• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22 – TRỰC TUYẾN

Ngày soạn: 30.01.2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2021 Toán

QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết qui đồng mẫu số hai phân số

2. Kĩ năng: Củng cố về cách qui đồng mẫu số hai phân số.

3. Thái độ: Ý thức học tập tốt.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh - Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Qui đồng mẫu số 2 phân số 5 7

1 4 Muốn qui đồng mẫu số 2 phân số ta làm như thế nào?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Qui đồng mẫu số các phân số(12') - Qui đồng mẫu số 2 phân số

7 6

5 12 .

- Nêu nhận xét về hai mẫu số ?

- Có thể chọn 12 là mẫu số chung không ? Ta có:

7 6 =

7×2 6×2 =

14 12 - Vậy qui đồng mẫu số của

7 6

5 12 được

14 12

5 12 .

- Vậy qui đồng mẫu số của hai phân số trong đó mẫu số của 1 phân số là MSC ta làm như thế nào ?

- 1 Hs lên bảng làm bài tập.

- Nhiều Hs nêu Lớp nhận xét.

- 1 H đọc yêu cầu bài.

- Mẫu số 12 chia hết cho 6 Được

- Học sinh thực hiện qui đồng mẫu số.

- Lấy MSC chia cho mẫu số kia....

- Hs nhắc lại

(2)

- Yêu cầu 1, 2 em nhắc lại.

Ví dụ:

Qui đồng mẫu số hai phân số 7 3

7 6 . Nhận xét, kết luận

c. Thực hành Bài tập 1/a, b(10')

- Yêu cầu Hs tự làm bài và chữa bài.

- Gv theo dõi, hướng dẫn Hs làm bài.

Nhận xét, chữa bài

- Nêu cách qui đồng mẫu số mà em vừa áp dụng.

Bài tập 2(8') a,b - Gv hướng dẫn mẫu:

Qui đồng mẫu số hai phân số:

5 6

7 8 .

MSC: 24.

Ta có:

5 6 =

4 4 =

20 24 ;

7 8 = 7×3

8×3 = 21 24 ;

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò(4')

- Nêu các cách qui đồng mẫu số hai phân số ?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu cách làm.

- 1Hs lên bảng làm, lớp làm nháp.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm mẫu -Lớp quan sát mẫu.

- Hs tự làm bài.

- Lớp đổi chéo vở chữa bài.

a, Ta có 7 5 =

7×2 5×2 =

14

10 . Vậy qui

đồng mẫu số 7 5

7

10 được 14

107 10 .

b, Hai phân số sau khi qui đồng là 15

811

8 ;

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài và chữa bài.

___________________________________________________

Luyện từ và câu

(3)

VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ: AI THẾ NÀO ? I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào?

2. Kĩ năng: Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành, luyện tập

3. Thái độ: Hs có thói quen dùng từ đặt câu hay.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh - Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

III.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng kiểu câu: Ai thế nào ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1') b. Nhận xét(13')

Đoạn văn trên có mấy câu?

- Tìm câu kể Ai thế nào ?

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ

Vị ngứ trong các câu đó biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành

- Gv chốt lại lời giải đúng.

*Ghi nhớ: Sgk(2') c. Luyện tập:

Bài tập 1(8'): Đọc và trả lời câu hỏi - Yêu cầu đọc đoạn văn, suy nghĩ làm bài.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 2(7'): Đặt câu

- 2 Hs đọc bài.

- Lớp nhận xét.

- 2 Hs đọc nối tiếp đoạn văn.

- 7 câu

- Câu kể Ai thế nào? là câu 1, 2, 4, 6, 7 - Lớp nhận xét.

Về đêm cảnh vật / thật im lìm.

(Trạng thái của sự vật - cụm tt).

Sông / thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

(Trạng thái của sự vật - cụm đt) Ông Ba trầm ngâm.

(Trạng thái của người - đt) Ông Sáu rất sôi nổi.

(Trạng thái của người - cụm tt) - 2 Hs đọc ghi nhớ Sgk.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài, chữa bài.

Đáp án:

Các câu 1, 2, 3, 4, 5 đều là câu kể Ai thế nào ?

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

(4)

Viết đoạn văn ngắn tả cây hoa em thích có sử dụng ít nhất 3 câu kể Ai thế nào ? - Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.

3. Củng cố, dặn dò (4')

- Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào có ý nghĩa như thế nào, do từ loại nào tạo thành ?

- Gv nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.

- Nối tiếp đặt câu.

- Lớp nhận xét.

_____________________________________________

Đạo đức

LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là lịch sự với mọi người và vì sao cần lịch sự với mọi người - Biết cư xử lịch sự những người xung quanh

2. Kĩ năng: Biết cư xử lịch sự với người xung quanh.

3. Thái độ:

- Có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.

- Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.

- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.

III.CHUẨN BỊ

- Gv: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh - Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Thế nào là lịch sự với mọi người ? - Lịch sự với mọi người là có cử chỉ, lời nói, hành động thể hiện sự tôn trọng với bất cứ người nào mà mình gặp gỡ hay tiếp xúc.

+ Lịch sự với mọi người sẽ có lợi gì ? - Biết cư xử lịch sự và tôn trọng mọi người sẽ được mọi người quý mến.

- GV nhận xét, đánh giá

(5)

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’)

- Ở tiết học trước các em đã nắm được lịch sự với mọi người là như thế nào.

Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng xử lí các tình huống để thấy được lịch sự với mọi người được thể hiện như thế nào trong cuộc sống.

- Lắng nghe

b. Nội dung bài mới

Hoạt động 1: (10’) 1. Bày tỏ ý kiến (bài 2) - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - 2 HS

- GV chia lớp thành 5 nhóm.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ý kiến đúng, ý kiến sai và giải thích.

- Đại diện học sinh báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- Các ý kiến c, d là đúng vì phép lịch sự giúp con người gần gũi với nhau hơn.

- Các ý kiến a, b, đ là sai vì ta cần lịch sự với tất cả mọi người, như thế mới được mọi người quí mến.

- Kết luận: Bất kể mọi lúc mọi nơi trong khi ăn uống, nói năng, chào hỏi… chúng ta cũng cần phải giữ phép lịch sự.

- Lắng nghe

Hoạt động 2: (10’) 2. Xử lý tình huống (bài 4) - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Chia lớp thành 4 nhóm, giao cho 2 nhóm thảo luận để xử lý 1 tình huống.

- Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

a) Tiến sang nhà Linh chơi, chẳng may lỡ tay làm hỏng đồ chơi nhà Linh…

- Tiến cần xin lỗi Linh vì lỡ tay mình đã làm hỏng đồ chơi của bạn.

- Linh cần tỏ ra vui vẻ, tha thứ cho bạn vì Tiến là bạn thân, Tiến vô tình làm hỏng đồ chơi của Linh, chứ không cố ý.

b) Thanh và mấy bạn nam chơi bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng người một bạn gái đi ngang qua…

- Thành phải chạy ra xin lỗi bạn gái đó, nêu bạn đó đau quá thì có thể lấy thuốc bôi.

Hoạt động 3: (10’) 4. Tìm hiểu ý nghĩa một số câu ca

(6)

dao.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 5 và đọc câu ca dao

Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau + Theo em câu ca dao đó khuyên ta điều

gì?

- Câu ca dao đó khuyên ta cần lựa lời mà nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái, dễ chịu.

+ Em hãy kể thêm những câu ca dao tục ngữ khuyên con người ta cần có cách cư xử lịch sự với mọi người?

- Học ăn, học nói, học gói, học mở.

- Lời chào cao hơn mâm cỗ.

+ Hai câu ca dao đó khuyên ta điều gì? - Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Khuyên chúng ta cần phải học ăn, học gói, học mở vì nói năng là điều rất quan trọng.

- Lời chào cao hơn mâm cỗ. Câu tục ngữ có ý nói: Lời chào có tác dụng và ảnh hưởng rất lớn đến người khác, cũng như một lời chào nhiều khi còn có giá trị hơn cả một mâm cỗ.

- KL: Mọi người ở trong mọi hoàn cảnh phải sử dụng ngôn từ cho lịch sự, đàng hoàng để tôn trọng mình và để mọi người tôn trọng.

- Lắng nghe

3. Củng cố,dặn dò: (3’)

+ Lịch sự với mọi người là như thế nào? - Lịch sự với mọi người là có cử chỉ, lời nói, hành động thể hiện sự tôn trọng với bất cứ người nào mà mình gặp gỡ hay tiếp xúc.

+ Lịch sự với mọi người có tác dụng gì ? - Người lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quí.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà đọc bài nhiều lần- xem trước bài tiếp theo.

_____________________________________________________________

Ngày soạn: 31.01.2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP + LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết cách rút gọn phân số, quy đồng mẫu số hai phân số.

(7)

2. Kĩ năng: Củng cố và rèn kĩ năng qui đồng mẫu số hai phân số.

3. Thái độ: Hs tự giác, tích cực học tập.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu hs quy đồng mẫu số 2 phân số:

3 5

5¿ 15¿

¿ ¿

. Nêu các cách qui đồng mẫu số hai phân số ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Hướng dẫn luyện tập

Bài tập 1a(5'): Qui đồng mẫu số các phân số :

- Gv gọi Hs đọc bài tập - cho hs làm bài, chữa bài

- Gv củng cố bài. Nêu các cách qui đồng mẫu số hai phân số ?

Bài tập 2a(5')

- Yêu cầu Hs viết số tự nhiên có mẫu số là 1, sau đó qui đồng mẫu số hai phân số đã cho.

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs . - Gv củng cố bài.

Bài tập 3a (5')

- Gv hướng dẫn Hs tìm MSC của cả 3 phân số này đều phải chia hết cho 2, 3, 5.

Cách làm tương tự như qui đồng mẫu số 2 phân số.

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

a, 5 30

24

30 ; - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vở bài tập.

- Nhận xét, đánh giá.

Đáp án:

a, 3 5

10 5 ; - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- làm bài

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

a, 20 60 ;

15 60

48 60 ;

(8)

Bài tập 1(5’): Rút gọn các phân số sau - Gv yêu cầu Hs tự làm bài vào vở.

Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh khi cần.

- Nêu cách rút gọn các phân số ?

Bài tập 2(5’):Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng phân số

2 9 ?

- Gv nhận xét, thống nhất kết quả đúng.

Bài tập 3(6’)Qui đồng mẫu số

Yêu cầu Hs qui đồng mẫu số các phân số đã cho.

- GV củng cố về cách qui đồng mẫu số.

3.Củng cố, dặn dò(3’) - Nêu cách rút gọn phân số?

- Cách qui đồng mẫu số các phân số ? - Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài vở bài tập - 2Hs làm bảng.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

2 5 ;

4 9 ;

2 3 ;

2 3 ; - 1 hs nêu

- Hs đọc yêu cầu

- Hs làm bài, 1 Hs làm bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài

6

27 ; 14 63 ; - HS giải thích cách làm.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs làm bảng nhóm - Lớp làm vào vở bài tập.

Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

a, 4 3

5

8 ; MSC: 24 Ta có:

4 3 =

4×8 8 =

32 24 ;

5 8 = 5×3

8×3 = 15 24

Vậy qui đồng 2 phân số 4 3

5 8 được hai phân số

32 24

15 24 .

- 2 Hs nêu

_________________________________________

Tập làm văn

CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối.

(9)

2. Kĩ năng: Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối.Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận của cây cối, tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây).

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*BVMT:-HS cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1 . Kiểm tra bài cũ(5')

- Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật Gv nhận xét

2. Bài mới

a. Gtb(1'): Nêu nhiệm vụ tiết học b. Nhận xét(15')

Bài 1: Đọc và nêu

Bài văn có mấy đoạn ? Nêu nội dung từng đoạn

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

*BVMT:-HS cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên…

Bài 2:Hoạt động tương tự bài 1 - Gv nhận xét, thống nhất.

Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối

*. Ghi nhớ: Sgk c. Luyện tập:

Bài tập 1(6'):Đọc và nêu trình tự miêu tả

- Gv chốt lại lời giải đúng: Tả theo đúng thời kì phát triển của cây. Từ lúc ra hoa đến lúc mùa hoa kết thúc.

Bài tập 2(9'):Lập dàn ý

- 3 Hs trả lời Lớp nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu -2 Hs đọc bài văn 3 đoạn

Đ1:Tả cây ngô còn lấm tấm như mạ non.

Đ2: Tả hoa và búp ngô non.

Đ3: Tả hoa & bắp giai đoạn sắp thu hoạch

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs trao đổi xác định từng đoạn và nội dung từng đoạn.

- Lớp nhận xét.

Đ1: Giới thiệu bao quát về cây mai.

Đ2: Tả cánh hao, trái cây.

Đ3: Nêu cảm nghĩ của người viết 3 phần

- Hs đọc Sgk.

- 1Hs đọc yêu cầu bài và đọc bài:

Cây gạo

- Hs suy nghĩ trả lời.

- 1Hs đọc yêu cầu bài.

(10)

- Gv dán một số tranh ảnh về cây ăn quả.

- Yêu cầu lập dàn ý miêu tả cây ăn quả quen thuộc mà em biết.

- Gv nhận xét, chữa bài cho học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(4')

- Bài văn miêu tả cây cối gồm có mấy phần? Nêu nội dung từng phần ?

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

- quan sát.

- Hs suy nghĩ lựa chọn.

- Hs tự lập dàn ý miêu tả theo một trong hai cách.( 1Hs làm giấy)- dán - Nối tiếp học sinh đọc bài.

- Lớp nhận xét.

_____________________________________________________

Khoa học

ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (trống, còi, ...

2.Kĩ năng:- Sử dụng âm thanh hợp lý.

3.Thái độ:Ý thức học tạp tốt.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*BVMT: Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với đời sống con người=>có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn….

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV:- 3 chai giống nhau. Đài. Máy tính có Internet - Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ?

- Gv nhận bài, nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động1(10’):Ích lợi của âm thanh trong cuộc sống

- Gv chia nhóm yêu cầu Hs quan sát hình trong Sgk trang 86, ghi lại ích lợi của âm thanh.

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

- Hs sử dụng máy tính bảng trả lời câu hỏi

- HS gửi bài

Làm việc theo nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn theo dõi Sgk, thảo luận theo nhóm

(11)

* Gv kết luận: Sgk

-Nêu âm thanh thích nghe và không thích nghe ?

* K/l: Sgk

Hoạt động 2(9’): ích lợi của việc ghi âm thanh

Em thích nghe bài hát nào?Do ai trình bày ?

- Nêu ích lợi của việc ghi lại âm thanh ? - Gv theo dõi, hướng dẫn.

* K/l: Sgk

Hoạt động 3(10’): Trò chơi làm nhạc sĩ - Yêu cầu Hs đổ nước vào chai ở các mức khác nhau rồi so sánh âm thanh của chúng

- Gv nhận xét, đánh giá.

* K/l: Sgk

3.Củng cố, dặn dò(5’)

Em thường nghe thấy những âm thanh nào trong cuộc sống ? Âm thanh dùng để làm gì?

*BVMT: Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với đời sống con người=>có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn….

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Hs báo cáo kết quả thảo luận.

- Học sinh báo cáo và nêu lí do thích hoặc không thích.

Làm việc cả lớp.

- Hs suy nghĩ, trao đổi ý kiến với bạn bên cạnh.

- Học sinh thực hiện.

- Thi đua phát hiện, biểu diễn.

Giao tiếp, báo hiệu...

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 1.02.2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 2021 Toán

SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ + LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số.

2.Kĩ năng: Củng cố về nhận biết phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1.

3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

(12)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(3’)

Qui đồng mẫu số hai phân số 3 819

24

- Nêu cách qui đồng msố các phân số ? - Gv nhận xét

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b Cách so sánh hai phân số (8’) Gv: So sánh hai phân số

2 5

3 5 ; - Chia đoạn thẳng AB thành 5 phần bằng nhau, trên đoạn thẳng AB lấy hai điểm B

& C. Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB ? Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB ? - So sánh độ dài đoạn thẳng AC & AD ? - Từ ví dụ rút ra nhận xét:

2 5 <

3

5 hoặc 2 5 >

3 5

- Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của hai phân số này ?

- Rút ra cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số ?

* Qui tắc: Sgk c. Thực hành

Bài tập 1(4’):So sánh hai phân số - Yêu cầu Hs so sánh hai phân số rồi điền dấu cho đúng.

Nhận xét, chữa bài

- Yêu cầu Hs giải thích hai phép so sánh cuối bài.

Bài tập 2(4’)

- Gv hướng dẫn phần nhận xét.

Rút ra cách so sánh phân số với 1 ?

- 1 hs lên bảng làm bài.

Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc lại ví dụ.

- Độ dài đoạn thẳng AC bằng 2

5 phần đoạn thẳng AB. Độ dài đoạn thẳng AD bằng

3

5 đoạn thẳng AB .

- Độ dài đoạn thẳng AC nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng AD .

- Hs rút ra nhận xét.

- Hai phân số có mẫu số bằng nhau.

- Nếu 2 phân số có cùng mẫu số, ta so sánh tử số của chúng với nhau ..

- 3 Hs đọc

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập. 2 Hs làm bảng

- Nhận xét, bổ sung.

- Đổi chéo bài kiểm tra - HS giải thích.

Kết quả:

a, 3 7 <

5

7 ; b, 4 3 >

2 3 ; c,

7 8 >

5 8 ; d,

2 11 <

9 11

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs phát hiện ra yêu cầu bài là so sánh phân số với 1.

- Học sinh làm mẫu- Nêu cách làm- Hs

(13)

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 3:(4’)

- Tìm các phân số bé hơn 1, có mẫu số là 5 và tử số khác 0.

- Gv củng cố bài

nhắc lại - Hs làm bài

- HS nối tiếp nhau nêu kết quả và giải thích trước lớp.

1

2 < 1;

4

5 < 1;

7 3 > 1

6

5 > 1;

9

9 = 1 ; 12

7 > 1 - Hs tự làm và báo cáo

- Nhận xét, bổ sung.

Bài tập 1(4’) So sánh hai phân số:

- Gv giúp đỡ những Hs.

- Nhận xét, chữa bài - Gv củng cố bài

- Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số ?

Bài tập 2(4’): So sánh phân số với 1:

Yêu cầu hs tự làm

- Gv nhận xét, củng cố bài.

- Nêu cách so sánh phân số với 1 ?

Bài tập 3(5’): Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn

- Muốn sắp xếp được theo yêu cầu bài, ta phải làm gì ?

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- 1 Hs làm bảng phụ.

- Nhận xét, đánh giá.

3 5 >

1 5 ;

9 10 <

10 10 ;

13 17 <

15 17 ; - 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập. Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét, bổ sung.

1

4 < 1;

3

7 < 1; 5

9

> 1; 3

7

> 1;

14

15 < 1;

16

16 = 1;

14 11 > 1;

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- So sánh các tử số và sắp xếp..

- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

Đáp án:

a, Vì 1 < 3 và 3 < 4 nên ta có:

1 5 ;

3 5 ;

4 5 ; b, Vì 5 < 6 và 6 < 8 nên ta có:

5 7 ;

6 7 ;

8 7 ; Phần c, d làm tương tự.

- Hs trả lời

(14)

- Gv nhận xét, củng cố bài: Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số ?

3.Củng cố, dặn dò(3’)

- Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số ? So sánh phân số với 1

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà nắm chắc cách qui đồng mẫu số các phân số. Chuẩn bị bài sau.

___________________________________

Tập đọc SẦU RIÊNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

3. Thái độ: HS có ý thức tìm hiểu các đặc sản của các vùng miền.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc một đoạn trong bài: Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi 2, 3. Sgk - Gv nhận xét

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(9’)

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu Hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc thầm đoạn 1 của bài và trả lời:

- 3 Hs lên trả bài.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Học sinh nối tiếp đọc đoạn.

- Hs nối tiếp đọc đoạn lần 2.

- Hs đọc chú giải.

- Hs đọc theo cặp.

(15)

- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ? - Hương vị của sầu riêng đặc sắc như thế nào ?

Gv tiểu kết chuyển ý.

- Đọc tiếp đoạn 2 để trả lời:

+ Hoa sầu riêng có gì đặc sắc ?

- Miêu tả nét đặc sắc của trái sầu riêng?

- Sử dụng tranh ảnh cho Hs quan sát Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Đọc đoạn còn lại và cho biết:

+ Dáng cây sầu riêng được miêu tả như thế nào ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Tìm câu văn thể hiện tình cảm của tác giả với cây sầu riêng ?

- Bài văn tả cây gì?

Ghi ý chính

d. Đọc diễn cảm(9’)

- Yêu cầu đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.

- Yêu cầu nhận xét, nêu cách đọc từng đoạn.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc đoạn: “ Sầu riêng ... kì lạ ”

- Nhận xét, tuyên dương . 3.Củng cố, dặn dò(4’) Bài văn tả cây gì?

- Ngoài sầu riêng, Nam Bộ còn có những loại trái cây nào khác ? - Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

Về nhà chuẩn bị bài Chợ Tết

- Là loại đặc sản của miền Nam.

- Mùi thơm đậm, bay rất xa.

Hương vị đặc biệt của trái sầu riêng - Hoa đậu từng chùm.

- Lủng lẳng trông như tổ kiến.

Vẻ đẹp đặc biệt của hoa trái sầu riêng - Thân khẳng khiu, cao vút, cành thẳng đuột, lá vàng.

Dáng cây sầu riêng thật kì lạ - Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Đứng ngắm cây sầu riêng ..Vậy mà khi trái chín, hương toả ngào ngạt ...

Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.

Hs nhắc lại

- Hs nối tiếp đọc đoạn

- Hs nêu cách đọc từng đoạn.

Hs nêu cách đọc- đọc thể hiện - Hs thi đọc.

Nhận xét, bình chọn - Tả cây sầu riêng...

- 1 hs trả lời

______________________________________

Địa lí

NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc,nhà ở,làng xóm trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

- Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng NB

(16)

2.Kĩ năng: Dựa vào tranh ảnh tìm ra kiến thức.

3.Thái độ : Yêu thích môn học.

- Góp phần phát triển các năng lực:

- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

*HSKT: Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc,nhà ở,làng xóm trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

- Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng NB

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Các bản đồ tranh ảnh về nhà ở,làng quê,trang phục,lễ hội của người dânở ĐBNB

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu đặc điểm của đồng Bằng Nam Bộ?

- Nhận xét 2 Bài mới a.Giới thiệu (1’)

b. Nhà ở của người dân

*Hoạt động 1(15’): Làm việc cả lớp Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào?

Người dân làm nhà ở đâu

Phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở đây là gì?

Ngày nay, diện mạo làng quê ở NB có gì thay đổi?

Trang phục và lễ hội

*Hoạt động 2(15’): Làm theo nhóm - Chia lớp thành 6 nhóm

2 hs nêu

- Nhận xét, bổ sung.

- HS, HSKT dựa vào sgk và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau:

+ Chủ yếu là người lính, khơ me, chăm, hoa.

- HS, HSKT quan sát H2 và trả lời:

+ Ở Tây NB người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Vì ở đây sông ngòi kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc đi lại.

+ Xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở nơi đây.

+ Ngày nay diện mạo làng quê NB đã có sự thay đổi. Nhiều ngôi nhà kiên cố khang trang được XD- Đời sống mọi mặt của mọi người dân được nâng cao.

- HS Các nhóm thảo luận theo các ND y/c.Dựa vào sgk, tranh ảnh. HSKT tham gia thảo luận cùng các bạn.

- Đại diện các nhóm trả lời.

(17)

Trang phục thường ngày của người dân ở ĐBNB trước đây có gì đặc biệt?

Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?

Trong lễ hội thường có những hoạt động nào? Kể tên những lễ hội nổi tiếng?

- GV tiểu kết rút ra bài học 3. Củng cố dặn dò (4’)

Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào?

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm khác nhận xét.

- Là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn + Người dân ở ĐBNB thường tổ chức các lễ hội để cầu được mùa và những điều may trong c/s.

+ Các lễ hội nổi tiếng là lễ hội bà chúa ở châu đốc (An Giang); hội Xuân Núi Bà (Tây Ninh) lễ cúng Trăng của đồng bào khơ me, Lễ tế thần cá ông (Cá voi) của các làng chài ven biển. Trong các lễ hội trường có các hoạt động; múa hát, dâng hương.

- HS, HSKTđọc bài học.

Địa lí

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Đồng Bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản nhất nước ta

- Nêu 1 số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó - Dựa vào tranh ảnh kể tên các thứ tự công việc trong suất khẩu gạo

2. Kĩ năng: Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bản đồ 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước.

II. CHUẨN BỊ

- Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu của người dân Đồng Bằng Nam Bộ

- Là vùng đồng bằng nên có nhiều dân tộc sinh sống, khai khẩn đất hoang. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên

(18)

người dân thường làm nhà theo dọc các con sông, phương tiện đi lại là xuồng và ghe.

- GV nhận xét 2. Bài mới: (30’)

a. Giới thiệu bài mới: (1’) b. Nội dung bài mới: (29’)

Hoạt động 1: (15’) 1. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước

- GV yêu cầu học sinh đọc thầm mục 1 và trả lời câu hỏi.

+ Đồng Bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất của cả nước?

- Nhờ có đất đai màu mỡ khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động

+ Lúa gạo trái cây ở Đồng Bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?

- Cung cấp nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.

+ Quan sát tranh kể tên theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến xuất khẩu gạo ở Đồng Bằng Nam Bộ?

- Gặt lúa  tuốt lúa  phơi thóc  xay xát đóng bao  xếp tàu đi xuất khẩu + Bằng vốn hiểu biết hãy kể tên các

trái cây ở Đồng Bằng Nam Bộ?

- Xoài, thanh long, nho, sầu riêng, nhãn - GV kết luận.

Hoạt động 2: (10’) 2. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước

- Yêu cầu HS đọc thầm mục 2 SGK và thảo luận theo cặp.

- Làm việc theo yêu cầu.

- GV giải thích từ thuỷ sản, hải sản + Điều kiện nào làm cho Đồng Bằng Nam Bộ đánh bắt nhiều thuỷ sản?

- Vùng biển có nhiều cá, tôm và và các hải sản khác mang lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi…

+ Kể tên 1 số loại được nuôi trồng nhiều?

- Cá tra, cá ba sa, tôm + Thuỷ sản ở Đồng Bằng Nam Bộ

được tiêu thụ ở những đâu?

- Được tiêu thụ nhiều nơi trong nước và trên thế giới

- GV: kết luận - 2 HS nêu bài học

3. Củng cố - dặn dò: (4’)

+ Nêu những hiểu biết của em về hoạt động sản xuất của người Đồng Bằng Nam Bộ

- HS nêu hoạt động sản xuất của người Đồng Bằng Nam Bộ.

- GV nhận xét tiết học.

(19)

- Dặn học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 2.02.2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2021 Toán

SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết so sánh hai phân số khác mẫu số (bằng cách qui đồng mẫu số hai phân số đó)

2.Kĩ năng: Củng cố về so sánh hai phân số bằng nhau.

3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nếu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số ? Cách qui đồng mẫu số các phân số - Gv nhận xét

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn so sánh(12’) Ví dụ: So sánh hai phân số

2 3

3 4 ; - Gv đưa ra hai băng giấy và yêu cầu Hs nhận xét:

- Băng giấy thứ nhất được tô màu mấy phần? Băng giấy thứ hai được tô màu mấy phần?

- So sánh phần được tô màu ở hai băng giấy ?

- Hướng dẫn Hs so sánh bằng cách qui đồng mẫu số hai phân số:

- 2Hs trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- 1, 2 Hs nhắc lại ví dụ.

Nêu cách so sánh 2 phân số trên (so sánh 2 phân số với 1 và rút ra kết luận

- Hs quan sát hai băng giấy.

- Băng giấy thứ nhất được tô màu 2 3 ...

- Hs so sánh và nhận xét về số lượng mảng màu được tô ở hai băng giấy.

2 3 <

3

4 hay 3 4 >

2 3

(20)

2 3 =

2×4 3×4 =

8 12 ;

3 4 =

3×3 4×3 = 9

12 ;

- So sánh hai phân số cùng mẫu số ? - Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?

* Qui tắc: Sgk c. Thực hành

Bài tập 1(6’) So sánh hai phân số - Yêu cầu Hs quan sát.

- Gv theo dõi học sinh làm bài.

- Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số ?

Bài tập 2(7’): Rút gọn rồi so sánh

- Ngược lại với bài tập 1, để so sánh hai phân số Hs có thể rút gọn phân số.

- Gv làm mẫu cho Hs.

- Gv theo dõi và giúp đỡ nếu cần.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 3:(5’)

- Yêu cầu tóm tắt và giải bài.

Tóm tắt: Mai:

3

8 cái bánh

- Hs thực hiện qui đồng mẫu số - 2 học sinh trả lời.

- 1 hs nêu

- Qui đồng mẫu số rồi so sánh 2 tử số của 2 phân số đã qui đồng

- Hs đọc lại.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài, đổi chéo vở kiểm tra cho bạn.

Đáp án Ta có:

3 4 =

3x5 4x5 =

15 20

4 5 =

4x4 5x4 =

16 20 Vì:

15 20 <

16

20 nên 3 4 <

4 5 b,

5 6 <

7

8 ; c, 2 5 >

3 10 - 1 hs nêu

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2HS lên bảng làm; lớp làm bài vào nháp - Hs tự làm bài và chữa.

Đáp án:

a,Ta có:

6 10 =

6:2 10 :2 =

3

53 5 <

4

5 nên 6 10 <

4 5 b,

3 4

6

12 . Ta có:

6 12 =

6÷3 12÷3 = 2

4

3 4 >

2

4 nên 3 4 >

6 12 .

- Đọc yêu cầu bài và tóm tắt bài toán.

- Hs tự làm bài rồi chữa bài.

(21)

Hoa:

2

5 cái bánh.

Ai ăn nhiều hơn ?

- Gv nhận xét, củng cố bài.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu cách rút gọn và qui đồng mẫu số các phân số ?

- Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số ?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Bài giải Mai ăn

3 8 =

15

40 cái bánh.

Hoa ăn 2 5 =

16

40 cái bánh. Mà 15 40 <

16

40 . Vậy Vậy Hoa ăn nhiều hơn Mai.

- Hs nhận xét

- Hs nêu

____________________________________________

Tập đọc + Chính tả CHỢ TẾT I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.

2.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng một vài câu thơ yêu thích.

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu đọc đoạn bài: Sầu riêng và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(10’)

- Gv yêu cầu đọc nối tiếp các khổ thơ - Quan sát, sửa sai

- Yêu cầu đọc chú giải.

- 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Hs nối tiếp đọc theo khổ thơ.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

(22)

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c.Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc thầm bài thơ để trả lời:

- Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp thế nào ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Đọc thầm cả bài cho biết: Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao ?

- Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có dáng vẻ gì chung ?

Gv tiểu kết bài.

- Tìm từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc của bài ?

- Nêu nội dung chính của bài ? - Ghi ý chính

*QTE: GV liên hệ thực tế GDHS…

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu đọc nối tiếp theo khổ thơ - Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”.

- Yêu cầu đọc thầm, nhẩm thuộc những câu thơ mà mình thích

- Gv nhận xét, tuyên dương.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Em có cảm nhận gì về chợ Tết ở miền trung du ?

*BVMT: GV liên hệ giáo dục Hs ý thức BVMT…

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Hs đọc chú giải - Hs đọc theo cặp.

- Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi:

- Mặt trời nhô lên đỏ dần, dải mây trắng, sương trắng rỏ đầu cành, núi đồi làm duyên, uốn mình trong chiếc áo the xanh.…

Khung cảnh nên thơ của chợ Tết - Những thằng cu áo đỏ: chạy lon xon.

Những cụ già: lom khom. Cô yếm thắm: che môi cười lặng lẽ. Em bé: nép đầu bên yếm mẹ.

- Ai ai cũng vui vẻ, phấn chấn trong không khí nhộn nhịp, tưng bừng của ngày Tết.

Cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê

- Trắng, đỏ, xanh, tím.

- Bức tranh giàu màu sắc và vô cùng sinh động của phiên chợ Tết vùng...

- Hs nhắc lại

- Hs nối tiếp đọc bài.

- Hs nêu cách đọc.

- Hs đọc thể hiện - thi đọc.

- Nhận xét, bình chọn

- Hs nhẩm đọc thuộc bài - thi đọc.

- Hs trả lời

Chính tả ( Nghe - viết)

(23)

SẦU RIÊNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn l / n, (Kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh)

2.Kĩ năng:- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài: Sầu riêng.

3.Thái độ:- Rèn chữ viết, giữ vở sạch.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Gv đọc cho Hs viết: cơn gió, con dao, dao động, giao hàng.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn nghe - viết(22’) - Gv đọc đoạn chính tả cần viết từ:

- Hoa sầu riêng có gì đặc biệt ? Yêu cầu hs tìm từ dễ sai, hay lẫn

- Gv lưu ý những từ dễ viết sai: trổ, toả khắp, lác đác, nhuỵ, lủng lẳng, trái rộ.

- Gv nhận xét, lưu ý hs cách trình bày.

- Gv đọc lại bài viết 1 lần - Gv đọc bài cho Hs viết.

- Gv đọc lại cho Hs soát bài.

- Gv thu 5, 7 bài nhận xét.

- Gv nhận xét, chữa lỗi, rút kinh nghiệm c. Hướng dẫn làm bài tập(8’)

Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống l/n - Cho Hs đọc yêu cầu bài

- Cho Hs làm bài, chữa bài

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3a: Chọn tiếng thích hợp

- Yêu cầu Hs đọc kĩ đoạn văn, điền từ thích hợp.

- Gv theo dõi, hướng dẫn Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng viết bài- Lớp viết nháp - Lớp nhận xét.

- Hs đọc thầm.

- Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.

Cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao Hs tìm, báo cáo

- 2 Hs viết bảng. Lớp viết nháp.

- Lớp nhận xét.

- Hs viết bài - Hs soát bài.

- Hs đổi chéo vở kiểm tra, soát lỗi .

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài, 1Hs làm bẳng - 1 Hs đọc lại bài thơ.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

Hs đọc thầm đoạn văn, làm bài.

- 1 Hs làm bảng phụ.

(24)

Nhận xét, chữa bài

- Cuộc sống xung quanh ta đẹp như thế nào?

3. Củng cố, dặn dò(4’) Lưu ý hs khi đọc, viết l/n

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà luyện viết, nhớ lỗi chính tả đã sửa để không còn mắc.

- Chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1 Hs đọc lại bài hoàn chỉnh.

__________________________________________

Lịch sử

NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê.

- Nhà Hậu Lê Đã tổ chức được một bộ máy Nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ.

2. Kĩ năng: Nêu được những ND cơ bản của Bộ luật Hồng Đức và hiểu luật là công cụ để quản lý đất nước.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Gv: Máy tính có Internet. Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 16 - GV nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (2’)

- Treo tranh cảnh triều đình vua Lê (SGK/47)

Tranh vẽ cảnh gì? Em cảm nhận được gì qua bức tranh?

b. HD tìm hiểu bài

*Hoạt động 1(15’): Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà vua

- HS thực hiện yêu cầu

- Quan sát tranh.

+ Tranh vẽ cảnh triều đình vua Lê.... cho thấy triều dình vua Lê rất uy nghiêm,....

(25)

- Y/c đọc SGK và trả lời câu hỏi:

Nhà Hậu Lê Ra đời vào thời gian nào?

Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đông đô ở đâu?

Vì sao trièu đại này gọi là triều Hậu Lê?

Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?

Vậy cụ thể việc quản lý đất nước thời Hậu Lê như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê.

- GV treo sơ đồ đã vẽ sẵn và giảng

- HS đọc thầm SGK, trả lời các câu hỏi + Nhà hậu Lê được Lê Lợi thành lập vào năm 1428, láy tên là nước Đại Việt như xưa và đóng đô ở Thăng Lăng.

+ Gọi là Hậu Lê để phân biệt vói triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỷ thứ 10.

+ Dưới triều Hậu Lê, việc quản lý đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.

- HS q/s sơ đồ, sau đó nghe giảng và trình bày lại về tổ chúc nhà máy hành chính nhà nước thời Lê.

*GV: Dựa vào sơ đồ, tranh minh hoạ số 1 và ND/SGK

Hãy tìm những sự việc thể hiện dưới thời Hậu Lê, vua là người có quyền tối cao?

- HS tìm hiểu, trao đổi và trả lời:

+ Vua là người đứng đầu nhà nước, có uy quyền tuyệt đối, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy

*Hoạt động 2(15’): Bộ luật Hồng Đức

Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã làm gì ?

Em có biết vì sao bản đồ đầu tiên và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên là Hồng Đức ?

*Gọi là bản đồ Hồng Đức, Bộ luật Hồng đức vì chúng đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi nhà vua đặt niên hiệu là Hồng Đức (1470- 1497)

Nêu những ND chính của Bộ luật Hồng Đức?

Bộ luật Hồng Đức đã có tác dụng như thế nào Trong việc cai quản đất nước ?

+ ...đã cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức và ban hành Bộ luật Hồng Đức, Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta.

- HS trả lời theo hiểu biết.

+ Là bảo vệ quyền của nhà vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ quyền của quốc gia;

khuyến khích phát triẻn kinh tế; giữ gìn truyền thống của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

+ Bộ luật Hồng Đức là công cụ giúp vua Lê cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

(26)

Luật Hồng Đức đã có điểm nào tiến bộ ?

*KL: Luật Hông Đức là luật là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất đai ….

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn 3. Củng cố, dặn dò: (3’)

Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào

+ Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập của dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.

- Cho HS trình bày tư liệu sưu tầm được về vua Lê Thánh Tông.

- Tổng kết giờ học, chuẩn bị bài sau.

- Một số HS trình bài trước lớp.

Lịch sử

TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục; tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.

- Những việc nhà Hậu Lê làm để khuyến khích việc học tập.

2.Kĩ năng: Nhớ được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Máy tính có Internet

- Hs: Máy tính có Internet, điện thoại thông minh, Ipad III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 17.

- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS

- HS thực hiện yêu cầu

2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’)

- Cho HS q/s ảnh Văn Miếu.

- Quốc Tử Giám, Nhà Thái học, bia tiến sĩ và hỏi: Ảnh chụp di tích lịch sử khi nào?

Di tích có từ bao giờ?

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những di tích quý hiếm của lịch sử giáo

(27)

dục nước ta. Nó là minh chứng cho sự phát triển của nền giáo dục nước ta, đặc biệt dưới thời Hậu Lê. Để giúp các em thêm hiểu về trường học và giáo dục thời Hậu Lê chúng ta học bài hôm nay Trường học thời Hậu Lê.

b.Các hoạt động

*Hoạt động 1(13’): Tổ chức giáo dục thời hậu lê

- Cho HS THảo luận nhóm theo định hướng sau:

Hãy cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu sau:

- Chia thành các nhóm nhỏ, cùng đọc SGK và thảo luận.

Phiếu thảo luận Nhóm:...

*Đánh dấu X vào trước những ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:

1. Nhà Hậu Lê đã tổ chức trường học như thế nào?

Dựng lại Quốc Tử Giám, xây dựngnhà Thái Học.

Xây dựng chỗ ở cho HS trong trường.

Mở thư viện chung cho toàn quốc.

Mở trường công ở các đạo.

Phát triển hệ thống trường của các thầy đồ.

2. Dưới thời Lê, những ai được vào học trong trường Quốc Tử Giám?

Tất cả mọi người có tiền đều được vào học.

Chỉ con cháu vua, quan mói được theo học.

Trường thu nhận con cháu vua quan và cả con dân thường nếu học giỏi.

3. Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là gì?

Là giáo lý Đạo giáo.

Là giáo lý đạo Phật.

Là giáo lý Nho giáo.

4. Nền nếp thi cử dưới thời Hậu Lê được quy định như thế nào?

Cứ 5 năm có một kỳ thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở kinh thành.

Tất cả những người có học đều được tham gia ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình.

Cứ 3 năm có một kỳ thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở kinh thành. Những người đỗ kỳ thi Hội được dự kỳ thi đình để chọnTiến Sĩ.

- Y/c đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình

- Y/c HS dựa vào nội dung phiếu đẻ mô tả tóm tắt về tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (về tổ chức trường học, về người được đi học, về nội dung học, về nền nếp thi cử).

*GV tổng kết và giói thiệu:

Vậy nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến

- Mỗi nhóm trình bày 1 ý trong phiếu, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

- HS trình bày

- HS khác theo dõi để nhận xét và bổ sung ý kiến.

(28)

khích việc học tập, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.

*Hoạt động 2(12’): Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà hậu lê - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi - Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập.

*Kết luận:

Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- GVcho HS giới thiệu các thông tin sưu tầm được về Văn Miếu- Quốc Tử Giám, về các mẩu chuyện học hành từ thời xưa.

- Qua bài học lịch sử này, em có suy nghĩ gì về giáo dục thời Hậu Lê ?

- Tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau

- HS đọc thầm SGK, phát biểu ý kiến (mỗi HS chỉ phát biểu 1 ý kiến)

- Những việc nhà Hậu Lê đã làm để khuyến khích việc học tập là:

+ Tổ chức Lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ)

+ Tổ chức Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng).

+ Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài.

+ Ngoài ra, nhà Hậu Lê còn kiểm tra định kỳ trình độ của quan lại để các quan phải thường xuyên học tập.

- HS báo cáo theo nhóm hay cá nhân

- HS phát biểu ý kiến

(29)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. HS

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ..

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. HS

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. II.ĐỒ