phép nhân đã cho nhưng có số chia là 5.

- Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 5.

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 5.

- Yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc thuộc lòng bảng chia 5.

như SGK) 3. Luyện tập Bài 1(4’)

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS đọc tên các dòng trong bảng số.

+Muốn tính thương ta làm như thế nào?

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn.

- Nhận xét Bài 2 (4’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

+ Có tất cả bao nhiêu bông hoa?

+ Cắm đều 15 bông hoa vào 5 bình hoa nghĩa là như thế nào?

+ Muốn biết mỗi bình hoa có mấy bông hoa chúng ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài và gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.

-GV nhận xét bài làm của HS trên bảng

Bài 3 (5’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

+ Có tất cả bao nhiêu bông hoa?

+ Cắm đều 15 bông hoa vào mỗi bình được 5 bình hoa nghĩa là như thế nào?

+ Muốn biết mỗi bình hoa có mấy bông

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- Các HS thi đọc cá nhân. Các tổ thi đọc theo tổ, các bàn thi đọc theo bàn.

- Điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng.

- Đọc: số bị chia, số chia, thương.

- Ta lấy số bị chia chia cho số chia.

- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Cả lớp đọc đồng thanh các phép chia trong bài.

- HS đọc

- Có tất cả 15 bông hoa.

- Nghĩa là chia 15 bông hoa thành 5 phần bằng nhau.

- Chúng ta thực hiện phép tính chia 15:5

Bài giải

Mỗi bình có số bông hoa là:

15 : 5 = 3 ( bông hoa) Đáp số: 3 bông hoa -1 HS nhận xét.

- HS đọc

- Có tất cả 15 bông hoa.

- Nghĩa là chia 15 bông hoa thành 5 phần bằng nhau.

- Chúng ta thực hiện phép tính chia

(14)

hoa chúng ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài và gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.

-GV nhận xét bài làm của HS trên bảng

C. Củng cố - dặn dò (4’) - Yêu cầu HS đọc bảng chia 5 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Một phần năm

15:5

Bài giải

Cắm được số bình hoa là:

15 : 5 = 3 ( bình hoa) Đáp số: 3 bình hoa -1 HS nhận xét.

- HS đọc - HS nghe

Tập đọc VOI NHÀ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm việc có ích cho con người. (Trả lời được câu hỏi trong SGK).

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ đọc rõ lời nhân vật trong bài 3, Thái độ: HS có ý thức yêu quý và bảo vệ các loài vật nuôi.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV HS đọc bài Quả tim Khỉ và trả lời các câu hỏi:

- Khỉ gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào?

- Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?

-Câu chuyện gửi đến chúng ta bài học gì?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - GV giới thiệu bài học - GV: cho HS quan sát tranh 2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Đọc mẫu (4’)

- GV đọc diễn cảm toàn bài + Chú ý: giọng người dẫn chuyện:

Giọng Tứ: lo lắng.

Giọng Cần khi nói Không được bắn: to, dứt

- 3 HS đọc và trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- HS quan sát nhận xét

- Cả lớp theo dõi SGK - HS nghe

(15)

khoát.

b. Đọc từng câu (6’)

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GV hướng dẫn đọc từ khó: khựng lại, vũng lầy, lừng lững, lúc lắc, quặp chặt vòi, nép, huơ vòi.

+ GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

c. Đọc đoạn (6’)

- GV chia đoạn trong bài: gồm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: gần tối … chịu rét qua đêm.

+ Đoạn 2: Gần sáng … Phải bắn thôi.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- GV hướng dẫn đọc câu khó:

Nhưng kìa./ con voi quặp chặt vòi vào đầu xe/ và co mình/ lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.// lôi xong,/ nó huơ vòi về phía lùm cây/

rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.//

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1

- GV giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn (nếu có)

- GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn - GV chia nhóm

- Cho HS luyện đọc trong nhóm - Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2 3. Tìm hiểu bài (6’)

- Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?

- Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe?

- Theo em nếu đó là voi rừng mà nó định húc chiếc xe thì có nên bắn nó không ? Vì sao?

- Con voi đã giúp họ thế nào?

- Vì sao tác giả lại viết: Thật may cho chúng tôi đã gặp được voi nhà?

- Qua bài giúp em hiểu thêm về điều gì?

4. Luyện đọc lại (8’)

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.

- HS đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đọc từng từ Gv đưa lên (HS đọc nối tiếp theo bàn, hoặc hàng dọc) - 1,2 Hs đọc lại các từ khó

- HS đọc đồng thanh các từ khó - HS đánh dấu vào SGK

- HS đọc thể hiện câu khó đã ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- HS nhận xét

- HS đọc thể hiện đoạn 1

- HS giải nghĩa từ khó có trong đoạn - 3 HS đọc nối tiếp đoạn trong bài.

- HS nhận xét đọc của bạn.

- Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS đọc đồng thanh.

- Vì mưa rừng ập xuống, chiếc xe bị lún xuống vũng lầy.

- Nép vào lùm cây, định bắn voi vì nghĩ nó sẽ đập nát xe.

- Không nên bắn vì đó là loài thú quí hiếm cần bảo vệ. Nổ súng có thể nguy hiểm vì voi có thể tức giận, hăng máu xông đến chỗ có những người bắn súng.

-Nó quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.

-Vì con voi này rất gần gũi với người, biết giúp người qua cơn hoạn nạn.

- Con voi đã làm nhiều việc giúp con người.

- 3, 4 HS đọc lại, đọc phân vai

(16)

- GV nhận xét khen ngợi những HS đọc hay diễn cảm.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Cho cả lớp hát bài Chú voi con ở Bản Đôn. ( nhạc và lời của Phạm Tuyên).

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- Cả lớp theo dõi nhận xét - HS nghe.

- HS hát - Lắng nghe

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nắm được tên một số từ ngữ chỉ tên đặc điểm của các loài vật theo (BT1, 2). Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ về loài thú và sử dụng dấu câu.

3, Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS lên bảng hỏi đáp theo mẫu

“ … như thế nào?”

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài tập 1 (10’)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Treo bức tranh minh hoạ và yêu cầu HS quan sát tranh.

- Tranh minh hoạ hình ảnh các con vật nào?

- Hãy đọc các từ chỉ đặc điểm bài đưa ra.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài.

- Nhận xét.

Bài tập 2 (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài tập này có gì khác với bài tập 1?

- HS hỏi đáp

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS nghe

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK

- HS quan sát nhận xét trao đổi theo cặp

- Trả lời

- Các HS khác nhận xét bổ xung

+ Cáo tinh ranh, Gấu trắng tò mò, Thỏ nhút nhát, Sóc nhanh nhẹn, Nai hiền lành, Hổ dữ tợn

- HS đọc yêu cầu của bài.

(17)

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài tập.

- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét.

- Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề:

Tìm thành ngữ có tên các con vật.

- Yêu cầu cả lớp đọc tất cả các thành ngữ vừa tìm được.

Bài tập 3 (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đoạn văn trong bài.

- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài tập.HS cả lớp làm bài vào VBT.

- Gọi HS nhận xet bài làm trên bảng của bạn, sau đó chữa bài.

- Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy?

- Khi nào phải dùng dấu chấm?

- Nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò (4’) - Chọn ý trả lời đúng : Nai là con vật :

A. Hiền lành B. Dữ tợn C. Tò mò - GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau :

- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta tìm con vật tương ứng với đặc điểm mà người ta đưa ra.

- Làm bài.

- Mỗi HS đọc 1 câu. HS đọc xong câu thứ nhất, cả lớp nhận xét và nêu ý nghĩa của câu đó. Sau đó chuyển sang câu thứ hai.

a. Dữ như hổ(cọp) : chỉ người nóng tính, dữ tợn.

b. Nhát như thỏ: chỉ người nhút nhát.

c. Khoẻ như voi: khen người có sức khoẻ tốt.

d.Nhanh như sóc:khen người nhanh nhẹn

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

VD: (Chậm như rùa. Chậm như sên.

Hót như khướu. Nhát như cáy. Khoẻ như trâu. Hiền như nai. …)

- Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.

- 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc theo.

- Làm bài theo yêu cầu:(Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đạp đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng.

- Vì chữ đường sau ô trống không viết hoa.

- Khi hết câu.

- Trả lời

- Lắng nghe

________________________________________________________________

Ngày soạn: 27/ 02/ 2021

Ngày giảng: Thứ 5, ngày 04 tháng 03 năm 2021

(18)

Toán MỘT PHẦN NĂM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết bằng hình ảnh trực quan “Một phần năm”, biết đọc, viết 1/5.

2. Kĩ năng: Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành năm phần bằng nhau.

3. Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.

5 x 2.... 50 : 5 30 : 5 ... 3 x 2 3 x 5....45 : 5 25 : 5....5 X 2 - Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5.

- GV nhận xét . B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Giới thiệu“Một phần năm”

1 5

  

 (12’) + Em nào cho biết trên bảng có hình gì?

(hình vuông)

- Yêu cầu HS quan sát hình vuông và cho biết

+ Hình vuông được chia làm mấy phần?

+ Có mấy phần được tô màu?

- Như vậy là đã tô được một phần năm hình vuông.

- HD HS viết:

1

5; đọc: Một phần năm

- KL: Chia hình vuông thành 5 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được

1 5

hình vuông 3. Thực hành Bài 1 (6’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS sửa bài.

- 2 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài bảng con.

- Nhận xét

- Nghe - HS nêu

- Cả lớp nêu nhận xét

- Được chia làm 5 phần bằng nhau - Có 1 phần được tô màu

- HS nghe

- Một số HS nhắc lại - HS nghe và nhắc lại

- Đã tô màu 5

1

hình nào?

- Các hình đã tô màu 5

1

hình là A,D.

- Nhận xét

(19)

+ Giải thích vì sao hình A; D là hình được tô màu

1

5 hình đó.

Bài 2 (6’) Giảm tải

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- HD HS quan sát trong SGK để xem những hình nào đã được tô màu

1 5

- Gọi lần lượt HS trả lời - GV nhận xét KL:

Bài 3 (6’) Giảm tải

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4’)

- Chia băng giấy thành năm phần bằng nhau. Lấy một phần được bao nhiêu phần băng giấy.

A. Một phần băng giấy B. Một phần năm băng giấy.

C. Hai phần năm băng giấy.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS quan sát và phát biểu Đã tô màu

1

5 hình A Đã tô màu

1

5 hình C Đã tô màu

1

5 hình D - Nhận xét

- HS đọc - HS làm - Hình khoanh

1

5 số con vịt là hình A - HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS nghe

Tự nhiên và xã hội

MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được tên lợi ích của một số loài cây sống dưới nước. Quan sát và chỉ ra được một số cây sống dưới nước.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng qs và nêu được ví dụ cây sống dưới nước.

3. Thái độ: Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,...

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng quan sát và ,tìm kiếm và xử lí các thông tin về các loài cây sống dưới nước.

- Kĩ năng ra quyết định nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối.

(20)

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

- Phát triển kĩ năng học tập biết hợp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối.

* BVMT: Giáo dục HS hiểu lợi ích của cây xanh đối với đời sống từ đó giúp các em biết bảo vệ cây cối và thích sưu tầm về cây.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

+Kể tên một số loài cây sống trên cạn mà em biết?

+ Nêu tên và ích lợi của các loại cây đó?

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- Giới thiệu, nêu mục tiêu.

2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK (10’) - Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:

1.Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3 ? 2.Nêu nơi sống của cây?

3.Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước?

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo.

- GV nhận xét và ghi vào phiếu thảo luận (phóng to) trên bảng.

- GV tiếp tục nhận xét và tổng kết vào tờ phiếu lớn trên bảng.

Kết quả thảo luận.

- Cây sen đã đi vào thơ ca. Vậy đoạn thơ nào đã miêu tả cả đặc điểm, nơi sống của cây sen?

3. Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, vật thật. (10’)

- Yêu cầu: HS chuẩn bị các tranh ảnh và các cây thật sống ở dưới nước.

- Yêu cầu HS dán các tranh ảnh vào 1 tờ giấy to ghi tên các cây đó. Bày các cây sưu tầm được lên bàn, ghi tên cây.

- GV nhận xét và đánh giá kết quả của

- HS trả lời - Nhận xét

- HS thảo luận và ghi vào phiếu.

- Các nhóm lần lượt báo cáo.

- Nhận xét, bổ sung.

- Trả lời :

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại xen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

- HS trang trí tranh ảnh, cây thật của các thành viên trong tổ.

- Trưng bày sản phẩm của tổ mình lên một chiếc bàn.

- HS các tổ đi quan sát đánh giá lẫn nhau

(21)

từng tổ.

4. Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức (8’) - Chia làm 3 nhóm chơi. - GV tổ chức cho HS chơi.

- Phổ biến cách chơi: Khi GV có lệnh, từng nhóm một đứng lên nói tên một loài cây sống dưới nước. Cứ lần lượt các thành viên trong nhóm tiếp sức nói tên. Nhóm nào nói được nhiều cây dưới nước đúng và nhanh thì là nhóm thắng cuộc.

- GV tổ chức cho HS chơi.

- Tổng kết, tuyên dương C. Củng cố - dặn dò (5’)

+ Nêu các cách bảo vệ loài cây sống dưới nước?

- GV nhận xét tiết học

- Chuẩn bị: Loài vật sống ở đâu?

- HS các nhóm tham gia trò chơi.

- Lắng nghe

- Trả lời - Lắng nghe

Đạo đức

LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết một số cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.

2. Kỹ năng: Biết cư sử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè người quen

3. Thái độ: Biết xử lí một số tình huống đơn giản thường gặp khi đến chơi nhà bạn bè hàng ngày.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát, ...

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin tự trọng khi đến nhà người khác.

- Kĩ năng tư duy đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi ghưa lịc sự khi đến nhà người khác

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính. Điện thoại.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu những việc cần làm và không nên làm để thể hiện lịch sự khi gi điện thoại.

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

- HS trả lời - Nhận xét

(22)

2. Hoạt động 1: Phân tích truyện (10) - Kể chuyện “Đến chơi nhà bạn”

- GV kể câu chuyện 2,3 lần - GV đặt câu hỏi

+ Khi đến nhà Trâm, Tuấn đã làm gì?

+ Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào?

+ Lúc đó An đã làm gì?

+An dặn Tuấn điều gì?

+Khi chơi ở nhà Trâm, bạn An đã cư xử như thế nào?

?+Vì sao mẹ Trâm lại không giận Tuấn nữa?

+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện?

- GV tổng kết hoạt động và nhắc nhở các em phải luôn lịch sự khi đến chơi nhà người khác như thế mới tôn trọng chính bản thân mình.

3. Hoạt động 2: (10‘) Thảo luận hóm - Gv sử dụng PHTM đưa câu hỏi khảo sát - Yêu cầu HS thảo luận và nêu ý kiến?

?Khi đến nhà người khác chúng ta cần phải làm gì?

+Vì sao cần phaỉ lịch sự khi đến chơi nhà người khác?

- Nhận xét

4. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (9‘)

- Yêu cầu HS nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời - Tuấn đập cửa ầm ầm và gọi rất to.

Khi mẹ Trâm ra mở cửa, Tuấn không chào mà hỏi luôn xem Trâm có nhà không?

- Mẹ Trâm rất giận nhưng bác chưa nói gì.

- An chào mẹ Trâm, tự giới thiệu là bạn cùng lớp với Trâm. An xin lỗi bác rồi mới hỏi bác xem Trâm có ở nhà không?

- An dặn Tuấn phải cư xử lịch sự, nếu không biết thì làm theo những gì An làm.

- An nói năng nhẹ nhàng. Khi muốn dùng đồ chơi của Trâm, An đều xin phép Trâm.

- Vì bác thấy Tuấn đã nhận ra cách cư xử của mình là mất lịch sự và Tuấn đã được An nhắc nhở, chỉ cho cách cư xử lịch sự.

- Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác chơi.

- Hs sử dụng máy tính bảng đọc và trả lời câu hỏi đúng, sai

- HS đọc

- Thảo luận nhóm 2 - Lần lượt nêu ý kiến - Nhận xét

- Một số HS kể lại.

(23)

- Yêu cầu cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến về tình huống của bạn sau mỗi lần có HS kể.

- Khen ngợi các em đã biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác và động viên các em chưa biết cách cư xử lần sau chú ý hơn để cư xử sao cho lịch sự.

- Nhận xét, tuyên dương C. Củng cố - dặn dò (4’)

+ Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào?

+Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về học bài thực hiện những điều đã học.

Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét từng tình huống mà bạn đưa ra xem bạn cư xử như thế đã lịch sự chưa. Nếu chưa,cả lớp cùng tìm cách cư xử lịch sự.

- HS trả lời . - Lắng nghe

__________________________________________________________________________________

Ngày soạn: 28/02/ 2021

Ngày giảng: Thứ 6, ngày 05 tháng 03 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng chia 5. Biết giải toán có một phép tính chia trong bảng chia 5.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia, giải toán có lới văn.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận, kiên trì, khoa học và chính xác và biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính. Điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4’)

- GV vẽ trước lên bảng một số hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô hình một phần năm.

+ Muốn tìm một phần năm ta làm như thế nào?

- GV nhận xét B. Bài mới

- 3 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

(24)

1. Giới thiệu bài (1’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Thực hành

Bài 1 (6’)

- Gv truyền tập tin tới máy tính bảng cho hs

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV yêu cầu HS làm bài và gửi cho Gv - GV hướng dẫn HS sửa bài bằng cách lần lượt từng HS đứng nêu lại kết quả từng phép tính.

+Đọc bảng chia 5?

Bài 2 (6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Mời nhẩm và nêu kết quả.

- GV ghi lên bảng

- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.

+ Từ một phép nhân ta lập được mấy phép chia?

Bài 3 (6’)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài tập

- Yêu cầu HS nhận xét bài bài trên bảng - GV nhận xét - chữa bài.

+ Bài tập vận dụng bảng chia mấy?

Bài 4 (6’)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài tập

- Yêu cầu HS nhận xét bài bài trên bảng - GV nhận xét - chữa bài.

+ Bài tập vận dụng bảng chia mấy?

Bài 5 (6’)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Nghe

- Tính nhẩm

- HS làm bài vào máy tính bảng.

- Lần lượt từng em đọc :

10 : 5 = 2 45 : 5 = 9 25 : 5 = 5 30 : 5 = 6 20 : 5 = 4 50 : 5 = 10 15 : 5 = 3 35 : 5 = 7

- Nhận xét

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK - HS nhẩm trong 2 phút và nêu kết quả.

5 x 2 = 10 5 x 3 = 15 5 x 4 = 20 10 : 5 = 2 15 : 5 = 3 20 : 5 = 4 10 : 2 = 5 15 : 3 = 5 20 : 4 = 5 - Nhận xét

- HS đọc - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Mỗi bạn có số quyển vở là:

35 : 5 = 7 (quyển vở) Đáp số: 7 quyển vở - Nhận xét

- HS đọc - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Xếp được số đĩa là:

25 : 5 = 5 (đĩa) Đáp số: 5 đĩa - Nhận xét

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK

(25)

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài tập

+ Tại sao con biết hình a khoanh một phần năm số con voi?

C. Củng cố - dặn dò (4’) - Yêu cầu HS đọc bảng chia 5 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập chung

- HS tự làm bài nêu kết quả.

- Nhận xét

- HS đọc - Lắng nghe

Tập làm văn

ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết đáp đồng ý trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).

Quan sát tranh về cảnh biển trả lời đúng câu hỏi về cảnh trong tranh (bài tập 3).

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng trong giao tiếp hàng ngày.

3, Thái độ: Có ý thức đáp lời đồng ý trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC - Giao tiếp ứng xử có văn hóa.

- Lắng nghe tích cực.

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính. Điện thoại.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu 2 HS lên bảng đóng vai, thể hiện lại các tình huống trong bài tập 2.

- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện Vì sao?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(9’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS đọc đoạn hội thoại.

+ Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố

- HS lên bảng đóng vai theo yêu cầu của GV.

- HS kể lại câu chuyện Vì sao?

- HS nhận xét.

- Đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS đọc lại bài lần 1; 2 HS phân vai đọc lại bài lần 2.

- Hà nói: “Cháu chào bác ạ. Cháu xin

(26)

Dũng điều gì?

+ Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào?

+ Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?

- Lời của bố Dũng là một lời khẳng định (đồng ý với ý kiến của Hà).

+ Để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói thế nào?

- Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành

Bài 2: (9’)

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì.

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài.

- Yêu cầu một số cặp HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (9’)

- Treo tranh minh hoạ và hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì?

- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi sau:

+ Sóng biển như thế nào?

+ Trên mặt biển có những gì?

phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.

- Bố Dũng nói: Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.

- Đó là lời đồng ý.

- HS khác nhắc lại: Cháu cảm ơn bác.

Cháu xin phép bác ạ.

- Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho các tình huống.

- Thảo luận cặp đôi:

a. Cảm ơn cậu. Tớ sẽ trả lại nó ngay khi dùng xong./ Cảm ơn cậu. Cậu tốt quá. / Tớ cầm nhé./ …

b. Cảm ơn em. / Em thảo quá./ Em tốt quá./Em ngoan quá./ …

- Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai. Sau mỗi lần các bạn trình bày, cả lớp nhận xét và có thể đưa ra phương án khác.

- Bức tranh vẽ cảnh biển.

- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi:

+Sóng biển cuồn cuộn./ Sóng biển dập dờn./ Sóng biển nhấpnhô./ Sóng biển dập dờn./ Sóng biển tung bọt trắng xoá./ Sóng biển dập dềnh./ Sóng biển nối đuôi nhau chạy vào bờ cát.

+Trên mặt biển có những chiếc tàu, thuyền đang ra khơi đánh cá./ những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi./

Những chiếc thuyền đang dập dềnh trên sóng, hải âu bay lượn trên bầu trời.

(27)

+Trên bầu trời có những gì?

+ Qua bài tập này em đã hiểu biết rất nhiều về biển.Vậy các em cần phải thể hiện tình cảm của mình đối với biển như thế nào?

- Nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò (5’)

- Em chọn câu nào để nói tiếp lời đồng ý trong trường hợp sau :

+ Hồng: Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé ! + Hương: Ừ

+ Hồng:

a. Tớ cảm ơn cậu, dùng xong tớ trả ngay.

b. Đưa đây.

- Nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau.

+Mặt trời đang từ từ nhô lên trên nền trời xanh thẳm.Xa xa từng đàn hải âu đang bay về phía chân trời.

- HS trả lời đầy đủ cả 3 câu hỏi. Thực hành kể

- Trả lời - Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. - Góp phần

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ..