• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23 – TRỰC TUYẾN Ngày soạn: 19.02.2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố về cách so sánh hai phân số.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh phân số.

3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’

- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn luyện tập

Bài tập 1(7’): So sánh hai phân số - Yêu cầu Hs quan sát nhận xét từng trường hợp các phân số cùng mẫu số hoặc khác mẫu số rồi tìm cách so sánh cho phù hợp.

Nhận xét, chữa bài

- Gv củng cố bài: Muốn so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số ta làm như thế nào?

Bài tập 2(10’) so sánh phân số bằng 2 cách khác nhau

- Em hãy nêu 2 cách so sánh ? + Qui đồng mẫu số hai phân số.

+ Dựa vào tử số và mẫu số của phân số rồi so sánh phân số với 1.

- Gv giúp đỡ Hs nếu các em còn lúng

- Hs nêu - HS nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs lên bảng làm vào bảng phụ.

- Lớp làm vào vở bài tập, nhận xét bài Đáp án:

5 8 <

7

8 ; 15

25

4

5 ta có 4 5 = 4×3

5×3 = 12 15 Ta có

12

15 < 15

25

nên 15

25

>

4 5 - Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs nêu hai cách làm bài.

- Hs làm bài vào vở , 1 Hs làm giấy

(2)

túng.

- Gv củng cố bài:Cách so sánh hai phân số khác mẫu số ? so sánh phân số với 1 Bài tập 3(8’): So sánh 2 phân số cùng tử số

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Gv hướng dẫn mẫu.

Mẫu: So sánh 4 5

4 7 Ta có:

4 5 =

4×7 5×7 =

28 35

4 7 = 4×5

7×5 = 20

35 ; vì 28 35 >

20

35 nên 4

5 >

4 7 ;

NX: Trong hai phân số (khác 0) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4 (5’)

Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:

- Gv thống nhất kết quả.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Muốn so sánh hai phân số có cùng tử số, hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

- Hs báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

Đáp án:

a, 8 7

7

8 ; C1: Qui đồng mẫu số 2 phân số

8 7

7 8 ;

8 7 =

8×8 7×8 =

64 56 ; 7

8 = 7×7 8×7 =

49 56

64 56 >

49

56 nên 8 7 >

7 8 ; C2: Ta có:

8

7 > 1 (vì tử số > mẫu số );

7

8 < 1 hay 1 >

7

8 ( vì tử số < mẫu số).

Từ 8

7 > 1 và 1 >

7

8 ta có:

8 7 >

7 8 ;

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs chú ý theo dõi Gv làm mẫu.

- Hs vận dụng vào làm bài tập - báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

Đáp án:

9 11 >

9

14 ; 8 9 >

8 11 ; Hs tự làm

Đáp án:

a, 4 7 ;

5 7 ;

6 7 ; b,

2 3 ;

3 4 ;

5 6 ;

_______________________________________________

(3)

Luyện từ và câu

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể:Ai thế nào ? 2.Kĩ năng:- Nhận biết được câu kể: Ai thế nào của đoạn văn

- Viết một đoạn văn khỏng 5 câu tả một loại trái cây có dùng một số câu kể: Ai thế nào?

3.Thái độ:- Hs có thói quen dùng từ đặt câu hay.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào ? có ý nghĩa gì, vị ngữ do từ loại nào tạo thành?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Nhận xét(12’)

- Yêu cầu đọc đoạn văn trên phông chiếu Đoạn văn có mấy câu? Tìm các câu kể Ai thế nào?

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả.

- Chủ ngữ trong các câu trên cho ta biết điều gì?Chủ ngữ do từ loại nào tạo thành?

*. Ghi nhớ: Sgk(2') c. Luyện tập

Bài tập 1(7’): Tìm chủ ngữ + Tìm câu kể: Ai thế nào ? + Tìm chủ ngữ của mỗi câu ? - Gv giúp đỡ học sinh

- Lớp trả lời trên máy tính bảng - 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài, đoạn văn - 6 câu.

câu: 1, 2, 4, 5 là câu kể: Ai thế nào ? Hà Nội / tưng bừng màu đỏ.

Cả một bầu trời / bát ngát cờ đèn và hoa - Do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.

- 3 Hs đọc.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs đọc thầm đoạn văn.

- Hs trao đổi nhóm bàn làm bài tập - Nộp bài, nhận xét

Câu 3, 4, 5, 6, 8 là câu kể Ai thế nào ?

(4)

- Gv nhận xét, chữa bài,chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2(9’): Viết đoạn văn

- Gv nhấn mạnh: Viết đoạn văn khoảng 5 câu về loại trái cây. Có sử dụng câu kể:

Ai thế nào ?

Đó là loại trái cây nào? Màu sắc? Mùi vị? ...

- Gv nhận xét, đánh giá.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

Lấy ví dụ về câu kể: Ai thế nào ? Cho biết chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? - Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Màu vàng / trên lưng chú lấp lánh.

Bốn cái cánh /mỏng như giấy bóng.

Cái đầu / tròn và hai con mắt /long lanh như thuỷ tinh.

Thân chú /nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

Bốn cánh / khẽ rung rung như còn - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Lớp viết vào vở bài tập của mình. 1 Hs viết bảng phụ

- Hs viết được đoạn văn có từ 2-3 câu kể Ai thế nào?

Đọc bài viết, nhận xét

- 1 hs trả lời

____________________________________________________

Đạo đức

GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.

2. Kĩ năng: Nhận biết được những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng 3. Thái độ: Giáo dục HS có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng. Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

- Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Lịch sự với mọi người là như thế nào?

- Lịch sự với mọi người là có cử chỉ, lời nói, hành động thể hiện sự tôn trọng với bất cứ người nào mà mình gặp gỡ hay tiếp xúc.

+ Lịch sự với mọi người có tác dụng gì ?

- Người lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quí.

(5)

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới: (1’)

- Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội . Mọi người dân đều có trách nhiệm giữu gìn.Vậy giữ gìn công cộng là gì?…Chúng ta cùng học bài hôm nay.

- Lắng nghe.

b. Nội dung bài mới

Hoạt động 1: (10’) Thảo luận nhóm 1. Tình huống - GV chia nhóm 6 và giao nhiệm vụ

- Gọi HS nêu tình huống thảo luận trên bảng phụ.

- Đi học về qua nhà văn hoá xã, Tuấn rủ Thắng: “Tường quét vôi trắng thế này mà vẽ con ngựa lên đó thì đẹp lắm đây. Ta vẽ đi Thắng ơi !”

- Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận

- Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác trao đổi bổ sung.

+ Nếu em là bạn Thắng, trong tình huống trên em sẽ làm gì ? Vì sao ?

- Em không đồng tình với lời rủ của bạn Tuấn. Vì nhà văn hóa xã là nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người dân nên mọi người cần phảI giữ gìn, bảo vệ…

- GV kết luận: Nhà văn hoá là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy Thắng phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.

- HS lắng nghe

Hoạt động 2: (10’) Làm việc theo nhóm đôi

2. Bài tập 1: SGK - 35 - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm

thảo luận bài tập 1.

- Các nhóm cùng thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận

+ Tranh 1: Các bạn đang leo qua bức tường đá của nhà chùa.

- Sai vì các tượng đá của nhà chùa là công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn, bảo vệ.

+ Tranh 2: Gần đến ngày tết, mọi người trong xóm cùng nhau quét dọn xóm ngõ.

- Đúng vì ngõ xóm là lối đi chung của mọi người…

+ Tranh 3: Đi tham quan, bắt trước các anh chị lớn, các bạn rủ nhau khắc

- Sai . Vì việc làm đó ảnh hưởng đến môi trường…

(6)

lên thân cây.

+ Tranh 4: Cô thợ diện đang sửa lại cột điện bị hỏng.

- Đúng . Vì cột điện là tài sản chung đem lại điện cho mọi nhà…

+ Để giữ gìn các công trình công cộng, em cần làm gì ?

- Không leo trèo các tượng đá - Tham gia dọn dẹp…

- Có ý thức bảo vệ của công…

- Không khắc tên…

- GVKL: Tranh 1, 3 sai. Tranh 2, 4 đúng

Hoạt động 3: (9’) Xử lý tình huống 3. Bài tập 2: SGK- 36 - Các nhóm học sinh thảo luận, xử lý

tình huống

- Các nhóm thảo luận theo từng nội dung - Đại diện các nhóm trình bày, bổ

sung trao đổi ý kiến trước lớp.

- GV kết luận về từng tình huống a, Một hôm, …

+ Nếu là bạn Hưng em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?

a, Cần báo cho người lớn hoặc người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt).

b, Trên đường đi học về….

+ Theo em, Toàn nên làm gì trong tình huống đó? Vì sao?

b, Cần phân tích biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.

- GV kết luận, gọi HS đọc ghi nhớ - 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ 3. Củng cố - dặn dò: (3’)

+ Địa phương em có những công trình công cộng nào? Mọi người giữ gìn ra sao?

- HS tự liên hệ thực tế + Vì sao phải giữ gìn các công trình

công cộng ?

- Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm giữu gìn.

- GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị cho bài sau “Thực hành”

________________________________________________

Ngày soạn: 20.02.2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số, so sánh hai phân số có cùng tử số, tính chất cơ bản của phân số.

(7)

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán cho HS 3.Thái độ: GD học sinh yêu thích môn học

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 1 HS nêu cách so sánh hai phân số cùng tử số, cùng mẫu số.

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) - Nêu yêu cầu bài học b. Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1:(7’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vở, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.

- Gọi 1 hs nêu cách làm.

- Nhận xét

- Cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số?

- Cách so sánh 2 phân số cùng tử số?

- Muốn so sánh 1 phân số với 1 có mấy cách? Như thế nào?

Bài tập 2: (6’)

- HS đọc đề bài. Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi

- Đại diện 2 nhóm dán phiếu kết quả và nêu lí do

- 1 HS lên bảng trả lời.

- Hs nhận xét

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm vở, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.

14 9

<14

11

; 25

4

<23

4

; 15

14

<1

9 8

= 27

24

; 19

20

>27

20

; 1 < 14

15

- HS trình bày cách làm.

- Hs nêu - Hs nhận xét

- HS làm bài theo nhóm đôi trong Với 2 số tự nhiên 3 và 5, hãy viết:

a) Phân số bé hơn 1: 5

3

(tử số nhỏ hơn mẫu số)

(8)

- GV nhận xét.

- Làm thế nào viết được phân số lớn hơn 1?

Phân số bé hơn 1?

Bài tập 3:(8’)

- GV treo bảng phụ, HS đọc đề bài.

- Yêu cầu hs làm bài và báo cáo - GV chốt kết quả đúng.

- Để sắp xếp đúng thứ tự các số, em làm như thế nào?

* Kết luận: So sánh và xếp thứ tự các phân số theo qui tắc so sánh các phân số có cùng tử số.

Bài tập 1(124):(8’) - Gọi HS nêu yêu cầu.

a) Điền số nào vào 75 để 75 chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5?

+ Vì sao điền như thế lại được số không chia hết cho 5?

c) Điền số nào vào 75 để 75 chia hết cho 9?

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Gọi HS nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, so sánh phân số với 1.

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

b) Phân số lớn hơn 1: 3

5

( mẫu số

< tử số) - Hs nhận xét - Hs nêu

- 1 HS đọc đề bài: Viết các phân số từ bé đến lớn.

- HS làm bài cá nhân - 1 HS đọc kết quả BT.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

a) 11

6

; 7

6

; 5

6

b) Rút gọn: 8

3 32

;12 4 3 12

; 9 10

3 20

6

; c) Kết quả: 12;

; 9 32

;12 20

6

- 1 hs trả lời

- HS làm cá nhân Đáp án:

+ Điền các số 2, 4, 6, 8 vào  thì đều được số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.

+ Vì chỉ những số có tận cùng là 0 hoặc 5 mới chia hết cho 5.

+ Để 75 chia hết cho 9 thì 7 + 5 +  phải chia hết cho 9. 7 + 5 = 12, 12 + 6 = 18, 18 chia hết cho 9.

Vậy điền 6 vào  thì được số 756 chia hết cho 9.

- HS lắng nghe.

(9)

______________________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát.

- Bước đầu nhận ra sự giống và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.

2.Kĩ năng: Ghi lại được các ý quan sát về 1 cây em thích theo 1 trình tự nhất định.

3.Thái độ: Hs có thói quen dung từ đặt câu hay.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối ? - Gv nhận xét

2. Bài mới a. Gtb(1’) b. Luyện tập

Bài tập 1(15’): Đọc bài: Bãi ngô và Sầu riêng, Cây gạo ...

- Yêu cầu đọc lại bài Sầu riêng và Bãi ngô, Cây gạo

- Yêu cầu trao đổi bàn để trả lời câu hỏi.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng và nêu cách làm khác: Tả cả loài cây chú ý

- 2 Hs trả lời.

- Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Hs đọc yêu cầu.

- 3 Hs đọc 3 bài

- Trao đổi theo bàn để trả lời câu hỏi.

- Đại diện học sinh phát biểu:

- Cả 2 bài: Sầu riêng, bãi ngô đều là miêu tả về loài cây; Bài Cây gạo miêu tả một cái cây cụ thể.

- Cách làm giống nhau: Đều phải quan sát kĩ & sử dụng nhiều giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh, dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá để khắc hoạ sinh động, chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

(10)

đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. Tả một cây cụ thể chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó, điểm đặc biệt khiến nó khác với những cây cùng loài.

Bài tập 2(15’)

- Gv treo tranh, ảnh một số loài cây.

- Lưu ý: Quan sát một cây cụ thể, ghi lại những gì quan sát được.

- Gv đưa tiêu chí nhận xét:

+ Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế quan sát không ?

+ Trình tự quan sát có hợp lí không ? + Sử dụng những giác quan nào để quan sát ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Để quan sát cây cối đạt kết quả tốt ta cần quan sát như thế nào ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu của bài.

- Hs quan sát kĩ cây mà em chọn.

- Làm việc cá nhân, ghi lại kết quả quan sát.

- 1 Hs làm bảng phụ - Hs trình bày bài.

- Lớp nhận xét.

- Cần quan sát kĩ, sử dụng nhiều giác quan.

____________________________________________

Khoa học

ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Biết được tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập.;...

- Một số biện pháp phòng chống tiếng ồn.

2.Kĩ năng: - Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.

- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn.

3.Thái độ; Yêu thích môn học

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

(11)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Nêu ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Gtb(1’): Nêu nhiệm vụ tiết học.

b. Các hoạt động

Hoạt động 1(5’): Nguồn gây tiếng ồn - Yêu cầu Hs quan sát hình Sgk.

- Nêu các loại tiếng ồn?

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 2(15’): Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống

- Gv chia nhóm, yêu cầu thảo luận về tác hại và cách phòng chống tiếng ồn.

* Tác hại: ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây mất tập trung trong công việc, học tập

* Biện pháp: đóng cửa, bịt tai...

- Gv kết luận: Bạn cần biết

Hoạt động 3(10’): Những việc nên và không nên làm

- Gv chia nhóm, yêu cầu thảo luận tìm việc nên và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn ở lớp, ở nhà, ...

- Gv nhận xét, kết luận.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

*BVMT: Cần phải làm gì để tiếng ồn không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khoẻ con người ?

- Nhận xét giờ học.

- Về thực hành phòng chống tiếng ồn có hại.

- Chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

Hoạt động cá nhân.

- Quan sát hình vẽ - Còi, la hét...

Hoạt động nhóm - Hs quan sát các hình Sgk 88.

- Thảo luận theo yêu cầu rồi ghi lại kết quả. Đại diện báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- Hs đọc.

- Thảo luận theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs trả lời

________________________________________

Ngày soạn: 21.02.2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

(12)

1.Kiến thức:

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp.

- Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh các phân số.

- Một số đặc điểm của hình chữ nhật, hình bình hành và tính diện tích hình chữ nhật, hình bình hành.

2.Kĩ năng: Kĩ năng làm tính.

3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9. Cho ví dụ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Hướng dẫn luyện tập Bài 2: ( 10’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tự làm vào vở rồi chữa bài.

- Gv nhận xét Bài 3: (10’)

- GV gọi HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Muốn biết trong các phân số đã cho phân số nào bằng phân số 9

5

ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài.

* GV cũng có thể hướng dẫn HS nhận xét

25 45

> 1; 9

5

< 1 nên hai phân số này không thể

- 2 hs nêu.

- Hs nhận xét

- Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài vào vở và báo cáo Giải

Tổng số HS lớp đó là:

14 + 17 = 31 (HS) Số HS trai bằng

14

31 HS cả lớp.

Số HS gái bằng 17

31 HS cả lớp.

- Hs nhận xét

- Ta rút gọn các phân số rồi so sánh.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở

36

20

= 20 :4

36 :4 = 9

5

15 18 = 15:3

18:3 = 6

5

(13)

bằng nhau, sau đó rút gọn 3 phân số còn lại để tìm phân số bằng 9

5

. - GV chữa bài .

Bài 2(125) 10’ Đặt tính rồi tính a) 53 867 + 49 608

b) 864752 - 91846 c) 482 x 307 d) 18490 : 215

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Nêu tính chất cơ bản của phân số?

- Gv nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

25 45

= 25:5

5 : 45

= 9

5 63

35

= 35:7

63:7 = 9

5

* Vậy các phân số bằng 9

5

20

36 ; 35 63

-Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập -Hướng dẫn Hs làm bài -Chữa bài

a) 103 475 b) 147974 c) 772 906 d) 86

- 1 hs trả lời.

___________________________________________________________

Tập đọc HOA HỌC TRÒ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

3.Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc những câu thơ yêu thích trong bài thơ Chợ Tết + trả lời câu hỏi 1, 3.

- Gv nhận xét

- Hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

(14)

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(10’)

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc lướt bài và trả lời câu hỏi:

- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là

“hoa học trò”?

- Đọc thầm cả bài và cho biết Hoa phượng có vẻ đẹp gì đặc biệt ?

Gv tiểu kết chuyển ý.

- Màu của hoa phượng thay đổi như thế nào qua thời gian ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Hãy nói cảm nhận của em sau khi học bài văn ?

- Ghi ý chính

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn:

“ Phượng không phải ...

.. đậu khít nhau”.

- Nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Em có yêu hoa phượng không ? Hoa phượng để lại cho em những ấn tượng gì qua bài học này ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 1 - Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Hs đọc chú giải.

- Hs đọc theo cặp.

- Đọc thầm

- Vì hoa phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng ở sân trường...

- Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui, ...

Vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng - Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu.

Dần dần, số hoa tăng màu phượng cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên

Màu hoa phượng thay đổi theo thời gian

- Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng một loài hoa gần gũi và thân thiết với tuổi học trò.

- Hs nhắc lại

- Hs nối tiếp đọc bài.

- Nêu cách đọc, nhấn giọng, ngắt nghỉ..

- Hs đọc thể hiện.

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay

- 1 hs trả lời

(15)

____________________________________________________

Địa lí

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Đồng Bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản nhất nước ta

- Nêu 1 số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó - Dựa vào tranh ảnh kể tên các thứ tự công việc trong suất khẩu gạo

2. Kĩ năng: Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bản đồ 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

- Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu của người dân Đồng Bằng Nam Bộ

- Là vùng đồng bằng nên có nhiều dân tộc sinh sống, khai khẩn đất hoang. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên người dân thường làm nhà theo dọc các con sông, phương tiện đi lại là xuồng và ghe.

- GV nhận xét 2. Bài mới: (30’)

a. Giới thiệu bài mới: (1’) b. Nội dung bài mới: (29’)

Hoạt động 1: (15’) 1. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước

- GV yêu cầu học sinh đọc thầm mục 1 và trả lời câu hỏi.

+ Đồng Bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất của cả nước?

- Nhờ có đất đai màu mỡ khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động

+ Lúa gạo trái cây ở Đồng Bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?

- Cung cấp nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.

+ Quan sát tranh kể tên theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến

- Gặt lúa  tuốt lúa  phơi thóc  xay xát đóng bao  xếp tàu đi xuất khẩu

(16)

xuất khẩu gạo ở Đồng Bằng Nam Bộ?

+ Bằng vốn hiểu biết hãy kể tên các trái cây ở Đồng Bằng Nam Bộ?

- Xoài, thanh long, nho, sầu riêng, nhãn - GV kết luận.

Hoạt động 2: (10’) 2. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước

- Yêu cầu HS đọc thầm mục 2 SGK và thảo luận theo cặp.

- Làm việc theo yêu cầu.

- GV giải thích từ thuỷ sản, hải sản + Điều kiện nào làm cho Đồng Bằng Nam Bộ đánh bắt nhiều thuỷ sản?

- Vùng biển có nhiều cá, tôm và và các hải sản khác mang lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi…

+ Kể tên 1 số loại được nuôi trồng nhiều?

- Cá tra, cá ba sa, tôm + Thuỷ sản ở Đồng Bằng Nam Bộ

được tiêu thụ ở những đâu?

- Được tiêu thụ nhiều nơi trong nước và trên thế giới

- GV: kết luận - 2 HS nêu bài học

3. Củng cố - dặn dò: (4’)

+ Nêu những hiểu biết của em về hoạt động sản xuất của người Đồng Bằng Nam Bộ

- HS nêu hoạt động sản xuất của người Đồng Bằng Nam Bộ.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau

____________________________________________________________________

Ngày soạn: 22.02.2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021 Toán

PHÉP CỘNG PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Nhận biết phép cộng hai phân số.

2.Kĩ năng:- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.

3.Thái độ:- Ý thức học tập tốt.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(17)

1. Kiểm tra bài cũ(5’) - GV yêu cầu HS chữa bài 1 - GV nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn cách cộng 2 phân số(10’) - Gv đưa băng giấy giống như Sgk.

- Băng giấy chia làm mấy phần bằng nhau? Bạn Nam tô màu mấy phần? Bạn Nam tô tiếp bao nhiêu phần ?

- Nam tô tất cả bao nhiêu phần băng giấy - Ta thực hiện cộng:

3 8 +

2 8 = ? 8

3

+ 8

2

= 8

2 3

= 5 8

Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?

* Qui tắc: Sgk Ví dụ:

3 5 +

7

5 = ?

8 9 +

2 9

= ?

- Gv nhận xét, đánh giá c. Thực hành

Bài tập 1(6’) Tính - Yêu cầu Hs tự làm bài.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số ? Bài tập 2:(5')

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm vào vở, 2hs chữa trên bảng lớp

- Nhận xét, kết luận kết quả.

+ Từ đó hãy phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số?

* Kết luận: Phép cộng 2 phân số có tính chất giao hoán.

Bài tập 3(9’)

- 2 hs lên bảng chữa bài - Hs nhận xét.

- Quan sát trả lời.

- Băng giấy có 8 phần, Nam tô màu 3 8 băng giấy, Nam tô tiếp

2

8 băng giấy.

- 5

8 băng giấy.

- Hs suy nghĩ tìm cách thực hiện.

Cộng 2 tử số và giữ nguyên mẫu số - Hs đọc.

- Lớp làm vào nháp - 2 Hs làm bảng - Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài - 2 Hs làm bảng - Nhận xét bổ sung.

Đổi chéo bài kiểm tra - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài và báo cáo.

3 7+2

7=5 7 ;

2 7+3

7=5 7 ;

3 7+2

7=2 7+3

7 ; - Hs nhận xét

(18)

- Cho HS đọc bài toán

- Yêu cầu hs tóm tắt và làm bài.

- Gv theo dõi,giúp đỡ hs..

- Gv nhận xét, thống nhất kết quả đúng.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số ? - Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài tập 3. Sgk.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 1 Hs tóm tắt bài toán.

- Tự làm vào vở - 1Hs làm bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Hai ô tô chuyển được số gạo là:

2 3 5

7  7  7 (

số gạo trong kho) Đáp số:

5

7 số gạo trong kho.

_______________________________________________

Tập đọc + Chính tả

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN LÊN TRÊN LƯNG MẸ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thuộc 1 khổ thơ trong bài.

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng có cảm xúc..

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Giao tiếp:Bày tỏ suy nghĩ , cảm xúc, mong muốn của bản thân.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuuôỉ trong việc giúp đỡ gia đình.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực: Lắng nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu Hs đọc đoạn bài: Hoa học trò và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(10’)

- 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài

(19)

- Gv yêu cầu Hs đọc nối tiếp các khổ thơ của bài.

Quan sát sửa sai cho Hs - Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc thầm cả bài thơ để trả lời:

- Em hiểu thế nào là “Những em bé lớn trên lưng mẹ” ?

Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ? - Em hiểu câu thơ nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng có nghĩa là ?

Gv tiểu kết, chuyển ý - Yêu cầu học sinh đọc thầm cả bài:

-Tìm hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ với con ?

Gv tiểu kết, chuyển ý - Bài thơ muốn nói về điều gì?

Ghi ý chính

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“ Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Mai sau con lớn vung chày lún sân”.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Bài thơ muốn nói về điều gì?

*QTE:GV cho HS thấy được quyền của cha mẹ đối với con cái.

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Hs nối tiếp đọc theo khổ thơi.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải.

- Học sinh đọc theo cặp.

- Hs đọc thầm bài thơ.

- Em bé ngủ trên lưng mẹ trong suốt những năm tháng mẹ lên rẫy, …

- Mẹ giã gạo, tỉa bắp.

- Nuôi con, nuôi bộ đội góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mĩ

Gợi hình ảnh nhịp chày nghiêng làm giấc ngủ của em bé cũng nghiêng...

Người mẹ yêu con, yêu nước.

- Lưng đưa nôi, tim hát thành lời - Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

Niềm tin, niềm hi vọng của mẹ

Ca ngợi tình yêu con, yêu nước sâu sắc của người phụ nữ Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ..

Nhắc lại nội dung chính - Hs đọc nối tiếp các khổ thơ.

Nêu cách đọc, ngắt nghỉ, nhấn giọng - Hs thi đọc.

- Lớp nhận xét.

Ca ngợi tình yêu con, yêu nước sâu sắc của người phụ nữ Tà - ôi ...

_____________________________________

Chính tả( Nhớ - viết) CHỢ TẾT I. MỤC TIÊU

(20)

1.Kiến thức: Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu dễ lẫn s / x, ưc / ưt điền vào các ô trống.

2.Kĩ năng: Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu bài: Chợ Tết.

3.Thái độ: Ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gv đọc cho Hs viết: lên non, lung linh, núi non, lớn lên

- Gv nhận xét 2.Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn nhớ - viết(20’)

- Yêu cầu Hs đọc thuộc 11 dòng đầu của bài: Chợ Tết

- Mỗi người đến chợ Tết với dáng vẻ riêng ra sao ?

- Yêu cầu Hs tìm từ khó viết, dễ lẫn

- Đọc cho Hs viết: lon xon, nóc nhà gianh, viền trắng, lặng lẽ, ..

- Nêu cách trình bày bài, tư thế ngồi viết...

Lưu ý Hs: cách trình bày bài.

- Tổ chức cho Hs viết bài - Quan sát,nhắc nhở Hs viết - Gv đọc lại bài cho Hs soát lỗi.

- Gv thu 5 bài nhận xét.

- Gv nhận xét, chữa lỗi cho Hs.

- Gv nhận xét, rút kinh nghiệmchung.

c. Hướng dẫn làm bài tập(10’) Bài tập 2a : Điền từ vào ô trống Giao bài tập cho Hs

- Yêu cầu Hs đọc gợi ý để điền từ vào ô trống hoàn chỉnh truyện vui: “Một ngày và một năm”.

- Gv chữa bài và nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- 2 Hs lên bảng viết bài, lớp viết nháp.

- Lớp nhận xét.

.

- 2 Hs đọc thuộc lòng 11 dòng thơ đầu của bài: Chợ Tết.

- Thằng cụ áo đỏ: chạy lon xon, cụ già chống gậy … Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. Em bé nép đầu bên yếm.

- Hs tìm.

- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp - Hs nêu

- Hs đọc lại bài viết 1 lần.

- Hs viết bài - Soát lỗi.

- Đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Lớp đọc thầm.

- Hs tự làm bài vào máy tính bảng - Lớp nộp bài làm

- Nhận xét, bổ sung.

(21)

- Truyện gây cười cho người đọc ở chỗ nào ?

3. Củng cố, dặn dò(4’) - Lưu ý khi viết s/x

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

- Hoạ sĩ ngây thơ tưởng rằng vẽ bức tranh mất cả ngày là công phu mà không hiểu rằng tranh của Mác xen được nhiều người hâm mộ vì ông đã bỏ nhiều tâm huyết,công sức cho…

_________________________________________

Lịch sử

VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học, HS nêu được:

- Đến thời Hậu Lê, văn học và khoa học phát triển rực rỡ, hơn hẳn các triều đại trước.

- Tên các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác gia tiêu biểu dưới thời Lê, nhất là Nguyễn Trãi. Nội dung chính của các tác phẩm, các công trình đó.

2. Kĩ năng: Nhận biết được các tác phẩm văn học và khoa học thời Hậu Lê. Trình bày được sự phát triển văn học và khoa học thời Lê.

3. Thái độ: Tự hào về những thành tựu văn học và khoa học thời Hậu Lê. Có ý thức tìm hiểu lịch sử của dân tộc thời Hậu Lê.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

- Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Dưới thời Lê những ai được vào học ở trường Quốc Tử Giám?

- Thu nhận con cháu vua quan mà còn đón cả những con em thường dân học giỏi.

+ Trường học thời Hậu Lê dạy những gì?

- Dạy Nho Giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc.

+ Chế độ thi cử thời Hậu Lê như thế nào?

- Cứ 3 năm có một kỳ thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở kinh thành.

Người đỗ kỳ thi Hội được dự kỳ thi Đình để chọn tiến sĩ.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’)

(22)

b. Giảng nội dung

Hoạt động 1: (17’) Thảo luận nhóm. 1. Văn học thời Hậu Lê - Yêu cầu HS đọc thầm SGK từ đầu đến

Nguyễn Húc.

- Đọc thầm theo yêu cầu

+ Phân biệt: “chữ Hán” và “chữ Nôm” - Chữ Hán: Là chữ viết của ngườu Trung Quốc.

- Chữ Nôm: Là chữ do người Việt sáng tạo dựa trên hình dạng chữ Hán.

+ Hãy kể tên những tác giả và tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu?

- Tác giả: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi.

- Tác phẩm: Quốc âm thi tập; Hồng Đức quốc âm thi tập.

- Cho HS thảo luận nhóm hoàn thành trên phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày Phiếu học tập

Nội dung Tác giả Tác phẩm

Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc

- Nguyễn Trãi - Lê Thánh Tông - NguyễnMộng Tuân

Bình Ngô Đại Cáo

Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công lao của nhà vua.

- Hội Tao Đàn - Nguyễn Trãi - Lí Tử Tấn - Nguyễn Húc

- Ức Trai thi tập - Các bài thơ

- GV: Kết hợp sử dụng ảnh Nguyễn Trãi kết luận: Trong cuộc khang chiến chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã có những đóng rất to lớn. Ông còn là người có nhiều tác phẩm văn học lớn…Ông không những là danh nhân của dân tộc mà còn được thế giới công nhận là danh nhân văn hoá của nhân loại.

- Lắng nghe.

Hoạt động 2: (14’) 2. Khoa học thời Hậu Lê

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại, hoàn thành phiếu học tập sau:

- HS thảo luận nhóm đôi , hoàn thành phiếu học tập.

Phiếu học tập:

Tác giả Công trình khoa học Nội dung

Ngô Sĩ Liêm Đại Việt sử kí toàn thư - Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến thời Hậu Lê

Nguyễn Trãi Lam Sơn thực lục - Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Nguyễn Trãi Dư địa chí - Xác định lãnh thổ, giới thiệu

(23)

tài nguyên, phong tục, tập quán của nước ta.

Lương Thế Vinh Đại thành toán pháp - Kiến thức Toán học + Dựa vào phiếu hãy mô tả lại sự phát

triển của khoa học thời Hậu Lê?

- Khoa học dưới thời Hậu Lê cũng được phát triển, đã dạt được những thành tựu đáng kể.

+ Hãy lấy dẫn chứng để thấy Nguyễn Trãi là nhà khoa học lớn?

- Có nhiều tác phẩm lớn: Lam Sơn thực lục; Dư địa chí, …

+ Ngoài Nguyễn Trãi, còn ai là tác giải tiêu biểu về khoa học thời kì đó?

- Ngô Sĩ Liêm với bộ “ Đại Việt sử kí toàn thư ”

- GV kết luận: Dưới thời Hậu Lê khoa học đã đạt được những thành tựu về các lĩnh vực: Lịch sử, Địa lí, Y học ( bản thảo thực vật toát yếu) Toán học

- Lắng nghe.

+ Qua giờ học hôm nay, em có hiểu biết gì về văn học và khoa học thời Hậu Lê?

- Vài HS nêu bài học trong SGK

- Thi kể chuyện danh nhân: - HS xung phong kể chuyện về các danh nhân: Lương Thế Vinh, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liêm,…

- Nhận xét, bình chọn theo tiêu chí:

+ Truyện kể về ai?

+ Truyện kể về vấn đề gì?

+ Cách kể có hấp dẫn không?

3. Củng cố - dặn dò: (3’)

+ Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này ?

- Vì: 2 ông có rất nhiều tác phẩm văn học và khoa học tiêu biểu...

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài - xem trước bài sau:

Ôn tập.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. HS

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ..

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. HS

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. II.ĐỒ