• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài Tiết 122-123,128-130

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ Thời gian thực hiện: (5 tiết)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và phản hồi tích cực.

* Năng lực đặc thù:

- Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Biết cách tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

3. Phẩm chất

- Có ý thức khi trình bày bài văn của bản thân.

- Viết được đoạn văn, tự tin khi trình bày một bài viết của bản thân 4. Các nội dung tích hợp

- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị trách nhiệm, trung thực, hợp tác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học, bài giảng điện tử.

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu...

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK vào vở soạn...

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.

b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS . d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

? Kể tên các dạng văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 9 – Học kì II?

(2)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời:

Dự kiến:

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Nghị luận về một tác phẩm truyện ( Hoặc đoạn trích) Bước 4: Kết luận, nhận định

- HS nhận xét, bổ sung

- GV chốt, dẫn dắt vào bài: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có điểm gì khác so với nghị luận về 1 đoạn thơ bài thơ. Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

A. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

a. Mục tiêu: HS hiểu đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

b. Nội dung: HS nghiên cứu sgk, hoạt động cá nhân, nhóm (chia sẻ cặp đôi) để thực hiện nhiệm vụ Gv giao. HS ghi kết quả lên phiếu học tập..

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trong phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Gv gọi 1 hs đọc lại văn bản Khát vọng hòa nhập,

dâng hiến cho đời.

* Nhiệm vụ 1: Hs làm việc cá nhân Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu hs suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau a. Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?

b. Văn bản nêu lên những luận điểm nào về hình ảnh mùa xuân.

Thời gian suy nghĩ: 3p

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS Bước 3: Báo cáo kết quả Hs trả lời:

Dự kiến sản phẩm:

a. Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

b. Có 3 luận điểm.

* Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong thơ của

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

1. Phân tích ngữ liệu:

- Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

- Có 3 luận điểm:

+Luận điểm 1: Hình ảnh

(3)

Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu.

* Luận điểm 2:

Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ.

* Luận điểm 3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà mình dâng hiến được kết nối tự nhiên với hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên.

Bước 4: Kết luận, nhận định - Hs nhận xét, bổ sung .

- GV đánh giá, chốt các yêu cầu cần đạt.

*Nhiệm vụ 2: Hs thảo luận nhóm cặp đôi chia sẻ Bước 1: Giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm cặp đôi chia sẻ thực hiện nhiệm vụ được giao:

- Tổ 1: luận điểm 1 - Tổ 2, 3: luận điểm 2 - Tổ 4: luận điểm 3

Trả lời các câu hỏi (phiếu học tập) sau:

a. Xác định luận cứ trong các luận điểm?

b. Em có nhận xét gì về các luận cứ mà tác giả đưa ra?

c. Vậy Các luận cứ ấy có làm nổi bật được luận điểm không?

d. Văn bản có bố cục thành mấy phần. Em có nhận xét gì về bố cục này?

e. Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của bài văn?

Thời gian thảo luận : 5p

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ

- Hs suy nghĩ, thảo luận cặp đôi chia sẻ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả Hs trả lời:

Dự kiến sản phẩm:

. a.

* Nhóm 1: luận điểm 1. Luận cứ:

- Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên.

- Hình ảnh mùa xuân của đất nước trong lao động và chiến đấu.

- Nguyện ước làm một mùa xuân nho nhỏ.

* Nhóm 2: luận điểm 2: Luận cứ:

- Hình ảnh: dòng sông xanh, hoa tím biếc, lộc...

mùa xuân trong thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu.

+ Luận điểm 2:

Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ.

+ Luận điểm 3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà mình dâng hiến được kết nối tự nhiên với hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên

-P.tích, bình giảng, nhận xét, đánh giá những h/ảnh, chi tiết đặc sắc ( NT – ND của bài thơ).

(4)

- Âm thanh: tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang trời.

- Ngôn từ: tha thiết, trìu mến của nhà thơ trong lời kêu, giọng hỏi

- Tư thế: tôi đưa tay tôi hứng...

* Nhóm 3: luận điểm 3: Luận cứ:

- Câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc.

- Cảm xúc, giọng điệu trữ tình

- Sự láy lại các hình ảnh của mùa xuân.

- 2 HS phản biện.

- GV đánh giá quá trình HĐ nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.

b: Luận cứ là những câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc, là giọng điệu và kết cấu bài thơ.

c. Các luận cứ là các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu kết cấu bài thơ. Các luận cứ trong từng đoạn đã làm sáng tỏ các luận điểm.

d. - Mở bài (đoạn 1): giới thiệu bài thơ, bước đầu đánh giá, khái quát cảm xúc.

- Thân bài (5đoạn tiếp theo). Triển khai các luận điểm bằng cách trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật bài thơ.

- Kết bài (còn lại): Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ.

- Bố cục đủ 3 phần, giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý nghĩa và diễn đạt.

e. - Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.

Bước 4: Kết luận, nhận định -Hs nhận xét, bổ sung chéo.

- GV đánh giá, chốt các yêu cầu cần đạt.

GV chốt: Văn bản trên thuộc văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ, vậy theo em hiểu thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?

-Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.

Đối tượng nghị luận của kiểu bài này là gì? Yêu

-Bố cục: 3 phần mạch lạc rõ ràng.

-Lời văn gợi cảm, thể hiện sự rung động chân tành của người viết

->Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ .

(5)

cầu của bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ?

-Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu.

Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét đáng giá cụ thể, xác đáng.

-Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

-> 2 hs đọc ghi nhớ sgk/78

2. Ghi nhớ 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết, vận dụng hiểu biết về bài Nl về 1 đoạn thơ, bài thơ để làm bài tập.

b. Nội dung: HS nghiên cứu sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, trao đổi cặp đôi, nhóm để thực hiện các nhiệm vụ GV giao.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs, vở ghi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV yêu cầu hs thảo luận nhóm cặp đôi, trả lời câu hỏi bài tập :

?Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài MXNN ở bài văn trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm nữa về bài thơ đặc sắc này?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Hs thảo luận cặp đôi chia sẻ, tìm thêm các luận điểm

- Gv theo dõi, giúp đỡ hs

GV Gợi ý: Muốn làm được bài này các em cần nắm vững yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và đọc kĩ lại bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Ví dụ có các luận điểm về kết cấu, về giọng điệu trữ tình hay về ước mong hoà nhập, cống hiến của nhà thơ.

Bước 3: Báo cáo kết quả:

- Đại diện trình bày Dự kiến sản phẩm:

- Các luận điểm khác như:

+ Bài thơ có 1 nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca.

+ Hình ảnh trong bài thơ vừa đẹp, vừa giản dị, vừa gợi cảm.

II. Luyện tập

(6)

+ Bài thơ có nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

+ Một bức tranh xuân thật đơn sơ, giản dị mà đầy sức sống

+ Nhà thơ đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút và sự thanưg hoa của tâm hồn…

Bước 4: Đánh giá, nhận xét:

- HS nhận xét chéo - GV nhận xét, bổ sung

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

b.Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn nghị luận về 1 đoạn thơ.

c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Viết một đoạn văn (khoảng 12- 15 câu) phân tích khổ thơ 4,5 trong thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs làm việc các nhân, suy nghĩ viết đoạn văn.

- 2hs lên bảng viết bài.

GV gợi ý :

? Xác định nội dung của đoạn thơ?

? Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu gì về hình thức và nội dung?

+ Nội dung: Câu mở đoạn giới thiệu khái quát về đoạn thơ (Nêu luận điểm). Các câu tiếp theo phân tích nội dung, NT của đoạn thơ làm sáng tỏ luận điểm. Câu kết khái quát lại vấn đề.

+ Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:

- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành, đó là ước nguyện được hòa nhập, được là một con chim hót, một nhành hoa tỏa ngát hương, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ...

bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác.

- Niềm khát khao ấy càng có ý nghĩa và xúc động khi là ước nguyện của một người đang nằm trên giường bệnh.

Bước 3: Hs báo cáo kết quả - Gọi 1,2 hs đọc đoạn văn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Hs nhận xét đánh giá bài viết của bạn.

- GV chiếu phiếu đánh giá kĩ năng viết đoạn văn cho hs đánh giá, nhận xét theo mỗi tiêu chí, tổng hợp điểm:

BẢNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VIẾT ĐOẠN VĂN

Tiêu chí Có Không có

(7)

1. Đảm bảo hình thức của đoạn văn.

(2,0 điểm)

2. Luận điểm rõ ràng, luận cứ tiêu biểu, xác thực (5,0 điểm)

3. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, sáng tạo; lời văn gợi cảm, giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.(2,0 điểm) 4. Đảm bảo các quy tắc chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. (1,0 điểm) GV nhận xét, cho điểm

GV chiếu đoạn văn tham khảo.

Đoạn văn tham khảo:

Khổ thứ tư và thứ năm của bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ (Thanh Hải) thể hiện tâm niệm và khát vọng của nhà thơ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân rộng lớn của thiên nhiên, của đất nước. Điệp ngữ "Ta làm" nhấn mạnh ước nguyện của nhà thơ thật khiêm nhường và chân thành, tha thiết. Thanh Hải chỉ xin làm con chim nhỏ dâng tiếng hót cho đời, một cành hoa để tô thêm sắc thắm của mùa xuân đất nước. Trong bản hòa ca rộn ràng tưng bừng muôn nốt nhạc tươi vui, nhà thơ xin được làm một nốt trầm nhưng đủ xao xuyến lòng người.

Ở đây có sự chuyển đổi đại từ "tôi - ta". "tôi" chỉ riêng cá nhân nhà thơ, "ta" vừa diễn tả cái riêng của nhà thơ vừa nói đến mọi người. Từ ước nguyện của bản thân, Thanh Hải muốn gửi đến mọi người một thông điệp: sống phải có ích, sống phải cống hiến dù ít và sống phải hòa nhập.Khát vọng cống hiến còn được thể hiện ở khổ thơ tiếp theo như một triết lí: “Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời- Dù là tuổi hai mươi - Dù là khi tóc bạc.". Hình ảnh ẩn dụ "Mùa xuân nho nhỏ", "tuổi hai mươi, khi tóc bạc"; điệp ngữ "Dù là" như nhấn mạnh điều tác giả muốn nói với mỗi người hãy là một mùa xuân, một mùa xuân đẹp dâng tặng cho đất nước. Con người phải luôn cố gắng hoàn thiện mình và làm đẹp cho mọi người bằng sức lực của chính mình. Chỉ cần một mùa xuân thôi xin hãy là mùa xuân đẹp nhất. Thanh Hải như muốn nói lên ước nguyện cống hiến trọn vẹn, trọn đời. Từ khi mái đầu xanh cho đến khi tóc bạc. Mỗi người hãy mang đến cho cuộc đời những nét riêng tinh túy nhất dù nhỏ bé trong mùa xuân đất nước. Niềm khát khao ấy càng có ý nghĩa và xúc động khi là ước nguyện của một người đang nằm trên giường bệnh.

TIẾT 128,129-130

(8)

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ (TIẾP)

B. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

HĐ của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

b. Nội dung: HS tìm hiểu ngữ liệu ở nhà và trình bày nội dung c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG NHÓM (5 PHÚT) B1. Chuyển giao nhiệm vụ

a. Nhắc lại cấu tạo một đề bài nói chung?

b. Trong 8 đề bài trên, đề nào có cấu tạo đủ 2 phần?

c. Những đề còn lại có đặc điểm gì?

d. Từ sự phân tích em hãy so sánh sự giống và khác nhau của các đề bài trên?

B2: Thực hiện nhiệm vụ - Hđ cá nhân + nhóm - GV quan sát, hỗ trợ HS B3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày - Một nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến:

a. Đề bài gồm hai phần:

+ Phần mệnh lệnh + Phần nội dung.

b. Các đề: 1, 2, 3, 5, 6, 8.

c. Đề: 4, 7 đề không có lệnh.

GV: Về thực chất 2 dạng đề bài này có chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “hình tượng...”, “ những đặc sắc...”.

d. Giống nhau: đều thuộc thể loại văn nghị luận.

Khác nhau:

+ Đề có mệnh lệnh đề không có mệnh lệnh.

+ Đề yêu cầu phân tích, đề yêu cầu cảm thụ, đề yêu cầu suy nghĩ.

- Đề yêu cầu phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.

I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

1. Phân tích ngữ liệu

- Các dạng đề phong phú, đa dạng

- Đề có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh.

(9)

Đề yêu cầu cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.

Đề yêu cầu phân tích: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh đến nhận định đánh giá của người viết.

B3: Kết luận, nhận định - GV nhận xét chốt kiến thức

? Qua phân tích em có nhận xét gì về các dạng đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?

* Cấu tạo đa dạng:

- Có dạng đề đầy đủ: mệnh lệnh của đề + NDNL + đối tượng NL + định hướng p.vi NL.

- Có dạng không có lệnh đề: -> có đối tượng NL+

NDNL + p.vi, y/c của đề.

- Có dạng không có lệnh đề - có đối tượng NL không có định hướng p.vi NL...

? Làm cách nào để nhận diện được dạng đề NL về đoạn thơ, bài thơ?

HS: Căn cứ vào những từ ngữ trong đề( đoạn thơ, bài thơ, khổ thơ; cảm nhận, p.tích, suy nghĩ...)

- Có những đề đã định hướng tương đối rõ ràng như đề: 1, 2, 3, 5, 6, 8. Nhưng có những đề đòi hỏi người viết phải tự xác định để tập trung vào hướng nào như đề 4,7

- Các từ trong đề như: p.tích, cảm nhận, suy nghĩ, hay không có lệnh đề cũng biểu thị những y/c khác nhau đối với bài làm:

- P.tích: chỉ định về phương pháp.

- Cảm nhận: Lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết.

- Suy nghĩ: nhấn mạnh đến nhận định, p.tích của ng- ười làm bài.

- Không có lệnh đề : người viết bày tỏ ý kiến của mình về VĐ được nêu ra trong đề bài.

=> Dù vậy, đó cũng chỉ là sự khác biệt về sắc thái chứ không phải sự khác biệt về kiểu bài => chúng đều chung dạng đề NL về 1 đoạn thơ, bài thơ.

- GV: Dù sao để làm tốt bài nghị luận này ta cần có các cảm nhận, suy nghĩ của riêng mình và diễn giải, chứng minh các cảm nhận. Dựa vào các văn bản để có cảm thụ đúng và sâu sắc tác phẩm.

Hoạt động 2: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

a. Mục tiêu:

(10)

- Xác định yêu cầu của đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài cho bài viết.

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

* Nhiệm vụ 1: Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Gọi học sinh đọc đề bài?

? Trình bày các bước làm 1 bài TLV nói chung?

- HS: 4 bước.

GV: Chúng ta đi tìm hiểu bước thứ nhất: Tìm hiểu đề và tìm ý

TRÌNH BÀY THEO DỰ ÁN

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Trình bày dự án.

a. Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì? Em cần sử dụng phương pháp nào để nghị luận? Để nghị luận được vấn đề đó em cần sử dụng tư liệu chủ yếu nào?

b. Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào, ở địa điểm nào, trong tâm trạng ntn?

c. Trong xa cách nhà thơ nhớ về qh ntn? Hình ảnh làng quê hiện lên trong nỗi nhớ của Tế Hanh có những đặc điểm và vẻ đẹp gì?

d. Ngôn từ, giọng điệu của bài thơ có gì đặc sắc?

e. Khái quát thành những luận điểm nào về tình yêu quê hương trong bài thơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ - Hđ cá nhân+nhóm - GV quan sát, hỗ trợ HS B3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến:

a. VĐNL: Biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương”

- PP phân tích

- Tư liệu: bài th “ Quê hương” – Tế Hanh

b. Sáng tác trước cách mạng tháng 8, khi tác giả đi học xa quê hương.

c. Nhà thơ luôn nhớ về hình ảnh, màu sắc, mùi vị qh d. Cách miêt tả chọn lọc, hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc,

II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.

* Tìm hiểu đề, tìm ý.

(11)

nhịp điệu, tiết tấu...

e.

- Tình yêu quê hương trong hồi ức.

- Tình yêu qh trong nỗi nhớ trực tiếp.

? Bố cục của bài TLV gồm mấy phần?

? Phần mở bài phải đảm bảo yêu cầu gì?

Giới thiệu vấn đề nghị luận “tình yêu quê hương” thể hiện trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.

? Phân tích phần nội dung, em triển khai thành những luận điểm nào?

- Luận điểm 1: Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang.

- Luận điểm 2: Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên.

- Luận điểm 3: Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại vẻ đẹp sức mạnh mùi nồng mặn của quê hương.

? Để làm nổi bật nội dung trên tác giả thành công về những nghệ thuật gì?

Cấu trúc ngôn từ, hình ảnh, nhịp...

? Phần kết bài ta nên làm như thế nào?

Khẳng định lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

? Qua phân tích cách làm đề bài trên, em thấy một bài nghị luận về tác phẩm thơ có bố cục mấy phần?

Yêu cầu từng phần?

? Gv yêu cầu hs viết đoạn MB, KB. Trình bày trước lớp?

Hs khác nhận xét, bổ sung Phần TB về nhà hoàn thiện.

B4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chốt kiến thức

* Nhiệm vụ 2: Cách tổ chức triển khai luận điểm HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI ( 5 PHÚT) B1. Chuyển giao nhiệm vụ

a. Xác định bố cục của văn bản này?

b. phần thân bài người viết thể hiện những đánh giá, nhận xét của mình về bài thơ bằng những luận điểm nào? mỗi luận điểm triển khai như thế nào?

c. Tác giả triển khai các phần như thế nào? Được liên kết với MB và KB ra sao?

* Lập dàn ý.

a. Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ

b. Thân bài.

- Nội dung:

- Nghệ thuật:

c. Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa

* Viết bài

* Đọc lại bài viết và sửa chữa

2. Cách tổ chức triển khai luận điểm.

* Ghi nhớ: sgk

(12)

d. So sánh với dàn ý đề bài trên và cách triển khai luận điểm của bài văn này em có nhận xét gì?

nhận xét đánh giá ấy phải đảm bảo yêu cầu gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ - Hđ cá nhân+nhóm - GV quan sát, hỗ trợ HS B3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến TL

a. Mở bài: Đoạn 1: Giới thiệu chung về nhà thơ TH với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ “Quê hương”.

Thân bài: Tiếp đến thành thực của Tế Hanh, nhận xét những thành công của bài thơ.

Kết bài: phần còn lại: khẳng định những đóng góp có giá trị.

b. Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết trong sáng đầy thơ mộng:

+ Hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức sống khi ra khơi.

+ Cảnh lao động tấp nập và cuộc sống no đủ, bình yên.

+ Vẻ đẹp dung dị của người dân chài giữa một không gian biển trời thơ mộng.

+ Hình ảnh âm thanh, màu sắc....

Một tâm hồn nhớ nhung chẳng thể nhạt nhoà.

+ Nỗi nhớ quê ở đoạn kết đã đọng lại thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.

+ Câu thơ cuối làm rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.

c. Phần thân bài liên kết với mở bài bằng các luận điểm, luận cứ có tác dụng cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở mở bài.

- Phần kết bài liên kết với phần thân bài bằng những kết luận mang tính quy nạp về giá trị bt.

d. Nhận xét, đánh giá, cảm thụ của mỗi người viết có cách riêng.

Phải xoay quanh phân tích, bình giá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

? Văn bản có sức thuyết phục, hấp dẫn không ? Vì sao ?

Văn bản có sức thuyết phục, hấp dẫn

(13)

+ Bố cục mạch lạc, rõ ràng

+ Tập trung trình bày những nhận xét đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

+ Người viết trình bày cảm nghĩ bằng cả sự rung cảm tha thiết đối với qh.

? Từ bài văn em rút ra bài học gì về cách làm văn nghị luận văn học ? ( Bố cục, cảm xúc, nhận xét...) Bài tập nhanh: Hãy khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.

Đâu là điều cần thiết khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

A. Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ.

B. Nêu khái quát giá trị bài thơ, đoạn thơ C. Kết luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ.

D. Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ, nêu khái quát giá trị bài thơ, đoạn thơ.

Một bạn học sinh khi lập dàn ý phân tích bài thơ

"Mùa xuân nho nhỏ" đã triển khai các luận điểm phần thân bài như sau:

A. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước, dân tộc.

B. Khát vọng hoà nhập, dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ.

C. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.

Hãy sắp xếp lại các luận điểm trên theo trật tự hợp lí của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

Hoạt động của GV và HS Nội dung

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu lên máy bài tập 1, cho cả lớp quan sát. Sau đó, gọi 1HS đọc bài tập.

Bài 1:

Một bạn học sinh khi lập dàn ý phân tích bài thơ

"Mùa xuân nho nhỏ" đã triển khai các luận điểm phần thân bài như sau:

A. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước, dân tộc.

B. Khát vọng hoà nhập, dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ”

III. Luyện tập:

Bài 1:

(14)

của nhà thơ.

C. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.

1. Hãy sắp xếp lại các luận điểm trên theo trật tự hợp lí của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

2.Tại sao, em lại sắp xếp trình tự luận điểm như trên?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: Hđ cá nhân B3: Báo cáo kết quả: HS trình bày Dự kiến sp:

- Các luận điểm trên theo trật tự hợp lí của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ":C-A-B

- Sắp xếp trình tự luận điểm như trên vì: căn cứ vào nội dung cảm xúc của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ".

- GV chốt đáp án đúng trên máy chiếu, và yêu cầu HS đọc lại trình tự các luận điểm.

B4: Đánh giá kết quả:

- HS: Đọc trả lời => HS khác nhận xét

- GV: Lắng nghe HS trả lời và phần nhận xét => GV nhận xét, đánh giá.

Qua bài tập trên, ta thấy việc triển khai các luận điểm trong bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải gắn cảm xúc, suy nghĩ của bản thân với nội dung cảm xúc của tác phẩm. Có như vậy, lập luận trong bài văn mới chặt chẽ.

a. Mục tiêu:

- Củng cố những kiến thức đã học để viết thành bài NL về một đoạn thơ, bài thơ.

b. Nội dung: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.

c. Sản phẩm: Bài viết của HS d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1.Em hãy cho biết yêu cầu của bài tập?

2.Trong khi tìm hiểu đề bài trên, em cần thực hiện những thao tác nào?

3.Em hiểu thế nào về lệnh đề “ phân tích ”?

4. Em làm gì để tìm ý cho bài văn?

5.Em hãy trả lời ngắn gọn những câu hỏi đó?

6.Dựa vào dàn ý chung của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (đã học) và các ý vừa tìm, em hãy lập dàn ý chi tiết theo các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài

Bài 2: Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ

“Sang thu”

Dàn ý:

a- Mở bài:

- Giới thiệu TG –TP;

vị trí đoạn thơ trong TP.

- Đánh giá khái quát đoạn thơ: Cảm nhận tinh tế của bài thơ...

(15)

cho đề văn trên?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: Hđ cá nhân + nhóm (Câu 6) B3: Báo cáo kết quả: HS trình bày

+ đại diện nhóm trình bày Dự kiến sp:

- Y/C của BT2 : Phân tích khổ thơ...

- Cần thực hiện các thao tác để làm BT2:

- Đọc kĩ đề bài để xác định:

+ Vấn đề nghị luận: Khổ 1 bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.

+ Yêu cầu nghị luận: Phân tích

- Lệnh đề “ phân tích ”: là chỉ định về phương pháp tiếp cận bài thơ: chia tách bài thơ thành những khía cạnh, những phương diện riêng (phân), tìm ra mối quan hệ giữa các khía cạnh, phương diện ấy (tích) để nhận xét, đánh giá toàn diện chính xác.

- Các thao tác để tìm ý cho đề văn trên: Đặt câu hỏi để tìm những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ. ( theo những câu hỏi gợi ý trong SGK trang 84) - HS trả lời ngắn gọn các câu hỏi gợi ý trong SGK:

+ Cảm nhận tinh tế khi chợt nhận ra những tín hiệu chuyển mùa từ Hạ sang Thu.

+ Cảm xúc ngỡ ngàng của tác giả trước sự thay đổi bất ngờ của thiên nhiên.

+Hình ảnh thơ ấn tượng, ngôn từ trong sáng, gợi cảm

? Lập dàn ý chi tiết theo các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài cho đề văn trên?

- HS làm việc theo nhóm nhỏ (1bàn/nhóm)- Thời gian 5 phút

- Đại diện một số nhóm trình bày và nhận xét chéo lẫn nhau. GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa.

B4: Đánh giá kết quả:

- HS: nhận xét, bổ sung, sửa chữa.

- GV: Lắng nghe HS trả lời và phần nhận xét => GV nhận xét, đánhgiá.

a. Mục tiêu:

- Củng cố những kiến thức đã học để nhận biết được cách sắp xếp các ý trong một bài dàn bài cụ thể.

b. Nội dung: dàn ý khổ thơ đầu bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.

c. Sản phẩm: Bài viết của HS

b- Thân bài:

* Cảnh đất trời sang thu:

- Tín hiệu chuyển mùa ( P.tích hình ảnh:

hương ổi, gió se, sương chùng chình)

* Cảm xúc của tác giả:

- P.tích: bỗng, hình như--> mơ hồ, bất ngờ...=> tâm hồn biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật-->cảnh sang thu của cảnh vật, thấp thoáng hồn người sang thu.

c- Kết bài:

- Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ.

(16)

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

HS quan sát dàn bài của một bạn HS đã làm như sau (chiếu):

1. Mở bài : tổng hợp lại giá trị, ý nghĩa của khổ 1.

1.1. Nội dung: Đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.

1.2. Nghệ thuật: Cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.

2. Thân bài: suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ 1.

2.1. Cảm xúc của nhà thơ:

2.1a. Nội dung: Tín hiệu thu sang nhẹ nhàng, mơ hồ.

2.1b. Nghệ thuật:

- Hình ảnh: "hương ổi", gió, sương".

- Từ ngữ gợi tả, biểu cảm: "phả, se, chùng chình"; nhân hóa “Sương chùng chình".

2.2. Cảnh sang thu của đất trời:

2.2a. Nghệ thuật: từ ngữ gợi tả, biểu cảm "bỗng, hình như".

2.2b. Nội dung: Tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng.

3. Kết bài:

3.1. Giới thiệu: Đề tài mùa thu trong thi ca và "Sang thu"

của Hữu Thỉnh, vị trí đoạn thơ.

3.2. Nêu vấn đề:

- Khổ 1: Đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt qua sự cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.

- Chép khổ thơ.

1.Em có nhận xét gì về dàn bài trên?

2. Em hãy sắp xếp lại trình tự các luận điểm, luận cứ trên theo một trình tự hợp lí?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: Hđ cá nhân B3: Báo cáo kết quả: HS trình bày

*Dự kiến sp:

1.Nhận xét :Sự sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong dàn bài trên còn lộn xộn, không khoa học.

2. Sắp xếp lại trình tự các luận điểm, luận cứ :HS trình bày cách sắp xếp của bản thân.

B4: Đánh giá kết quả:

- HS: trả lời => Các HS khác nhận xét

- GV: Lắng nghe HS trả lời và phần nhận xét => chốt kiến thức đúng trên máy chiếu:

(17)

1. Mở bài:

1.1. Giới thiệu: Đề tài mùa thu trong thi ca và "Sang thu"

của Hữu Thỉnh, vị trí đoạn thơ.

1.2. Nêu vấn đề:

- Khổ 1: Đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt qua sự cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.

- Chép khổ thơ.

2. Thân bài: Suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ 1.

2.1. Cảnh sang thu của đất trời:

2.1a. Nội dung: Tín hiệu thu sang nhẹ nhàng, mơ hồ.

2.1.b. Nghệ thuật:

- Hình ảnh: "hương ổi", gió, sương".

- Từ ngữ gợi tả, biểu cảm: "phả, se, chùng chình"; nhân hóa “Sương chùng chình".

2.2. Cảm xúc của nhà thơ:

2.2a. Nghệ thuật: từ ngữ gợi tả, biểu cảm "bỗng, hình như“.

2.2b. Nội dung: Tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng.

3. Kết bài: tổng hợp lại giá trị, ý nghĩa của khổ 1.

3.1- Nội dung: Đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.

3.2. Nghệ thuật: Cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.

a. Mục tiêu:

- Củng cố những kiến thức đã học để biết cách làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ.

b. Nội dung: Lập dàn ý chi tiết từ đề bài đã cho.

c. Sản phẩm: Bài viết trên bảng.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

*Hoạt động nhóm

* GV hướng dẫn HS thực hành luyện viết dựa vào dàn ý trên.

GV chia lớp thành 3 nhóm (3 tổ) và yêu cầu:

- Nhóm 1 (tổ 1): Viết mở bài, kết bài

- Nhóm 2 (tổ 2): Viết thân bài (Luận điểm 1) - Nhóm 3 (tổ 3): Viết thân bài (Luận điểm 2)

? Em hãy nêu một số cách trình bày đoạn văn thường gặp?

HS: Một số cách trình bày đoạn văn thường gặp:

(18)

- Diễn dịch - Quy nạp

- Tổng- phân- hợp - Song hành - Mắt xích

B2: Thực hiện nhiệm vụ: Hđ nhóm

B3: Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày + HS dưới lớp làm vào phiếu học tập.

* Dự kiến sp:

Mở bài:

Xuân, hạ, thu, đông- bốn mùa trôi qua đã trở thành đề tài quen thuộc cho biết bao tác phẩm văn thơ và cũng là nguồn thi cảm vô tận của nhiều thi nhân. Đặc biệt là mùa thu với những nét buồn man mác, với nắng vàng và hương thơm dịu dàng cùng gió, cùng hoa...Chúng ta đã gặp thu trong "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu, trong

"Thu" của Chế Lan Viên hay "Chiều thu" của Thái Can...

Nhưng Hữu Thỉnh lại đem đến cho bạn đọc một nét riêng biệt của mùa thu, đó là thời khắc giao hòa của cuối hạ với đầu thu. Mà khổ thơ thứ nhất chính là khúc dạo đầu cho bản hòa ca tràn đầy cảm xúc bồi hồi, bâng khuâng của những rung động ngọt ngào, tinh tế ấy:

“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”

Thân bài (luận điểm 1)

"Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se".

Câu thơ chứa tín hiệu đầu tiên báo mùa thu đang tới, mùa thu chớm về là hương ổi nơi vườn quê; cái hương thơm nồng nàn ấy, thân thuộc ấy đang lan tỏa "phả vào trong gió se". Hương ổi là một thi liệu độc đáo thể hiện bút pháp nghệ thuật khác lạ của Hữu Thỉnh. Như thế, mùa thu trong thơ ông không phải là "Ngô đồng nhất diệp lạc/Thiên hạ cộng tri thu" (Một lá ngô đồng rụng xuống/Thiên hạ biết mùa thu đã về) như cổ thi mà tín hiệu đầu thu chính là làn gió se, hương ổi mộc mạc, giản dị nơi quê nhà. Không chỉ vậy, mùa thu về còn mang theo những làn sương mờ ướt lạnh "Sương chùng chình qua ngõ/Hình như thu đã về". Hai chữ "chùng chình" đã nhân hóa sương thu như ngập ngừng, vấn vương, chờ đợi, bâng khuâng. Nhà thơ đã cảm nhận bước đi của thời

(19)

gian trong khoảnh khắc chớm thu bằng cả sự rung động của tâm hồn: bâng khuâng, rạo rực và xốn xang. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện thật tinh tế và đầy chất thơ. Quả thật, chỉ với một vài chi tiết tiêu biểu, thi sĩ đã vẽ ra trước mắt chúng ta một khung cảnh thu sang êm đềm, nhẹ nhàng, mơ hồ mà sâu lắng biết bao!

Kết bài:

Thành công của khổ thơ này bên cạnh việc tả cảnh còn là bởi sự cảm nhận tinh tế về một thứ trừu tượng như thời gian. Và hai mươi chữ cô đọng, súc tích, gợi cảm đã tạo nên bức tranh nhiên nhiên trong thời điểm giao mùa từ hạ sang thu nhẹ nhàng, tuyệt đẹp- đẹp từ chính những bước đi lặng lẽ của nó hay còn đẹp bởi tâm hồn chan chứa tình yêu quê hương, đất nước của thi nhân.

B4: Đánh giá kết quả:

- HS: Viết đoạn văn => Các nhóm khác nhận xét HS ở cùng nhóm, khác nhóm nhận xét chéo về:

- Chính tả

- Dùng từ ngữ, ngữ pháp - Liên kết câu

- Xác định phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp trong một đoạn văn cụ thể.

- GV: Lắng nghe HS trả lời và phần nhận xét => chốt kiến thức và có thể cho điểm HS.

- Có rất nhiều cách mở bài, trình bày đoạn văn phần thân bài, kết bài khác nhau (các em đã tìm hiểu trong các bài học trước) dưới đây là một cách viết phần mở bài, thân bài (luận điểm 1), kết bài thường gặp (theo dàn ý đã lập).

GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục viết thành bài văn hoàn chỉnh theo dàn ý đã lập.

GV gọi 3 HS đọc bài đọc thêm (SGK 84- 85)- tương ứng với bố cục 3 phần của văn bản.

- HS1: Từ đầu đến...ở Ba Đình- Hà Nội.

- HS2: Tiếp theo đến...mãi mãi đứng bên Bác.

- HS3: Đoạn còn lại.

Em hãy cho biết luận điểm chính của bài văn trên?

Bài thơ thể hiện niềm kính yêu, lòng biết ơn sâu sắc của người con Miền Nam cũng như của người dân Việt Nam đối với Bác.

GV: Về nhà các em tiếp tục tìm các luận cứ mà tác giả đưa ra để triển khai cho luận điểm trên. Học tập cách

(20)

hành văn của tác giả Đức Thảo để vận dụng vào bài làm của mình một cách hợp lí.

Qua các bài tập trên các em cần lưu ý: Khi làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ phải thể hiện được cách cảm thụ riêng, nêu được nhận xét, đánh giá của người viết về đoạn thơ, bài thơ và trình bày nó một cách thuyết phục, sắp xếp các luận điểm, luận cứ hợp lí thông qua phân tích, bình giá dựa trên tác phẩm, bám vào các điểm sáng về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học

b. Nội dung: Học sinh viết hoàn chỉnh bài nghị luận theo dàn bài đã xây dựng c. Sản phẩm : Bài viết của học sinh

d. Tổ chức thực hiện Bước 1 :Giao nhiệm vụ

Viết hoàn chỉnh bài nghị luận theo dàn bài đã xây dựng (Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Sang thu”(Hữu Thỉnh)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS viết hoàn chỉnh phần phân tích của khổ đầu bài thơ “Sang thu”(Hữu Thỉnh) vào vở.

Bước 3: HS báo cáo Dự kiến sản phẩm

“Sang thu” là một áng thơ xinh xắn dâng tặng Nàng Thu của một thi nhân - một thi nhân yêu quý mùa thu như bao thi nhân khác - Hữu Thỉnh. Bài thơ có khổ thơ mở đầu thật hay:

“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về".

Những câu thơ mở đầu bài thơ giản dị đến bất ngờ:“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se". “Bỗng” là bỗng nhiên, là bất ngờ, bất chợt. Đặt chữ “bỗng”

ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ để tất cả giác quan của ta được đánh động, phải giật mình mà chú ý đón nhận mọi biến đổi của đất trời. Biến đổi đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà thơ là mùi hương nồng nàn của trái ổi chín thơm lừng. Ổi đã bắt đầu ủ mình để chín tự bao giờ và cũng lặng lẽ toả hương tự bao giờ nhưng vào khoảnh khắc này hương ổi mới đủ nồng nàn đánh thức giác quan của thi nhân. Hương thơm ấy rất mạnh, rất nồng nàn, ngào ngạt có vậy mới “phả vào trong gió se”. Ổi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào hương thơm của nó mới đủ mạnh để tạo ra một sự lan toả như vậy trong không gian. Thứ hương thơm ấy lại lan toả trong làn gió se nhè nhẹ ren rét. “Gió se” là gió heo may, chúng đến với nhân gian vào mỗi dịp đầu thu làm tẽ tê, gai gai những cánh tay trần mềm mại. Trước Cách mạng, Xuân Diệu đã từng mang gió se đến cho người đọc với những thoáng rùng

(21)

mình ớn lạnh: “Những luồng run rẩy rung rinh lá”. Nhưng câu thơ của Hữu Thình lai dắt mùa thu đến bên ta êm ái, dịu dàng biết bao. Viết về những làn sương mùa thu, nhà thợ cũng có cách viết thật duyên dáng: “Sương chùng chình qua ngõ”.

“Chùng chình” là cố ý làm chậm lại. Thủ pháp nhân hoá đã biến sương thành những cô bé, cậu bé nghịch ngợm đung đưa náu mình trong ngõ xóm, chùng chình chẳng muốn tan đi. Làng quê yêu mến dìu bước chản thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”.

Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khác giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

- GV tổ chức cho HS đánh giá, nhận xét - GV nhận xét chung

-> Gv: Khái quát lại nội dung bài học.

* Hướng dẫn về nhà :

? Vẽ sơ đồ tư duy nội dung kiến thức cho bài học:các bước, cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

- Yêu cầu h/s thể hiện được kiến thức cơ bản trên sơ đồ:

+ Các bước làm bài (Tìm hiểu đề- tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài và sửa chữa)

+ Bước xây dựng dàn bài thể hiện được bố cục bài văn và nội dung khái quát của từng phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

- Hoàn thiện các đoạn văn và viết hoàn chỉnh bài văn phần luyện tập

- Viết hoàn chỉnh bài nghị luận theo dàn bài đã xây dựng (Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Sang thu”(Hữu Thỉnh)

- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Mây và Sóng (R. Ta-go).

+ Tìm hiểu về tác giả và một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả (R. Ta-go) + Xác định thể loại? Bố cục của bài thơ?.

+ Đọc kĩ bài thơ, xác định phương thức biểu đạt chính

+ Tìm hiểu nội dung- nghệ thuật- ý nghĩa của bài thơ thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK

+ Tìm đọc, liên hệ thêm với một số bài thơ đã học viết về tình mẫu tử.

+ Nhóm 1 (tổ 1): Tìm những chi tiết nói về lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng.

+ Nhóm 2 (tổ 2): Tìm những chi tiết đã khiến em bé quyết định từ chối những lời mời gọi, rủ rê của Mây và Sóng? Qua đó em hiểu em bé là người như thế nào?

(22)

+ Nhóm 3 (tổ 3): Em hãy thuật lại những trò chơi mà em bé nghĩ ra? Qua đó ta thấy trò chơi của em bé có đặc điểm và ý nghĩa gì?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Em thích cái tủ vì nó giống như một cái hộp bí mật, chứa được rất nhiều đồ đạc, giúp nhà cửa thêm gọn

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

- Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay

biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn; Nêu được một số điểm nổi bật về

Chị lao công làm việc rất vất vả cả những đêm hè oi bức, những đêm đông giá rét. Nhớ ơn chị lao công em hãy giữ cho đường phố