• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 13

Ngày soạn: 27.11.2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2020 Tập đọc

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bì suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

2. Kĩ năng: Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. Đọc diễn cảm được toàn bài

3. Thái độ: Yêu thích môn Tiếng Việt.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị: Nhận biết được sự kiên trì, lòng quyết tâm cần thiết như thế nào đối với mỗi con người.

- Tự nhận thức bản thân: Biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng

- Đặt mục tiêu, hiểu ý nghĩa của việc đặt mục tiêu phấn đấu - Quản lí thời gian: Thực hiện có hiệu quả quỹ thời gian

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa, bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu hs đọc đoạn bài: Vẽ trứng - Nhờ đâu Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi thành công ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1')

b. H/dẫn luyện đọc:(10') - Yêu cầu Hs đọc toàn bài

- Gv chia bài làm 4 đoạn, yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv nêu cách đọc toàn bài và đọc diễn cảm bài.

c. Tìm hiểu bài(12')

- Đọc “Từ đầu ... bay được” để tìm hiểu:

+ Xi - ôn - cốp - xki mơ ước điều gì ?

- 2 hs đọc đoạn.

- 1 Hs đọc toàn bài và nêu nội dung - Nhận xét, bổ sung.

- 1Hs đọc toàn bài - Hs đọc nối tiếp lần 1.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp - 1 cặp đọc

- Hs đọc thầm, trả lời.

- Từ nhỏ ông có mơ ước được bay lên bầu trời.

(2)

Khi còn nhỏ ông đã làm gì để bay được ? + Hình ảnh nào gợi mơ ước muốn tìm bay trong không trung ?

Gv tiểu kết, chuyển ý - Đọc đoạn còn lại cho biết:

- Để tìm điều bí mật đó, Xi- ôn - cốp - xki đã làm gì ?

+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ như thế nào ?

+ Nguyên nhân chính giúp Xi - ôn cốp - xki thành công là gì ?

Gv tiểu kết, chuyển ý - Câu chuyện muốn nói về điều gì?

- Ghi ý chính

Quyền trẻ em: trẻ em có quyền được học tập và bổn phận...

c. Đọc diễn cảm (8')

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc đoạn 2.

- Nhận xét, tuyên dương hs.

3. Củng cố, dặn dò (4')

- Câu chuyện muốn ca ngợi ai?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài - kể cho người thân nghe về câu chuyện, chuẩn bị bài: Văn hay chữ tốt.

- Ông dại dột nhảy qua cửa sổ.

- Quả bóng bay trên không trung.

Mơ ước được bay lên bầu trời - Ông đọc rất nhiều sách, làm thí nghiệm, ...

- Sống kham khổ, ăn bánh mì xuông nhưng ông không nản chí.

- Có ước mơ đẹp và quyết tâm thực hiện.

Các vì sao đã được Xi- ôn-cốp xki chinh phục

- Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi - ôn - cốp - xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ....

- 2 học sinh nhắc lại.

- Hs lắng nghe.

- 4 Hs đọc nối tiếp bài.

- Hs nêu cách đọc, ngắt nghỉ, nhấn giọng.

- Hs đọc trong nhóm.

- Hs thi đọc trước lớp.

- Nhận xét, bình chọn

- Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại...

Toán

GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh cho học sinh.

3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, bảng nhóm

(3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4')

Đặt tính và tính: 12523; 25 11 - Nêu các bước thực hiện nhân với số có hai chữ số ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Hướng dẫn hs nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11:(10')

* Trường hợp tổng 2 chữ số bé hơn 10 27 11

- Yêu cầu hs đặt tính và tính:

Vậy: 2711= 297

- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân ?

- Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân và số 27 ?

- Khi nhân nhẩm 27 với 11 ta làm như thế nào ?

- Khi cộng tích riêng của p/nhân 27 11 với nhau ta chỉ cần cộng 2 chữ số của số 27( 2 + 7 = 9) rồi viết 9 vào giữa 2 và 7.

- Yêu cầu hs nhẩm: 41 11= 451

* Trường hợp tổng hai số lớn 10 48  11

- Yêu cầu hs đặt tính và tính.

Vậy: 4811 = 528

- Em có nhận xét gì về 2 tích riêng của phép nhân trên ?

- Nêu rõ cách cộng hai tích riêng ? - Yêu cầu hs rút ra nhận xét về cách

- 2 Hs làm bảng - 2 Hs nêu - Lớp nhận xét.

- 1Hs lên bảng đặt tính rồi tính.

1127 27 27 297

- Hs dưới lớp làm nháp, nhận xét bài trên bảng.

- Hai tích riêng đều bằng 27 - Hs nêu

- 2 cộng 7 bằng 9; viết 9 vào giữa hai chữ số của 27, được 297.

- 2 hs nêu lại.

- Hs tự nhân nhẩm, báo cáo kết quả.

- Hs thực hiện nhân và nêu lại cách làm của mình.

- 1 Hs thực hiện - lớp làm nháp  1148

48 48 528

- Hs nhận xét cách làm bài của bạn, rút ra cách nhân nhẩm.

- HS nêu.

- 4 cộng 8 bằng 12; viết 2 vào giữa hai chữ số của 48, được 428; thêm 1 vào 4

của 428, được 528

(4)

nhân nhẩm này.

- Muốn nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 ta làm như thế nào?

c. Thực hành

Bài tập 1(5'):Tính nhẩm

- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa bài.

- GV nhận xét - đánh giá.

- Muốn nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 ta làm như thế nào?

Bài tập 2:(6') Tìm x - Bài tập yêu cầu gì

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?

Bài tập 3(6'):Giải toán

- Yêu cầu hs tóm tắt bài, nêu cách giải.

Tóm tắt:

Khối 4: 17 hàng - 1 hàng: 11 hs Khối 5: 15 hàng - 1 hàng: 11 hs Cả 2 khối: ... hs ?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Gv khuyến khích hs tìm thêm được cách giải khác.

Bài 4(5’)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Cho HS làm bài

- GV chữa bài, chốt kết quả đúng Đáp án: a) S; b) Đ; c) S; d) S 3. Củng cố, dặn dò(3')

- Em hãy nêu cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 ?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài - Nhận xét

- Hs làm bài tập, chữa bài, nhận xét x : 11 = 25

x = 25 x 11 x = 275

- 1 hs đọc bài toán.

- 1 hs tóm tắt bài toán.

- 1 hs lên bảng làm.

- Lớp làm vào vở

- Chữa, nhận xét.

Bài giải

C1: Cả hai khối có số học sinh là 11 (17 + 15) = 352 (học sinh)

C2: Số học sinh của cả hai khối là:

11  17 + 1115 = 352(học sinh)

- Hs đọc yêu cầu

- Hs làm bài. Chọn câu đúng, sai.

- Nhận xét.

- Cộng 2 chữ số của thừa số thứ nhất..

_____________________________________

Chính tả (nghe - viết)

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài 2.Kĩ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu l /n.

3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

(5)

- Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu hs viết các từ sau: châu báu, chân thành, trân trọng, châu chấu - Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Hướng dẫn nghe - viết(22') - Gv đọc đoạn chính tả cần viết:

“Từ đầu ... trăm lần”.

- Ngày còn nhỏ, Xi - ôn - cốp - xki mơ ước điều gì ?

- Ông đã làm gì để thực hiện ước mơ đó?

- Yêu cầu Hs tìm từ khó viết, dễ lẫn - Hướng dẫn viết từ khó: non nớt, rủi ro, Xi - ôn - cốp - xki.

- Nêu cách trình bày bài, tư thế ngồi, cách cầm bút

- GV nhắc nhở trước khi viết bài.

- Đọc lại bài viết 1 lần

- Gv đọc cho học sinh viết bài.

- GV đọc lại - HS soát.

- Gv thu 5, 7 bài nhận xét

- Gv nhận xét, rút kinh nghiệm chung.

c. Hướng dẫn làm bài tập(8') Bài tập 2a: Tìm các tính từ

- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm vào bảng phụ:

+ Có 2 tiếng bắt đầu bằng l + Có 2 tiếng bắt đầu bằng n.

- Gv nhận xét, đánh giá.

Bài tập 3a: Tìm các từ - Bài yêu cầu ta làm gì ?

- Yêu cầu Hs làm việc cá nhân vào vở bài tập.

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

- Gv giúp học sinh hoàn thiện bài.

- Liên hệ giáo dục Hs 3. Củng cố, dặn dò(4')

- 2 hs lên bảng viết, lớp viết nháp - Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe. Hs đọc thầm lại.

- Mơ ước bay lên bầu trời.

- Kiên trì ngày đêm đọc sách, nghiên cứu, làm thí nghiệm.

- Hs tìm, báo cáo

- 2 hs lên bảng viết - lớp viết nháp.

- HS đặt câu có từ: non nớt - Hs nêu

- Hs tự viết bài.

- Hs đổi chéo bài kiểm tra, soát lỗi

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm việc theo nhóm.

- Đại diện hs báo cáo- Lớp bổ sung.

- long lanh, lung linh, lấm láp, lớn ...

- nóng nảy, nặng nề, non nớt, nông nổi ..

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài

- 1 Hs chữa bảng phụ.

- nản chí (nản lòng), lí tưởng, lạc lối (lạc hướng)

(6)

- Xi - ôn - cốp - xki đã làm gì để thực hiện ước mơ của mình?.

- Nhận xét giờ học, chữ viết của HS.

- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

- kiên trì ngày đêm...

_________________________________________

Đạo đức

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TIẾT 2)

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ nuôi dạy mình.

2.Kĩ năng: Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

3.Thái độ: Kính yêu ông bà, cha mẹ

- Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

*GDQTE: Quyền được có gia đình, quyền được gia đình quan tâm, chăm sóc.

- Bổn phận của trẻ em là yêu quý, chăm sóc, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.

- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà , cha mẹ.

- Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.KTBC: (5’)

- Vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

- Kể những việc làm thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:(1’) b. Các hoạt động.

HĐ1: Đóng vai (Bài tập 3 - SGK) (10’)

- GV chia nhóm: nếu là bạn nhỏ trong tranh, em sẽ làm gì ? Vì sao ?

+ Yêu cầu các nhóm lên đóng vai.

+ Yêu cầu HS phỏng vấn: Bạn cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?

- Đối với HS đóng vai ông, bà: cảm xúc như thế nào khi nhận được sự quan tâm đó ?

- 2 HS trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận theo nhóm:

+ Nhóm 1, 2: thảo luận cách ứng xử tranh 1: Bữa nay bà đau lưng quá.

+ Nhóm 3, 4: Thảo luận: Tùng ơi lấy hộ bà cốc nước.

+ Các nhóm diễn và trả lời phỏng vấn của những HS khác.

+ HS nhận xét về sự ứng xử của bạn.

(7)

->Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm chăm sóc ông, bà, cha, mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.

*GDQTE: Quyền được có gia đình, quyền được gia đình quan tâm, chăm sóc.

- Bổn phận của trẻ em là yêu quý, chăm sóc, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

HĐ2: Liên hệ bản thân (bài 4) (10’)

* Yêu cầu HS phỏng vấn bạn các câu hỏi như :

- Kể lại những việc bạn đã làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Bạn thể hiện tình cảm với ông bà cha mẹ như thế nào?

- Những việc nào bạn sẽ làm?

HĐ3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác sưu tầm được ( BT 5, 6) (10’) - Yêu cầu HS trình bày những tác phẩm sưu tầm được về gương hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

3. Củng cố, dặn dò: (4’)

- Vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

- GV nhận xét giờ học.

- Về chuẩn bị “ Biết ơn thầy giáo, cô giáo”.

- Lắng nghe

- HS lắng nghe.

* Tổ chức cho HS chơi trò “phóng viên” (HS tự liên hệ bản thân).

+ 1HS làm phóng viên sẽ hỏi bất kì bạn nào, HS khác trả lời.

VD: + Bà đau lưng – em đã đấm lưng cho bà.

+ Đọc báo hàng ngày cho ông nghe vì mắt ông kém....

- HS trình bày.

- HS khác nhận xét

- Lắng nghe.

____________________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.

2.Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức làm các bài tập và biết viết đoạn văn về chủ điểm ý chí, nghị lực.

3.Thái độ: HS yêu thích môn Tiếng Việt.

- Góp phần phát triển các năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ, từ điển

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

(8)

1.KTBC: (5’)

- Có mấy cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất? VD.

- GV nhận xét 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài(1’)

b. HD học sinh làm bài tập Bài 1: (10’)

+ Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người.

+ Các từ nêu lên những thử thách đối với ý chí nghị lực của con người.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 2: (10’)

+ Đặt 2 câu – một câu với từ ở nhóm a, - Một câu với từ ở nhóm a

- Một câu với từ ở nhóm b.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3: (10’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài

+ Viết đoạn văn nói về người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách đạt được thành công.

- Cho HS đọc lại các tục ngữ, các thành ngữ đã học nói về ý chí, nghị lực.

- GV nhận xét, lưu ý HS cách dùng từ viết câu.

3. Củng cố, dặn dò: (4’)

- Em hãy đọc các từ ngữ nói lên ý chí, nghị lực của con người ?

- GV nhận xét giờ học.

- Về chuẩn bị bài “Câu hỏi và dấu chấm hỏi”

- 2 HS nêu

- HS khác nhận xét.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Làm nhóm

+ Ý chí, quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng,…

+ Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai,…

- Các nhóm dán kết quả lên bảng.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài

- HS đọc bài làm, nhận xét, bổ sung.

VD: Công việc ấy rất gian khổ.

- 1 HS đọc yêu cầu bài

+ HS có thể kể về 1 người em biết nhờ sách, báo, nghe ai đó kể lại.

+ Có thể mở đầu hoặc kết thúc đọan văn bằng một thành ngữ, tục ngữ

- HS viết đoạn văn vào vở.

- HS đọc, HS khác theo dõi, nhận xét

____________________________________________

Khoa học

NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:

(9)

- Nước sạch: Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.

- Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa các vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các hòa tan có hại cho sức khỏe.

2.Kĩ năng: Biết phân biệt được nước bị ô nhiễm

3.Thái độ: Yêu thích môn khoa học, thích khám phá thế giới xung quanh.

- Góp phần phát triển các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình trong sách giáo khoa, phiếu học tập

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C 1. KTBC: (5’)

- Vì sao nước cần cho sự sống của con người và sự vật ?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động.

HĐ1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên (15’)

*Thí nghiệm: Hình1- SGK

- Y/C HS quan sát và giải thích hiện tượng nước trong và nước đục.

+ GV kết luận giả thiết của các nhóm.

*GDBVMT: tích cực tham gia và nhắc nhở bạn bè tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.

HĐ2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch. (15’) - GV đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá: Màu mùi, vị, vi sinh vật, các chất hoà tan.

- Yêu cầu HS quan sát Hình 3, 4 làm việc nhóm

- Thế nào là nước bị ô nhiễm?

- Thế nào là nước sạch?

- Ở gia đình có những nguồn nước sạch, nước ô nhiễm nào ?

- GV kết luận.

3. Củng cố, dặn dò: (4’)

- 2 HS trả lời.

- HS khác nhận xét

- Lắng nghe

- HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra và dự đoán kết quả:

+ Nước giếng trong hơn

+ Nước sông đục hơn vì chứa nhiều chất không tan

+ Đại diện các nhóm trình bày

- Thảo luận theo cặp đôi

- HS theo dõi nắm được tiêu chí:

- HS thảo luận theo cặp và nêu + Nước bị ô nhiễm là nước có màu đục, có mùi, vi sinh vật nhiều quá mức cho phép.

- Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị, vi sinh vật không có hoặc rất ít …

- HS tự liên hệ bản thân.

- Nhắc lại nội dung bài học.

- HS nêu

(10)

- Nêu đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm ?

- Nhận xét tiết học

- Về chuẩn bị bài “Nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm”

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 28.112020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2020 Toán

NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết cách nhân với số có 3 chữ số. Tính được giá trị của biểu thức 2.Kĩ năng:

- Rèn cho HS có kỹ năng thực hành tính nhân với số có ba chữ số.

3.Thái độ:

- Hs yêu thích môn học

- Góp phần phát triển các năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bảng nhóm.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

1. KTBC: (5’)

- GV yêu cầu tính: 35 x 11 và 56 x 24.

- GV nhận xét 2. Dạy bài mới a. GV giới thiệu(1’)

b. Tìm cách tính: 164 x 123 (12') - GV ghi bảng: 164 x 123

- Yêu cầu HS tính:

+ Vậy 164 x 123 = ? + GV nhận xét.

Giới thiệu cách đặt tính và tính - Yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính nhân với số có hai chữ số để đặt tính - GV hướng dẫn tính.

- 2 HS lên bảng làm, lớp nháp.

- HS khác nhận xét.

- Lắng nghe

- 1HS làm bảng lớp, HS khác làm vào nháp.

- HS phân tích được:

164 x 123

= 164 x ( 100 + 20 + 3 )

= 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3

= 16400 + 3280 + 492 = 20172

- Vậy: 164 x 123 = 20127

- HS nêu cách đặt tính và tính:

(11)

- Các tích riêng được viết như thế nào?

- Giới thiệu: 164 là tích riêng thứ 3.

- GV chốt lại như SGK c. Thực hành

Bài 1: (6’)

- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.

- GV nhận xét, chốt cách đặt tính, thực hiện tính.

Bài 2: (6’) Viết giá trị của biểu thứcvào ô trống

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3: (6’)

- Gọi HS đọc y/c bài

- Bài toán cho biết gì? hỏi gì ?

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò: (4’)

- Khi viết các tích riêng ta cần lưu ý gì?

164 x 123

492 - Tích riêng thứ nhất 328 - Tích riêng thứ hai 164 - Tích riêng thứ ba 20172

- Phải viết tích riêng thứ hai lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ nhất.

- Phải viết tích riêng thứ ba sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.

- 2 HS nêu lại

- Đọc yêu cầu bài tập

- HS làm vào vở rồi chữa bài trên bảng lớp - 3HS lên bảng thực hiện.

248 1163 3124 x 321 x 125 x 213 248 5815 9372 496 2326 3124 744 1163 6248 79608 145375 765412 + HS nhận xét, bổ sung.

- HS đọc

- Hs làm bài, báo cáo

- Hs nhận xét, bổ sung.

a 262 262 263

b 130 131 131

a x b 340 0 34322

34453

- HS đọc - HS trả lời

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.

Bài giải

Diện tích của mảnh vườn là 125 x 125 = 15625 (m2)

Đáp số: 15625 m2 - Hs chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời

(12)

- Nhận xét giờ học.

- Về chuẩn bị bài “Nhân với số có ba chữ số tiếp theo”.

Kể chuyện

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống

- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện.

2. Kĩ năng: Hs nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ: HS mạnh dạn tự tin trước đông người.

- Góp phần phát triển các năng lực:- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số truyện

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có nghị lực và nêu ý nghĩa câu chuyện ?

- Gv nhận xét 2 Bài mới

a. Giới thiệu bài(1')

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện

* Tìm hiểu đề(5')

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc nói về một người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

- Câu chuyện em kể có nội dung gì ? Câu chuyện đó em lấy ở đâu?

- Gv gạch chân từ trọng tâm

- Yêu cầu hs tự giới thiệu về câu chuyện của mình được kể.

- Gv nhắc: Giới thiệu tên truyện, tên người em định kể.

+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí, nghị lực của nhân vật.

* Kể chuyện theo nhóm(12')

- Gv tổ chức cho hs kể chuyện theo bàn.

- Gv theo dõi, nhắc hs trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.

* Kể chuyện trước lớp(13')

- 2 hs kể

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- 2 hs đọc đề bài.

- Lớp đọc thầm.

- HS nêu

- Một người có nghị lực vươn lên trong c/s- Được nghe, được đọc - 3, 5 hs nói về câu chuyện mình định kể.

- HS có thể kể được câu chuyện ngoài Sgk

- Hs kể chuyện theo bàn.

- Trao đổi góp ý giúp bạn kể chuyện tốt trong nhóm.

(13)

- Gv tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp, trao đổi thảo luận về nội dung truyện.

- Gv khuyến khích hs nhận xét theo các tiêu chí đưa ra.

- Gv nhận xét đánh giá, bổ sung cho hs 3. Củng cố, dặn dò(4')

- Các nhân vật trong các câu chuyện em vừa kể có điểm gì chung?

* Quyền trẻ em: quyền tự do biểu đạt và tiếp nhận thông tin.

- Gv nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh kể chuyện tốt.

- Về kể lại chuyện cho người thân nghe.

- Đại diện 5 - 6 hs kể chuyện và trao đổi về nội dung, nhân vật trong câu chuyện.

- Lớp nhận xét, trao đổi.

- Bình chọn bạn kể chuyện hay và hấp dẫn.

- Là những con người có ý chí và nghị lực biết vươn lên trong cuộc sống.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 29.11.2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2020 Toán

NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.

2.Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng đặt tính thực hiện tính.

3.Thái độ: Ý thức tự giác trong học tập.

- Góp phần phát triển các năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, bảng nhóm.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

1. Kiểm tra bài cũ(5') - Đặt tính rồi tính:

456 123; 258 226 - Nêu cách nhân với số có 3 chữ số?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Cách đặt tính và tính(12') - Gv đưa phép nhân: 258 203 - Nhận xét về hai thừa số ? - Nhận xét về thừa số thứ hai ? - Yêu cầu hs tự đặt tính và tính.

Vậy 258203 =52374

- 2 Hs làm bảng.

- 2 Hs nêu - Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Đọc phép nhân - Đều có 3 chữ số.

- Có chữ số 0 ở hàng chục.

- 1 hs làm bảng, lớp làm nháp.

203258 774 000 516

(14)

- Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai ? Gv: Ta có thể bỏ tích riêng thứ hai mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng.

203258 774 516 52374

- Tích riêng thứ ba viết như thế nào so với tích riêng thứ nhất ?

- Khi nhân số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là chữ số 0 ta làm như thế nào?

c. Thực hành

Bài tập 1(8'): Đặt tính rồi tính - Yêu cầu hs tự làm và chữa bài.

- Gv theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài - Nêu các bước thực hiện phép nhân ? - Gv củng cố cách đặt tính thực hiện tính..

Bài tập 2(5'): Đúng ghi Đ, sai ghi S - Yêu cầu hs tự làm và chữa bài.

- Tổ chức cho Hs chơi trò chơi tiếp sức điền nhanh

- GV nhận xét chốt lời giải đúng.

Bài tập 3:(5')

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Muốn tìm số ki-lô-gam thức ăn cho 375 con gà trong 10 ngày ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò(4')

- Nêu các bước nhân với số có 3 chữ số ? - Nhận xét giờ học.

- Về nhà nắm chắc cách nhân - Chuẩn bị bài sau.

52374 - Nx chốt kết quả đúng - Hs phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- Tích riêng thứ 3 lùi sang bên trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất.

- Học sinh trả lời.

- Nhiều Hs nhắc lại - 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài, chữa, nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài và chữa.

- 1 hs đọc bài toán.

- 1 hs tóm tắt bài.

- Hs làm và chữa, nhận xét, bổ sung Bài giải

Số thức ăn mỗi con gà ăn trong 10 ngày là: 104 x 10 = 1040(g) Số thức ăn 375 con gà ăn trong 10 ngày là: 1040 x 375 = 39000(g) = 39 (kg) Đáp số: 39 kg thức ăn.

- HS nêu.

__________________________________________

Tập đọc

VĂN HAY CHỮ TỐT I. MỤC TIÊU

(15)

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát để trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng quyết tâm luyện chữ cho đẹp.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị: Nhận biết được sự kiên trì, lòng quyết tâm cần thiết như thế nào đối với mỗi con người.

- Tự nhận thức bản thân: Biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng

- Đặt mục tiêu: hiểu ý nghĩa của việc đặt mục tiêu phấn đấu - Kiên định: quyết tâm thực hiện mục tiêu đã định

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5')

- Đọc bài: Người tìm đường lên các vì sao.

- Xi - ôn - cốp - xki đã kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb: (1')

b. Hướng dẫn luyện đọc (10') - Gv chia bài thành 3 đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài:(12') - Đọc thầm đoạn đầu:

- Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

- Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ ?

- Sự việc nào đã xảy ra khiến Cao Bá Quát rất ân hận ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Yêu cầu hs đọc đoạn còn lại và trả lời:

- Cáo Bá Quát quyết tâm rèn chữ như thế

- 2 hs đọc bài, trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét.

- 3 hs nối tiếp đọc bài.

- Hs đọc chú giải - Hs đọc nối tiếp lần 2 - Học sinh đọc theo cặp - 1 hs đọc cả bài

- Hs đọc thầm.

- Vì chữ ông rất xấu.

- Vui vẻ nhận lời vì tin tưởng sẽ giúp bà cụ minh oan.

- Lá đơn chữ xấu, không đọc được nên quan đuổi bà cụ ra.

Tác hại của việc viết chữ xấu - Sáng sáng ông cầm que vạch lên

(16)

nào ?

- Kết quả đạt được ra sao ? Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Nội dung chính của bài ?

=> Nhờ quyết tâm kiên trì, khổ công luyện viết Cao Bá Quát trở thành người văn hay chữ tốt.

d. Đọc diễn cảm:(8')

- Khi đọc bài này ta cần đọc với giọng như thế nào ?

- Yêu cầu học sinh nối tiếp học bài.

- Gv treo bảng phụ:

“Chưa đi học ... sẵn lòng”

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Củng cố, dặn dò:(4')

- Tìm câu mở bài, thân bài, kết bài của câu chuyện ?

* Quyền trẻ em: Em học tập ở Cao Bá Quát điều gì ?

- Nhận xét tiết học.

- Về chuẩn bị bài sau.

cột nhà luyện chữ cho cứng cáp.

Mỗi tối ông viết xong 10 trang vở mới chịu đi ngủ. Khi chữ đã tiến bộ, ông mượn sách về luyện thêm nhiều kiểu chữ khác nhau.

- Chữ ông rất đẹp.

Nhờ kiên trì luyện tập Cao Bá Quát trở thành văn hay chữ tốt - 2 học sinh nhắc lại.

- Hs phát biểu.

- 3 hs đọc nối tiếp bài.

- Hs tìm ra cách đọc.

- Hs đọc nhóm bàn.

- 4hs thi đọc.

___________________________________________

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.

2.Kĩ năng: HS biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.

3.Thái độ: Yêu thích viết văn

- Góp phần phát triển các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi chính tả, cách dùng từ, ... cần chữa chung cho cả lớp.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kể lại câu chuyện đã viết ở tiết trước. - 1HS kể.

(17)

- GV nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb:(1’)

b. Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh(10’)

- Yêu cầu hs đọc đề bài:

- Đề bài 1. Kể một câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về một người có tấm lòng nhân hậu.

Đề bài 2. Kể lại câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca theo lời của cậu bé An - đrây - ca.

Đề bài 3. Kể lại câu chuyện: Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi theo lời của chủ tàu người Hoa hoặc người Pháp.

Gv đưa ra những nhận xét chung:

* ưu điểm: Nhìn chung các em đều hiểu đề, viết đúng theo yêu cầu đề bài.

- Trình bày đúng, đủ bố cục 3 phần của bài văn.

- Dùng từ xưng hô tương đối nhất quán.

- Diễn đạt câu văn tương đối thoát ý, ngắn gọn, có tiến bộ.

Liên kết giữa các phần của truyện hợp lí.

- 1, 2 bài viết có sáng tạo.

* Hạn chế:

- Một số bài xưng hô chưa nhất quán.

- Gv treo bảng phụ ghi sẵn những lỗi để chữa.

- Yêu cầu hs trao đổi thảo luận phát hiện lỗi, nêu cách sửa.

- Gv trả bài cho học sinh.

c. Hướng dẫn chữa lỗi:(20’)

- Yêu cầu hs tự sửa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.

- Gv theo dõi kèm cặp.

Học tập những đoạn văn hay:

- Gv đọc cho hs nghe một số bài viết được điểm cao.

- Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu của bạn ?

- Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:

- Yêu cầu hs chọn viết lại một đoạn văn trong bài.

- Nhận xét, bổ sung.

- 3 hs nối tiếp đọc bài.

- Lớp đọc thầm.

- Hs chú ý lắng nghe.

- Hs xem lại bài.

- Hs trao đổi, thảo luận.

- Hs tự sửa lỗi.

- Học sinh lắng nghe, học tập.

- 2, 3 hs nêu cảm nghĩ của mình về bài viết, nhận xét.

- HS nêu - Hs viết lại.

- Hs đọc lại đoạn văn đã viết.

(18)

- Gv nhận xét từng đoạn văn hs viết.

3. Củng cố, dặn dò:(4’) - Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu hs về nhà chuẩn bị bài sau.

_________________________________________________

Địa lí

NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Biết đồng bằng Bắc bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh.

- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB.

+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân , vườn ao…

+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.

2.Kĩ năng: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân ở ĐBBB: để tránh gió, bão, nhà được dựng vững chắc.

3.Thái độ: Tôn trọng các thành quả của người dân và truyền thống văn hoá dân tộc - Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trong sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. KTBC: (5’)

- ĐB Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên?

- Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐB Bắc Bộ ?

- GV nhận xét 2. Dạy bài mới a.GV giới thiệu(1’)

b.Người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ và cách sinh sống.(15’)

- ĐBBB là nơi đông dân cư hay thưa dân cư ? - Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào?

- Quan sát tranh, ảnh, dựa vào SGK để nêu:

- Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì ?

- Nêu đặc điểm nhà ở của người Kinh, nhà ở đây có những đặc điểm gì?

- So sánh nhà ở ngày nay và ngày xưa ?

- 2 HS trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

- Đây là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước.

- Chủ yếu là người dân tộc Kinh - HS quan sát tranh

- Làng có nhiều nhà xây san sát nhau…

- Nhà được xây bằng gạch, xây kiên cố, vì ĐBBB có 2 mùa nóng, lạnh, hay có bão nên người dân phải làm nhà kiên cố...

- Làng ngày nay có nhiều nhà hơn, có nhà cao tầng, nhà mái

(19)

- GV nhận xét.

*Tích hợp GDSNLTK&HQ: Nước là nguồn năng lượng đắt giá, phải bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn nước trong sản xuất và sinh hoạt c. Trang phục và lễ hội (15’)

- Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người kinh ở ĐBBB?

- Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào nào? lễ hội có những đặc điểm gì ? - Kể tên những lễ hội mà em biết ?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

3. Củng cố, dặn dò (4’)

Nêu đặc điểm dân cư của đồng bằng Bắc Bộ ? - GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài “ Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB”.

bằng, nền lát gạch hoa…

- HS dựa vào tranh, ảnh kênh chữ SGK thảo luận theo cặp.

- Báo cáo, nhận xét, bổ sung.

+ Nam: quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp .

+ Nữ: áo dài tứ thân, váy đen…

- Mùa xuân, mùa thu

+ HS kể tên 1 số lễ hội: Hội Lim (BắcNinh), hội chùa Hương...

_________________________________________________

Lịch sử

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 - 1077)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến song Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tuyên dương của Lý Thường Kiệt):

+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ sông nam Như Nguyệt.

+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.

+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.

- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.

2.Kĩ năng:

+ Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.

+ Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt

3.Thái độ: GD học sinh yêu thích môn học, tự hào truyền thống yêu nước.

- Góp phần phát triển các năng lực ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Lược đồ cuộc kháng chiến, phiếu học tập

(20)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. KTBC: (5’)

- Vì sao vào thời nhà Lý đạo phật phát triển thịnh đạt nhất ?

- GV nhận xét 2. Dạy bài mới a.GV giới thiệu(1’)

b. Hoàn cảnh lịch sử. (10’)

- Yêu cầu HS thảo luận: Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến:

+ Để xâm lược nước Tống.

+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

Theo em ý kiến nào đúng?

- Gọi đại diện các cặp trả lời.

- Nhận xét.

c. Diễn biến cuộc kháng chiến. (10’) - HS thảo luận nhóm: trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. (treo lược đồ)

- GV trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.

- GV nhận xét, đánh giá.

d. Kết quả cuộc kháng chiến. (10’) - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi - Nêu kết quả của cuộc kháng chiến ? - Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến ?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

3. Củng cố, dặn dò: (4’)

- Nêu kết quả ý nghĩa của cuộc kháng chiến ?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài “Nhà Trần thành lập”.

- 2 HS trả lời

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

- HS đọc đoạn: Cuối năm 1072 … rồi rút về.

- Lắng nghe và làm việc - Đại diện các nhóm trả lời

- …ý kiến thứ 2 đúng vì trước đó lợi dụng việc nhà Lý mới lên ngôi, còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược. Lý Thường Kiệt cho quân sang đánh đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của chúng rồi kéo về nước.

- HS thảo luận nhóm quan sát lược đồ và đọc thông tin trong SGK trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất trên lược đồ

- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận theo cặp.

- Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

- Do quân dân ta rất dũng cảm, Lý Thường Kiệt là một tướng tài - ông chủ động tấn công sang đất Tống, lập phòng tuyến sông Như Nguyệt …

________________________________________________________________

Ngày soạn: 30.11. 2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2020 Luyện từ và câu

CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI

(21)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được tác dụng của câu hỏi, nhận biết được hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.

2. Kĩ năng: Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường.

3. Thái độ: Học sinh tự giác tích cực trong học tập.

- Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5')

- Đọc bài tập 3: Đoạn văn viết về người có ý chí.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb: (1')

b. Phần nhận xét:(12') Bài 1:

- Gv treo bảng phụ đã chuẩn bị.

- Yêu cầu học sinh đọc: Người tìm đường lên các vì sao.

- Gv chép vào cột câu hỏi:

+ Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?

+ Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế ? Bài 2, 3:

- Yêu cầu hs lên điền vào bảng phụ

* Gv: Câu hỏi còn gọi là câu nghi vấn.

c. Ghi nhớ: (2')

- Yêu cầu hs lấy ví dụ.

d. Luyện tập Bài tập 1:(5')

- Yêu cầu hs tìm câu hỏi trong các bài:

Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng có mẫu như sau:

- Gv yêu cầu HS tự làm bài.

- Gv củng cốxác định được câu hỏi trong đoạn văn

Bài tập 2:(6')

Chọn khoảng 3 câu trong bài; Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu.

M: Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs đọc thầm Sgk, làm vào vở bài tập.

- Học sinh nêu những câu hỏi.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 2 hs lên điền vào bảng phụ.

- Nhận xét, bổ sung.

- 2, 3 hs trả lời.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs đọc lại 2 bài tập đọc - Hs tự làn vào vở

- 1 Hs làm giấy khổ to - Dán kết quả - nhận xét bài

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm mẫu.

- Tự chọn 3 câu văn và nghĩ ra câu hỏi có liên quan đến câu văn đó.

- Đại diện từng cặp lên thực hiện hỏi - đáp.

(22)

điểm kém.

- Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát thế nào ? - Chữ ai xấu ?

-Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

- Gv giúp đỡ hs còn lúng túng.

- Nhận xét - đánh giá.

Bài tập 3:(5')

- Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình ? - Gv gợi ý các tình huống: Hs có thể tự hỏi về một bài học đã qua, 1 cuốn sách cần tìm,...

- Nhắc hs nói đúng ngữ điệu tự hỏi mình.

- GV nhận xét, chữa câu cho HS 3. Củng cố, dặn dò:(4')

- Em hãy nêu tác dụng của câu hỏi và dấu chấm hỏi ?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét - đánh giá.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ tự làm bài.

- Hs lần lượt đọc câu hỏi mình đã đặt.

- Nhận xét, chữa câu cho bạn.

______________________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Ôn tập cách nhân với số có hai, ba chữ số.

- Ôn tập các tính chất nhân với một tổng, nhân một số với một hiệu, tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, cộng.

- Tính giá trị của biểu thức và giải toán trong đó có nhân với số có ba chữ số.

2.Kĩ năng: Biết vận dụng tính chất của phép tính nhân trong thực hành tính.

3.Thái độ: GD học sinh yêu thích môn học. Ý thức học tập tốt

- Góp phần phát triển các năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5') - Đặt tính rồi tính:

245  246; 456  204 - Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb: (1')

b. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: (6') Tính

- GV quan sát - giúp HS còn lúng túng

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 2 hs làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở.

- Nhận xét chữa bài trên bảng.

(23)

- Nêu cách nhân với số có 2, 3 chữ số ? - Gv củng cố cách đặt tính thực hiện tính?

Bài tập 2:(6') Tính

- Gv yêu cầu hs nêu cách tính giá trị biểu thức: thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau.

- Gv quan sát, theo dõi học sinh làm bài.

- Gv củng cố cách làm cho học sinh.

Bài tập 3: (6')Tính bằng cách thuận tiện nhất

- Gv theo dõi, hướng dẫn một số em còn lúng túng.

- Gv nhận xét, đánh giá.

- Con vận dụng tính chất nào để làm bài?

Bài tập 4(6')

- Yêu cầu hs tóm tắt và nêu cách giải:

Tóm tắt:

32 phòng học 1 phòng: 8 bóng 1 bóng: 3500 đồng

Nếu lắp điện đủ, cần trả ... đồng ? - Yêu cầu 1 hs làm vào bảng phụ.

- Con nào có cách giải khác?

- Gv củng cố bài.

Bài tập 5(6')

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật ?

- Yêu cầu hs tính từng diện tích mới và cũ để so sánh, rút ra kết luận.

- 2 HS nêu

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm vào vở bài tập.

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bài bạn.

- 1 hs đọc yêu cầu bài - 2 hs lên làm bảng phụ.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Kiểm tra bài, nhận xét.

Đáp án:

a) 142 12 + 142 18

= 142  (12 +18)

= 142 30 = 4260 b) 49 365 - 39 365

= (49 - 39) 365 = 10 365 = 3650 c) 4 18  25

= (4 25) 18

= 100 18 = 1800 - HS giải thích cách làm.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 1 hs tóm tắt bài, nêu cách giải bài.

- 1 học sinh lên giải bài.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài giải:

32 phòng học cần số bóng điện là:

8 32 = 256 (bóng) Nhà trường cần trả số tiền là:

3500 256 = 896 000 (bóng) Đáp số: 896 000 bóng - HS làm cách gộp.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

Đáp án:

a) S = 12 x 5 = 60 (cm2) S = 15 x 10 = 150 (m2)

b) Nếu chiều dài gấp lên 2 lần thì

(24)

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò (4')

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về chuẩn bị bài sau.

chiều dài mới là 2 a, S HCN mới là a2 b = 2  a b = 2  (ab) = 2S Vậy khi chiều dài gấp lên 2 lần và chiều rộng giữ nguyên thì S HCN gấp lên 2 lần.

_________________________________________________

Văn hóa giao thông

Bài 4: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT, NGƯỜI GIÀ, TRẺ NHỎ KHI ĐI ĐƯỜNG

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Học sinh biết giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ khi đi đường là thể hiện nếp sống văn minh, biết được sự yêu thương chân tình đối với mọi người.

2.Kĩ năng: - Học sinh biết khi tham gia giao thông gặp người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ em cần giúp đỡ họ để đề phòng tai nạn giao thông .

3. Thái độ:- Có hành động ân cần, nhẹ nhàng khi giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ. Nhắc nhở các bạn và người thân cùng thực hiện .

- Góp phần phát triển các năng lực ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh ảnh trong SGK .

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động cơ bản (10’)

- 1 HS đọc nội dung câu chuyện Qua đường cùng nhau.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

- Trên đường đi học về,Thảo và Minh đã nhìn thấy ai?

-Vì sao bạn gái đeo kính râm,tay cầm gậy dò đường , chần chừ không băng qua đường?

-Thảo và Minh đã làm gì để giúp đỡ bạn gái bị khiếm thị ?

-Em có nhận xét gì về hành động của Thảo và Minh ?

- Bạn nào đã từng giúp đỡ người khuyết tật khi tham gia giao thông ?

- Gv chốt ý : Giúp đỡ người khuyết

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Một số nhóm trình bày trước lớp.

- Nhóm khác nhận xét.

Giúp người khuyết tật đi đường

(25)

tật đi đường là thể hiện tình yêu thương chân thành .

2. Hoạt động thực hành :Bày tỏ ý kiến (13’)

- HS quan sát một số hình ảnh giáo viên đưa ra và bày tỏ ý kiến bằng cách đưa thẻ có mặt cười đối với hình ảnh các bạn có hành động đúng và thẻ có mặt khóc đối với hình ảnh các bạn có hành động sai .

- GV yêu cầu 1HS lên bảng gắn thẻ mình chọn bên cạnh hình ảnh giáo viên đưa ra và trình bày ý kiến của mình trước việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.

- GV chốt ý : Khi tham gia giao thông chúng ta cần giúp đỡ người già ,trẻ nhỏ,người khuyết tật là thể hiện nếp sống văn minh

3.Hoạt động ứng dụng (10’)

a. Khi giúp đỡ người khác , em cần có thái độ và lời nói thế nào để người cần giúp đỡ vui vẻ nhận sự giúp đỡ của em?

b. Em hãy viết tiếp câu chuyện sau:

Buổi trưa trời nắng gay gắt.Một phụ nữ mang thai đang cố sức đẩy chiếc xe đạp có chở một thùng đồ nặng lên cầu.

Mồ hôi trên lưng áo chị ướt đẫm , chị dừng lại lấy tay áo lau mồ hôi trên trán .Vừa lúc đó Tuyền và Phượng cũng vừa đạp xe tới……

GV chốt ý: Khi tham gia giao thông,thấy người gặp khó khăn ,em cần làm gì ?

- Khi giúp đỡ người khác em cần có lời nói và thái độ như thế nào ?

4. Củng cố (2’) -1 HS đọc ghi nhớ -GV nhận xét tiết học

Là em đã biết yêu thương chân tình.

- HS quan sát tranh và bày tỏ ý kiến của mình

- Cả lớp theo dõi ,lắng nghe và nhận xét

- HS nêu

- HS thảo luận nhóm đôi viết tiếp câu chuyện.

- 2 Nhóm đóng vai .

- Các nhóm khác nhận xét cách xử lý tình huống của nhóm bạn , chú ý đến lời nói, thái độ của các bạn .

-HS trả lời

Em người lịch sự, văn minh Gặp ai gian khó tận tình giúp ngay.

__________________________________________________ Thực hành kiến thức Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

(26)

1.Kiến thức: Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu trong thực hành tính, tính nhanh.

2.Kĩ năng: Đặt tính, thực hiện tính, giải toán.

3.Thái độ: GD hs yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.KTBC (5’) Tính: a) 7 x (4 + 6)

b) 7 x (20 + 80)

- Muốn nhân 1 số với 1 tổng (hiệu) ta làm ntn?

- Gv nhận xét 2.Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện tập

Bài 1: (10’) Tính bằng 2 cách:

- Nêu cách làm bài ? a) 7 x (8 – 3) = 7 x 5 = 35

7 x (8 – 3) = 7 x 8 – 7 x 3 = 56 – 21 = 35 b)5 x 6 – 5 x 4 = 30 – 20 = 10

5 x 6 – 5 x 4 = 5 x (6 – 4) = 5 x 2 = 10

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 2: (10’) Tính bằng cách thuận tiện

a) 37 x 25 + 37 x 75 b) 42 x 33 – 42 x 23

c) 125 x 18 + 125 x 81 + 125 - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu cách đặt tính, thực hiện tính.

Bài 3( 10’) Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng kém chiều dài 6m. Tính chu vi và diện tích của khu đất đó ?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS tự làm

- 2 Hs lên bảng. Hs dưới lớp làm nháp.

- Hs nhận xét - Hs trả lời

- Lắng nghe - HS đọc yêu cầu.

- HS áp dụng tính chất nhân một số với một tổng( một hiệu) để tính.

- 2 HS làm bài bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài

- HS đọc yêu cầu.

- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bài toán

- HS tóm tắt bài toán

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.

Bài giải Chiều rộng là:

15 – 6 = 9( m)

(27)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng

3. Củng cố - dặn dò (4’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

Chu vi của khu đất là:

(15+ 9) x 2 = 48 (m) Diện tích của khu đất là:

15 x 9 = 135 ( m2)

Đáp số:Chu vi: 48 m;

Diện tích: 135 m2

________________________________________________________________

Ngày soạn: 1.12.2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2020 Phòng học trải nghiệm

PHÂN LOẠI VÀ TÁI CHẾ RÁC THẢI (tiết 2)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Biết cách lắp ghép mô hình xe tải - Biết cách lập trình mô hình xe tải 2. Kĩ năng

- Thao tác nhanh nhẹn,

- Rèn kĩ năng lắng nghe,nhận xét, bổ sung nội dung, thuyết trình sản phẩm 3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng wedo 2.0.

- Bảng thông minh - Máy tính bảng - Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

1. Một trong những thủ phạm gây ô nhiểm môi trường là gì?

2. Rác được bỏ vào đâu ?

3.Theo em, làm thế nào để không còn tình trạng vứt rác bừa bãi ra ngoài môi trường?

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Lắp ghép mô hình xe tải ( 30’ )

-HS trả lời, nhận xét, bổ sung

(28)

- Chúng ta cùng hướng lên màn hình quan sát mô hình chiếc xe chở rác sau khi hoàn thành.

- Chúng ta cùng đi vào thực hành: Gv chiếu qua 48 bước giới thiệu:

+ Từ bước 1 tới bước 33 lắp ghép đầu và thân xe

+ Từ bước 34 tới 44 thùng xe + Từ bước 45 tới 48 các loại rác

- Mời các nhóm lấy đồ dùng thực hành lắp ghép mô hình xe tải. GV yêu cầu tổ trưởng các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

- Lưu ý các nhóm xong có tín hiệu báo - Hs thực hiện các bước.

- Nhận xét sản phẩm đối chiếu nhóm đã lắp ghép đúng chưa

- Để mô hình có thể hoạt động được các con sẽ làm gì ?

- Thế nào là lập trình?

- Gv giúp học sinh tìm hiểu các khối lập trình và lập trình sẵn các lệnh cơ bản.

- Mời học sinh nhắc lại

- Các nhóm hãy lập trình để chiếc xe đổ được rác trong thời gian 3 phút. Sau thời gian trên giáo viên mời nhóm hoàn thành nhanh nhất lên thuyết trình và lập trình.

- Gv mời hs lên trình bày và thuyết trình

- Gv tuyên dương nhóm thuyết trình ấn tượng nhất

* Sáng tạo

- Gv đưa ra một tình huống như sau : muốn

- HS quan sát

- Các nhóm lấy đồ dùng thực hành lắp ghép

- Con sẽ lập trình

- Là thiết kế và xây dựng tạo ra các chương trình mới.

- Hs nhắc lại

- Hs làm và thảo luận nhóm mình và phân công bạn lên trình bày - Lập trình: Bắt đầu chương trình.

Động cơ quay ngược chiều kim đồng hồ trong vòng 1 giây. Chương trình đợi trong khoảng 3 giây, máy tính bảng phát file âm thanh số 14, động cơ quay với tốc độ 4. Động cơ quay cùng chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 giây.

(29)

cho xe tải chở rác đi và đổ ben em sẽ làm như thế nào ? chúng ta sẽ cùng thảo luận và làm trong thời gian 5 phút sau đó cô sẽ mời nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày 3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Qua tiết học hôm nay giúp em biết được những gì ?

( với trường chúng ta – nên bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, dọn dẹp lớp học và trường thường xuyên)

- Tuyên dương khen thưởng nhóm học sinh có hoạt động tốt.

- biết cách bảo vệ môi trường như bỏ giấy rác vào nơi quy định, trồng cây, phân loại rác, dọn dẹp môi trường xung quang.

_________________________________________________

Kĩ thuật THÊU MÓC XÍCH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết cách thêu móc xích 2. Kĩ năng:

- Thêu được các mũi thêu móc xích.

- Với học sinh khéo tay:

+ Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau.

+ Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm 3. Thái độ:

- Yêu thích nữ công.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên:

- Tranh quy trình thêu móc xích.

-Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len(hoặc sợi ) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.

Học sinh:

- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 30cm.

+ Len, chỉ thêu khác màu vải.

+ Kim khâu len và kim thêu.

+ Phấn vạch, thước, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. HS

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ..

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. HS

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. II.ĐỒ