• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày so n: 25/01/2019ạ

Ngày gi ng: ... Ti t 22ế

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG I: CƠ HỌC I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hệ thống lại những kién thức cơ bản của phần cơ học.

2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức để giải các BT 3. Thái độ: Ổn định, tập trung trong tiết ôn.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho hs các năng lực K1, K2, K3, K4, P1, X1, X2, C2, C6.

II. Câu hỏi quan trọng

- Vận tốc cho biết tính chất nào của CĐ? công thức tính?

- Lực ảnh hưởng như thế nào đến vận tốc của vật?

- Lực nào luôn cản lại chuyển động, làm giảm vận tốc của vật? Có những loại nào?

- Áp suất là gì? Công thức tính? Đơn vị đo?

- Chất lỏng tác dụng áp suất như thế nào? Công thức tính áp suất tại 1 điểm trong chất lỏng?

- Mực chất lỏng trong các nhánh của bình thông nhau có đặc điểm gì?

- Lực đẩy Acsimet tác dụng lên 1 vật khi nào? Công thức tính? Phương chiều của lực đẩy Acsimet?

- Điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống, lơ lửng trong chất lỏng (chất khí)?

- Điều kiện để có công cơ học?

công thức tính? Đơn vị?

- Phát biểu định luật về công?

- Để đánh giá khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của máy (người) người ta dùng đại lượng nào? Công thức tính? Đơn vị đo?

- Cơ năng biểu thị điều gì? Độ lớn của cơ năng được xác định như thế nào?

- Cơ năng có những dạng nào? Các dạng cơ năng phụ thuộc những yếu tố nào?

III. Đánh giá

* Bằng chứng đánh giá:

- Trả lời được các câu hỏi của giáo viên

- Sôi nổi, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm và làm thí nghiệm.

(2)

* Hình thức đánh giá

+ Trong bài giảng: Thái độ học tập, vận dụng giải quyết tình huống học tập.

+ Sau bài giảng: Thông qua kiểm tra bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài học mới.

IV. Đồ dùng dạy học - GV: Máy chiếu.

- HS: Làm đáp án các câu hỏi và bài tập do GV yêu cầu ở tiết trước.

V. Các hoạt động dạy và học – Giáo dục

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. (1 phút)

* Hoạt động 2: Kiểm tra viết 15 phút

- Mục tiêu: Kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh ở các tiết học trước, đánh giá học lực của học sinh.

- Phương pháp: Kiểm tra viết dưới hình thức tự luận.

- Phương tiện: Sử dụng câu hỏi sách giáo khoa, sách bài tập.

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, K1, K2, K3, K4.

Đề bài:

Câu 1: (7 điểm) Viết công thức tính công suất, giải thích kí hiệu và ghi rõ đơn vị của từng đại lượng trong công thức.

Áp dụng: Một cần trục nâng một vật nặng 1500N lên độ cao 2m trong thời gian 5 giây. Hãy tính công suất mà cần trục sản ra?

Câu 2: (3 điểm) Nêu ba ví dụ vật có cả động năng và thế năng.

Đáp án và biểu điểm

Câu hỏi Đáp án Điểm

Câu 1:

(7 điểm)

Công thức:

P =A t

1,0

A: Công thực hiện được(J) 0,5

t: Thời gian thực hiện công trên (s) 0,5

P: Công suất (W) 0,5

Áp dụng: Tóm tắt:

Cho: F = 1500N; h = 2m; t = 5 giây hỏi P = ?

1,0 Bài giải

Công suất mà cần trục sản ra là:

3,5

(3)

P = P = A = F.h =1500.2 600 W 

t t 5

Câu 2:

(2 điểm)

Lấy ví dụ về vật đang chuyển động trong không trung.

(Mỗi ví dụ đúng được 1 điểm)

3,0

* Hoạt động 3: Giảng bài mới

* Hoạt động 3.1: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương I. (20’) - Mục đích/ Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương I.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề ,thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.

- Phương tiện, tư liệu: giáo án, SGK, SBT.

- Năng lực: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp K1, K2, K3, X1, X2, C2.

- Hình th c t ch c: cá nhânứ ổ ứ

- Kĩ thu t d y h c: H i và tr l i, giao nhi m vậ ạ ọ ỏ ả ờ ệ ụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Kiến thức cơ bản :

+ Phần I: Lực và chuyển động + Phần II: áp suất; lực đẩyAcsimet.

+ Phần III: Công và cơ năng.

G: Tổ chức cho hs ôn tập qua các câu hỏi:

? Vận tốc cho biết tính chất nào của CĐ? công thức tính?

? Lực ảnh hưởng như thế nào đến vận tốc của vật?

? Khi có 2 lực đồng thời tác dụng lên 1 vật thì vật sẽ chuyển động như thế nào trong trường hợp :

a) Hai lực cân bằng

b) Hai lực không cân bằng

? Lực nào luôn cản lại chuyển động, làm giảm vận tốc của vật? Có những loại nào?

? Lực luôn làm thay đổi vận tốc của vật. Nhưng vật chịu tác dụng của lực không thể thay đổi vận tốc đột ngột được (chỉ thay đổi từ từ). Vì sao?

Phần I: Lực và chuyển động

- Vận tốc (v): Cho biết chuyển động nhanh hay chậm

Công thức: v = S t

- Lực tác dụng lên vật làm biến đổi độ lớn của vận tốc và hướng của chuyển động.

- Khi 2 lực cân bằng tác dụng lên vật

vật không thay đổi vận tốc.

Khi 2 lực không cân bằng tác dụng lên vật

v của vật biến đổi.

- Lực ma sát luôn cản lại CĐ, ngược chiều CĐ của vật.

Gồm có : Fms nghỉ; Fms trượt; Fms lăn.

- Nhờ có quán tính mà vật không thay đổi vận tốc đột ngột được khi có lực tác

(4)

? Áp suất là gì? Công thức tính?

Đơn vị đo?

? Vật rắn tác dụng áp suất theo phương nào?

? Chất lỏng tác dụng áp suất như thế nào? Công thức tính áp suất tại 1 điểm trong chất lỏng? Tại 1 điểm trong chất lỏng áp suất tác dụng theo phương nào mạnh hơn? AS chất lỏng tại những điểm trên cùng 1 mặt phẳng nằm ngang có đặc điểm gì?

? ASKQ có gì giống với áp suất của chất lỏng? Độ lớn của ASKQ bình thường bằng ?

? Mực chất lỏng trong các nhánh của bình thông nhau có đặc điểm gì?

? Lực đẩy Acsimet tác dụng lên 1 vật khi nào? Công thức tính?

Phương chiều của lực đẩy Acsimet?

? Điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống, lơ lửng trong chất lỏng

dụng.

Phần II: Áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển, lực đẩy Acsimet.

- Áp suất: là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép.

Công thức: p = F S

F: áp lực tác dụng lên mặt bị ép (N)

S: Diện tích bị ép (m2) Đơn vị: N/m2 hay Pa

* Áp suất vật rắn

- Tác dụng lên mặt giá đỡ theo phương của trọng lực

* Áp suất chất lỏng

- Tác dụng lên đáy bình, thành bình và trong lòng nó.

- Tại 1 điểm trong chất lỏng:

. p = d.h

. Áp suất như nhau theo mọi hướng.

- Áp suất tại những điểm trên cùng 1 mp nằm ngang là như nhau

* Áp suất khí quyển

- Tác dụng theo mọi phương, có độ lớn như nhau theo mọi hướng.

p = 76 cmHg = 760 mmHg

- Mực chất lỏng trong các nhánh của bình thông nhau luôn ở cùng 1 độ cao.

- Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng (hay chất khí) có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên và có độ lớn bằng :

FA = d.V

- Điều kiện để vật nổi lên : FA > P Vật lơ lửng: FA = P Vật chìm xuống: FA <P

(5)

(chất khí)?

? Điều kiện để có công cơ học?

công thức tính? Đơn vị?

? Phát biểu định luật về công?

(áp dụng cho các máy cơ đơn giản)

? Để đánh giá khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của máy (người) người ta dùng đại lượng nào? Công thức tính? Đơn vị đo?

? Cơ năng biểu thị điều gì? Độ lớn của cơ năng được xác định như thế nào?

? Cơ năng có những dạng nào?

Các dạng cơ năng phụ thuộc những yếu tố nào?

Nếu vật là 1 khối đặc, đồng chất : Vật nổi lên khi dl >dv

Vật lơ lửng khi dl = dv

Vật chìm xuống khi dl < dv

Phần III: Công – Công suất – Cơ năng

- Điều kiện có công cơ học:

+ Có lực tác dụng vào vật + Vật chuyển dời

Công thức: A = F.s Đơn vị : J

- Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

- Công suất: Cho biết khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.

Công thức: P = A

t ; Đơn vị : W (J/s)

- Cơ năng biểu thị khả năng thực hiện công của vật. Độ lớn của cơ năng bằng tổng công mà vật có thể sinh ra.

- Cơ năng gồm: Thế năng và động năng + Thế năng gồm:

Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.

Thế năng hấp dẫn phụ thuộc : . Mốc tính độ cao

. Khối lượng của vật

Thế năng đàn hồi phụ thuộc độ biến dạng đàn hồi của vật.

+ Động năng phụ thuộc : . Vận tốc của vật . Khối lượng của vật.

Hoạt động 3.2: Bài tập vận dụng (20’)

- Mục đích/ Mục tiêu : Vận dụng kiến thức cơ bản để giải các bài tập của chương I.

(6)

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, gợi mở.

- Phương tiện, tư liệu: giáo án, SGK, SBT.

- Năng lực: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp K1, K2, K3, K4, P1, X1, X2, C2, C6.

- Hình th c t ch c: cá nhânứ ổ ứ

- Kĩ thu t d y h c: H i và tr l i, hoàn t t nhi m v .ậ ạ ọ ỏ ả ờ ấ ệ ụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Yêu cầu hs nghiên cứu bài tập 2 (SGK - 65).

? Đọc và tóm tắt đề bài?

? Nêu công thức tính áp suất chất rắn? Đơn vị?

( p = F

S (N/m2))

G: Vì chất rắn chỉ gây ra áp suất theo phương của trọng lực, do đó F

= P (trọng lượng)

? Khi F không đổi thì p và S có quan hệ với nhau như thế nào?

(p ~ 1 S )

G: Yc hs nghiên cứu bài tập 3

? Đọc và tóm tắt đề bài?

GV: Hai vật giống hệt nhau ta hiểu là được làm cùng 1 chất, có kích thước, hình dạng như nhau.

? Dựa vào giả thiết đó có nhận xét gì

II. Bài tập:

1) Bài tập 2/SGK – 65 Tóm tắt:

Cho : m = 15 kg

S = 150 cm2 = 0,015 m2 Tính : a) p1 = ?

b) p2 = ? Giải:

Trọng lượng của người là:

P = 10. m = 10. 45 = 450 (N) Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là : S = 150 cm2 = 0,015 m2

a)Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi đứng cả hai chân là :

p1 = P

2.S=450N

2.0,015m2 = 15000 N/m2

b) Khi co 1 chân. Vì diện tích tiếp xúc giảm 1 nửa nên áp suất do người đó tác dụng lên mặt đất khi đó tăng hai lần so với khi đứng cả hai chân.

Tức là: p2 = 2.p1 = 2. 15000 = 30000 (N/m2)

ĐS: a) 15000 N/m2; b) 30000 N/m2 3)Bài tập 3/SGK – 65

Giải:

Hai vật giống hệt nhau nên:

PM = PN = P và VM = VN = V a) Hai vật nằm cân bằng trong chất lỏng

(7)

về trọng lượng và thể tích của hai vật M và N?

? Có nhận xét gì về trạng thái của 2 vật trong hình?

( Đứng yên (cân bằng))

? Từ đó có nhận xét gì về quan hệ giữa P và FA tác dụng lên mỗi vật?

? Lực đẩy Acsimet tác dụng lên 2 vật được tính như thế nào? So sánh?

GV: Yêu cầu hs nghiên cứu bài tập 5.

? Tóm tắt?

? Tính công người đó thực hiện trong 0,3s ?

do đó: P = PM = FAM

P = PN = FAN

Suy ra: FAM = FAN

b) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên mỗi vật:

FAM = d1.V’M FAN = d2 . V’N

(V’M; V’N là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng d1; d2)

Vì FAM = FAN do đó d1 .V’M = d2. V’N

Mà V’M > V’N nên d1 < d2

Vậy chất lỏng thứ hai có TLR lớn hơn chất lỏng 1.

3) Bài tập 5(sgk – 65) Tóm tắt:

Cho : m = 125 kg

h = 70 cm = 0,7m t = 0,3s

Tính : P = ? (w) Giải:

Quả tạ có trọng lượng là:

P = 10.m = 10. 125 = 1250 (N) Công người lực sỹ thực hiện là:

A = P.h = 1250 N. 0,7m = 875 J Công suất của người lực sỹ đó là:

P = A

t =875J

0,3s≈2916,7w ĐS: 2916,7W

* Hoạt động 3.3: Củng cố và hướng dẫn tự học. (4')

- Mục tiêu/ Mục đích: Củng cố kiến thức trọng tâm của bài học và hướng dẫn HS về nhà

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện: Máy chiếu.

- Năng lực: Rèn cho hs các năng lực tự học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Củng cố:

G: Cho hs tóm tắt lại nội dung bài học. H: Nhắc lại kiến thức co

(8)

* Hướng dẫn tự học:

+ Xem lại các BT và các câu lý thuyết vừa học + Đọc trước bài “Các chất được cấu tạo như thế nào”

Để trả lời câu hỏi: Các chất có cấu tạo từ gì? Giữa các phân tử có khoảng cách không?

bản của bài.

H: Đọc mục “Có thể em chưa biết”.

VI. Tài liệu tham khảo

- SGK Vật lí 8, SGV Vật lí 8, Sách thiết kế Vật lý 8, CKTKN môn Vật lý 8, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lý THCS (giảm tải) VII. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh

- Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh